Phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên hiện nay - 10


bảo tồn, kế thừa có chọn lọc, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống và các giá trị văn hóa tiêu biểu, loại bỏ dần những cái lỗi thời lạc hậu, xây dựng và phát triển những giá trị mới về văn hóa, nghệ thuật; hình thành nếp sống văn minh, gia đình văn hóa mới vùng Tây Nguyên; đoàn kết, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, nâng cao đời sống văn hóa trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội; góp phần đẩy lùi âm mưu diễn biến của các thế lực thù địch, ngăn chặn và bài trừ các luận điệu lừa bịp, xuyên tạc, góp phần ổn định và phát triển kinh tế xã hội; phát hiện, bồi dưỡng những người sáng tác văn học nghệ thuật là người các dân tộc; Tổ chức điều tra, sưu tầm, phổ biến các giá trị văn hóa nghệ thuật; bảo tồn, phát huy các nghề thủ công truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên.

Chương trình xây dựng, khôi phục lại nhà rông được triển khai khắp các tỉnh ở Tây Nguyên. Cụ thể như ở Kon Tum với chỉ thị số 21 [128], Chỉ thị nêu rõ, tất cả chính quyền các cấp phải đưa vấn đề khôi phục nhà rông thành một nhiệm vụ trọng yếu, vận động, kêu gọi các cộng đồng dân cư tham gia sửa chữa, xây mới nhà Rông theo kết cấu và nguyên liệu truyền thống trên tinh thần vừa giữ được giá trị văn hóa vừa đảm bảo không lãng phí, tốn kém tài sản nhân dân.

Theo kết quả khảo sát tại Kon Tum số liệu nhà rông năm 1999 là 265 trên tổng số 625 buôn làng còn có nhà rông truyền thống [3, tr. 285], chưa kể tình trạng xuống cấp đang diễn ra với tốc độ rất nhanh. Tại huyện Đắk Hà, Kon Tum, trong 62 thôn làng thì chỉ có 56 thôn làng có 1999 nhà rông, trong đó chỉ còn 34 nhà còn có thể sử dụng được, 21 nhà đã bị xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng do thời tiết và hỏa hoạn, 5 nhà rông đã bị hư hỏng toàn bộ [3, tr. 286]. Tại xã Đắk Ui huyện Đắk Hà còn 9 thôn có nhà rông thì trong đó 1 cái đã bị sập hoàn toàn do thời tiết, 8 cái còn lại cũng trong tình trạng hư hỏng nặng và trong suốt thời gian dài không được sửa chữa [3, tr. 286]. Tại huyện Ngọc Hồi, Kon Tum có 63 buôn làng thì chỉ còn 6 làng có nhà rông. Sau khi thực hiện Chỉ thị


số 21 [128] đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng được 575 nhà rông trên tổng số 588 buôn làng, tỉ lệ có nhà rông lên đến 97,8% [3, tr. 289]. Như vậy, có thể thấy sau hơn một thập kỷ thực hiện Chỉ thị khôi phục nhà rông truyền thống thì trên địa bàn tỉnh Kon Tum nhà rông đã được đưa trở lại cho đồng bào dân tộc thiểu số, những nơi chưa có nhà rông thì đã được xây dựng mới để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa cộng đồng cho người dân.

Công cuộc xây dựng, khôi phục nhà rông cho thấy chính quyền các cấp đã nhìn nhận được sự quan trọng của việc phải bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị mang tính biểu tượng của văn hóa dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Không còn sự xem nhẹ, thờ ơ trước sự tồn vong của di sản. Điều này là một bước khởi sắc trong quá trình giữ gìn văn hóa truyền thống ở Tây Nguyên, đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong phát triển bền vững.

Trước vấn đề giới trẻ người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay có biểu hiện lãng quên văn hoá truyền thống của dân tộc mình. Các tỉnh ở Tây Nguyên tập trung giảng dạy tiếng nói và chữ viết dân tộc trong các bậc giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, để có thể giúp người đồng bào dân tộc thiểu số bảo tồn tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình. Chính quyền các cấp tiến hành tuyên truyền, vận động, kêu gọi con em người dân tộc thiểu số tự nguyện tham dự các lớp dạy tiếng dân tộc thiểu số tại các cơ sở đào tạo. Bộ Giáo dục cho biên soạn một bộ sách giáo khoa cấp bậc tiểu học bao gồm các tiếng Jrai, Êđê, Bahnar, K’ho… Còn ở các trường trung học cơ sở và trường dân tộc nội trú, chương trình dạy được địa phương chủ động biên soạn. Các tỉnh ở Tây Nguyên trích một khoản ngân sách lớn để in sách giáo khoa, trang thiết bị dạy học, sách vở làm bài tập để phục vụ miễn phí cho học sinh các cấp. Ở Đắk Lắk, theo số liệu trên cổng thông tin điện tử của tỉnh, trong năm học 2018-2019 đã huy động 133 giáo viên, tiến hành dạy tiếng Êđê cho 106 trường tiểu học, dạy tiếng cho

13.170 học sinh các lớp 3, 4, 5. Trong những năm qua, các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng đã tiến hành dạy tiếng Jrai, Êđê, Bahnar,


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

K’ho, M’nông cho hàng chục ngàn học sinh các cấp. Các giáo viên tham gia giảng dạy là người dân tộc thiểu số Tây Nguyên, được đào tạo nghiệp vụ bài bản ở các trường Đại học, Cao đẳng sư phạm trên địa bàn. Điều này giúp đảm bảo chất lượng giảng dạy tiếng mẹ đẻ cho con em dân tộc thiểu số. Giữ được tiếng nói, chữ viết là yếu tố cốt lõi nhất để giữ được văn hoá dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên. [64]

Trước nguy cơ sử thi sẽ bị thất truyền, mai một ngay trên chính quê hương của mình. Trong khoảng thời gian từ 2001 đến 2008, các tỉnh Tây Nguyên đã sử dụng 17,957 tỷ đồng để triển khai dự án “Điều tra, sưu tầm, bảo quản, biên dịch và xuất bản sử thi Tây Nguyên”, đã sưu tầm được 801 tác phẩm sử thi, với tổng cộng 5.679 băng ghi âm loại 90 phút [8]. Đây là một kết quả khả quan, khi đã lưu giữ được một kho tàng đồ sộ các áng sử thi đang đứng trước nguy cơ mai một. Trong số này, đáng kể đến nhất là ba bộ sử thi chuỗi rất đồ sộ: sử thi Ốt Drông của đồng bào M’nông, sử thi Dông của đồng bào Ba Na và sử thi Dăm Diông của đồng bào Xê Đăng. Ba bộ sử thi này được giới chuyên gia đánh giá là những bộ sử thi có độ dài nhất còn lưu lại được của thế giới. Điều này cho thấy, Tây Nguyên là nơi lưu giữ một kho tàng sử thi đồ sộ, cả về số lượng và chất lượng. Khẳng định chiều sâu và sự phong phú của một vùng văn hoá vốn nhiều trầm tích.

Phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên hiện nay - 10

Công tác bảo tồn cồng chiêng đã được thực hiện có hiệu quả tương đối tốt. Từ sau khi không gian văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên được Unesco công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hoá phi vật thể thế giới năm 2005, đến năm 2009 được chuyển thành Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại. Chính quyền các cấp ở Tây Nguyên đã có nhiều hoạt động để bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản.

Sau 10 năm thực hiện các đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản Cồng chiêng Tây Nguyên, tỉnh Đắk Nông khôi phục được hơn 50 lễ hội của các nhóm dân tộc; tổ chức được trên 100 lớp truyền dạy cồng chiêng từ


cấp huyện, thị xã đến cấp tỉnh; thành lập được 8 Câu lạc bộ cồng chiêng và 8 đội văn nghệ dân gian; cấp 150 bộ chiêng và 15 bộ goong cho phòng Văn hóa và Thông tin các huyện, thị... Tỉnh Đắk Lắk thống kê được 2.307 bộ chiêng đủ; 3.855 người biết diễn tấu cồng chiêng; 393 người biết chỉnh chiêng có; 635 người biết dạy đánh cồng chiêng; 1.270 nghệ nhân biết sử dụng nhạc cụ tre nứa; 2.608 nhà truyền thống; 220 bến nước truyền thống; 155 nghi lễ - lễ hội truyền thống với các tên khác nhau; số nghệ nhân biết chế tác nhạc cụ tre nứa, gỗ, đá có 568 người. Toàn tỉnh hiện có 16 đội thông tin lưu động; 184 đội văn nghệ cấp xã, phường; 554 đội cồng chiêng truyền thống; tổ chức liên hoan văn hóa cồng chiêng, ngày hội văn hóa các dân tộc; hội diễn văn nghệ quần chúng ở tỉnh 2 năm/lần, ở huyện, thị xã, thành phố 1 năm/lần. Riêng tỉnh Lâm Đồng mở được 45 lớp truyền dạy cồng chiêng cho hơn 1.080 học viên là thế hệ trẻ người Mạ, K’ho hoặc Churu; tổ chức thành công 3 liên hoan văn hoá cồng chiêng cấp huyện; trang bị được 12 bộ chiêng truyền thống kèm theo trang phục truyền thống cho các địa phương trong tỉnh; hỗ trợ hình thành 3 mô hình bảo tồn tại địa bàn huyện Đơn Dương, huyện Đức Trọng và huyện Lạc Dương. Hơn thế, hằng năm Festival cồng chiêng Tây Nguyên được luân phiên tổ chức ở 5 tỉnh của vùng. Để qua đó quảng bá những giá trị của không gian văn hoá cồng chiêng, văn hoá Tây Nguyên, đồng thời thu hút đầu tư để tiến tới phát triển bền vững Tây Nguyên. [14]

- Về định hướng các giá trị văn hóa dân tộc thiểu số vào trong thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội để tạo động lực phát triển bền vững Tây Nguyên

Các tỉnh Tây Nguyên đã từng bước khôi phục rừng, khai thác các giá trị văn hoá vào phát triển du lịch, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của vùng.

Trải qua hàng trăm năm khai thác và chung sống với rừng, người dân tộc thiểu số Tây Nguyên trên cơ sở giữ gìn rừng vẫn có thể đảm bảo được cuộc sống trong một trật tự hài hòa. Trên cơ sở đó Thủ tướng Chính phủ ra quyết


định 304/2005/QĐ-TTG ngày 23 tháng 11 năm 2005 về thí điểm giao rừng, khoán rừng cho các hộ gia đình và người dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên. Nhằm tạo điều kiện ổn định và nâng cao đời sống cho người đồng bào. Các địa phương đã thực hiện chỉ đạo, gấp rút bàn giao rừng cho người dân tộc thiểu số canh tác. Thường trực Ban chỉ đạo Tây Nguyên đánh giá, chính sách giao đất giao rừng đã góp phần giải quyết được tình trạng mất đất, mất rừng của người đồng bào. Giúp họ giải quyết được vấn đề lương thực thực phẩm, phục vụ cho việc xây dựng cuộc sống ổn định lâu dài. Qua đó, người dân vẫn gắn sinh kế của mình với rừng như trong truyền thống nhưng bằng hình thức canh tác, nuôi trồng, chăm sóc và bảo vệ mới, điều đó làm cho cuộc sống của họ trở nên ổn định, căn cơ, bền vững hơn. Đây được xem là một chính sách đảm bảo cho việc giữ gìn và phát triển rừng bền vững, nhờ đó sẽ ngăn chặn được nạn phá rừng làm tài nguyên mai một, nâng cao độ che phủ rừng, đảm bảo an ninh môi trường, nâng cao chất lượng tài nguyên, đưa các thành phẩm của lâm nghiệp thành hàng hoá. Theo đó GDP bình quân trên đầu người của Tây Nguyên tăng mạnh so với trước đó. GDP bình quân đầu người năm 2016 đạt 39,56 triệu đồng, tăng 13 lần so với năm 2001.

Với những đặc điểm tự nhiên, khí hậu và đặc biệt là với kho tàng văn hóa đồ sộ, Tây Nguyên trở thành một vùng có tiềm năng lớn để phát triển du lịch. Vùng cũng xác định lấy văn hoá và du lịch là định hướng chủ đạo cho phát triển toàn diện Tây Nguyên. Khai thác thế mạnh các tài nguyên thiên nhiên, Tây Nguyên tiến hành xây dựng một hệ thống sản phẩm du lịch gắn liền với điều kiện tự nhiên nơi đây, như núi rừng, thác nước, nông nghiệp sạch, các đặc trưng văn hoá của người dân tộc thiểu số tại chỗ. Tiêu biểu như ở Đắk Lắk khai thác cưỡi voi ở bản Đôn, chèo thuyền độc mộc ở hồ Lắk, kết hợp xem biểu diễn cồng chiêng ở chính trong không gian sống của người đồng bào. Lâm Đồng với lợi thế về khí hậu ôn hoà, quanh năm mát mẻ để xây dựng khu nghỉ dưỡng, tham quan du lịch, chiếm phần lớn du khách đến với Tây Nguyên. Hàng loạt lễ hội


đâm trâu được tổ chức tháng ba hàng năm ở Kbang, Chư Prông (Gia Lai), thành phố Kon Tum, buôn Đôn (Đắk Lắk), lễ hội đua voi phản ánh tinh thần thượng võ với tập quán thuần dưỡng voi rừng của người dân tộc thiểu số tại chỗ. Hệ thống di chỉ khảo cổ học dày đặc phân bổ khắp 5 tỉnh của Tây Nguyên, ghi dấu ấn sự tồn tại của người tiền sử từ thời đồ đá đến thời đại kim khí ở đây, tiêu biểu như di chỉ khảo cổ Biển Hồ, Lung Leng, Phù Mỹ… Tất cả tạo nên thế mạnh du lịch riêng có của Tây Nguyên, thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế, tạo một nguồn thu lớn trong tổng số doanh thu hằng năm của vùng.

Một số sản phẩm du lịch của Tây Nguyên đã từng bước tạo dựng được thương hiệu như Lễ hội hoa Đà Lạt, Liên hoan cồng chiêng quốc tế, Lễ hội cà phê, Du lịch bản Đôn. Du lịch đã góp phần làm thay đổi diện mạo Tây Nguyên, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo sự ổn định về chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng, làm giảm mạnh hộ nghèo với những phương thức linh hoạt. Thu nhập xã hội từ du lịch đạt cao gấp 3 lần doanh thu thuần túy. Doanh thu du lịch lữ hành theo giá hiện hành của Tây Nguyên năm 2016 là 105,5 tỷ đồng, đến năm 2019 là 141,2 tỷ đồng [phụ lục 2I].

Thực hiện tôn trọng phong tục tập quán, tranh thủ người có uy tín trong cộng đồng và cán bộ người dân tộc thiểu số có hiểu quả vào ổn định chính trị của Tây Nguyên.

Thực hiện tác phong tôn trọng tập quán của nhân dân, các giá trị văn hoá của người dân vào trong lãnh đạo, quản lý. Cấp uỷ đảng và chính quyền các tỉnh Tây Nguyên đã thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá XII [128] về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng” ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hoá trong nội bộ. Cấp uỷ các cấp ở Tây Nguyên đã có sự phân công nhiệm vụ cụ thể, đối với các đồng chí phụ trách từng mảng. Nhờ đó đã có thể trực tiếp chỉ đạo, đốc thúc, mang lại hiệu quả cao trong việc tiến hành học tập, làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Đáng nói nhất là xây dựng lối tư duy,


phong cách, tác phong công tác tôn trọng nhân dân, tôn trọng phong tục tập quán, các giá trị đạo đức, giá trị văn hoá của người dân nơi người lãnh đạo. Nhờ đó giữ gìn được các giá trị văn hoá truyền thống của người dân tộc thiểu số Tây Nguyên, phát huy giá trị đó trong công tác xây dựng sự ổn định chính trị của vùng.

Sự ổn định của tập tục, lối sống, sinh hoạt văn hoá của người dân tộc thiểu số được chú trọng quan tâm, như là một yêu cầu tất yếu của công cuộc xây dựng Đảng, ổn định bộ máy chính trị, hướng tới phát triển bền vững Tây Nguyên. Trên cơ sở Chỉ thị 05-CT/TW [3] chú trọng xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, về quyền làm chủ của nhân dân, về chăm lo xây dựng, phát triển kinh tế và văn hoá, nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Qua đó phát triển văn hoá, xây dựng hệ giá trị văn hoá chuẩn mực của con người Việt Nam trong thời kỳ mới. Chú ý xây dựng Đảng, chỉnh đốn Đảng, hướng tới xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ tài đức, phẩm chất, ngăn chặn sớm các biểu hiện tự chuyển biến, tự chuyển hoá, tham nhũng cửa quyền trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý. Các tỉnh Tây Nguyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến nội dung chỉ thị, biểu dương khích lệ các cá nhân tập thể tiêu biểu. Chủ trương tôn trọng nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống nhân dân về mọi mặt.

Để tranh thủ những người có uy tín trong cộng đồng vào củng cố chính quyền cơ sở, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 253/QĐ-TTg [122]. Mục tiêu của đề án là củng cố, kiện toàn chính quyền cơ sở vùng Tây Nguyên, từng bước xây dựng và hoàn thiện đội ngũ cán bộ chính quyền các cấp cơ sở vững mạnh. Vùng đã huy động hàng ngàn cán bộ tham gia công tác bám dân, bám địa bàn, phối kết hợp với các già làng, trưởng bản, những người có uy tín trong buôn làng, để nắm dân, nắm tình hình của địa phương ở vùng các dân tộc thiểu số. Tiến hành thực hiện chế độ hợp lý, cho đội ngũ cán bộ không chuyên trách ở các buôn làng như già làng, trưởng bản, để lực lượng này có thể chuyên tâm hơn cho công tác của mình. Bởi với đặc thù riêng có ở các vùng dân tộc thiểu số Tây Nguyên, người đồng bào đa số vẫn chịu ảnh hưởng


bởi luật tục và những người có tiếng nói trong buôn làng hơn là từ chính quyền. Từ đó có thể đề ra những chính sách quản lý hợp lý về công tác dân tộc, tôn giáo tại địa bàn.

Đồng thời tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số vào trong quản lý các vấn đề chính trị, xã hội của vùng. Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn và trình độ lý luận chính trị, để họ có thể đảm đương được các yêu cầu đặt ra của thực tiễn. Các tỉnh thực hiện quy hoạch trên 11.000 lượt cán bộ cơ sở, trong đó có 2.600 người dân tộc thiểu số. Có 37,6% đại biểu là người dân tộc thiểu số ở trong hội đồng nhân dân cấp xã, có 28,06% cán bộ trong biên chế là người dân tộc thiểu số ở bộ máy hành chính ở xã. Có 28,32% cán bộ người dân tộc thiểu số nắm vai trò chủ chốt ở các buôn bon [96]. Phối kết hợp với các cơ sở đào tạo, để nâng cao trình độ cho cán bộ là người dân tộc thiểu số, khuyến khích con em dân tộc thiểu số đi học ở các trường cao đẳng đại học, để có thể tạo tầng lớp kế cận bổ sung vào bộ máy chính quyền cơ sở. Những người này sẽ là chiếc cầu nối vững chắc nhất, để đưa những chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, đến với nhân dân bằng con đường ngắn nhất. Qua đó tránh được các âm mưu xuyên tạc, chống phá gây bất ổn chính trị của các thế lực thù địch.

Trên cơ sở các quy định của luật tục, chính quyền các cấp đã thực hiện chính sách đất ở cho đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên đảm bảo tôn trọng và đề cao quyền lợi của họ. Trước đây, hội đồng Già làng ở Tây Nguyên quản lý đất đai thông qua luật tục. Cộng đồng được quyền phát nương làm rẫy trong khu vực mà luật tục cho phép. Không được tự ý phát rẫy ở khu vực cấm, ở khu vực đang có người phát rẫy, khi có điều chỉnh nhân khẩu phải báo cho hội đồng già làng để có điều chỉnh về đất đai. Đất rẫy này các gia đình trong buôn có thể tự do chuyển nhượng cho nhau, trên cơ sở hai bên đồng thuận. Nhưng tuyệt đối không được bán, chuyển quyền sở hữu đất đó ra khỏi buôn làng. Nhờ đó, người Tây Nguyên giữ được đất rẫy trong sở hữu của buôn làng, cũng giữ được tập tục, tập quán sản xuất và văn hoá

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/01/2023