Quy Định Pháp Luật Về Xử Lý Rác Thải Y Tế


Với định hướng chiến lược là phấn đấu trở thành công ty chuyên nghiệp hàng đầu khu vực miền bắc trong lĩnh vực vật tư thiết bị môi trường, đặc biệt là chú trọng vào xử lý rác thải nói chung và rác thải y tế nói riêng, Công ty Urenco 13 đã và đang tập trung năng lực chuyên môn và nguồn lực cho một vài lĩnh vực hoạt động chủ yếu sau: Xử lý ô nhiễm và hoạt động quản lý rác thải khác; thu gom rác thải không độc hại; thu gom rác thải độc hại, rác thải y tế; xử lý và tiêu hủy rác thải độc hại, rác thải y tế; thoát nước và xử lý nước thải; kinh doanh vật tư thiết bị phục vụ ngành vệ sinh môi trường; sản xuất vật tư thiết bị phục vụ ngành vệ sinh môi trường. Ngoài ra, Công ty còn có một số hoạt động không thường xuyên khác như: Trồng các loại cây hoa, cây cảnh, cây xanh bóng mát, thảm cỏ, cây xanh công cộng; dịch vụ vệ sinh môi trường, bơm hút phân bùn, bể phốt; dịch vụ vệ sinh làm đẹp nhà cửa, công trình công cộng, cải tạo môi trường sinh thái; kinh doanh tái chế phế liệu, phế thải (trừ kinh doanh các loại phế liệu nhập khẩu gây ô nhiễm môi trường), kinh doanh phân bón…

Trong khoảng thời gian những năm gần đây, các hoạt động về vận chuyển, xử lý rác thải y tế (bao gồm cả rác thải nguy hại và rác thải thông thường) đang được Công ty hết sức chú ý và đẩy mạnh. Hiện tại Công ty đang sở hữu năng lực xử lý rác thải y tế với công suất lớn tại Khu liên hợp xử lý rác thải Nam Sơn và Khu xử lý rác thải y tế công nghệ cao Cầu Diễn với các trang, thiết bị, công cụ và một đội xe chuyên dụng đáp ứng nhu cầu về xử lý rác thải y tế của các cơ sở y tế trên địa bàn Hà Nội nói riêng và miền bắc nói chung.

Đội xe với nhóm xe thùng kín đông lạnh, có bàn nâng hạ, thích hợp cho việc vận chuyển các loại rác thải y tế nguy hại cả lây nhiễm và không lây nhiễm từ các bệnh viện, trung tâm y tế về địa điểm xử lý; nhóm xe mô tô chuyên dụng, được trang bị các thùng chứa, bao bì đúng quy định thực hiện thu gom rác thải y tế của các phòng khám nhỏ. Sở hữu một quy trình khép kín, Công ty luôn đảm bảo rằng việc vận chuyển rác thải y tế an toàn và phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành. Việc có một quy trình vận chuyển an toàn và luôn cam kết thực hiện theo đúng quy trình đã làm tăng lợi thế cạnh tranh của Công ty so với các đơn vị khác, khẳng định được sự chuyên nghiệp và ý thức trong việc giữ gìn môi trường trong


sạch, không để rác thải y tế hay các loại rác thải khác bị rơi vãi hay rò rỉ trong lúc vận chuyển đến nơi xử lý.

Hình 2 Sơ đồ quy trình vận chuyển rác thải y tế 31 Ngoài năng lực vận chuyển 1

Hình 2- Sơ đồ quy trình vận chuyển rác thải y tế31

Ngoài năng lực vận chuyển, Công ty còn đang sở hữu năng lực xử lý rác thải y tế với công suất khá cao, tuy nhiên một số loại máy móc và thiết bị đã tương đối cũ, dự báo trong những năm tới không còn đủ khả năng đáp ứng nhu cầu xử lý ngày càng tăng cao trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh thành lân cận.

- Lò đốt rác thải y tế Del Monego có công suất vào khoảng 200 kg/giờ. Lò đốt được chính thức đưa vào vận hành từ năm 2008, xuất xứ từ Italia. Hệ thống thủy lực được lập trình sẵn sẽ đưa rác thải y tế trong thùng chứa vào lò đốt, loại bỏ bước sử dụng công nhân để nạp rác vào máy. Khí thải từ lò đốt qua hệ thống xử lý khí đạt quy chuẩn Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

- Lò đốt rác thải nguy hại với công suất 2000 kg/giờ. Lò đốt này được đưa vào hoạt động từ năm 2012, sử dụng công nghệ lò đốt tĩnh 2 cấp với hệ thống xử lý khí thải tiên tiến thời bấy giờ. Rác thải được nạp vào lò thông qua hệ thống tự động hóa hoàn toàn, giúp xử lý triệt để rác thải y tế và nhiều loại rác thải công nghiệp nguy hại khác.

- Hệ thống hấp sấy rác thải y tế công suất 5 tấn/ngày. Hệ thống được đưa vào hoạt động từ năm 2015. Sử dụng công nghệ tiệt khuẩn rác thải bằng hơi nước bão


31 Hồ sơ năng lực Công ty Urenco 13


hòa ở áp suất thấp. Đây là một trọng những hệ thống sử dụng công nghệ không đốt, điều này sẽ giúp giảm thiểu lượng khí thải độc hại rõ rệt ra ngoài môi trường so với phương pháp đốt thường được sử dụng trước kia, rác thải y tế sau quá trình hấp trở thành rác thải thông thường và có thể đem chôn lấp tại bãi chôn lấp rác thải theo quy định.

- Hệ thống hấp tiệt trùng chai lọ y tế thải công suất 10 tấn/ngày. Các loại rác thải y tế có giá trị thu hồi sử dụng như chai lọ nhựa, dây truyền dịch sẽ được đưa vào hệ thống để thực hiện việc xử lý, tái chế.

- Hệ thống xử lý nước thải y tế. Hệ thống này thực hiện việc xử lý nước thải phát sinh từ các lò đốt, lò hấp rác thải y tế. Công nghệ hóa lý, sinh học được áp dụng vào quy trình xử lý nước thải. Các chỉ tiêu nước thải đầu ra đạt quy chuẩn Việt Nam về nước thải y tế.

Sở hữu một hệ thống các thiết bị, máy móc đủ khả năng phục vụ việc xử lý rác thải y tế nói riêng và các loại rác thải khác nói chung, cùng với đó là đội xe chuyên dụng sẵn sàng phục vụ việc thu gom, vận chuyển rác thải từ các bệnh viện lớn, trung tâm y tế hay các phòng khám nhỏ hơn, Công ty Cổ phần vật tư thiết bị môi trường 13 - Urenco 13 đã trở thành đối tác tin cậy cho nhiều bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám đang hoạt động trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận. Điển hình như: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Đại học Y, Bệnh viện Nội Tiết TW, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec… với số lượng các hợp đồng được ký kết tăng dần theo hàng năm, đặc biệt là trong tình hình dịch bệnh COVID-19 có nhiều diễn biến phức tạp làm gia tăng lượng rác thải y tế và các loại rác thải khác có liên quan đến hoạt động khám, chữa bệnh.

Giấy phép xử lý rác thải nguy hại số 2.105.VX do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp lần đầu, sau đó được cấp lần thứ hai vào ngày 26/03/2020 cho phép Công ty được vận chuyển, xử lý rác thải lây nhiễm từ quá trình khám bệnh, điều trị, phòng bệnh ở người và các hoạt động thú y với khối lượng lên tới 1.600.000 kg/năm. Công ty có khả năng tiếp nhận vận chuyển, xử lý đa dạng các loại rác thải y tế, với đặc thù hoạt động cộng với việc đã được cấp giấy phép xử lý các loại rác


thải y tế nguy hại, Công ty có lợi thế trong việc ký kết các hợp đồng xử lý rác thải y tế với các cơ sở y tế trong và ngoài địa bàn thành phố. Những loại rác thải chính mà Công ty thường xuyên được các cơ sở y tế ký hợp đồng để vận chuyển, xử lý bao gồm:

- Nhóm 13.01: Rác thải từ quá trình khám bệnh, điều trị và phòng ngừa bệnh ở người bao gồm: Mã 13.01.01: Rác thải lây nhiễm (bao gồm cả rác thải sắc nhọn), đây là mã mà Công ty vận chuyển, xử lý chiếm khối lượng lớn nhất trong tổng khối lượng rác thải nguy hại, luôn dao động ở mức trung bình là khoảng 8 - 9 tấn trên mỗi một hợp đồng ký kết với các bệnh viện lớn; tiếp đến là các mã rác thải nguy hại còn lại như mã 13.01.02: Hóa chất thải bao gồm hoặc có các thành phần nguy hại; mã 13.01.03: Dược phẩm gây độc tế bào (cytotoxic và cytostatic) thải nhưng với số lượng hạn chế hơn, tần suất thu gom, vận chuyển cũng ít hơn.

- Ngoài ra, Công ty còn vận chuyển, xử lý một số loại rác thải khác từ hoạt động của các cơ sở y tế như: Bóng đèn huỳnh quang và các loại thủy tinh hoạt tính thải; bao bì thải, tuy nhiên với khối lượng ít hơn nhiều lần so với rác thải lây nhiễm. Rác thải thông thường cũng thường được vận chuyển, xử lý kèm theo các hợp đồng với khối lượng cũng không quá nhiều32.

Với năng lực xử lý rác thải y tế (đã được cấp giấy phép để chuyên xử lý rác thải y tế nguy hại), cùng với đó là số lượng các khách hàng tăng dần, các hợp đồng thực tế tăng qua hằng năm, giá trị các hợp đồng cũng lớn hơn đã cho thấy được sự chuyên nghiệp, đáng tin cậy của Công ty Cổ phần vật tư thiết bị môi trường 13 - Urenco 13 so với các đơn vị cạnh tranh trên thị trường. Cùng với đó, đặt trong giai đoạn dịch bệnh đang diễn ra, Công ty vẫn đang tiếp tục được đối tác tin tưởng ký kết các hợp đồng thu gom, vận chuyển tại các địa điểm cách ly, khám chữa bệnh.

2.2. Quy định pháp luật về xử lý rác thải y tế‌

Tại Việt Nam, văn bản quy phạm pháp luật có tính chất chung nhất, điều chỉnh các vấn đề, hoạt động liên quan đến bảo vệ môi trường, xử lý rác thải y tế trước đây là Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 do Quốc hội ban hành ngày 23 tháng 06 năm 2014 và hiện nay là Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14


32 Dựa trên danh mục chi tiết của các chất thải nguy hại và chất thải có khả năng là chất thải nguy hại, Thông tư Số: 36/2015/TT-BTNMT về quản lý chất thải nguy hại


được ban hành ngày 17 tháng 11 năm 2020 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022. Dưới Luật bảo vệ môi trường là hàng loạt các Nghị định của Chính phủ, các thông tư, quyết định của các bộ, các quyết định của Thủ tướng Chính phủ, có thể kể đến Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 04 năm 2017 của Chính phủ về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ về quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường hay Quyết định số 09/QĐ-TTg ngày 18 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế Ứng phó sự cố chất thải…

Đối với việc lĩnh vực xử lý rác thải y tế thải ra từ các cơ sở y tế thì văn bản pháp luật trực tiếp điều chỉnh chính là Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT- BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2015 quy định về quản lý chất thải y tế, thông tư này do Bộ Y tế chủ trì thực hiện, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành. Thông tư này quy định khá tổng quát các vấn đề liên quan đến công đoạn xử lý rác thải y tế, ngoài ra còn là trách nhiệm của các cơ quan chức năng quản lý có thẩm quyền và các cơ sở y tế trực tiếp phát sinh rác thải.

Như đã đề cập ở chương 1, để phù hợp với phạm vi của bài nghiên cứu, tác giả sẽ chỉ chủ yếu tập trung vào tìm hiểu và phân tích các quy định và vấn đề liên quan đến xử lý rác thải y tế, tuy nhiên sẽ đề cập thêm những quy định khác để tăng tính thống nhất cho cả bài viết. Mục 2.2. dưới đây sẽ tiến hành đi sâu vào chi tiết một số quy định liên quan đến xử lý rác thải y tế của các văn bản pháp luật.

2.2.1. Nhóm quy định về phân định, phân loại, thu gom, lưu giữ, giảm thiểu, tái chế rác thải y tế‌

Luật Bảo vệ môi trường chủ yếu tập trung vào các quy định chung, mang tính tổng quát điều chỉnh toàn bộ lĩnh vực môi trường, cụ thể là các quy định tại luật này sẽ không chi tiết và có sự hướng dẫn đầy đủ để các cá nhân, đơn vị thực hiện. Vì vậy, các quy định trực tiếp và hướng dẫn điều chỉnh vấn đề rác thải y tế sẽ tập trung tại Thông tư liên tịch số 58 và Sổ tay hướng dẫn quản lý chất thải y tế trong bệnh viện ban hành kèm theo Quyết định số105/QĐ-MT ngày 03/7/2014 của Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế. Nhóm quy định về phân định, phân loại, thu


gom, lưu giữ, giảm thiểu, tái chế rác thải y tế được diễn giải khá cụ thể và đầy đủ tại Mục 1, chương II của Thông tư liên tịch số 58.

Rác thải y tế được phân loại thành hai nhóm rác thải chính là rác thải y tế nguy hại và nhóm rác thải y tế thông thường, điều này được thể hiện rất rõ tại điều 4 và điều 6 của Thông tư này. Ngoài ra, khi liên quan đến rác thải rắn y tế, Sổ tay hướng dẫn quản lý chất thải y tế trong bệnh viện đã làm rõ hơn nữa các loại rác thải có thể được coi là rác thải rắn y tế tại Mục 5.1.1. Như vậy, các quy định của pháp luật luôn rất chú ý đến việc phân loại rác thải, bởi đây là khâu đặc biệt quan trọng, là tiền đề cho công đoạn xử lý rác thải y tế.

Cũng tại Mục I của Thông tư, từ điều 7 đến điều 10 đã đưa ra được những yêu cầu, nói cách khác là những điều kiện dành cho các cơ sở y tế hoặc các cơ sở thực hiện lưu giữ rác thải y tế tuân theo và áp dụng trong việc thu gom, lưu giữ, giảm thiểu và xử lý rác thải y tế nhằm mục đích tái chế. Cụ thể, rác thải phải được thu gom riêng rẽ từ nơi phát sinh nguồn thải về khu vực lưu giữ rác thải được đặt trong khuôn viên cơ sở y tế; quá trình rác thải được thu gom, túi, thùng đựng phải được buộc kín hoặc có nắp đậy kín, đảm bảo không bị rò rỉ, rơi vãi rác thải ra bên ngoài; cơ sở y tế phải có lộ trình tuyến đường và quy định thời điểm thu gom phù hợp; các quy định về tần suất thu gom rác thải y tế, thời gian tối đa mà rác thải, đặc biệt là các loại rác thải nguy hại được lưu giữ trong khuôn viên cơ sở y tế.

Bổ sung cho Thông tư là những hướng dẫn chi tiết trong Sổ tay hướng dẫn, từng loại rác thải y tế đều được quy định rõ ràng cách thức thu gom, lưu giữ, loại rác thải nào có thể tái chế được, loại nào không được phép đều được đề cập. Ví dụ mỗi một loại rác thải y tế sẽ được thu gom, sau đó lưu giữ trong từng thùng, bao chứa được dán nhãn với màu sắc riêng biệt, ngay cả dung tích và vị trí đặt của thùng, bao chứa rác thải cũng được quy định cụ thể, tạo thuận lợi cho việc sắp xếp và xử lý rác thải y tế. Luật cũng đã yêu cầu các cơ sở y tế phải có những biện pháp làm giảm lượng rác thải y tế phát sinh thông qua việc sử dụng các thiết bị, công cụ, nguyên liệu phù hợp, cùng với đó là đổi mới cách xử lý rác thải.

2.2.2. Nhóm quy định về vận chuyển và xử lý rác thải y tế‌

a) Vận chuyển rác thải y tế: là quá trình rác thải y tế được đơn vị chuyên chở đưa từ địa điểm lưu giữ rác thải của cơ sở y tế đến địa điểm, kho bãi lưu giữ


hoặc đến thẳng nơi xử lý rác thải của các cơ sở xử lý rác thải y tế có năng lực chuyên môn và giấy phép theo đúng các quy định của pháp luật.

Theo điều 11 và điều 12, mục 2 của Thông tư liên tịch số 58, có hai mô hình vận chuyển rác thải y tế nguy hại chính mà các cơ sở y tế có thể áp dụng, đó là vận chuyển để xử lý theo mô hình cụm cơ sở y tế và vận chuyển để xử lý theo mô hình tập trung. Hai hình thức này đều đòi hỏi những cá nhân, đơn vị có trách nhiệm trong việc vận chuyển phải đảm bảo được có một hệ thống các phương tiện chuyên dụng, kèm với đó là các công cụ, trang, thiết bị phù hợp, phục vụ việc vận chuyển rác thải y tế một cách an toàn, tránh làm ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Sổ tay hướng dẫn quản lý chất thải y tế cũng có những quy định về việc vận chuyển rác thải y tế bên ngoài bệnh viện. Đối với các đơn vị thực hiện việc vận chuyển rác thải y tế đưa đến nơi xử lý tập trung hoặc nơi xử lý theo cụm cơ sở y tế, cần lưu ý những điều sau:

Năng lực vận chuyển:

Yêu cầu tiên quyết để một đơn vị được thực hiện công việc vận chuyển rác thải y tế, đó chính là những loại giấy phép được các cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp cho các đơn vị vận chuyển, là cách để chứng minh năng lực của họ là phù hợp để thực hiện công việc này. Đơn vị ký hợp đồng vận chuyển phải có giấy phép xử lý các loại rác thải y tế nguy hại được cấp đúng quy định, cùng với đó là các loại chứng từ liên quan chứng đến việc được phép vận chuyển rác thải y tế nguy hại mà các cơ sở y tế chuyển giao. Rác thải y tế nguy hại chỉ được phép vận chuyển khi có những phương tiện chuyên chở, đáp ứng được những điều kiện tại Thông tư 12/2011/TT-BTNMT. Rác thải y tế nguy hại phải được đóng gói trong các thùng kín, đảm bảo sự chắc chắn để không bị bục, trước khi được vận chuyển tới địa điểm tiêu hủy.

Hồ sơ theo dõi vận chuyển rác thải y tế:

Mỗi cơ sở y tế phải có đầy đủ hồ sơ vận chuyển rác thải y tế, bao gồm: hợp đồng vận chuyển, các loại chứng từ liên quan đến việc vận chuyển rác thải y tế nguy hại đi xử lý. Đây là một trong những yêu cầu bắt buộc để các cơ sở vận chuyển, cơ


sở xử lý, cùng với đó là các cơ quan có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát có thể quản lý được khối lượng và chủng loại của rác thải y tế nguy hại được đem đi xử lý.

Kế hoạch xử lý sự cố trong quá trình vận chuyển:

Tất cả các đơn vị vận chuyển đều cần phải có phương án giải quyết và khắc phục trong trường hợp sự cố xảy ra khi đang vận chuyển rác thải y tế nguy hại ví dụ: Trường hợp có rò rỉ từ bao gói, thùng chứa rác thải cần ngay lập tức thực hiện khử trùng xe và tất cả các bề mặt tiếp xúc với rác thải; chuẩn bị sẵn danh sách, số điện thoại liên hệ của các cá nhân, đơn vị có trách nhiệm xử lý sự cố; có phương án tái đóng gói, dán nhãn khi bao gói, thùng chứa rác thải không còn nguyên vẹn trong quá trình vận chuyển… Ngoài ra còn là những quy định về độ kín, độ bền, kháng thủng, kháng hóa chất, chịu được rung lắc trong quá trình vận chuyển… đối với bao gói, thùng chứa rác thải y tế.

b) Xử lý rác thải y tế:

Vận chuyển và xử lý rác thải y tế là những công đoạn quyết định đến việc bảo vệ môi trường, đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng, chỉ cần một trong những bước này xảy ra vấn đề thì hậu quả mà chúng đem lại có thể sẽ vô cùng nghiêm trọng, vì thế trách nhiệm của bộ phận môi trường, các phòng ban quản lý của các cơ sở y tế và của các chủ xử lý giữ một vai trò vô cùng lớn. Các loại rác thải y tế phải được xử lý tại chỗ hoặc bàn giao cho các đơn vị có chức năng xử lý an toàn bằng các phương pháp phù hợp.

Xử lý sơ bộ:

Trước khi tiến hành vận chuyển và xử lý rác thải y tế thì ngay từ các cơ sở y tế, cần phân loại trước loại rác thải có nguy cơ lây nhiễm cao để để tiến hành xử lý sơ bộ, tại gần nơi phát sinh rác thải đảm bảo an toàn. Một số các phương pháp xử lý ban đầu các loại rác thải có nguy cơ lây nhiễm cao mà các cơ sở y tế có thể áp dụng:

- Tiến hành khử khuẩn rác thải y tế nguy hại bằng hóa chất, cụ thể là ngâm rác thải trong các loại dung dịch như Cloramin B, Javen và các hóa chất khác mà Bộ Y tế cho phép trong thời gian quy định;

- Tiến hành khử khuẩn rác thải y tế nguy hại bằng các thiết bị công nghệ không đốt theo hướng dẫn của nhà sản xuất và quy định pháp luật hiện hành.33


33 Sổ tay hướng dẫn quản lý chất thải y tế trong bệnh viện, tr. 35

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/06/2023