Chi Phí Nhân Công Cho Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Trung Tâm Y Tế Huyện Hữu Lũng



TT


Tên hóa chất

Số lượng

sử dụng


Đơn vị

III

Chế phẩm vi sinh (EMIC)



1

Công suất hệ thống

200

m3/ngày.đêm

2

Khối lượng EMIC cho một ngày

0,5

Kg

3

Đơn giá EMIC

90.000

đ/kg

4

Chi phí vận hành cho hóa chất EMIC

45.000

đ/ngày

5

Chi phí vận hành cho EMIC xử lý 1 m3 nước thải

225

đ/m3 nước thải


Chi phí hóa chất cho một ngày HTXL hoạt động

170.000

đ/ngày


Chi phí hóa chất cho xử lý 1 m3 nước thải

850

đ/m3 nước thải

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải y tế của một số bệnh viện ở Lạng Sơn - 9


- Chi phí nhân công: Phụ trách công tác vận hành hệ thống xử lý nước thải thuộc phòng hành chính quản trị của bệnh viện gồm 4 người, trong đó có cả kỹ sư môi trường và công nhân điện nước. Giống như bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn, hệ thống hoạt động 24/24 giờ nên được chia làm 2 ca ban ngày và ban đêm. Chi phí nhân công vận hành hệ thống xử lý nước thải được tính trong bảng dưới:


Bảng 3.10. Chi phí nhân công cho hệ thống xử lý nước thải Trung tâm Y tế huyện Hữu Lũng


TT


Tên hóa chất

Số lượng sử dụng


Đơn vị

1

Công suất hệ thống

200

m3/ngày.đêm

2

Một ngày làm việc

2

ca

3

Mỗi ca có số người làm việc

1

người

4

Số ngày hoạt động của hệ thống

30

ngày/tháng

5

Lương trả cho một người

3.000.000

đ/tháng

6

Tổng số lượng công nhân vận hành

2

người

7

Tổng số lương trả cho công nhân vận hành

6.000.000

đ/tháng


Lương trả cho một ngày vận hành hệ thống


200.000


đ/ngày



Lương trả cho 1 m3 nước thải cần xử lý


1000

đ/m3 nước thải


Tổng hợp đánh giá chỉ tiêu kinh tế: Một hệ thống xử lý nước thải từ lúc xây dựng lắp đặt đến đi vào hoạt động ổn định cần đầu tư chi phí không nhỏ từ chi phí lắp đặt ban đầu đến các chi phí thường xuyên cho công tác vận hành như điện, hóa chất, nhân công hay các chi phí sửa chữa bảo dưỡng. Các chi phí cho hoạt động của hai hệ thống xử lý nước thải tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn và Trung tâm Y tế huyện Hữu Lũng được tổng hợp trong bảng 3.11.


Bảng 3.11. Tổng hợp đánh giá chỉ tiêu kinh tế của hệ thống xử lý nước thải


TT


Hạng mục


Đơn vị

Bệnh viện đa khoa tỉnh

Lạng Sơn

Trung tâm Y tế huyện

Hữu Lũng

I

Tổng chi phí xây dựng và lắp

đặt hệ thống

đ

1.400.000.000

2.000.000.000

II

Công suất xử lý

m3

350

200

III

Chi phí vận hành




1

Chi phí điện năng

đ/ngày

605.400

303.450

2

Chi phí hóa chất

đ/ngày

172

170

3

Chi phí nhân công

đ/ngày

200.000

200.000


4

Tổng chi phí cho một ngày vận hành

(4) = (1) +(2) +(3)


đ/ngày


805.572


530.620


5

Tổng chi phí vận hành cho 1 m3 nước thải

(5) = (1) +(2) + (3) + (4) / (II)


đ/m3 nước

thải


4.603


2.653


6

Tổng chi phí vận hành cho một tháng (30 ngày)

(6) = (4) x 30


đ/tháng


24.176.160


15.918.600


7

Tổng chi phí vận hành cho một năm (12 tháng)

(7) = (6) x 12


đ/năm


290.005.920


191.023.200

IV

Chi phí bảo dưỡng

đ/năm

20.000.000

10.000.000


Từ bảng tổng hợp trên thấy rằng, chi phí vận hành xử lý 1m3 nước thải của hai hệ thống xử lý tại hai bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn và Trung tâm Y tế huyện Hữu Lũng là tương đương nhau, lần lượt là 7,3 đồng/m3 và 8,735 đồng/m3 nước thải, tuy nhiên trong chi phí vận hành đó của hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn, chi phí cho điện năng tiêu thụ là chủ yếu, gấp hơn 2 lần hệ thống xử lý của Trung tâm Y tế huyện Hữu Lũng, nguyên nhân do khối lượng hệ thống xử lý của hai bệnh viện khác nhau, lượng nước thải của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn gần gấp đôi của bệnh viện Trung tâm Y tế huyện Hữu Lũng.

Về hóa chất tiêu thụ, chủ yếu là chất trợ lắng PAC và các hóa chất khử trùng dễ mua, có nhiều trên thị trường Việt Nam. Hiện tại, chi phí cho hóa chất cho một ngày tại hai hệ thống xử lý là xấp xỉ nhau nhưng trong khi hệ thống xử lý của bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn xử lý lượng nước thải cao hơn gấp rưỡi Trung tâm Y tế huyện Hữu Lũng và Trung tâm Y tế huyện Hữu Lũng lại không sử dụng các chế phẩm vi sinh ngoài hóa chất khử trùng và trợ lắng trong quá trình xử lý thì thực tế chi phí hóa chất xử lý 1m3 nước thải tại hệ thống xử lý của Trung tâm Y tế huyện Hữu Lũng là cao hơn của hệ thống xử lý của bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn.

Chi phí đầu tư lắp đặt xây dựng hệ thống: Hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn với công suất 350m3/ngày đêm có chi phí xây dựng là 1,4 tỉ đồng và hệ thống xử lý nước thải tại Trung tâm Y tế huyện Hữu Lũng có công suất 200 m3/ngày đêm có chi phí đầu tư 4 tỉ đồng. Với công suất thiết kế này, hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn và Trung tâm Y tế huyện Hữu Lũng có thể đáp ứng, đảm bảo vận hành được khi có sự thay đổi lớn về lưu lượng cũng như nồng độ nước thải trong giai đoạn hiện nay cũng như tương lai của bệnh viện.

Hệ thống thiết bị vận hành tương đối ổn định, linh kiện thay thế dễ dàng tìm ở trong nước (trừ các máy bơm nước thải đặt ngầm hay các máy sục khí


chìm phải nhập). Tùy thuộc vào tần xuất, mục đích và yêu cầu bảo dưỡng khác nhau mà mức phí bảo dưỡng hệ thống xử lý nước thải sẽ khác nhau.

Hệ thống xử lý nước thải tại hai bệnh viện hiện nay hoạt động theo chế độ bán tự động, các khâu vẫn phải vận hành bằng tay gồm có pha hóa chất, bật tắt bơm nước thải, bơm hút bùn về bể chứa bùn, do đó nên đưa về chế độ vận hành tự động để công tác kiểm tra công tác vận hành thuận lợi hơn cũng như để giảm bớt khâu tác động bởi sức lao động con người và đảm bảo hoạt động thường xuyên. Trong quá trình vận hành sử dụng hệ thống xử lý nước thải, đội ngũ kỹ thuật trực tiếp vận hành của hai hệ thống xử lý đều được đào tạo, hướng dẫn, tuy không phải là các cán bộ chuyên trách, nhưng đã thực hành khá tốt.

3.2.5.3. Các tiêu chí về môi trường không khí xung quanh khu vực XLNT.

Hệ thống thu gom và xử lý nước thải chủ yếu là ngầm và khép kín, các tác động gây ô nhiễm thứ cấp đến môi trường như ồn, mùi là nhỏ.

Để đánh giá xem hệ thống xử lý có gây ô nhiễm thứ cấp hay không, các chỉ tiêu về độ ồn, Khí CO, SO2, NO2 và bụi lơ lửng được đo đạc. Các chỉ tiêu này được so sánh với Quy chuẩn Việt Nam về độ ồn và chất lượng môi trường không khí xung quanh. Kết quả đo được trình bày tại bảng dưới đây.

Bảng 3.12. Đánh giá các ô nhiễm thứ cấp của hệ thống xử lý nước thải


TT


Bệnh viện

Độ ồn

dBA

CO

µg/m3

SO2

µg/m3

NO2

µg/m3

TSP

µg/m3


1

Bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn


61,2


<2680


26


31


132


2

Trung tâm Y tế huyện Hữu Lũng


59


929


34


18


25

QCVN 05:2013/BTNMT QCVN 26:2010/BTNMT


70


30.000


350


200


300


Kết quả cho thấy với hệ thống không gây ảnh hưởng bởi độ ồn, Khí CO, SO2, NO2 và bụi lơ lửng đối với khi vận hành hệ thống xử lý nước thải.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn và Trung tâm Y tế huyện Hữu Lũng ở

tất cả các hố thu, các bể đều có nắp đậy, thỉnh thoảng thấy có mùi tuy nhiên mùi có thể do lò đốt rác nằm ngay cạnh khu xử lý nước thải.

Các giải pháp phòng ngừa, khắc phục sự cố: Tủ điều khiển có lắp đặt aptomat, mỗi máy có đèn vàng báo khi hoạt động quá tải. Các cán bộ kỹ thuật thường xuyên kiểm tra hệ thống đường dây từ trạm biến áp đến các phụ tải.

3.2.5.4. Các tiêu chí về xã hội

Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn nằm trong khuôn viên bệnh viện, chỉ có hai mặt tiếp giáp với đường, dân cư xung quanh khu vực xử lý nước thải không nhiều. Diện tích mặt bằng khu vực xây dựng hệ thống xử lý nước thải của khoảng 100m2. Khu vực này rộng, thoáng không ảnh hưởng đến cảnh quan xung quanh khu vực.

Hệ thống xử lý nước thải của Trung tâm Y tế huyện Hữu Lũng có diện tích khu vực xử lý khoảng hơn 150m2 với các thiết kế nhà điều hành, phòng pha hóa chất, các bể xử lý đáp ứng khá tốt yêu cầu, mục đích của bệnh viện.

Nhìn chung, hai hệ thống xử lý nước thải được xây dựng và thiết kế khá phù hợp với phối cảnh không gian. Các hệ thống này đưa vào sử dụng mà không bị ảnh hưởng bởi các điều kiện khí hậu thời tiết vùng miền.

3.2.5.5. Lượng hóa các tiêu chí đánh giá

Căn cứ điều kiện thực tế của từng bệnh viện, số lượng các tiêu chí, thang điểm và điểm số có thể thay đổi và điều chỉnh cho phù hợp. Tại hai bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn và Trung tâm Y tế huyện Hữu Lũng, thông qua các tiêu chí đánh giá trên, tính phù hợp của hệ thống xử lý nước thải của 2 bệnh viện được lượng hóa theo bảng 3.13. dưới đây:


Bảng 3.13. Lượng hóa các tiêu chí đánh giá tính phù hợp của hệ thống xử lý nước thải


TT


Tiêu chí / Nội dung


Điểm tối đa

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng

Sơn

Trung tâm Y tế huyện Hữu Lũng

I

Tiêu chí về mặt kỹ thuật

40

25

30

1

Mức độ tuân thủ các quy định

về xả thải (QCVN)

15

10

13

2

Hiệu quả của công nghệ (%

loại bỏ chất ô nhiễm)

4

2

3

3

Tuổi thọ, độ bền của công

nghệ, thiết bị

5

3

3


4

Tỷ lệ nội địa hóa của hệ thống công nghệ, khả năng thay thế

linh kiện, thiết bị


5


3


3

5

Khả năng thích ứng khi tăng tải

trọng / lưu lượng nước thải

2

1

2

6

Mức độ hiện đại, tự động hóa

của công nghệ

3

2

2

7

Khả năng mở rộng, cải tiến

modul của công nghệ

2

2

1


8

Thời gian tập huấn cho cán bộ vận hành hệ thống nước thải cho đến mức cán bộ vận hành

thành thạo


4


2


3

II

Tiêu chí về mặt kinh tế

28

21

20

9

Chi phí xây dựng và lắp đặt

thiết bị

10

8

7



TT


Tiêu chí / Nội dung


Điểm tối đa

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng

Sơn

Trung tâm Y tế huyện Hữu Lũng

10

Chi phí vận hành (tính

theo VNĐ/m3 nước thải)

10

8

7

11

Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa

(thiết bị và nguyên liệu)

8

5

6

III

Tiêu chí về mặt môi trường

22

16

17


12

Diện tích không gian sử dụng

của hệ thống, hiệu quả đất sử dụng


5


4


5

13

Nhu cầu sử dụng nguyên liệu

và năng lượng

6

4

4

14

Khả năng tái sử dụng, mức độ

xử lý chất thải thứ cấp

5

3

3


15

Mức độ rủi ro đối với môi trường và giải pháp phòng ngừa, khắc phục khi xảy ra sự

cố kỹ thuật


6


5


5

IV

Tiêu chí về mặt xã hội

10

8

7

16

Mức độ mỹ học và cảm quan

của hệ thống

5

4

3

17

Khả năng thích ứng với các

điều kiện vùng, miền

5

4

4


Tổng số

100

70

74

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/09/2023