1.4.1. Sự cân bằng của nền kinh tế
- Kinh tế học hiện đại quan niệm về sự cân bằng kinh tế dựa trên mô hình của Keynes tức là:
+ Sự cân bằng của nền kinh tế không nhất thiết đạt mức sản lượng tiềm năng, trong điều kiện bình thường nền kinh tế vẫn có lạm phát và thất nghiệp.
+ Nhà nước cần xác định tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên và mức lạm phát có thể chấp nhận được.
+ Sự cân bằng của nền kinh tế được xác định tại giao điểm của tổng cung và tổng cầu.
+ Tổng cung (AS) là khối lượng hàng hoá mà các ngành kinh doanh sẽ sản xuất và bán ra trong điều kiện giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất đã được xác định.
+ Tổng cầu (AD) là khối lượng hàng mà người tiêu dùng, các doanh nghiệp và Chính phủ sẽ sử dụng trong điều kiện giá cả, mức thu nhập đã được xác định.
1.4.2. Các yếu tố tác động tới tăng trưởng kinh tế
- Giống như mô hình kinh tế tân cổ điển, thuyết này cho rằng tổng mức cung của nền kinh tế được xác định bởi các yếu tố đầu vào của sản xuất. Đó là: nguồn lao động, vốn sản xuất, tài nguyên thiên nhiên và khoa học công nghệ.
- Sự tác động của các yếu tố đến tăng trưởng. Theo hàm Cobb – Dougls:
Y = T.K.L.R
, , là tỉ lệ cận biến của các yếu tố đầu vào ( + + =l)
- Từ hàm Cobb – Dougls thiết lập mối quan hệ tăng trưởng với các biến số:
g = t + .h + .l + .r g - tốc độ tăng trưởng của GDP.
k, l, r - tốc độ tăng trưởng của các yếu tố đầu vào.
t - phần dư còn lại, phản ánh tác động của khoa học, công nghệ.
- Các yếu tố trên là nguồn gốc của sự tăng trưởng. Trong đó đặc trưng quan trọng của kinh tế hiện đại là kỹ thuật công nghiệp tiên tiến hiện
đại dựa vào việc sử dụng lớn. Do đó vốn là cơ sở để phát huy các yếu tố khác.
- Để xác định tỉ lệ đầu tư cần thiết phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế người ta dùng hệ số ICOR (tỉ lệ gia tăng vốn và đầu ra):
ΔK I
ICOR = k = =
ΔY ΔY
S S Y s
= = : =
ΔY Y Y g
Hay: g = s/k
k: hệ số ICOR (tỉ lệ gia tăng vốn và đầu ra). Y: Sản lượng quốc gia (GDP,GNI,CPI)
I: tổng vốn đầu tư quốc gia
S: tổng mức tiết kiệm quốc gia s: tỉ lệ tiết kiệm
g: tốc độ tăng trưởng (Growth rate, %)
- Ý nghĩa của k:
+ Vốn đầu tư là yếu tố cơ bản của tăng trưởng.
+ Tiết kiệm là nguồn gốc của đầu tư.
- Samuelson cũng đề cập đến các yếu tố tác động tới tổng cầu giống Keynes:
Y = f (C, G, I, NX).
Các nhân tố tác động tới tổng cầu gồm nhân tố như: mức giá, thu nhập của người dân, chính sách thuế khoá, chi tiêu của Chính phủ, lượng cung tiền…
1.4.3. Vai trò của Chính phủ trong tăng trưởng kinh tế
- Lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại cho rằng:
+ Thị trường là yếu tố cơ bản điều tiết hoạt động của nền kinh tế. Sự tác động qua lại giữa tổng cung và tổng cầu tạo ra mức thu nhập thực tế, công ăn việc làm, tỉ lệ thất nghiệp, mức giá - tỉ lệ lạm phát.
+ Việc mở rộng kinh tế thị trường đòi hỏi phải có sự can thiệp của nhà nước không chỉ vì thị trường có những khuyết tật, mà còn vì xã hội đặt ra những mục tiêu mà thị trường dù có hoạt động tốt cũng không thể đáp ứng được.
+ Trong nền kinh tế thị trường, Chính phủ có 4 chức năng cơ bản:
Thiết lập khuôn khổ pháp luật.
Xác định chính sách kinh tế vĩ mô ổn định.
Tác động vào việc phân bổ tài nguyên để cải thiện hiệu quả kinh tế.
Xây dựng các chương trình tác động tới việc phân phối thu nhập.
+ Nhiệm vụ cụ thể của Chính phủ là:
Tạo ra môi trường ổn định để các doanh nghiệp và hộ gia đình sản xuất và trao đổi sản phẩm một cách thuận lợi.
Đưa ra những định hướng cơ bản về phát triển kinh tế và ưu tiên cho từng thời kỳ.
Sử dụng các công cụ như thuế quan, tín dụng, trợ giá để hướng dẫn các doanh nghiệp hoạt động.
Tìm cách duy trì công ăn việc làm ở mức cao bằng cách đưa ra các chính sách thuế, chi tiêu, tiền tệ hợp lý.
Khuyến khích một tỉ lệ tăng trưởng kinh tế vững chắc, chống lạm phát, giảm ô nhiễm môi trường.
Phân phối lại thu nhập của cải giữa các doanh nghiệp và các hộ gia đình thông qua thuế thu nhập, thuế tài sản.
Thực hiện các hoạt động phúc lợi công cộng:
Cung cấp phúc lợi cho người già.
Cung cấp phúc lợi cho người tàn tật.
Cung cấp phúc lợi cho thất nghiệp.
CHƯƠNG 2: PHÚC LỢI CHO CON NGƯỜI VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
2.1. Tăng trưởng kinh tế và mức độ để đáp ứng phúc lợi cho con người trong phát triển kinh tế
2.1.1. Tăng trưởng kinh tế và vấn đề đáp ứng phúc lợi
- Từ những năm 70 đến nay, các nước đang phát triển quan tâm đặc biệt tới mục tiêu kinh tế – xã hội: xoá nghèo đói, giảm chênh lệch về thu nhập.
- Điều này xuất phát từ thực tế, vào những năm 60, khi các nước đang phát triển có tỉ lệ tăng trưởng cao, nhưng lợi ích cho người nghèo rất ít.
Ví dụ: Các nước Mỹ La Tinh khoảng cách thu nhập giữa 20% số người giàu nhất và 20% số người nghèo nhất trong tổng dân số là 23/1 (1960), năm 1982 là 18/1.
- Như vậy tăng trưởng kinh tế chỉ làm tăng phúc lợi cho người giàu.
- Nguyên nhân của tình hình trên:
+ Chính phủ có những mục ưu tiên khác nhau trong quá trình phát triển quân sự, lợi ích của các tập đoàn lớn tái đầu tư.
+ Nguyên nhân chính là do phân phối thu nhập, thể hiện ở cơ cấu giữa sản xuất, tiêu dùng và phân phối thu nhập có cân bằng hay không.
- Nếu phân phối thu nhập bất công thì tổng cầu của nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi thói quen tiêu dùng của người giàu. Sức mua có tính chi phối của người giàu có thể hướng vào sản xuất hàng xa xỉ. Đường cầu của thị trường không phải của tất cả mọi người tiêu dùng mà của một số ít người giàu.
- Ngược lại thu nhập được phân phối công bằng, đường cầu sẽ hướng vào sản xuất mặt hàng thiết yếu để tạo ra khả năng nâng mức sống cho đại bộ phận dân cư và giảm đói nghèo.
- Như vậy, tăng trưởng GDP là điều kiện cần nhưng chưa đủ để làm cho phúc lợi xã hội được phân phối rộng rãi hơn. Vì vậy trong chiến lược phát triển quốc gia không chỉ đòi hỏi tăng trưởng kinh tế mà còn phải quan tâm trực tiếp đến việc cải thiện đời sống vật chất cho người dân, tức là quan tâm đến việc “phân phối thu nhập”.
2.1.2. Các phương thức phân phối
2.1.2.1. Phân phối thu nhập theo chức năng (phân phối lần đầu)
- Yếu tố tác động đến thu nhập theo chức năng là giá cả các yếu tố sản xuất (tiền lương, lãi suất). Tuy nhiên trên thực tế giá cả các yếu tố sản xuất có thể thấp hơn hay cao hơn là do cung, cầu quyết định (giá nhân tố bị bóp méo). Nếu tăng trưởng nhằm mục tiêu nâng cao đời sống cho mọi tầng lớp nhân dân thì việc xoá bỏ những yếu tố làm bóp méo giá nhân tố sản xuất sẽ dẫn đến tăng trưởng cao, nghèo đói ít hơn và công bằng hơn.
Ví dụ: Xoá bỏ ưu đãi đặc biệt, bao gồm vốn (ưu đãi thuế, lãi suất…) sẽ làm tăng giá vốn và vốn trở nên khan hiếm. Khi đó khuyến khích tăng sử dụng lao động, giảm sử dụng vốn, người sử dụng vốn sẽ được lợi nhuận kinh tế một cách giả tạo.
- Phân phối thu nhập được thực hiện chủ yếu dựa vào quyền sở hữu các yếu tố sản xuất như lao động (theo trình độ), máy móc thiết bị (vốn sản xuất), đất đai… và vai trò của từng yếu tố trong quá trình sản xuất.
Sơ đồ phân phối thu nhập theo chức năng và thu nhập cá nhân (hộ gia đình).
Tiền lương Hộ gia đình 1
Sản xuất
Tiền thuê
Hộ gia đình 2
Hộ gia đình 3
Lợi nhuận Hộ gia đình 4
- Hộ gia đình 3 chỉ có sức lao động chỉ nhận được tiền lương.
- Hộ gia đình 2 có cổ phần doanh nghiệp, có đất đai cho thuê và có sức lao động sẽ nhận được thu nhập từ tất cả các yếu tố.
- Như vậy nếu tăng trưởng kinh tế nhằm không ngừng nâng cao đời sống thì có thể điều chỉnh thu nhập cá nhân thông qua việc phân phối lại tài sản (của cải) như cải cách ruộng đất và phân phối lại thu nhập.
2.1.2.2. Phân phối lại thu nhập
- Là phương thức được thực hiện qua đánh thuế thu nhập, các chương trình trợ cấp và chi tiêu công cộng của Chính phủ. Nhằm giảm bớt mức thu nhập của người giàu và nâng cao thu nhập của người nghèo.
- Đây không phải là hình thức cơ bản để nâng cao thu nhập của đại bộ phận dân cư.
2.2. Phát triển con người và phát triển kinh tế
2.2.1. Quan điểm về phát triển con người
- Tài sản thực sự của mỗi quốc gia là con người. Mục đích của phát triển là tạo môi trường cho phép người dân được hưởng thụ một cuộc sống trường thọ, mạnh khoẻ, sáng tạo.
- Phát triển con người là một quá trình nhằm mở rộng khả năng lựa chọn của dân chúng. Sự lựa chọn này là vô hạn và có thể thay đổi theo thời gian. Ở các cấp độ phát triển con người cần đạt ba khả năng cơ bản:
+ Có cuộc sống trường thọ, mạnh khoẻ.
+ Được hiểu biết.
+ Có được các nguồn lực cần thiết cho mức sống tốt.
- Ở mức cao hơn, sự lựa chọn của dân chúng được thể hiện:
+ Sự tự do kinh tế, xã hội, chính trị để con người có cơ hội trở thành người lao động sáng tạo, có năng suất, được tôn trọng cá nhân và được bảo đảm quyền con người.
- Như vậy phát triển con người gồm 2 mặt.
+ Sự hình thành các năng lực của con người.
+ Việc sử dụng năng lực của con người đã tích luỹ được cho các hoạt động kinh tế, giải trí, văn hoá, xã hội, chính trị.
- Mục đích của phát triển là mở rộng mọi sự lựa chọn của con người chứ không phải thu nhập.
2.2.2. Chỉ số phát triển con người (Human Development Index – HDI)
- HDI được cơ quan phát triển con người của Liên Hiệp quốc đưa ra để kiểm soát, đánh giá sự tiến bộ trong phát triển con người.
- HDI do thành tựu trung bình của mỗi quốc gia trên 3 phương diện:
+ Tuổi thọ trung bình từ lúc sinh.
+ Tỉ lệ người lớn biết chữ và tỉ lệ nhập học các cấp giáo dục.
+ Thu nhập bình quân đầu người theo ngang giá sức mua (GDP/người – PPP USD).
- HDI là chỉ tiêu thước đo tổng hợp dùng để xếp thứ hạng các nước theo tình trạng phát triển của con người.
- Công thức tính:
HDI I A I E I IN
3
IA: Là chỉ số đo tuổi thọ.
IE: Là chỉ số đo tri thức giáo dục (kiến thức) được đo bằng tổng hợp giữa tỉ lệ biết chữ của người lớn (với trọng số 2/3) và tỉ lệ nhập học các cấp học (trọng số 1/3).
IIN: Là chỉ số đo mức sống.
* Các chỉ số tuổi thọ, giáo dục được xác định như sau:
Giá trị thực tế – Giá trị tối thiểu
Chỉ số =
Giá trị tối đa – Giá trị tối thiểu
Giá trị tối đa và tối thiểu (giá trị biểu hiện) được đặt ra với từng loại chỉ tiêu:
Chỉ tiêu
Giá trị tối đa | Giá trị tối thiểu | |
- Tuổi thọ (năm) | 85 | 25 |
- Tỉ lệ người lớn biết chữ (%) | 100 | 0 |
- Tỉ lệ nhập học (%) | 100 | 0 |
- GDP thực tế đầu người (PPPUSD) | 40 000 | 100 |
Có thể bạn quan tâm!
- Giáo trình Kinh tế phát triển Phần 1 - Lê Mỹ Linh Thanh - 2
- Cơ Cấu Ngành Theo Gdp Cho Một Số Nhóm Nước Năm 2005
- Các Nhân Tố Tác Động Đến Tăng Trưởng Kinh Tế
- Các Mô Hình Về Sự Bất Bình Đẳng Về Tăng Trưởng Kinh Tế
- Giáo trình Kinh tế phát triển Phần 1 - Lê Mỹ Linh Thanh - 7
- Giáo trình Kinh tế phát triển Phần 1 - Lê Mỹ Linh Thanh - 8
Xem toàn bộ 70 trang tài liệu này.
lg(thu nhập thực tế) – lg(thu nhập tối thiểu)
I =
lg(thu nhập tối đa) – lg(thu nhập tối thiểu)
IN
* 0 HDI 1, nó chỉ ra khoảng cách giữa mức tiến bộ trong phát triển con người.
Tiêu chuẩn đánh giá:
Theo Tổ chức Phát triển nhân lực (Human Development) của Liên Hợp Quốc (UN), trình độ HDI của thế giới chia làm ba nhóm:
- Nhóm quốc gia có HDI thấp: HDI < 0,5
- Nhóm quốc gia có HDI trung bình: 0,5 ≤ HDI ≤ 0,8
- Nhóm quốc gia có HDI cao: HDI > 0,8
Thứ hạng các nước theo HDI có thể khác so với thứ hạng GDP thực tế bình quân đầu người. Các nước có thứ hạng GDP trừ thứ hạng theo HDI là dương phản ánh các nước này đã chú trọng sử dụng thành quả của tăng trưởng kinh tế để cải thiện đời sống, nâng cao phúc lợi.
Bảng xếp hạng theo HDI một số nước ASEAN năm 2004
Tên nước
GDP/người (PPPUSD) | Giá trị HDI | Xếp hạng HDI | Xếp hạng GDP bình quân trừ xếp hạng HDI | |
Singapore | 28.077 | 0,916 | 25 | -7 |
Malaysia | 10.276 | 0,805 | 61 | -2 |
Thailand | 8.090 | 0,784 | 74 | -2 |
Philippin | 4.614 | 0,763 | 84 | 19 |
Indonesia | 3.609 | 0,711 | 108 | 21 |
Việt Nam | 2.745 | 0,709 | 109 | 2 |
2.3. Bất bình đẳng và phát triển kinh tế
Vấn đề bất bình đẳng và giảm tình trạng bất bình đẳng trở thành mục tiêu chủ yếu của chính sách kinh tế. Chúng ta xét bản chất của bất bình đẳng về mặt kinh tế trong phân phối thu nhập và tài sản.
2.3.1. Thước đo bất bình đẳng về phân phối thu nhập
Thước đo bất bình đẳng về phân phối thu nhập được các nhà kinh tế sử dụng trong phân tích kinh tế là đường Lorenz và hệ số GINI.
2.3.1.1. Đường Lorenz
- Là đường biểu thị mối quan hệ định lượng giữa tỉ lệ % các nhóm dân số có thu nhập và tỉ lệ thu nhập tương ứng của họ trong khoảng thời gian nhất định (1 năm) – do Lorenz - nhà kinh tế người Mỹ xây dựng 1905.