Pháp luật Việt Nam về hợp đồng cho vay trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng - 23


Phụ lục 3

TÓM LƯỢC MỘT VÀI VỤ ÁN TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG CHO VAY ĐIỂN HÌNH‌


A/ Mục đích, ý nghĩa

Nắm rõ, toàn diện hơn các tình huống, vụ việc tranh chấp được tác giả đề cập, trích dẫn trong luận án. Thông qua các bản án, quyết định đã được xét xử có hiệu lực pháp luật tác giả minh chứng, giải quyết những vấn đề pháp lý được luận án đặt ra.

B/ Phương pháp nghiên cứu

Do số lượng bản án, quyết định tài phán được trích dẫn trong luận án khá nhiều, tác giả chỉ chọn lọc một vài bản án, quyết định điển hình thể hiện rõ nét những tình huống, quan điểm xét xử, phương thức áp dụng pháp luật đã được giải quyết.

Các vụ án được trích dẫn tóm lược nội dung khởi kiện; quá trình xét xử của tòa án cấp dưới có nhận định, đánh giá để đảm bảo cho các yêu cầu, nội dung cần trích dẫn, giải quyết được những vấn đề đặt ra của từng đề mục được nêu trong luận án.

Các bản án, quyết định không phân biệt địa phương nơi giải quyết tranh chấp, hầu hết những tài liệu này thể hiện đầy đủ nội dung quá trình giải quyết. Việc đánh giá tính đúng đắn hay bản chất pháp lý của từng vấn đề không chỉ dựa vào kết quả tài phán mà còn dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm việc vận dụng các quan điểm khoa học, pháp luật được áp dụng, kể cả sự phân tích, đánh giá, quan điểm riêng của tác giả.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

C/ Vụ án, quyết định của các cấp Tòa án điển hình

Vụ án thứ 1:Bản án số 1413/2010/DS-PT ngày 14/12/2010 của Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh về việc “Tranh chấp hợp đồng vay tài sản” giữa Ngân hàng thương mại cổ phần AC với bà Bùi Thị Mỹ H và ông Nguyễn Anh T

Pháp luật Việt Nam về hợp đồng cho vay trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng - 23

Tóm tắt nội dung vụ án:

Nguyên đơn – Ngân hàng AC ủy quyền cho ông Lê Xuân M đại diện trình bày: Ngày 14/5/2005, Ngân hàng AC và bị đơn là ông Nguyễn Anh T và bà Bùi Thị Mỹ H có ký Hợp đồng tín dụng số SGD.CN. 01140505 với nội dung: Ngân hàng AC cho ông T, bà H vay số tiền 05 tỷ đồng, thời hạn vay là 120 tháng (từ ngày 14/5/2005 đến ngày 14/5/2015), phương thức trả lãi hàng tháng, trả vốn hàng quý; mục đích vay là thanh toán tiền mua nhà số 238 Trần Hưng Đạo, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, TP. Hồ Chí Minh. Lãi suất vay: 12 tháng đầu tiên sau thời gian ân hạn: 1,07%/tháng; Thời gian còn lại, lãi suất cho vay được xác định lại 12 tháng một lần (sau đây gọi là “kỳ xác định lãi suất”) và được tính theo công thức: lãi suất = TGTK 13 tháng của Ngân hàng AC (loại lãi cuối kỳ) + 0,4%/tháng…

Tài sản bảo đảm là bất động sản số 2/28 Cao Thắng, phường 5, quận 3, TP. Hồ Chí Minh thuộc quyền sở hữu của ông T, bà H.


Trong quá trình vay, từ ngày 30/6/2005 đến ngày 31/7/2008, ông T, bà H đã trả được số tiền vốn 2.547.000.000 đồng, lãi trong hạn 1.644.714.478 đồng, phạt

2.134.041 đồng. Tổng cộng là 4.193.848.519 đồng.

Do ông T, bà H vi phạm nghĩa vụ trả nợ nên Ngân hàng AC đã có thông báo thu hồi nợ trước hạn ngày 01/10/2008. Ngày 31/10/2008, ngân hàng đã chuyển toàn bộ số nợ vay còn thiếu sang nợ quá hạn.

Tính đến ngày 01/9/2010, ông T, bà H còn nợ ngân hàng các khoản sau: vốn: 2.453.000.000 đồng; lãi trong hạn: 133.075.250 đồng; lãi phạt: 3.647.299 đồng; lãi quá hạn: 1.438.071.250 đồng. Tổng cộng là: 4.027.793.799 đồng.

Nay Ngân hàng AC khởi kiện yêu cầu ông T, bà H có trách nhiệm thanh toán ngay sau khi bản án có hiệu lực pháp luật số vốn còn thiếu và tiền lãi phát sinh trên dư nợ gốc theo lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn do các bên thỏa thuận trong HĐTD từ ngày 01/9/2010 đến khi trả hết nợ. Trả nợ theo thứ tự: Lãi quáhạn, lãi phạt, lãi trong hạn, vốn, nếu bị đơn không thực hiện đề nghị phát mãi tài sản bảo đảm.

- Bị đơn bà Bùi Thị Mỹ H trình bày: Bà thừa nhận bà và ông T có quan hệ tín dụng với Ngân hàng AC. Tính đến ngày 25/8/2010 bà và ông T còn nợ 4.027.793.799 đồng. Do không có khả năng trả lãi và vốn một lần nên đề nghị nguyên đơn cho phát mãi căn nhà số 2/28 Cao Thắng, phường 5, quận 3, TP. Hồ Chí Minh đã thế chấp để cấn trừ nợ.

- Đồng bị đơn ông T ủy quyền cho ông Lý Gia Đ trình bày: Ngày 14/5/2005 ông T và bà H có vay của Ngân hàng AC số tiền 05 tỷ đồng để trả tiền mua nhà 238 Trần Hưng Đạo, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, TP. Hồ Chí Minh. Trên thực tế từ lúc mua căn nhà cho đến nay việc khai thác, sử dụng, thu huê lợi kinh doanh tài sản trên đều do bà H quản lý nên việc thanh toán nợ cho nguyên đơn phải là nghĩa vụ của bà H. Đề nghị nguyên đơn cho bị đơn tiếp tục thực hiện Hợp đồng tín dụng số SGD.CN. 01140505 ngày 14/5/2005, đề nghị phía bị đơn là bà H chuyển giao Căn nhà số 238 Trần Hưng Đạo, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, TP. Hồ Chí Minh cho ông T khai thác, sử dụng để ông có nguồn tiền trả nợ gốc và lãi cho nguyên đơn theo đúng phương án vay mà hai bên đã ký. Ông T sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trả nợ cho nguyên đơn.

Tại bản án dân sự sơ thẩm số 56/2010/DSST ngày 01/9/2010, Tòa án nhân dân quận 1 đã quyết định:

1/ Chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn:

Buộc ông T và bà H phải trả cho Ngân hàng AC nợ vốn 2.453.000.000 đồng; lãi trong hạn: 133.075.250 đồng; lãi phạt: 3.647.299 đồng; lãi quá hạn tính đến ngày 01/9/2010: 1.438.071.250 đồng.

Kể từ ngày 02/9/2010, tiền lãi tiếp tục phát sinh tính trên số nợ vốn chưa hoàn trả theo mức lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn, cho đến khi thi hành án xong…


Ngày 14/9/2010, ông T kháng cáo với lý do: Bản án sơ thẩm đã xét xử chưa toàn diện mọi vấn đề, nhất là phương án vay nợ do các bên đã thỏa thuận, không xem xét đề nghị hòa giải của bị đơn cũng như không ghi nhận ý kiến của các bên một cách khách quan; cách tính lãi của ngân hàng cao hơn quy định của pháp luật; buộc phát mãi tài sản của ông là vô lý vì ông có khả năng trả nợ. Vì vậy, ông đề nghị cấp phúc thẩm giải quyết: buộc bà H là đồng bị đơn phải giao lại tài sản 238 Trần Hưng Đạo, quận 1 cho ông được phép khai thác, sử dụng để trả nợ phía ngân hàng đúng phương án vay tiền đã ký kết giữa các bên và đề nghị xem xét lại phần lãi suất tính quá cao.

Nhận định của tòa án cấp phúc thẩm:

Về nội dung: … Phía bị đơn và ông T kháng cáo cho rằng lãi suất của ngân hàng cao hơn quy định của NHNN và phạt tín dụng đối với thời hạn chậm trả. Tại phiên tòa phúc thẩm, người đại diện của ông T xuất trình bảng kê lãi suất cơ bản, thông báo phát mãi nhà 128 Trần Hưng Đạo để chứng minh khả năng trả nợ của ông

T. Hội đồng xét xử xét thấy: Căn cứ vào Điều 4 của HĐTD nêu trên, bên vay là ông T và bà H có ký tên vào phía dưới của các trang HĐTD chứng tỏ đã có đọc và đồng ý ký tên. Tại phiên tòa phúc thẩm, đại diện cho nguyên đơn trình bày lãi suất quá hạn, tiền phạt chậm trả do Ngân hàng AC áp dụng dựa trên quy định của Thống đốc Ngân hàng nhà nước tại Quyết định số 127/NHNN ngày 03/2/2005.

Xét hồ sơ vụ án và các tài liệu đã thu thập thể hiện các đương sự là ông T, bà H đã thỏa thuận ký HĐTD với ngân hàng. Trong quá trình thực hiện, bên vay đã không trả lãi đúng hạn nên Ngân hàng AC căn cứ vào HĐTD đã ký kết giữa hai bên để tính nợ vốn, lãi trong hạn, lãi quá hạn và lãi phạt và yêu cầu ông T, bà H trả là có căn cứ.

Đây là quan hệ tín dụng giữa một bên là cá nhân và một bên là TCTD, khôngphải là quan hệ giữa cá nhân với cá nhân nên không thể lấy lãi suất trần cơ bản để điềuchỉnh. Do đó, Hội đồng xét xử không chấp nhận các tài liệu chứng minh của người đại diện của ông T xuất trình, nên yêu cầu kháng cáo của ông T về việc đề nghị xem xét lại lãi suất không được chấp nhận…

QUYẾT ĐỊNH:

Không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của đồng bị đơn – ông Nguyễn Anh T. Giữ nguyên bản án sơ thẩm….

Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7 và 9 Luật Thi hành án dân sự. Thời hiệu thi hành án thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật.


Vụ án thứ 2: Quyết định Giám đốc thẩm số 14/2015/KDTM ngày 21/5/2015, Tòa án nhân dân tối cao về việc “Tranh chấp hợp đồng tín dụng” giữa Ngân hàng thương mại cổ phần ĐA (nguyên đơn) và ông Nguyễn Vũ A (bị đơn)195

Tóm tắt nội dung vụ án:

Theo Đơn khởi kiện đề ngày 17/11/2010 của nguyên đơn là Ngân hàng thương mại cổ phần ĐA và các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án cho thấy: Ngân hàng thương mại cổ phần ĐA - Phòng giao dịch Thạnh Phú (sau đây gọi tắt là Ngân hàng ĐA) cho ông Nguyễn Vũ A và bà Đinh Thị Thu Th vay 450.000.000 đồng theo Hợp đồng tín dụng số TD08/0031/ThP ngày 29/01/2008 để mua xe tải; thời hạn vay là 60 tháng, kể từ ngày 29/01/2008 đến ngày 29/01/2013; lãi suất cho vay cố định là 1,22%/tháng; hoặc lãi suất được điều chỉnh hàng năm bắt đầu vào ngày 01/01/2009 theo phương thức: bằng lãi suất tiết kiệm 12 tháng bậc cao nhất của Ngân hàng ĐA + 0,45%/tháng; lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn; phí trả lãi chậm là 0,5%/ngày; phương thức trả nợ: Trả dần gốc 15.000.000 đồng/3 tháng, trả lãi hàng tháng đều vào ngày 29 hàng tháng...

Tài sản bảo đảm cho khoản vay này bao gồm: i) Quyền sử dụng 81m2 đất thuộc thửa đất số 94-4 Tờ bản đồ số 9A và tài sản gắn liền với đất (nhà có diện tích 64m2) tại số 99/10 - KP 1 đường HT 35-P. Hiệp Thành, quận 12, TP. Hồ Chí Minh của ông Nguyễn Vũ T theo Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của người thứ ba số ThP07/0259/HĐBĐ ngày 27/9/2007. Tài sản này bảo đảm cho số tiền vay là 200.000.000 đồng/450.000.000 đồng và đã được đăng ký giao dịch bảo đảm ngày 04/10/2007; ii) Quyền sử dụng 57,6m2 đất thuộc thửa đất số 181, Tờ bản đồ số 9 và tài sản gắn liền với đất (nhà có diện tích 51,5m2) tại khu phố 2 phường Tam Hòa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai của ông Lê Quốc D và bà Lê Thị Lan A theo Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của người thứ ba số ThP08/020/HĐBĐ ngày 21/01/2008. Tài sản này có giá trị 280.000.000 đồng. Trong hợp đồng không ghi bảo đảm cho khoản vay là bao nhiêu mà chỉ ghi là “Nghĩa vụ được bảo đảm thực hiện theo quy định tại các HĐTD, hợp đồng bảo lãnh Ngân hàng ký kết giữa bên vay vốn và bên nhận thế chấp”. Hợp đồng thế chấp này được Ủy ban nhân dân phường Tam Hòa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai chứng nhận ngày 24/01/2008 và đăng ký giao dịch bảo đảm tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai ngày 25/01/2008.

Tại Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 21/2011/KDTM-ST ngày 23/5/2011, Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai quyết định (tóm tắt):

- Buộc ông Nguyễn Vũ A và bà Đinh Thị Thu Th trả cho Ngân hàng ĐA tổng số tiền 110.224.339 đồng. Trong đó: Tiền nợ gốc là 90.000.000 đồng, tiền nợ lãi là


195 Xem toàn văn quyết định tại: http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/545500/3377352


20.224.339 đồng. ông Nguyễn Vũ A và bà Đinh Thị Thu Th phải chịu lãi suất phát sinh theo HĐTD mà hai bên đã ký từ ngày 24/5/2011 đến khi thi hành án xong.

- Tài sản là nhà và đất số 22/61E, phường Tam Hòa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai tọa lạc tại thửa 181, tờ bản đồ số 09 được Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai cấp Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất ở và Quyền sở hữu nhà ở số AH 884613 ngàỵ 14/3/2007 cho ông Lê Quốc D và bà Lê Thị Lan A, được đảm bảo thi hành án…

Ngày 03/6/2011, ông Lê Quốc D và bà Lê Thị Lan A có đơn kháng cáo.

Tại Bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 147/2011/KDTM-PT ngày 13/9/2011, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao TP. Hồ Chí Minh đã quyết định (tóm tắt):

Chấp nhận kháng cáo của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, sửa bản án sơ thẩm, xử: Buộc ông Nguyễn Vũ A và bà Đinh Thị Thu Th phải trả cho Ngân hàng ĐA tổng số tiền còn nợ là 110.224.339 đồng; trong đó, nợ gốc là 90.000.000 đồng, nợ lãi là 20.224.339 đồng; ông Nguyễn Vũ A và bà Đinh Thị Thu Th còn phải chịu lãi suất phát sinh theo HĐTD nêu trên mà hai bên đã ký từ ngày 24/5/2011 cho đến khi thi hành án xong.

Tuyên bố vô hiệu hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của người thứ ba giữa Ngân hàng ĐA - Phòng giao dịch Thạnh Phú với bên vay vốn là ông Nguyễn Vũ A, bà Đinh Thị Thu Th và bên thế chấp tài sản là ông Lê Quốc D, bà Lê Thị Lan A vì có nội dung trái pháp luật theo Hợp đồng thế chấp tài sản Thp08/020/HĐBĐ ngày 21/01/2008; Buộc Ngân hàng ĐA - Phòng giao dịch Thạnh Phú phải trả lại toàn bộ giấy tờ bản chính quyền sử dụng đất và nhà ở gắn liền với đất theo Hợp đồng thế chấp nêu trên cho ông Lê Quốc D và bà Lê Thị Lan A ngay sau khi bản án có hiệu lực pháp luật….

Sau khi xét xử phúc thẩm, Ngân hàng ĐA, ông Nguyễn Vũ A và bà Đinh Thị Thu Th có đơn đề nghị xét lại bản án phúc thẩm nêu trên theo thủ tục giám đốc thẩm.

Tại Kháng nghị Giám đốc thẩm số 57/2014/KN-KDTM ngày 12/9/2014, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử theo thủ tục Giám đốc thẩm theo hướng hủy Bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 147/2011/KDTM-PT ngày 13/9/2011 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại TP. Hồ Chí Minh; giao hồ sơ vụ án cho Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại TP. Hồ Chí Minh xét xử phúc thẩm lại theo quy định của pháp luật.

Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tối cao nhất trí và đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao chấp nhận kháng nghị giám đốc thẩm của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Nhận định:


… Việc Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm buộc ông A, bà Th phải thanh toán cho Ngân hàng ĐA 90.000.000 đồng nợ gốc là có căn cứ, đúng pháp luật.

Riêng về khoản tiền lãi của số tiền nợ gốc 90.000.000 đồng: Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận theo yêu cầu của Ngân hàng ĐA buộc ông A, bà Th phải thanh toán số tiền 20.224.339 đồng là chưa đủ căn cứ vững chắc…

Về việc xử lý tài sản thế chấp của ông T và của ông D, bà Lan A:

Trong quá trình thực hiện HĐTD, ông Nguyễn Vũ A và bà Đinh Thị Thu Th đã thanh toán được 360.000.000 đồng trong tổng số 450.000.000 đồng nợ gốc cùng tiền lãi phát sinh của 360.000.000 đồng này và theo yêu cầu của ông A, bà Th, Ngân hàng ĐA đã giải chấp tài sản thế chấp của ông Nguyễn Vũ T. Tài sản của ông T (trị giá 254.000.000 đồng) được dùng để bảo đảm cho ông A, bà Th vay 200.000.000 đồng.

Quá trình giải quyết tranh chấp trước khi Ngân hàng ĐA khởi kiện ra Tòa án, ông D, bà Lan A thừa nhận đã sử dụng 90.000.000 đồng/450.000.000 đồng tiền vay nói trên và cam kết trả nợ. Tài sản của ông D, bà Lan A trị giá 280.000.000 đồng; trong hợp đồng thế chấp không ghi phạm vi bảo lãnh cụ thể là bao nhiêu mà chỉ ghi “Nghĩa vụ được bảo đảm theo HĐTD...”. Vì vậy, theo quy định tại khoản 1 Điều 319 BLDS năm 2005, ông D và bà Lan A phải chịu trách nhiệm của người bảo lãnh đối với số tiền mà ông D, bà Lan A thừa nhận đã sử dụng là 90.000.000 đồng gốc và tiền lãi phát sinh của số tiền này.

Với các lý do trên đây thì việc Ngân hàng ĐA chấp nhận yêu cầu của ông Nguyễn Vũ A, bà Đinh Thị Thu Th và ông Nguyễn Vũ T giải chấp tài sản thế chấp của ông T là không trái quy định tại các Điều 319, 347 BLDS năm 2005 và tinh thần hướng dẫn tại khoản 5 Mục III Thông tư số 07/2003/TT-NHNN ngày 19/5/2003 về việc hướng dẫn thực hiện một số quy định về bảo đảm của TCTD (“Trong thời hạn bảo đảm, các bên có thế thỏa thuận rút bớt,... tài sản bảo đảm... Trường hợp khách hàng vay đã thực hiện được một phần nghĩa vụ trả nợ có bảo đảm bằng tài sản, nếu có yêu cầu thì TCTD có thể cho rút bớt tài sản bảo đảm tương ứng với phần nghĩa vụ đã thực hiện và việc rút bớt tài sản bảo đảm không làm ảnh hưởng đến nghĩa vụ bảo đảm bằng tài sản còn lại và việc xử lý tài sản bảo đảm sau này’’). Việc rút bớt tài sản bảo đảm của ông T không làm ảnh hưởng đến nghĩa vụ bảo đảm bằng tài sản của ông D và bà Lan A.

Tòa án cấp phúc thẩm xác định Hợp đồng thế chấp tài sản ký giữa ông Lê QuốcD, bà Lê Thị Lan A với Ngân hàng ĐA bị vô hiệu với lý do không quy định rõ phạmvi giới hạn của việc bảo lãnh và xác định Ngân hàng ĐA cho ông Nguyễn Vũ A rút tàisản thế chấp không đúng quy định tại Thông tư 07/2003/TT-NHNN ngày 19/5/2003.

Tòa án cấp phúc thẩm áp dụng các Điều 471 (quy định về Hợp đồng vay tàisản), 474 (quy định về Nghĩa vụ trả nợ của bên vay), 478 (quy định về Thực hiện hợpđồng vay có kỳ hạn); khoản 2, Điều 305 (quy định về Trách nhiệm dân sự do chậm


thực hiện nghĩa vụ dân sự) BLDS năm 2005; Điều 54 Luật các TCTD (quy định vềNghĩa vụ của cổ đông phổ thông) để giải quyết vụ án là không chính xác

Bởi các lẽ trên, căn cứ vào khoản 3, Điều 291, khoản 3, Điều 297 và Điều 299 của BLTTDS (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2011),

QUYẾT ĐỊNH:

1. Hủy Bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 147/2011/KDTM-PT ngày 13/9/2011 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại TP. Hồ Chí Minh xét xử vụ án kinh doanh, thương mại tranh chấp HĐTD giữa nguyên đơn là Ngân hàng thương mại cổ phần ĐA với bị đơn là ông Nguyễn Vũ A, bà Đinh Thị Thu Th và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là ông Lê Quốc D và bà Lê Thị Lan A;

2. Giao hồ sơ vụ án cho Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại TP. Hồ Chí Minh xét xử phúc thẩm lại theo quy định của pháp luật.

------------------------------


Vụ án thứ 3: Quyết định Giám đốc thẩm số 13/2015/KDTM-GĐT ngày 21/5/2015 Tòa án nhân dân tối cao về việc “Tranh chấp về hợp đồng tín dụng” giữa Công ty trách nhiệm hữu hạn Xuất nhập khẩu HP (nguyên đơn) và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn VN (bị đơn)196

Tóm tắt nội dung vụ án:

Theo Đơn khởi kiện đề ngày 18/6/2009 của nguyên đơn và các tài liệu, chứng cứ khác có trong hồ sơ vụ án, thì thấy: Công ty trách nhiệm hữu hạn Xuất nhập khẩu HP (sau đây viết tắt là Công ty HP) vay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn VN - Chi nhánh Thanh Xuân (sau đây viết tắt là Ngân hàng) 13.285.563.000 đồng và 224.100 USD theo các HĐTD ngắn hạn số 1505 LAV-200800316 ngày 13/6/2008, số 200800144 ngày 18/3/2008, số 1505 LAV-200800182 ngày 03/4/2008

và số 1505 LAV 200800239 ngày 09/5/2008. Tài sản bảo đảm cho các khoản vay của Công ty HP tại Ngân hàng, gồm:

i) Tài sản của Công ty HP: Lô xe đầu kéo 33 chiếc theo Hợp đồng thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay số 01/06-08 ngày 13/6/2008 trị giá 1.056.000 USD và 3.500.000.000 đồng tiền gửi của Công ty HP tại Ngân hàng theo Hợp đồng gửi tiền ngày 12/6/2008; ii) Tài sản của ông Huỳnh Văn Th: Các sổ tiết kiệm có mã số PL 140522 trị giá 1.000.493.151 đồng, mã số PL 140521 trị giá 500.246.575 đồng, mã số PL 140520 trị giá 400.197.260 đồng (có tổng giá trị 1.900.936.986 đồng), phạm vi bảo lãnh 1.800.000.000 đồng theo Hợp đồng bảo lãnh cầm cố giấy tờ có giá số 01/HĐCC ngày 18/3/2008; iii) Tài sản của bà Trần Thị Th: Các sổ tiết kiệm có mã số AA572448 trị giá 1.000.000.000 đồng và mã số AA572449 trị giá 1.000.000.000 đồng (có tổng


196 Xem toàn văn quyết định tại: http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/545500/3377352


giá trị 2.000.000.000 đồng), phạm vi bảo lãnh 1.800.000.000 đồng theo Hợp đồng bảo lãnh cầm cố giấy tờ có giá số 02/HĐCC ngày 20/3/2008; Các sổ tiết kiệm có mã số AA472809 trị giá 1.000.000.000 đồng và mã số AA472808 trị giá 1.000.000.000 đồng (có tổng giá trị 2.000.000.000 đồng), phạm vi bảo lãnh 1.900.000.000 đồng theo Hợp đồng bảo lãnh cầm cố giấy tờ có giá số 03/HĐCC ngày 28/3/2008; Sổ tiết kiệm có mã số AA563649 trị giá 3.000.000.000 đồng phạm vi bảo lãnh 3.000.000.000 đồng theo Hợp đồng bảo lãnh cầm cố giấy tờ có giá số 04/HĐCC ngày 02/4/2008. Tổng giá trị tài sản bảo đảm là 1.056.000 USD và 12.400.936.986 đồng.

Quá trình thực hiện hợp đồng, tính đến ngày 12/12/2008, Công ty HP thanh toán được 3.510.000.000 đồng tiền nợ gốc và 893.605.641 đồng tiền lãi trong hạn... Như vậy, số tiền Công ty HP còn nợ Ngân hàng (cả gốc và lãi) tính đến ngày 15/3/2011 là 13.961.808.232 đồng và 288.835,59 USD tương đương 5.971.098.152

đồng (áp dụng tỷ giá 01 USD = 20.673 đồng), tổng cộng là 19.932.906.384 đồng...

Ngày 20/4/2009, Công ty HP ký Hợp đồng mua bán số 02/HĐKT/HP- PĐL với Công ty Phúc Đại Lợi để bán xe ô tô còn lại. Công ty Phúc Đại Lợi đề nghị Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn bảo lãnh nghĩa vụ thanh toán của Công ty Phúc Đại Lợi đối với Công ty HP nên ngày 08/6/2009, được Ngân hàng phát hành Thư bảo lãnh thanh toán số 178/SCB.HN.09 cho Công ty HP đồng ý thanh toán số tiền mua xe của Công ty Phúc Đại Lợi. Căn cứ thư bảo lãnh nêu trên, Công ty HP đề nghị Ngân hàng giải chấp số xe ô tô trên để bán cho Công ty Phúc Đại Lợi nhưng Ngân hàng không đồng ý đối với thư bảo lãnh vì Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn chỉ đồng ý thanh toán sau khi nhận Biên bản kiểm tra chất lượng, Biên bản bàn giao 22 xe đầu kéo và quản lý các xe này kèm theo các giấy tờ liên quan, đồng thời phải xóa thế chấp đăng ký giao dịch bảo đảm đối với số xe này.

Do đó, Công ty HP cho rằng Ngân hàng không chịu thực hiện nghĩa vụ thu nợ, đồng thời gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc quản lý cũng như bán các tài sản thế chấp nhằm mục đích trả nợ nên Công ty HP khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết:

1) Buộc Ngân hàng bồi thường cho Công ty HP số tiền là 1.144.000.000 đồng (là số tiền Công ty HP bị Công ty Phúc Đại Lợi phạt do không thực hiện hợp đồng mua bán xe đầu kéo). 2) Buộc Ngân hàng phải nhận 22 xe đầu kéo là tài sản đảm bảo hiện còn để thay thế cho việc thực hiện các nghĩa vụ của Công ty HP đối với Ngân hàng. 3) Công nhận việc chấm dứt việc thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay của Công ty HP tại Ngân hàng từ ngày 15/6/2009 vì đây là thời hạn hết hiệu lực bảo lãnh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Chi nhánh Hà Nội. Chấm dứt việc bảo lãnh của bà Th, ông Th tại Ngân hàng vì Ngân hàng nhận xe thay thế.

Tại Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 48/2011/KDTM-ST ngày 04, 05 và 13/4/2011, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã quyết định:

Xem tất cả 232 trang.

Ngày đăng: 09/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí