Tây Nguyên với các vùng miền khác trong cả nước và quốc tế. Để làm được điều đó cần phải tăng cường các hoạt động bảo tồn các giá trị văn hoá, để tự thân những giá trị đó sẽ tham gia và thúc đẩy sự phát triển bền vững kinh tế, đời sống văn hoá, xã hội Tây Nguyên.
Vấn đề bảo tồn các giá trị văn hóa có vai trò quan trọng trong phát triển bền vững Tây Nguyên. Góp phần đảm bảo cho các giá trị văn hóa dân tộc thiểu số Tây Nguyên không bị mai một, biến mất trong cơn lốc phát triển. Từ đó sẽ phát huy tối đa vai trò của mình trong công cuộc phát triển bền vững Tây Nguyên.
Văn hoá dân tộc thiểu số Tây Nguyên có một quá trình phát triển lâu dài, với chiều sâu lịch sử hàng trăm năm. Quá trình đó góp phần hình thành và lưu giữ những giá trị văn hoá tốt đẹp, tích cực, nhân văn. Những giá trị này cần được bảo tồn có hiệu quả, thì mới có thể phát huy được vào trong thực tiễn phát triển bền vững Tây Nguyên hiện nay. Đồng thời, những hoạt động văn hoá mang nặng tính mê tín dị đoan, thủ tục rườm rà, phản giá trị, những điều cũ kỹ lỗi thời làm ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống và sự phát triển của con người nơi đây thì cần phải lọc bỏ, loại trừ.
Trên cơ sở bảo tồn, cần phát triển các giá trị văn hóa dân tộc thiểu số Tây Nguyên, để đảm bảo trong bối cảnh phát triển chung, nền văn hóa đó không bị lạc hậu; mà vẫn thể hiện được vai trò của mình trong quá trình hội nhập của vùng đất này với bên ngoài và thế giới. Để có thể phát triển được các giá trị văn hoá dân tộc thiểu số Tây Nguyên, một mặt phải nắm bắt được xu thế vận động, biến đổi của thời đại; mặt khác phải đảm bảo kế thừa được những thành tựu đã được xây dựng, kết tinh từ trong truyền thống. Kế thừa là một trong những nội dung của quy luật phủ định của phủ định biểu hiện ra trong tự nhiên - xã hội, như là mối liên hệ tất yếu giữa cái cũ và cái mới trong quá trình phát triển.
Phát triển là một xu thế vận động tất yếu của lịch sử, văn hoá không nằm ngoài quy luật đó. Phát triển các giá trị văn hoá, để những giá trị văn hoá đó không vì những điều cũ kỹ, lạc hậu của chính mình trở thành lực cản cho quá
trình phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên. Trong sự vận động tất yếu của lịch sử tự nhiên, những giá trị văn hoá mới sẽ tiếp nối nhau ra đời, bồi đắp, làm giàu có hơn nền văn hoá có lịch sử lâu đời của Tây Nguyên. Những điều tốt đẹp sẽ tiếp tục được gìn giữ và phát huy giá trị trong công cuộc phát triển của vùng.
Do vậy, vấn đề phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên phải được bảo tồn và phát triển nội dung giá trị văn hóa. Văn hóa Tây Nguyên trải qua hàng trăm năm phát triển với nhiều trầm tích, ngoài những sinh hoạt văn hóa mang tính mê tín dị đoan, nặng về thủ tục rườm rà, nhiêu khê cản trở quá trình phát triển, thì những giá trị văn hóa tích cực, nhân văn cần phải được bảo tồn, kế thừa và gìn giữ đồng thời nhân rộng để phát huy giá trị trong thực tiễn.
Bảo tồn và phát triển nội dung giá trị văn hóa dân tộc thiểu số Tây Nguyên có mối quan hệ thống nhất biện chứng với nhau. Bởi việc kế thừa những giá trị tốt đẹp truyền thống chính là quy luật phát triển tất yếu của mọi sự vật hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Kế thừa là một trong những đặc trưng cơ bản của phủ định biện chứng, như một sợi dây nối liền giữa cái cũ và các mới, giữa truyền thống và hiện đại, giữa cái lạc hậu và tiến bộ trên con đường phát triển. Đây là quá trình cái cũ và cái mới cọ xát với nhau, nhằm loại bỏ những giá trị tiêu cực, không phù hợp và qua đó phát huy những giá trị tích cực, tiến bộ để xây dựng cái mới, đáp ứng được yêu cầu của phát triển. Quá trình đó diễn ra thường xuyên, liên tục, để sàng lọc và lưu giữ những thành tố hợp lý, đồng thời bồi đắp, bổ sung, sáng tạo, phát triển ra các giá trị mới, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn.
Có thể bạn quan tâm!
- Phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên hiện nay - 5
- Quan Niệm Về Phát Huy Giá Trị Văn Hóa Các Dân Tộc Thiểu Số Trong Phát Triển Bền Vững Tây Nguyên
- Một Số Nhân Tố Cơ Bản Quy Định Phát Huy Giá Trị Văn Hóa Dân Tộc Thiểu Số Trong Phát Triển Bền Vững Tây Nguyên
- Thực Trạng Phát Huy Giá Trị Văn Hóa Dân Tộc Thiểu Số Trong Phát Triển Bền Vững Tây Nguyên Hiện Nay
- Phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên hiện nay - 10
- Hạn Chế Và Nguyên Nhân Phát Huy Giá Trị Văn Hoá Dân Tộc Thiểu Số Trong Phát Triển Bền Vững Tây Nguyên Hiện Nay
Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.
Mọi sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng trên thế giới đều xuất phát từ việc kế thừa những giá trị, những hạt nhân hợp lý trong quá khứ. Đó là một quá trình thực hiện những bước phủ định kế tiếp và liên tục. Bản chất của sự phủ định này không phải là thủ tiêu hoàn toàn, phá hủy hoàn toàn cái cũ,
mà sẽ giữ lại những hạt nhân điển hình, tiến bộ. Cái cũ và cái mới sẽ xâm nhập, liên kết, trao đổi và chuyển hóa cho nhau. Không có bất kỳ giá trị văn hóa tiến bộ nào được sinh ra, nảy nòi trên một mảnh đất trống, mà đó là kết quả lâu dài của sự phát triển đúng quy luật từ những nền tảng đã được xây dựng trước đó, là kết quả tất yếu của quá trình đấu tranh liên tục trên cơ sở bảo tồn và kế thừa những giá trị của cái cũ.
Sự phát triển nội dung giá trị văn hóa dân tộc thiểu số Tây Nguyên là một quá trình phát sinh và giải quyết những mâu thuẫn khách quan trong chính những giá trị văn hóa đó. Đó là một quá trình thống nhất giữa việc loại trừ các yếu tố tiêu cực, dị đoan, lỗi thời và sự kế thừa những giá trị tốt đẹp. Qua đó sẽ nâng cao, làm vững chắc hơn những nhân tố tích cực, tiến bộ từ chính nền tảng văn hóa truyền thống của Tây Nguyên trong một diện mạo mới. Góp phần gia tăng hiệu quả của quá trình phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên.
Trên bình diện khác, kế thừa không chỉ là kế thừa những truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà còn kế thừa những tinh hoa văn hóa của nhân loại. Do đó, trong tính tất yếu của kế thừa đã bao hàm tính khách quan của giao lưu văn hóa với nước ngoài. Dưới những tác động liên tục của xu thế toàn cầu hóa cùng ảnh hưởng của cách mạng khoa học công nghệ, mở rộng giao lưu văn hóa với các nước bên ngoài trở thành một xu thế tất yếu của lịch sử. Điều đó một mặt sẽ mở rộng cửa đón nhận những tinh hoa của văn hóa nước ngoài, mặt khác để văn hóa Tây Nguyên được đi ra bên ngoài, giao thoa, học hỏi, tiếp biến, làm phong phú hơn nền văn hóa đầy bí ẩn này. Nhờ đó, sẽ định hướng những giá trị mới tốt đẹp đó vào xây dựng và phát triển Tây Nguyên.
Phát triển các giá trị văn hóa dân tộc thiểu số Tây Nguyên trong xu thế phát triển và hội nhập. Cụ thể là song song với việc bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc thiểu số truyền thống thì đón nhận các giá trị văn hóa mới, trong điều kiện hoàn cảnh mới thì phải đảm bảo phát triển nó, xây dựng nó để phát huy
giá trị của nó trong phát triển bền vững Tây Nguyên. Tây Nguyên nằm ở vùng đón các làn sóng di cư, bởi thế văn hóa Tây Nguyên mang trong mình dấu vết của những luồng di cư đó.
Để vừa đảm bảo lưu giữ được những giá trị cốt lõi trong truyền thống đồng thời không bị bỏ lại trong xu thế phát triển chung của nhân loại, cần giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển trong hệ thống giá trị văn hoá dân tộc thiểu số. Để phát huy các giá trị đó vào trong công cuộc phát triển bền vững Tây Nguyên.
2.2.3. Phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên là quá trình chịu sự tác động của hiệu quả hoạt động định hướng giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong thực tiễn phát triển bền vững Tây Nguyên
Yếu tố này khẳng định, phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên, phụ thuộc vào vai trò của các chủ thể, trong hoạt động định hướng đúng đắn các giá trị văn hoá dân tộc thiểu số vào trong thực tiễn phát triển bền vững Tây Nguyên. Đây chính là hoạt động chuyển từ nhận thức đơn thuần thành những tác động cụ thể, chuyển hoá các tiềm năng của văn hoá dân tộc thiểu số vào thực tiễn phát triển bền vững Tây Nguyên. Nếu hoạt động định hướng diễn ra đúng hướng, có hiệu quả thì sẽ thúc đẩy quá trình phát huy giá trị văn hoá vào trong thực tiễn phát triển bền vững Tây Nguyên, trái lại nếu hoạt động định hướng không đạt hiệu quả, sẽ kìm hãm quá trình phát huy, kéo lùi sự phát triển của Tây Nguyên.
Hoạt động định hướng giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong thực tiễn phát triển bền vững Tây Nguyên phải thông qua các hình thức kinh doanh khai thác được giá trị văn hoá dân tộc thiểu số Tây Nguyên; qua việc vận dụng luật tục vào trong xây dựng và sử dụng luật pháp vào trong điều tiết xã hội; qua các thiết chế văn hoá cộng đồng; qua việc xây dựng môi trường văn hoá cơ sở tích cực, tiến bộ. Thì mới có thể đưa các giá trị văn hoá dân tộc thiểu số vào trong thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội và môi trường Tây Nguyên được.
Trước hết là thông qua các hình thức kinh doanh khai thác được giá trị văn hoá dân tộc thiểu số, sẽ giúp người Tây Nguyên dùng chính tiềm năng văn hoá của mình để thúc đẩy kinh tế của vùng phát triển. Một mặt, có thể đảm bảo đời sống của người đồng bào, mặt khác, vẫn có thể gìn giữ giá trị văn hoá truyền thống của chính họ. Thực tế cho thấy, Tây Nguyên có một kho tàng văn hoá đồ sộ, có sức hút rất lớn đối với cộng đồng. Vùng có thể đẩy mạnh phát triển ngành du lịch, lữ hành, để thu hút một số lượng đông đảo du khách đến để tham quan, trải nghiệm nền văn hoá truyền thống nơi đây. Nếu hoạt động du lịch được tổ chức có hệ thống, có quy hoạch, đạt hiệu quả cao, thu hút được càng nhiều lượt khách thì càng mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách địa phương qua các hoạt động dịch vụ, lưu trú tại địa bàn. Nguồn ngân sách đó sẽ quay trở lại phục vụ tốt hơn cho cuộc sống của người dân tộc thiểu số, đảm bảo mức thu nhập và mức sống của họ so với các cộng đồng dân cư khác trên địa bàn. Ngược lại, nếu hoạt động du lịch chỉ dừng lại ở mức manh mún, nhỏ lẻ, theo từng cá thể tự phát, thì chỉ mang lại một nguồn thu nhỏ. Không đủ để tái đầu tư nhằm tiếp tục phát triển ngành du lịch, lâu dần vì chính nhu cầu tồn tại của các cá thể, mà du lịch có thể biến tướng, các giá trị văn hoá truyền thống cũng sẽ dần biến mất, ngành du lịch vốn đang là ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế Tây Nguyên cũng sẽ mất đi những thế mạnh vốn có của mình.
Chính quyền cơ sở ở Tây Nguyên nếu có thể vận dụng, kế thừa luật tục vào trong thực thi pháp luật ở Tây Nguyên, thì có thể đảm bảo cho sự phát triển ổn định cho xã hội ở đây, cũng không làm đứt gãy truyền thống. Bởi, xã hội Tây Nguyên đã tồn tại ổn định hàng trăm năm trong sự điều tiết của luật tục, với một hệ thống điều luật chặt chẽ, nhân văn, bao quát toàn bộ các khía cạnh của đời sống xã hội. Luật tục hình thành và phát triển trên nền tảng gia đình mẫu hệ, ở một xã hội khép kín, tiền nhà nước, tiền giai cấp, giúp cho xã hội Tây Nguyên vận hành trong một trật tự được cộng đồng công nhận. Do đó, nếu biết vận dụng, kết hợp luật tục với pháp luật vào trong quản lý xã hội, thì vừa có thể
đảm bảo ổn định xã hội, vừa có thể giải quyết hài hoà vấn đề dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Xuất phát từ đặc thù phát triển, người dân tộc thiểu số Tây Nguyên vẫn dễ dàng tiếp nhận và làm theo luật tục quen thuộc hơn là các chương điều quy định trong pháp luật, mặc dầu bản chất vấn đề là đều nhằm điều tiết xã hội trong một trật tự được công nhận. Ngược lại, nếu phủ nhận những giá trị của luật tục, thì người đồng bào có thể bắt buộc phải tuân thủ quy định của pháp luật, nhưng trong tâm thức của họ vẫn có những khoảng trống không thể lấp đầy. Điều đó dẫn tới xã hội chỉ ổn định ở bề nổi, còn sâu bên trong vẫn chứa đựng những nguy cơ có thể gây xáo trộn bất cứ lúc nào.
Phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên, chịu sự tác động của hoạt động định hướng giá trị văn hoá vào trong thực tiễn, thông qua các thiết chế văn hoá như cơ sở vật chất, phương tiện, hạ tầng cơ sở hiện đại. Văn hóa, cũng như phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên, chỉ có thể diễn ra trên cơ sở một tiền đề vật chất, phương tiện cụ thể. Đặc điểm của cơ sở vật chất phương tiện, trong tính quy định đối với phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên, có tính tổng hợp cao, bao gồm cả lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa nghệ thuật. Tính tổng hợp của các yếu tố vật chất, phương tiện làm cơ sở, động lực cho phát huy giá trị văn hóa trong phát triển bền vững, còn mang đặc đặc điểm của nhiều tầng trình độ phù hợp, tương ứng với các chủ thể là các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Phát triển bền vững ở mỗi lĩnh vực khác nhau ở Tây Nguyên, gắn với các chủ thể các dân tộc khác nhau về trình độ làm chủ cơ sở vật chất, phương tiện. Tương ứng với trình độ của chủ thể nào, thì sẽ làm chủ cơ sở vật chất, phương tiện ở trình độ ấy. Xét về mặt tổng thể, các chủ thể ở Tây Nguyên có sự phân hoá trình độ rõ rệt, có đầy đủ các tầng trình độ từ cao xuống thấp. Vì thế, cơ sở vật chất, phương tiện cũng có sự phong phú tương ứng, để đáp ứng được với nhu cầu sử dụng của các chủ thể. Thiết lập, xây dựng
sự đa dạng trình độ cơ sở vật chất, phương tiện hợp lý, tương xứng, sẽ là điều kiện, cơ sở, và động lực cho phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên.
Để có thể xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế, thì phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên cũng dựa trên cơ sở của sự phong phú đa dạng về trình độ của công cụ, phương tiện trong phát triển kinh tế. Công cụ, phương tiện lao động ở Tây Nguyên có đầy đủ các trình độ khác nhau từ cao xuống thấp, nhưng nhìn tổng thể vẫn còn chưa được hiện đại. Trình độ công nghệ cao chiếm tỷ trọng ít hơn so với các trình độ thấp. Sự phong phú về trình độ công cụ, phương tiện sản xuất vật chất, sẽ tạo ra sự phù hợp giữa con người và công cụ lao động trong lực lượng sản xuất. Có sự phù hợp ở tất cả các tầng bậc khác nhau của trình độ con người, thì mới có thể giải phóng đồng bộ lực lượng sản xuất, đảm bảo tăng trưởng kinh tế ở Tây Nguyên. Tăng trưởng kinh tế ở Tây Nguyên không chỉ có ý nghĩa về kinh tế, mà còn có giá trị văn hóa rất lớn. Nó bảo đảm cải thiện, nâng cao đời sống vật chất cho các dân tộc thiểu số, qua đó thực hiện những giá trị văn hóa, xã hội bằng chính sức mạnh nội lực của mình. Một trong những luận điểm của C. Mác về văn hoá: văn hóa là xã hội hóa lao động. Điều đó cũng có nghĩa, những người đến tuổi lao động có công ăn, việc làm là có văn hóa. Vì thế, xây dựng sự đa dạng tính đa tầng về trình độ công cụ, phương tiện trong sản xuất vật chất, chính là mở ra điều kiện cho xã hội hóa lao động, ở tầng sâu của nó chính là phát triển văn hóa và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững ở mặt kinh tế.
Ở Tây Nguyên, hoạt động chính trị gắn với hệ thống chính trị từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở, xã, phường, buôn làng. Nét đặc thù của hệ thống chính trị ở Tây Nguyên là còn có sự tồn tại và ảnh hưởng nhất định của già làng trưởng bản. Họ trực tiếp tham gia thực hiện ổn định chính trị và phát triển bền vững ở lĩnh vực chính trị Tây Nguyên. Các chủ thể hoạt động trong lĩnh vực chính trị
ở Tây Nguyên cũng phải dựa trên cơ sở của công cụ, phương tiện hiện đại. Như xe cộ, hệ thống máy móc công nghệ thông tin phục vụ công tác bám sát cơ sở và hoạt động tuyên truyền. Với ý nghĩa đó, trình độ công cụ, phương tiện là một trong những yếu tố quy định chất lượng, hiệu quả của phát triển bền vững ở lĩnh vực chính trị. Công cụ, phương tiện đầy đủ, hiện đại, là cơ sở, động lực cho phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên. Chất lượng hiệu quả từ hoạt động của các chủ thể trong hệ thống chính trị, làm cho chính trị vững mạnh, ổn định và những giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số có sức lan tỏa trong phát triển bền vững Tây Nguyên.
Tính quy định của cơ sở vật chất, phương tiện, hạ tầng cơ sở cho phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên, ở lĩnh vực văn hóa, xã hội. Phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số ở lĩnh vực này cũng dựa trên nền tảng của cơ sở vật chất, phương tiện, hạ tầng cơ sở theo yêu cầu sự tương thích về trình độ. Sự tương thích với từng trình độ của mỗi tầng bậc chủ thể khác nhau, thì mới có thể làm chủ và sáng tạo ra những giá trị văn hóa trong quá trình hoạt động. Xét trên tổng thể các chủng loại công cụ, phương tiện hoạt động ở lĩnh vực này cũng có bộ phận có tính hiện đại, có những bộ phận từng bước tiến lên hiện đại. Hạ tầng cơ sở ở trình độ hiện đại là nội dung có vai trò tiền đề cho các bộ phận khác. Trong đó, nổi lên nội dung về đường giao thông, công nghệ thông tin và dịch vụ phục vụ cho khai thác các giá trị văn hóa, là những yếu tố có tính quyết định nhất đến phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Trong bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số chỉ có chất lượng, hiệu quả khi thu hút được khách du lịch trong và ngoài nước. Giá trị văn hóa từ chỗ chỉ phục vụ cho nhu cầu đời sống tinh thần cho dân cư tại chỗ, đến mở rộng phạm vi ảnh hưởng, phục vụ cho khách du lịch. Việc thu hút được nhiều khách du lịch đến tham quan, thưởng thức giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số, phải dựa trên cơ sở hạ tầng giao thông, thông tin thuận lợi, mới tạo ra động lực cho phát triển bền vững.