Pháp luật Việt Nam về tổ chức và quản lý công ty cổ phần - 11

công ty; kiểm tra thời hạn nhận tiền phát hành cổ phiếu; giám sát tính hợp lý của việc định giá các tài sản ròng của công ty; yêu cầu và nhận thông tin liên quan đến các bên liên quan và giao dịch với các bên liên quan; kiểm tra tìn hình tài chính của công ty; đặc biệt là về khả năng thanh toán và tính thanh khoản của tài sản, về khả năng thanh toán các khoản nợ.

3.2.4. Giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền cổ đông và cổ đông thiểu số

Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho nhóm cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần, chúng ta cần đưa ra những giải pháp phù hợp với tình hình tại Việt Nam, điển hình như một số giải pháp sau:

Thứ nhất, bổ sung thêm nội dung liên quan đến trách nhiệm của người quản lý. So với Luật Doanh nghiệp năm 2014, Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã bổ sung thêm khoản 2, Điều 165: Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này chịu trách nhiệm cá nhân hoặc liên đới đền bù lợi ích bị mất, trả lại lợi ích đã nhận và bồi thường toàn bộ thiệt hại cho công ty và bên thứ ba. Tuy nhiên, để thêm tính chặt chẽ trong chế độ chịu trách nhiệm của người quản lý công ty, chúng ta có thể bổ sung thêm quy định: Người quản lý doanh nghiệp phải cung cấp đầy đủ thông tin theo yêu cầu trong trường hợp cổ đông khởi kiện người quản lý doanh nghiệp.

Thứ hai, sửa đổi quy định về khởi kiện người quản lý. khoản 2, Điều 166, Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định: Chi phí khởi kiện trong trường hợp cổ đông, nhóm cổ đông khởi kiện nhân danh công ty sẽ tính vào chi phí của công ty, trừ trường hợp thành viên khởi kiện bị bác yêu cầu khởi kiện. Tuy nhiên, chúng ta nên xem xét sửa đổi quy định này, như sau: Trình tự, thủ tục khởi kiện thực hiện tương ứng theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Chi phí khởi kiện trong trường hợp cổ đông, nhóm cổ đông khởi kiện nhân danh công ty sẽ tính vào chi phí của công ty.

Thứ ba, tăng cường hiệu quả hoạt động kiểm soát nội bộ. Cần phải tăng cường việc xem xét yêu cầu công ty cổ phần, nhất là công ty đại chúng, cần phải công bố báo cáo của ban kiểm soát cùng với báo cáo tài chính. Bởi thông tin báo cáo của ban kiểm soát có tầm quan trọng không kém các báo cáo tài chính. Đồng thời, bên cạnh các

quy định pháp luật, thì điều lệ công ty, nội bộ công ty cần phải quy định chặt chẽ hơn trong việc tăng cường giáo dục chuyên môn cũng như đạo đức nghề nghiệp cho Kiểm soát viên để tăng thêm tính minh bạch, thể hiện được tính độc lập và chính xác trong vấn đề thực thi nhiệm vụ, báo cáo của ban kiểm soát.

Thứ tư, hoàn thiện các cơ chế pháp lý khác liên quan nhằm bảo vệ quyền của cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần. Bên cạnh việc hoàn thiện các chế định trong pháp luật về doanh nghiệp thì cần phải hoàn thiện các quy định khác và hoàn thiện tổ chức và hoạt động của cơ quan đăng ký kinh doanh.

Thứ năm, cần nâng cao vai trò và tiếng nói của các cổ đông thiểu số bằng cách bổ sung thêm điều khoản bảo đảm quyền lợi của nhóm cổ đông thiểu số. Việc bổ sung các căn cứ, điều khoản trong điều lệ của công ty sẽ góp phần thúc đẩy, góp phần tạo điều kiện để cổ đông thiểu số thể hiện tiếng nói và tạo cho sức mạnh tiếng nói thêm phần trọng lượng. Thông qua tiếng nói, họ không chỉ có thể bảo vệ mình mà còn có thể đưa ra những vấn đề vướng mắc của công ty, qua đó góp phần hạn chế những hành vi vi phạm của cổ đông lớn. Đồng thời, điều lệ công ty sẽ là những căn cứ, chứng cứ để bảo vệ họ trong những trường hợp cần thiết nhằm tránh tình trạng chèn ép, xâm phạm quyền lợi của nhóm cổ đong thiểu số trong công ty cổ phần.

Thứ sáu, về phía cổ đông thiểu số. Mỗi cổ đông thiểu số cần đẩy mạnh hơn nữa việc tự ý thức trong việc chủ động bảo vệ mình là điều vô cùng quan trọng như: các cổ đông thiểu số có thể thực hiện quyền cổ đông thông qua việc tham dự hội nghị cổ đông, phát biểu ý kiến tại cuộc họp; đồng thời cần nghiên cứu, tìm hiểu về quyền lợi và nghĩa vụ của mình trước khi tham gia vào công ty cổ phần, vấn đề này có thể tham khảo các chuyên gia hay thuê luật sư tư vấn nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của mình khi tham gia góp vốn vào công ty cổ phần. Quan trọng hơn hết là các cổ đông thiểu số cần liên kết lại để tự bảo vệ mình. Việc một cổ đông thiểu số nhỏ trong công ty nên vị trí và sức ảnh hưởng trong công ty cổ phần sẽ rất nhỏ, vì vậy, để bảo vệ các quyền cơ bản của mình trong quá trình tham gia góp vốn kinh doanh tại công ty cổ phần thì các cổ đông thiểu số nên liên kết, tập hợp với nhau để tạo thành nhóm cổ đông nhằm thực hiện các quyền mà pháp luật đã trao cho họ, thông qua đó ít nhiều sẽ thể hiện được tiếng nói của mình trong công ty. Do vậy, sẽ kết hợp với các quy định

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.

của pháp luật mới trong tương lai sẽ phát huy được đúng vai trò và đảm bảo được quyền lợi xứng đáng của mình trong công ty.

Qua những phân tích và đánh giá trên, theo quan điểm của tôi, vấn đề bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần là một vấn đề mới và quan trọng. Điều đó thể hiện sự cần thiết, sự quan tâm của pháp luật và xã hội trong việc bảo vệ, thúc đẩy và tiến tới bảo đảm quyền của họ, góp phần tạo ra một môi trường làm việc kinh doanh lành mạnh, phù hợp và phát triển bền vững. Đặc biệt, việc bảo đảm quyền của cổ đông thiểu số góp phần hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp tạo ra sự bình đẳng, tính có căn cứ trong môi trường của công ty cổ phần. Từ đó, cho thấy sự cần thiết và hoàn thiện của pháp luật Việt Nam trong vấn đề bảo vệ quyền lợi của các thành viên yếu thế, thiểu số trong các loại hình doanh nghiệp, trong đó có công ty cổ phần tại Việt Nam.

Pháp luật Việt Nam về tổ chức và quản lý công ty cổ phần - 11

3.2.5. Hoàn thiện giám sát các giao dịch có khả năng tư lợi và giao dịch với các bên liên quan

Bổ sung quy định về khái niệm giao dịch có khả năng tư lợi, người liên quan, LDN 2020 đã có quy định liệt kê người có liên quan. Do đó, tùy điều kiện cụ thể của từng CTCP, Điều lệ công ty có thể quy định bổ sung thêm danh mục những người có liên quan; qua đó, mở rộng thêm loại giao dịch không bình thường cần xem xét và giám sát không bình thường tương ứng của công ty.

Mặt khác, các giao dịch có khả năng tư lợi mới được liệt kê dưới dạng phân chia thẩm quyền quản lý của HĐQT, ĐHĐCĐ… chưa phù hợp với sự phát triển ngày càng phức tạp của nền kinh tế, và hoạt động của DN. Trên thực tế, việc xác định giao dịch giữa CTCP với người liên quan là rất khó khăn. Hơn nữa, trong nhiều trường hợp, không chỉ nhìn vào hình thức của giao dịch mà phải nhìn vào bản chất của giao dịch để xác định có yếu tố xung đột quyền lợi của công ty và những người quản lý công ty không. Một khi pháp LDN không kiểm soát được giao dịch này thì những người quản lý trong CTCP rất dễ lạm dụng để chiếm đoạt tài sản công ty, gây thiệt hại cho các cổ đông. Vì vậy, LDN 2020 cần quy định bổ sung cụ thể về vấn đề này.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Với tính chất là loại hình công ty có tính đại chúng nhất trong nền kinh tế thị trường, CTCP luôn giành được sự quan tâm đặc biệt của công chúng, của xã hội và các nhà lập pháp. Bởi vậy, CTCP luôn thuộc nhóm ưu tiên trong việc hoàn thiện thể chế và khung khổ pháp lý cho việc tổ chức và hoạt động. Qua nhiều lần được chỉnh sửa, bổ sung bởi sự thay thế của các Đạo luật về tổ chức kinh doanh (Luật Công ty 1990; LDN 1999; LDN 2005; LDN 2014, và đến nay là LDN 2020), các quy định pháp luật về tổ chức và quản lý CTCP đã tương đối hoàn thiện, tiếp cận được các yêu cầu của thông lệ tốt về QTCT trên thế giới song vẫn còn một số hạn chế nhất định cần được tiếp tục hoàn thiện. Trên cơ sở đối chiếu với mô hình chuẩn là kết quả nghiên cứu tại Chương 1 và việc phân tích, đánh giá thực trạng tại Chương 2, Chương 3 của Luận văn đã đề xuất các phương hướng và một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về tổ chức và quản lý CTCP theo LDN 2020 ở nước ta hiện nay.

KẾT LUẬN

Tổ chức và quản lý CTCP là một chế định quan trọng trong pháp luật về CTCP. Nó không chỉ liên quan trực tiếp đến các cổ đông sáng lập của công ty mà còn là vấn đề của các nhà đầu tư, chủ nợ, người cung ứng hàng hóa… Vì vậy, việc nghiên cứu về tổ chức và quản lý CTCP là hết sức cần thiết. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tổ chức và quản lý CTCP trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số kết luận sau:

Thứ nhất, ở Việt Nam do điều kiện lịch sử, xã hội tác động nên pháp luật CTCP nói chung và Tổ chức và quản lý CTCP nói riêng mới ra đời, tuy vậy nó đã thể hiện vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hoạt động CTCP ở ViệtNam.

Thứ hai, trong những năm gần đây, pháp luật về tổ chức và quản lý CTCP ở Việt Nam đã dần được hoàn thiện. Luật doanh nghiệp 2020 ra đời đã hạn chế được rất nhiều vấn đề bất cập của Luật doanh nghiệp 2014, tuy nhiên để phù hợp với sự phát triển đa dạng của CTCP, phù hợp với nhiều quan điểm pháp luật tiến bộ trên thế giới, Luật doanh nghiệp 2020 cần phải tiếp tục hoàn thiện hơn nữa, đồng bộ hóa các văn bản hướng dẫn thi hành và luật chuyên ngành để nâng cao hiệu quả áp dụng.

Thứ ba, từ việc phân tích, đánh giá những vấn đề pháp lý về tổ chức và quản lý CTCP ở Việt Nam trong tương quan so sánh với pháp luật một số nước trên thế giới, dựa trên những đòi hỏi tất yếu của nền kinh tế thị trường, định hướng của Đảng và Nhà nước cũng như nhu cầu chính đáng của các nhà đầu tư, tác giả đã đưa ra những giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về tổ chức và quản lý CTCP, đặc biệt đưa ra góp ý cụ thể nhằm sửa đổi, bổ sung Luật doanh nghiệp 2020 và ban hành các văn bản hướng dẫn hi hành phù hợp.

Nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn pháp luật, thực tiễn áp dụng pháp luật nhằm hiểu đúng, đầy đủ các quy định về tổ chức và quản lý CTCP là một việc làm cần thiết. Qua quá trình nghiên cứu đề tài này, tác giả hy vọng đóng góp một phần ý kiến vào việc hoàn thiện pháp luật về Tổ chức và quản lý CTCP ở Việt Nam, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty góp phần vào phát triển đất nước.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Alan B. Morrison, Những vấn đề cơ bản của luật pháp Mỹ, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội năm 2019.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Báo cáo đánh giá tình hình thi hành Luật DN, năm 2013.

3. Bộ Luật Dân sự 2015 luật số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015.

4. Tống Đức Mạnh, CTCP trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. Hà Nội năm 2019.

5. Nguyễn Ngọc Bích , Luật DN, vốn và quản lý trong CTCP, NXB Trẻ, Hồ Chí Minh năm 2013.

6. Phạm Ngọc Côn, 2017, Một số ý kiến nhằm hoàn thiện về việc quản lý doanh nghiệp sau cổ phần hóa, Tạp chí kinh tế và phát triển, số 3/2017 tr.39.

7. TS. Nguyễn Thị Dung và tập thể giảng viên bộ môn luật thương mại Đại Học Luật Hà Nội,Chuyên khảo Luật kinh , NXB Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội năm 2020.

8. Trần Lương Đức, Chế độ pháp lý về quản trị CTCP theo LDN, Luận văn thạc sỹ luật học, Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội. Hà Nội năm 2018.

9. Đạo luật Công ty, 2016. của Vương Quốc Anh.

10. PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Huệ - TS. Lê Thị Hương Lan Công ty cổ phần và thị trường chứng khoán, NXB Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội năm 2019.

11. Nguyễn Thị Lan Hương Một số so sánh về CTCP theo LCT Nhật Bản và Luật DN Việt Nam, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Hà Nội năm 2019.

12. Phan Huy Hồng, Tạo thuận lợi hơn cho việc thực hiện quyền cổ đông trong Luật Liên minh châu Âu và luật Đức - Kinh nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí khoa học pháp lý, tháng 3/2010.

13. Nguyễn Thị Ngọc, Luật DN bảo vệ cổ đông pháp luật và thực tiễn, NXB CHính trị quốc gia, Hà Nội năm 2017.

14. Bùi Xuân Hải, Một số vấn đề về mô hình quản trị công ty trên thế giới và Việt Nam, Hội thảo khoa học: Pháp luật về quản trị công ty - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Hà Nội năm 2011.

15. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Nhìn nhận của xã hội với thị trường và kinh doanh, NXB Thống kê, Hà Nội năm 2018.

16. Hoàng Thế Liên, Luật DN – Những điểm mới và một số vấn đề đặt ra trong cơ chế thi hành, , NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội năm 2018.

17. Luật doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020.

18. Lưu Tiến Ngọc, Pháp luật về quản lý nội bộ trong CTCP ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội. Hà Nội năm 2015.

19. Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13 tháng 6 năm 2019.

20. Luật chứng khoán số 54/2014/QH14 ngày 26 tháng 11 năm 2019.

21. Luật Thi hành án hình sự 2019 Luật số: 41/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019.

22. Luật Phá sản 2014 Số: 51/2014/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2014

23. Luật An toàn thông tin mạng ngày 19 tháng 11 năm 2015

24. Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2021.

25. Ngô Minh Quý, Nghiên cứu so sánh quản lý CTCP theo pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Luận án tiến sĩ luật học, Hà Nội năm 2014.

26. Quách Thúy Quỳnh, Quyền của cổ đông thiểu số theo pháp luật Việt Nam, Tạp chí Luật học, tháng 4/2010.

27. Nguyễn Văn Quang, Văn hóa pháp luật Nhật Bản - Sự kết hợp truyền thống và hiện đại, Tạp chí Luật học, số 8/2014

28. Mai Thận Thực, 2011, Luận về sự vận hành của cơ cấu quản lý công ty hiện đại, NXB Pháp chế Trung Quốc

29. Bạch Thị Lệ Thoa, Một số khía cạnh pháp lý về CTCP dưới góc độ so sánh giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật cộng hoà Pháp, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội năm 2017.

30. Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16 tháng 03 năm 2021.

31. Quyết định số 15/2007/QĐ-BTC ngày 19 tháng 03 năm 2007.

Tiếng Anh

32. Dan Cimpoeru, The Management of the Joint Stock Companies Manager Journal,

Faculty of Business and Administration, University of Bucharest, 2013.

33. Pursuant to the Turkish Commercial Code Duties, Powers, and Obligations of the Board of Directors and Managers, 2015.

34. Angephut, Mento The creation of joint stock companies MSc diss., University of Economics and Business, 2017.

35. Hisdent J. Caton, Organization and management of joint stock companies in the context of integration University of Economics American, 2017.

36. Elizabeth, Business Law and the Legal Environment, Standard Edition 9th Edition, 2018.

37. Juergen W. Simon – Đại học Tổng hợp Lüneburg, CHLB, Bảo đảm tính thống nhất pháp luật tại CHLB Đức, tr.2, chuyên đề Hội thảo Khoa học về Bảo đảm tính thống nhất của Hệ thống pháp luật. Bộ Tư pháp và Dự án VIE/02/015. Hà Nội, 31/08 – 01/09 năm 2016.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/06/2023