Hạn Chế Và Nguyên Nhân Phát Huy Giá Trị Văn Hoá Dân Tộc Thiểu Số Trong Phát Triển Bền Vững Tây Nguyên Hiện Nay


truyền thống của dân tộc mình. Quyết định số 132 [130] được thực hiện trên nguyên tắc đảm bảo công khai, minh bạch và công bằng, trên cơ sở tôn trọng phong tục tập quán của mỗi dân tộc. Quyết định đã yêu cầu trong vòng 10 năm, người dân được giao đất sản xuất theo quyết định này tuyệt đối không được sang nhượng, cầm cố dưới bất cứ hình thức nào. Đảm bảo phát triển sản xuất bền vững, giúp người đồng bào có thể ổn định đời sống lâu dài.

Từ sự phong phú về mặt tín ngưỡng và tính cố kết cộng đồng của người dân tộc thiểu số Tây Nguyên, Đảng ta đã có nhiều chính sách, pháp luật khai thác mặt tích cực và khắc phục các tiêu cực của vấn đề dân tộc, tôn giáo.

Trong Văn kiện Đại hội XII Đảng ta chủ trương “phát huy những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo”; “Quan tâm và tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến chương điều lệ của tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận, theo quy định của pháp luật, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước” [38, tr.165]. Cùng với chính sách di cư, từ 12 dân tộc thiểu số tại chỗ, Tây Nguyên trở thành địa bàn cư trú của 47 dân tộc anh em, từ một vùng có tín ngưỡng đa thần, nhiều tôn giáo đơn thần bắt đầu du nhập vào, hiện đang có 4 tôn giáo chính là Phật giáo, Công giáo, Tin Lành và Cao Đài, với hơn 1,9 triệu tín đồ, khoảng 3.500 chức sắc, chức việc và nhà tu hành, hơn 840 cơ sở thờ tự thực hành tôn giáo [141, tr. 353]. Đặc biệt là với đạo Tin Lành, không thể phủ nhận được tôn giáo này mang đến nhiều sinh hoạt tinh thần, hoạt động cộng đồng vui vẻ, tích cực. Thông qua tôn giáo, người đồng bào mở rộng giao tiếp ra khỏi cộng đồng buôn làng, có sự kết nối với các cộng đồng, dân tộc khác có cùng tôn giáo, giúp họ tự tin hơn trong giao tiếp xã hội. Nhờ tham gia tôn giáo mà họ biết làm ăn, biết sinh hoạt sạch sẽ, loại bỏ các yếu tố mê tín cực đoan ra khỏi cuộc sống của mình. Nhiều thói quen, tập quán xấu được lọc bỏ, dân trí người dân được nâng lên. Người dân chăm chú làm ăn hơn, cuộc sống vật chất, tinh thần của người dân đều được nâng lên so với trước.


Thực hiện triển khai có hiệu quả các hoạt động cộng đồng trong khuôn khổ nhà rông. Từ khi thực hiện chỉ thị số 21 [128], nhà rông được khôi phục, xây mới ở Tây Nguyên, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cộng đồng cho người đồng bào trong thời đại mới. Trong bối cảnh hiện nay, nhiều làng đã treo ảnh, tượng Bác Hồ, cờ Tổ quốc, Quốc hiệu trong nhà rông, để thể hiện lòng biết ơn, sự kính trọng với Bác và Đảng ta. Cũng ở đó các nội quy, hương ước của làng được treo lên, nhờ đó người dân dễ dàng được tiếp cận. Cùng với các sinh hoạt văn hoá, cộng đồng truyền thống, thì các buôn làng còn tổ chức các hoạt động mới tại nhà rông như: lễ chào cờ, lễ báo công, phát động các phong trào của đoàn thể, hội họp, quán triệt, phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước đến với người đồng bào. Dưới nhà rông, các hoạt động sinh hoạt cộng đồng được được kế tục, cũng ở đó lớp trẻ được trao truyền, kế thế những phong tục tập quán tốt đẹp của cha ông mình từ đời này sang đời khác. Từ tính cố kết cộng đồng, phát triển thành tinh thần đoàn kết đại dân tộc.

Tổ chức hoạt động khôi phục rừng tự nhiên, tăng diện tích che phủ của rừng ở Tây Nguyên theo những quy định của luật tục trong truyền thống.

Người Tây Nguyên khai thác rừng cả trăm năm, nhưng họ khai thác trong tâm thế giữ gìn. Hơn thế nữa, xuất phát từ tâm thức rừng, người Tây Nguyên tuyệt đối không đụng đến rừng cấm, rừng đầu nguồn, rừng thiêng và khu rừng mộ địa. Luật tục M’nông có quy định: Khu rừng đó là của tổ tiên, khu rừng đó là của ông bà, khu rừng đó là của con cháu, khu rừng đó là của chúng ta, rừng bị cháy ta phải giúp dập, rừng bị cháy mà không dập tắt, mọi người sẽ không còn rừng, mọi người sẽ không còn đất... Luật tục Ê-Đê có nhắc: Đất đai, sông suối, cái rừng là cái nong, cái nia, cái lưng của ông bà. Ông bà là người giữ cái hang, trông coi rừng, trông coi cây K’towng, cây Kdjar. Luật tục Gia Rai thì cho rằng: Đất đai tổ tiên để lại. Nếu bán đất cũng như bán ông bà. Luật tục nghiêm cấm tất cả các hành vi làm tổn hại đến rừng, cấm không được làm dơ bẩn nguồn nước sinh hoạt của buôn làng. Tất cả những ai vi


phạm điều cấm đều bị thần linh trừng phạt và buôn làng xử phạt rất nặng. Chính nhờ điều này mà người dân tộc thiểu số Tây Nguyên suốt quá trình cộng sinh lâu dài với rừng vẫn giữ được cho rừng một nguồn tài nguyên trù phú, không ngừng tái sinh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Nhận thấy những tác động tích cực, từ cách người dân tộc thiểu số tại chỗ ứng xử với rừng, đối với môi trường sống, Đảng, Nhà nước đã tập trung bảo vệ, trồng mới rừng ở Tây Nguyên. Năm 2019 tổng diện tích rừng của Tây Nguyên là hơn 2,55 triệu ha (tỉ lệ che phủ của rừng là 45,9%), tăng 2,5 nghìn ha so với năm 2018. Diện tích rừng trồng mới ở Tây Nguyên năm 2019 là 12,5 nghìn ha, tăng 4,8 nghìn ha so với năm 2014 [phụ lục 2a]. Gần đây, Đề án 297 [134], với mục tiêu ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng rừng biến mất, tiến hành khôi phục, phát triển rừng. Đến ngày 22/6/2019 tại Đắk Lắk, Ban Chỉ đạo Nhà nước về chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững, tổ chức Hội nghị tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, giải quyết khó khăn, đẩy mạnh phát triển lâm nghiệp vùng Tây Nguyên. Đây là những chính sách thiết thực, tác động trực tiếp đến việc khôi phục rừng ở Tây Nguyên. Khi rừng được khôi phục, cũng sẽ là yếu tố cốt lõi để giúp bảo vệ nguồn nước, ngăn chặn sạt lở, xói mòn, ngăn nước ngầm tụt sâu, ngăn biến đổi khí hậu đang diễn ra ở Tây Nguyên.

Thực hiện gìn giữ và phát huy tính cố kết cộng đồng vào xây dựng tinh thần yêu nước, chủ động tham gia đấu tranh với các âm mưu diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch.

Phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên hiện nay - 11

Trải qua lịch sử phát triển lâu dài, đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên phát huy tính cố kết cộng đồng của mình thành ý thức chính trị đại cộng đồng, thành tinh thần yêu nước, đại đoàn kết dân tộc, biến Tây Nguyên thành một cứ địa cách mạng quan trọng của cả nước. Ngày nay, trong thời kỳ hội nhập đầy biền động, dù có nhiều trở ngại nhưng nhìn chung đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên vẫn giữ vững niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng. Tiếp tục hun đúc, gìn giữ và phát huy tính cố kết cộng đồng, tinh thần yêu nước, tích cực


tham gia vào công cuộc đấu tranh nhằm đánh bại âm mưu diễn biến hoà bình, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc của địch.

Bên cạnh đó kịp thời ngăn chặn các âm mưu khôi phục và phát triển lực lượng của tổ chức phản động FULRO. Hơn thế nữa qua quá trình đấu tranh, lực lượng an ninh của ta đã thu phục được hàng ngàn thành viên của tổ chức Fulro quay đầu, về tham gia vào công tác xây dựng Tây Nguyên. Tiêu biểu như nguyên đệ nhất Phó Thủ tướng Fulro ông Nahria Ya Đuk, từng bị bắt trong chuyên án F101, sau đó trở thành Đại biểu quốc hội, Phó Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Lâm Đồng. Ông Ya Đuk tích cực tham gia vào công cuộc xây dựng Tây Nguyên, bảo vệ người đồng bào dân tộc thiểu số trước âm mưu diễn biến hoà bình của địch. Ở tuyến biên giới, luôn chứa đựng nguy cơ bất ổn, Tây Nguyên đã tiến hành hợp tác song phương, tranh thủ sự ủng hộ của lực lượng vũ trang và chính quyền nước bạn Lào và Campuchia. Thực hiện cắm mốc phân giới, ngăn chặn âm mưu xâm nhập, vượt biên, buôn người, tuồn hàng lậu qua biên giới. Tây Nguyên là địa bàn đóng quân của các đơn vị lực lượng vũ trang, biên phòng, các binh đoàn làm kinh tế, các đơn vị chủ lực của Bộ Quốc phòng, bộ Công an… Đảm bảo để thực hiện quốc phòng toàn dân, xây dựng thế trận an ninh nhân dân, phát huy tính cố kết cộng đồng, kịp thời ngăn chặn, xử lý các tình huống khẩn cấp. Tất cả những điều đó giúp đảm bảo an ninh quốc phòng cho Tây Nguyên, góp phần đảm bảo an ninh quốc gia cho cả nước.

* Nguyên nhân của ưu điểm

Thứ nhất, Đảng, Nhà nước đã quan tâm, đánh giá đúng tiềm năng của vùng kinh tế trọng điểm Tây Nguyên, về vai trò của văn hoá đối với phát triển, từ đó sát sao vấn đề bảo tồn, khôi phục và phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên. Từ đó, đề ra nhiều chủ trương, chính sách sát thực, giải quyết được vấn đề cấp bách đang đặt ra ở vùng về xây dựng văn hoá, kinh tế, chính trị và an ninh quốc phòng trong công cuộc phát triển bền vững ở vùng.


Khẳng định Tây Nguyên là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển bền vững, như là một vùng chung sống của nhiều dân tộc với nền văn hoá phong phú, đa dạng. Từ 12 dân tộc thiểu số tại chỗ, Tây Nguyên trở thành địa bàn chung sống của 47 dân tộc anh em trên cả nước, do quá trình di cư trên diện rộng trong thời gian dài từ khắp cả nước. Đến nay, làn sóng di cư vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, nên cơ cấu dân tộc, văn hoá ở vùng vẫn sẽ còn có nhiều biến động. Như vậy, có thể khẳng định Tây Nguyên là vùng có cơ cấu dân tộc phức tạp, có lịch sử phát triển và nguồn gốc hình thành không giống nhau, kéo theo đó là các phong tục, tập quán, lối sống, văn hoá khác nhau. Điều đó một mặt mang lại một diện mạo đa sắc màu về văn hoá cho Tây Nguyên, mặt khác cũng sẽ nảy sinh nhiều vấn đề trong quá trình chung sống về sự cọ xát, xung đột giữa các nền văn hoá với nhau.

Cũng là vùng giàu tài nguyên thiên nhiên, có nhiều thế mạnh để phát triển nền kinh tế nông lâm nghiệp như tài nguyên rừng, cây công nghiệp xuất khẩu, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc lớn, chế xuất nông lâm sản, du lịch; Đồng thời còn là vùng có tiềm năng lớn để phát triển các ngành năng lượng như thuỷ điện, điện mặt trời. Tây Nguyên được xem là hậu phương kiên cố, vững chãi của một dải miền Trung, với chức năng phòng hộ, cung cấp nước ngọt để đảm bảo cho sự phát triển lâu dài của miền Trung. Đối với khu vực tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia, Tây Nguyên là có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, có tác động rất lớn đến an ninh chính trị và sự phát triển của cả vùng. Trên cơ sở đó, Đảng, Nhà nước, đã đề ra những chủ trương chính sách để phát triển kinh tế, trên cơ sở bảo đảm quốc phòng an ninh và không xâm phạm đến văn hoá, môi trường sống của Tây Nguyên.

Thứ hai, các chủ thể quản lý thuộc chính quyền các cấp vùng Tây Nguyên, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước, Ban chỉ đạo Tây Nguyên trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách


của Nhà nước, các tỉnh Tây Nguyên đã đẩy mạnh triển khai thực hiện các Quyết định 168, 134, 135, 139, 154, 159,… của Thủ tướng Chính phủ, các chính sách dân tộc, tôn giáo. Nên về cơ bản các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng ở Tây Nguyên tương đối ổn định. Bên cạnh đó là tích cực vận động quần chúng tuân thủ theo chủ trương chính sách, ngăn chặn các tư tưởng xấu đang manh nha xâm nhập vào. Nên dù những năm qua, thế lực thù địch không ngừng kích động quần chúng ở vùng biên giới vượt biên, chống chính quyền, kiếm cớ để quốc tế can thiệp vào vấn đề nội bộ của Tây Nguyên. Nhưng nhờ công tác tuyên truyền, vận động, bám dân mà đồng bào đã nhận thức được âm mưu của địch, không bị lôi kéo, dụ dỗ, đảm bảo trật tự xã hội, an ninh chính trị cho toàn vùng.

Các tỉnh Tây Nguyên quan tâm bố trí, sử dụng cán bộ, củng cố hệ thống chính trị, bám dân ở những vùng xung yếu. Tranh thủ sử dụng cán bộ người dân tộc thiểu số, người kinh biết tiếng dân tộc tham gia vào công tác dân vận, tận dụng những người có tiếng nói trong cộng đồng. Tỉnh Gia Lai ra Nghị quyết phân công 47 sở, các ban ngành, mặt trận và đoàn thể tỉnh phụ trách các xã trọng điểm, phân công 429 phòng ban của huyện phụ trách buôn làng, vận động các doanh nghiệp trên địa bàn chung tay với các xã kém phát triển nhằm cải thiện cuộc sống. Trong quá trình thực hiện các chính sách, quan tâm giải quyết triệt để các đơn thư, khiếu nại của đồng bào, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến đất đai, tôn giáo, dân tộc, đền bù, giải phóng mặt bằng… nhằm tạo sự nhất trí, đồng thuận trong dân. Chủ động, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ, Đảng viên có sai phạm trong quá trình thực thi chính sách, vi phạm đạo đức lối sống.

Ngoài việc tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước với Tây Nguyên. Lãnh đạo các tỉnh còn chủ động tiến hành các chính sách giúp đỡ, hỗ trợ dành cho đồng bào, nguồn kinh phí được trích trực tiếp từ ngân sách của tỉnh. Tỉnh Kon Tum triển khai thực hiện hỗ trợ chi phí


ăn ở cho học sinh trường dân tộc nội trú, theo Quyết định số 112/2007 [133]. Đắk Nông thực hiện có hiệu quả Quyết định số 143 [136], để đảm bảo học phí cho học sinh sinh viên người dân tộc thiểu số. Ngoài ra Đắk Nông còn thông qua chính sách hỗ trợ kinh phí cho học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, cận nghèo của tỉnh, để nhóm đối tượng này có thể trang trải được việc học hành giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2021. Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk tiến hành chính sách tài trợ sách giáo khoa cho nhóm học sinh, sinh viên nghèo, hỗ trợ một phần kinh phí cho học sinh ở các trường bán trú, trường dân tộc nội trú, học sinh và giáo viên của các lớp dạy tiếng Êđê…

Thứ ba, nguyên nhân từ trình độ, năng lực chuyên môn của các chủ thể trong ngành văn hóa - du lịch vùng Tây Nguyên hiện nay. Gần đây, thông qua các chính sách đào tạo, thu hút nhân tài, đội ngũ nhân lực của các ngành văn hoá - du lịch tại Tây Nguyên được nâng cao rõ rệt. Nhờ đó, du lịch Tây Nguyên cũng khởi sắc hơn, do được đầu tư bài bản, công phu và có chiến lược hơn. Dễ thấy ngành văn hóa - du lịch đóng một vai trò rất quan trọng trong việc quảng bá các giá trị văn hóa dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Việc chú trọng phát triển ngành du lịch giúp đảm bảo một nguồn thu đáng kể cho ngân sách của vùng, giúp cho người đồng bào có thể có thêm thu nhập thông qua việc gìn giữ các giá trị văn hóa của dân tộc mình. Nhờ đó, người dân tộc thiểu số Tây Nguyên có thể đảm bảo cuộc sống của mình và gia đình, bằng chính các sản phẩm văn hoá mà mình đang có.

Thứ tư, nguyên nhân từ tác động của kinh tế thị trường và xu thế toàn cầu hóa. Nền kinh tế thị trường mang nhiều cơ hội để phát triển kinh tế, dần xoá nhoà sự chênh lệch mức sống của Tây Nguyên với các vùng miền khác trong cả nước. Giúp cho đời sống kinh tế của người đồng bào được cải thiện đáng kể, cùng với đó trình độ nhận thức của chủ thể văn hóa Tây Nguyên được nâng cao, có thể nắm bắt được vị trí và các xu thế vận động, phát triển của văn hoá dân tộc mình trong xu thế vận động của thời đại. Toàn cầu hoá kéo theo sự phổ biến của các phương tiện nghe nhìn hiện đại, theo đó người


dân tộc thiểu số, đặc biệt là giới trẻ được tiếp cận, sử dụng các phương tiện, công cụ, công nghệ hiện đại. Trình độ của giới trẻ nói riêng và cộng đồng dân cư dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung đang ngày càng được nâng cao. Nhờ đó có thể nhanh chóng nắm bắt được thông tin, các vấn đề đặt ra với chính dân tộc mình, không chỉ dừng lại trong phạm vi buôn làng như trước. Qua đó, họ được nhìn thấy được vai trò của văn hoá đối với phát triển nói chung, vai trò của giá trị văn hoá dân tộc thiểu số đối với phát triển bền vững Tây Nguyên nói riêng. Đây cũng là một kênh rất hữu hiệu, để các chính quyền các cấp thực hiện tuyên truyền chủ trương đường lối đến với các chủ thể quần chúng dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Người đồng bào sẽ nhìn thấy được những tác hại to lớn ở những vùng đánh mất văn hoá truyền thống trong quá trình phát triển. Bằng những tác động đó, bản thân họ đã phần nào ý thức được việc phải bảo tồn, gìn giữ những giá trị mang tính bản sắc của dân tộc mình. Đồng thời sẽ trân trọng hơn các giá trị của dân tộc mình, cẩn trọng hơn trong các hoạt động sống có xâm hại đến văn hoá truyền thống của cha ông. Từ đó có thể tự ý thức được vai trò của các giá trị văn hóa truyền thống trong công cuộc phát triển bền vững Tây Nguyên để ra sức gìn giữ, phát huy.

3.1.2. Hạn chế và nguyên nhân phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên hiện nay

* Hạn chế

- Về nhận thức của các chủ thể về phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên

Một số nơi, các chủ thể nhận thức về vai trò của giá trị văn hóa dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên chưa được sâu sắc, toàn diện

Một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân cho rằng việc thực hiện nhiệm vụ phát triển bền vững Tây Nguyên là trách nhiệm của lãnh đạo các cấp ở Tây Nguyên; nhận thức về vai trò của văn hóa dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên còn nhiều hạn chế, chưa sâu sắc và đầy đủ.

Xem tất cả 200 trang.

Ngày đăng: 15/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí