Tổng Quan Về Xử Lý Rác Thải Y Tế Và Pháp Luật Về Xử Lý Rác Thải Y Tế


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ XỬ LÝ RÁC THẢI Y TẾ VÀ PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ RÁC THẢI Y TẾ

1.1. Xử lý rác thải y tế

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm‌

a) Khái niệm:

Trước khi đưa ra khái niệm rác thải y tế, chúng ta cần tìm hiểu về nguồn gốc của loại rác thải này là từ đâu. Rác thải y tế trong thực tế chính là một loại chất thải y tế, vậy chất thải y tế là gì, theo Thông tư liên tịch số 58 giữa Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, “chất thải y tế là chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của các cơ sở y tế, bao gồm chất thải y tế nguy hại, chất thải y tế thông thường và nước thải y tế”15. Xét đến thời điểm hiện tại, dễ dàng thấy được đây là một định nghĩa còn mang tính khái quát cao và chưa thực sự đầy đủ. Một định nghĩa khác cho khái niệm “chất thải y tế” là định nghĩa trong Thông tư của Bộ Y tế quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế được sử dụng thay thế cho Thông tư liên tịch, theo thông tư này, “chất thải y tế là chất thải phát sinh từ hoạt động của cơ sở y tế, bao gồm chất thải y tế nguy hại, chất thải rắn thông thường, khí thải, chất thải lỏng không nguy hại và nước thải y tế”16. Quy định trên đã bổ sung thêm khí thải chất lỏng không nguy hại vào định nghĩa, thông tư này có hiệu lực bắt đầu từ ngày 10 tháng 01 năm 2022 tức là cho đến thời điểm hiện tại, khí thải và chất lỏng không nguy hại đã chính thức được xem là chất thải y tế, điều này đã bổ sung được cho sự thiếu sót của quy định cũ.

Các tổ chức uy tín trên thế giới cũng đã đưa ra được định nghĩa riêng của mình về thế nào là chất thải y tế. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa rằng “Chất thải y tế bao gồm tất cả chất thải được thải ra từ các cơ sở y tế, các cơ sở nghiên cứu và các phòng thí nghiệm. Ngoài ra, nó còn bao gồm chất thải từ các nguồn nhỏ rải rác, ví dụ từ các hoạt động chăm sóc y tế được thực hiện tại nhà


15 Khoản 1, Điều 3, Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

16 Khoản 1, Điều 3, Thông tư số 20/2021/TT-BYT ngày 26 tháng 11 năm 2021 quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế của Bộ Y tế


như lọc máu, tiêm insulin,…”17. Khác với định nghĩa của WHO, Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC) đưa ra định nghĩa khái quát và ngắn gọn hơn, “chất thải y tế là mọi chất thải được tạo ra trong hoạt động chăm sóc y tế hoặc chẩn đoán”18. Cả hai định nghĩa mà các tổ chức này đưa ra đều xác định chất thải y tế dựa trên cơ sở là chất thải từ các hoạt động y tế hoặc có liên quan đến y tế, điểm khác biệt là định nghĩa của ICRC không chỉ ra địa điểm phát thải cụ thể như định nghĩa của WHO. Cách thức xác định nguồn thải khác nhau là vậy, tuy nhiên cả hai tổ chức đều chỉ ra một thực tế là tại các cơ sở thực hiện các hoạt động y tế, có khoảng 75% - 90% lượng chất thải y tế được tạo ra có tính chất tương tự như chất thải từ các hộ gia đình, đó là chất thải sinh hoạt thông thường và không chứa các nguy cơ lây nhiễm. Lượng chất thải y tế còn lại được coi là chất thải nguy hại, loại chất thải chứa nguy cơ lây nhiễm cao, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người.19

Từ những định nghĩa đã nêu, cụm từ “rác thải y tế” sau đây sẽ được hiểu là “tất cả chất thải y tế nguy hại, chất thải y tế thông thường phát sinh từ hoạt động của các cơ sở y tế”, để phù hợp với phạm vi nghiên cứu của bài viết và thực tế hoạt động của Công ty Cổ phần vật tư thiết bị môi trường 13 - Urenco 13. Nói cách khác, “rác thải y tế” trong luận văn được xác định là một bộ phận của chất thải y tế, chỉ tập trung vào các loại rác thải y tế nguy hại và các loại rác thải thông thường khác, đây chính là những loại rác thải được thu gom nhiều và thường xuyên nhất từ hoạt động của các cơ sở y tế.

Sau khi đã xác định được khái niệm “rác thải y tế”, chúng ta sẽ tiến hành tìm hiểu “xử lý rác thải y tế” là gì. Do rác thải y tế là tập hợp của một số loại chất thải y tế thường xuyên được thải ra nhất, nên về định nghĩa cũng không có quá nhiều sự khác biệt với xử lý chất thải y tế. Có thể hiểu một cách đơn giản như sau: xử lý rác thải y tế là một quá trình mà cá nhân, đơn vị có trách nhiệm tùy vào loại rác thải y tế sẽ có những phương pháp cụ thể, phù hợp có thể bằng tác động vật lý hoặc hóa học để làm giảm thiểu khả năng gây ô nhiễm môi trường và nguy hại tới sức khỏe của


17 https://www.who.int/water_sanitation_health/medicalwaste/002to019.pdf, truy cập ngày 06 tháng 12 năm 2021

18 https://www.icrc.org/en/doc/assets/files/publications/icrc-002-4032.pdf, truy cập ngày 06 tháng 12 năm 2021

19 Phạm Hồng Ngọc, Pháp luật về quản lý chất thải y tế từ thực tiễn thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội, 2016


con người. Những phương pháp xử lý rác thải y tế cụ thể sẽ được tìm hiểu ở phần sau của bài nghiên cứu.

b) Đặc điểm:

Giống như mọi loại chất thải khác, rác thải y tế cũng cần có những quy trình xử lý riêng, vì là một loại rác thải đặc thù khi chứa bên trong chúng là những tác nhân gây hại, có nguy cơ lây nhiễm cao ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường sống của con người, một quy trình xử lý (có thể bắt đầu ngay từ bước phân loại, thu gom rác thải y tế) phải đảm bảo được sự an toàn và giảm thiểu tối đa tác hại mà loại rác thải này gây ra cho sức khỏe con người và môi trường.

Xử lý rác thải y tế chính là một công đoạn trong quá trình quản lý rác thải y tế, đây là công đoạn cuối cùng, kết thúc cho một quá trình, đòi hỏi có sự chính xác và tuân thủ hoàn toàn các quy định đặt ra bao gồm các quy định của luật và quy định cụ thể của doanh nghiệp thực hiện việc xử lý rác thải. Rác thải y tế dù chỉ có một phần là rác thải y tế nguy hại nhưng không thể xem nhẹ việc xử lý chúng. Rác thải y tế nguy hại có nguy cơ lây lan mầm bệnh ra ngoài rất lớn, chúng có thể chứa các loại vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng hoặc nấm, những tác nhân gây hại này khi gặp điều kiện thích hợp có thể phát triển và lây lan nhanh chóng, gây nguy hại đến sức khỏe cộng đồng và gây ô nhiễm ra môi trường xung quanh. Xử lý rác thải y tế yêu cầu các quy chuẩn cao hơn so với xử lý rác thải thông thường và bao gồm một số đặc điểm sau:

- Tùy thuộc vào loại rác thải y tế nào được xử lý, đó có thể là rác thải y tế nguy hại hoặc rác thải y tế thông thường mà từ đó cá nhân, đơn vị phụ trách thực hiện công việc xử lý sẽ chọn phương thức xử lý sao cho phù hợp để vừa an toàn, nhưng cũng giảm thiểu tác hại mà rác thải y tế gây ra.

- Với đặc thù của việc xử lý rác thải y tế là yêu cầu một quy trình nghiêm ngặt và phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, cho nên việc xử lý cần phải có một nền tảng cơ sở vật chất nhất định để phục vụ. Vì vậy, việc xử lý rác thải y tế còn phụ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất và kinh tế, điều này sẽ dẫn đến một vài sự khác biệt về cách xử lý từng loại rác thải của các cơ sở y tế, cơ sở xử lý rác. Đó có thể là điều kiện về máy móc, trang thiết bị, đó cũng có thể là điều kiện về kho bãi chứa rác thải hay một địa điểm đủ rộng để thực hiện việc chôn lấp.


- Ngoài ra, xử lý rác thải y tế còn phải phù hợp với nhu cầu và chính sách của từng địa phương. Điều này cũng sẽ tác động ít nhiều đến khả năng xử lý rác thải y tế trên địa bàn của địa phương đó. Nếu ở một địa phương có quỹ đất trống và thích hợp để có thể xây dựng nhà máy xử lý, và có những bãi chôn lấp rác thải đạt quy chuẩn kỹ thuật thì việc vận chuyển và xử lý rác thải y tế sẽ thuận lợi và ít nguy cơ rò rỉ rác thải ra bên ngoài hơn. Ngược lại, với những địa phương không có điều kiện thì rác thải y tế từ các cơ sở trên địa bàn sẽ phải được vận chuyển sang các tỉnh khác để xử lý vừa gây tốn kém, vừa làm tăng nguy cơ rác thải gây hại tới sức khỏe và môi trường sống.

Tóm lại, xử lý rác thải y tế là bước cuối cùng trong một quy trình quản lý bắt đầu từ thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý rác thải. Xử lý rác thải y tế yêu cầu sự giám sát nghiêm ngặt và phải đạt các quy chuẩn, yêu cầu về kỹ thuật. Có nhiều phương pháp để xử lý rác thải y tế ví dụ như: đốt, chôn lấp hoặc sử dụng lò hấp hay bằng các loại hóa chất, tất cả phần lớn phụ thuộc vào lựa chọn của cơ sở xử lý rác thải sao cho phù hợp với điều kiện và năng lực hiện có.

1.1.2. Phân loại rác thải y tế‌

Phân loại rác thải y tế khác với phân định rác thải y tế, đây là hai hoạt động dễ gây sự hiểu nhầm, lầm tưởng chúng cùng là một hoạt động. Trên thực tế, đây là hai hoạt động không thể tách rời, phải thực hiện phân định rác thải y tế trước rồi mới có thể phân loại chúng vào từng nhóm thích hợp, từ đó mới có thể tiến hành các công đoạn tiếp theo của một quá trình xử lý rác thải.

Trước khi tìm hiểu rõ ràng hơn về rác thải y tế và các tính chất của chúng, ta cần làm rõ thêm một số các thuật ngữ sau đây:

- Tính chất nguy hại: Là những đặc điểm gây hại của rác thải y tế, ví dụ như lây nhiễm, có độc hay dễ cháy…; tính chất nguy hại chính là những đặc điểm gây hại mà ta dễ dàng và thường xuyên nhận thấy nhất của rác thải y tế.

- Trạng thái (thể) tồn tại thông thường: Giống như mọi loại vật chất khác, đây chính là dạng tồn tại khi ở điều kiện thông thường của rác thải y tế, bao gồm: rắn, lỏng và khí.


- Ngưỡng rác thải nguy hại: Đây là giới hạn để xác định mức độ nguy hại của từng loại rác thải nằm trong rác thải y tế, được đánh già từ ngưỡng luôn là rác thải y tế nguy hại, tới ngưỡng nghi ngờ (tùy vào điều kiện sẽ đánh giá xem loại rác thải đó có được coi là rác thải nguy hại không hay được xử lý như rác thải thông thường).

Dựa trên các quy định của luật, rác thải y tế được phân định thành các nhóm như sau20: Cụ thể theo phụ lục số 01 về danh mục và mã chất thải y tế (ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT), rác thải y tế bao gồm các loại rác thải và các đặc tính cụ thể như sau:

A. Nhóm rác thải y tế nguy hại: Rác thải y tế nguy hại là rác thải y tế chứa yếu tố lây nhiễm hoặc có đặc tính nguy hại khác vượt ngưỡng rác thải nguy hại, bao gồm rác thải lây nhiễm và rác thải nguy hại không lây nhiễm21.

a) Rác thải lây nhiễm:

Rác thải lây nhiễm là rác thải có chứa hoặc nghi ngờ chứa tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng, nấm) với mật độ hoặc số lượng đủ để gây bệnh cho con người22. Rác thải lây nhiễm bao gồm:

- Rác thải lây nhiễm sắc nhọn: đây là rác thải có nguy cơ lây nhiễm rất cao, thường là các loại kim tiêm, kim châm cứu, đầu sắc nhọn của dây truyền hay các vật dụng khác như lưỡi dao mổ, cưa phục vụ việc phẫu thuật và các vật sắc nhọn khác dùng trong hoạt động y tế. Loại rác thải này có thể gây ra các vết cắt, đâm làm xuyên thủng các bề mặt mà nó tiếp xúc như bao đựng rác thải, da người gây nguy hiểm đến sức khỏe.

- Rác thải lây nhiễm không sắc nhọn bao gồm: Đây là loại rác thải có dính hoặc chứa đựng máu, dịch sinh học từ bệnh nhân; ngoài ra các rác thải bắt nguồn từ khu vực cách ly cũng được xếp vào nhóm này;

- Rác thải có nguy cơ lây nhiễm cao bao gồm: Mẫu bệnh phẩm và các loại dụng cụ chứa, đựng có dính mẫu bệnh phẩm, rác thải dính mẫu bệnh phẩm phát sinh từ các phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp III trở lên theo quy định… Mẫu bệnh phẩm nếu để phơi nhiễm ra ngoài môi trường là rất nguy hiểm khi chúng tiếp xúc


20 Khoản 1, 2, 3, Điều 4, Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT

21 Khoản 2, Điều 3, Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT

22 Phụ lục số 01, Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT


với con người, đó còn là nguy cơ khi những mầm bệnh đó mang theo những bệnh hiếm gặp, chưa có phương pháp đặc trị.

- Rác thải giải phẫu bao gồm: Mô, bộ phận cơ thể người thải bỏ trong quá trình thực hiện hoạt động y tế và xác của các động vật thí nghiệm.

Danh mục rác thải lây nhiễm được dựa trên các quy định tại Phụ lục số 01 của Thông tư liên tịch số 58 như sau.

Mã rác thải nguy hại


Tên rác thải

Tính chất nguy hại chính


Trạng thái (thể) tồn tại thông thường

Ngưỡng rác thải nguy hại


13 01 01

Rác thải lây nhiễm,

gồm:


Rắn


Rác thải lây nhiễm

sắc nhọn

SN, LN

Rắn

**

Rác thải lây nhiễm

không sắc nhọn

LN

Rắn/lỏng

**

Rác thải có nguy cơ

lây nhiễm cao

LN

Rắn, lỏng

**

Rác thải giải phẫu

LN

Rắn

**

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Pháp luật về xử lý rác thải y tế và thực tiễn áp dụng tại Công ty Cổ phần vật tư thiết bị môi trường 13 - Urenco 13 - 3

Bảng 1- Danh mục và mã rác thải lây nhiễm23

Rác thải lây nhiễm là loại rác thải có ngưỡng nguy hại ở mức cao nhất, tức là luôn có khả năng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và môi trường sống xung quanh. Rác thải lây nhiễm chủ yếu tồn tại ở thể rắn, có thể cả ở thể lỏng. Nhóm rác thải này cần phải được chú ý và đánh giá đúng nguy cơ gây hại mà chúng có thể gây ra, ngay từ những công đoạn tiền xử lý là phân loại và thu gom. Chỉ cần ngay từ ban đầu mà những công đoạn này xảy ra vấn đề như: phân loại tại cơ sở y tế không đồng nhất với quy định; bộ phận phụ trách nhiệm vụ phân loại, thu gom chưa có đủ kiến thức cũng như trình độ dẫn đến thực hiện công việc sai sót… thì hiểm họa từ việc này đem lại có thể là rất lớn và tốn nhiều thời gian và công sức để giải



23 Dựa trên Phụ lục số 01 – Danh mục và mã chất thải lây nhiễm, Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT- BTNMT


quyết. Vì thế, đây là loại rác thải sẽ có quy trình xử lý vô cùng nghiêm ngặt, chịu sự kiểm tra giám sát thường xuyên của chính các cơ sở y tế, cơ sở xử lý rác thải và của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

b) Rác thải nguy hại không lây nhiễm:

Rác thải nguy hại không lây nhiễm là rác thải có khả năng gây hại đến môi trường sống tuy nhiên không chứa hoặc được xác định là không chứa các tác nhân gây bệnh cho con người. Khác với rác thải lây nhiễm, rác thải không lây nhiễm được cho là không có nguy cơ gây ảnh hưởng xấu lên sức khỏe con người, dù là rác thải phát sinh trong hoạt động y tế và chúng chủ yếu là gây hại cho môi trường, tuy nhiên không thể xem nhẹ việc xử lý loại rác thải này. Rác thải nguy hại không lây nhiễm bao gồm:

- Hóa chất thải bỏ từ hoạt động y tế, các loại hóa chất này có thể bao gồm hoặc có các thành phần nguy hại;

- Dược phẩm thải bỏ nằm trong nhóm gây độc tế bào hoặc được nhà sản xuất ra cảnh báo về nguy hại;

- Thiết bị y tế được thải bỏ sau một thời gian sử dụng bị vỡ, hỏng có chứa thủy ngân và các kim loại nặng;

- Chất hàn răng amalgam thải bỏ;

- Rác thải nguy hại khác theo quy định…

Rác thải nguy hại không lây nhiễm khá đa dạng về chủng loại rác thải, từ các loại rác thải liên quan trực tiếp đến quá trình thực hiện các hoạt động khám, chữa bệnh đến các loại rác thải có liên quan khác. Chủ yếu tồn tại ở thể rắn, với tính chất nguy hại chính là độc và độc sinh học, dù cho không có khả năng gây hại lớn tới sức khỏe của con người tuy nhiên với ngưỡng nguy hại trải dài từ ngưỡng nghi ngờ đến ngưỡng luôn là rác thải y tế trong mọi trường hợp, có thể thấy khả năng gây hại của chúng đến môi trường sống. Giống như rác thải lây nhiễm, không thể xem nhẹ khả năng gây ô nhiễm của rác thải y tế nguy hại không lây nhiễm, xử lý loại rác thải này cũng yêu cầu cá nhân hay đơn vị phụ trách phải đáp ứng được những yêu cầu về giấy phép và kỹ thuật, đáp ưng được quy chuẩn xử lý của pháp luật Việt Nam.

B. Nhóm rác thải y tế thông thường: Loại rác thải này phát sinh từ hoạt động


khám, chữa bệnh của các cơ sở y tế, chúng không tồn tại khả năng gây ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe con người, bên trong loại rác thải này không tồn tại các yếu tố lây nhiễm hay các chất hóa học nguy hại, phóng xạ, dễ gây cháy, nổ…24

- Rác thải rắn sinh hoạt thải ra trong quá trình hoạt động thường ngày của con người và rác thải ngoại cảnh trong cơ sở y tế;

- Rác thải rắn thông thường phát sinh từ cơ sở y tế không thuộc Danh mục rác thải y tế nguy hại hoặc thuộc Danh mục rác thải y tế nguy hại nhưng trong bản thân rác thải đó, yếu tố gây nguy hại chưa đạt ngưỡng để có thể được coi là rác thải nguy hại;

- Sản phẩm thải lỏng không nguy hại.

Ngoài ra, trong nhóm rác thải này, có một số loại rác thải được phép thu gom phục vụ mục đích tái chế tuy nhiên chúng phải đáp ứng được một số yêu cầu đặc biệt:

- Rác thải là vật liệu giấy gồm: Các loại giấy, báo, vỏ hộp thuốc và vật liệu giấy không được chứa yếu tố lây nhiễm hoặc tồn tại bất kỳ đặc tính nguy hại nào khác vượt ngưỡng rác thải nguy hại quy định;

- Rác thải là vật liệu nhựa gồm: Các chai nhựa đựng thuốc, hóa chất không thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc không có cảnh báo nguy hại từ nhà sản xuất không được chứa yếu tố lây nhiễm; các chai, lon bằng nhựa và các đồ nhựa được sử dụng trong các sinh hoạt khác thì phải không được thải ra từ các phòng điều trị cách ly; các chai nhựa, dây truyền, bơm tiêm (không bao gồm đầu sắc nhọn) không được chứa yếu tố lây nhiễm;

- Rác thải là vật liệu kim loại gồm: Các chai, lon nước uống giải khát và các vật liệu kim loại khác thì yêu cầu là không thải ra từ các phòng điều trị cách ly;

- Rác thải là vật liệu thủy tinh gồm: Chai, lọ thủy tinh thải bỏ chứa các loại thuốc, hóa chất không thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc được nhà sản xuất dán cảnh báo nguy hại.

Tóm lại dù chỉ là một bộ phận của chất thải y tế, rác thải y tế vẫn chiếm một khối lượng rác thải rất lớn mà một cơ sở y tế có thể phát sinh do nó bao gồm cả rác thải y tế nguy hại và rác thải y tế thông thường. Rác thải y tế khá đa dạng về chủng loại, từ những loại rác thải lây nhiễm như rác thải lây nhiễm sắc nhọn, rác thải lây nhiễm không sắc nhọn, rác thải có nguy cơ lây nhiễm cao, đến những loại rác thải


24 Sổ tay hướng dẫn quản lý chất thải y tế trong bệnh viện (Ban hành kèm theo Quyết định số105/QĐ-MT ngày 03/7/2014 của Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế), tr. 27

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 17/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí