Hạn Chế Của Quản Trị Nợ Xấu Tại Ngân Hàng Nông Ngiệp Và Phát Triển Nông Thôn, Chi Nhánh Tây Quảng Ninh


lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, góp phần không nhỏ trong việc thay đổi bộ mặt nông thôn sớm hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới theo chỉ đạo của Đảng và Nhà nước. Song song theo đó, NHNo Chi nhánh Tây Quảng Ninh luôn coi trọng nâng cao chất lượng tín dụng, kiểm soát khá tốt tỷ lệ nợ quá hạn phát sinh (luôn thấp hơn tỷ lệ cho phép của NHNo Việt Nam), đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn của các khách hàng. Với những kết qủa đạt được của mình, NHNo Chi nhánh Tây Quảng Ninh đã xây dựng được hình ảnh thương hiệu đẹp đối với các khách hàng và đối tác.

* Công tác phân loại nợ xấu được thực hiện nghiêm túc


- NHNo Việt Nam đã ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn phân loại nợ, cơ cấu lại nợ, theo chỉ đạo của NHNN. Các văn bản này đã bám sát tình hình diễn biến thực tế về quản lý nợ và tinh thần của văn bản chỉ đạo của NHNN, hướng đến thông lệ quốc tế.

- Việc phân loại nợ được chuyển từ phương pháp định lượng dựa trên thời gian quá hạn của khoản vay sang phân loại nợ dựa trên xếp hạng khách hàng đã giúp cho ngân hàng có cái nhìn toàn diện hơn về khách hàng, đánh giá khách quan, chính xác hơn về rủi ro và nợ xấu.

- Công tác tổ chức phân loại nợ, nhận diện nợ xấu cũng như kiểm tra, giám sát hoạt động này được thực hiện thường xuyên, định kỳ theo quy định, là căn cứ cho công tác ngăn ngừa, xử lý nợ xấu.

* Áp dụng các biện pháp xử lý nợ xấu linh hoạt, mang lại hiệu quả tích cực trong quản lý nợ xấu

Trong thời gian qua, NHNo Chi nhánh Tây Quảng Ninh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm xử lý nợ xấu.

- Các biện pháp NHNo Chi nhánh Tây Quảng Ninh đã thực hiện cụ thể như: Nhóm các biện pháp khai thác nợ: (i) Cho vay tiếp để duy trì hoạt động; (ii) Cơ cấu lại thời hạn trả nợ; (iii) Giảm/miễn lãi; và nhóm các biện pháp thanh lý nợ: (i) Xử lý tài sản để thu nợ; (ii) Bán nợ; (iii) Khởi kiện; (iv) Xử lý từ quĩ dự phòng rủi ro. Từ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.


các kết quả phân tích ở trên, có thể thấy rằng kết quả xử lý nợ xấu cũng đã giải quyết tương đối hiệu quả các khoản nợ xấu phát sinh.

Pháp luật về xử lý nợ xấu tại các tổ chức tín dụng Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi nhánh Tây Quảng Ninh - 9

- Tổ chức phân tích, đánh giá khả năng thu hồi nợ đối với từng khoản nợ xấu và giao chỉ tiêu thu hồi nợ xấu cụ thể cho từng cán bộ.

Từ những khó khăn của nền kinh tế trong thời gian qua làm cho nợ xấu tăng cao, tỷ lệ thu lãi đạt thấp, đồng thời với việc giảm lãi suất cho vay và giảm lãi tiền vay chia sẻ khó khăn cho khách hàng đã ảnh hưởng lớn đến tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động và thu nhập của NHNo Chi nhánh Tây Quảng Ninh. Do vậy, NHNo Chi nhánh Tây Quảng Ninh thời gian qua thực hiện đồng bộ các giải pháp mở rộng kinh doanh, tăng cường các biện pháp thu hồi nợ gốc, lãi vay, lãi đọng, thu hồi nợ sau xử lý rủi ro, tiết kiệm chi phí hoạt động. Do đó, hoạt động kinh doanh đã đạt kết quả khá trong điều kiện thị trường khó khăn. NHNo Chi nhánh Tây Quảng Ninh đã thực hiện biện pháp trích lập dự phòng và xử lý rủi ro đúng qui định nhằm lành mạnh hóa tài chính và nâng cao hiệu quả hoạt động, kết quả tài chính đạt mục tiêu đề ra. Có được kết quả khả quan này là do công tác thu hồi nợ sau xử lý rủi ro được chi nhánh đã quan tâm sát sao, có nhiều cố gắng tập trung chỉ đạo bằng các biện pháp hiệu quả như:

- Trên cơ sở phân loại, đánh giá điều kiện, khả năng thu hồi nợ định kỳ quý, năm chi nhánh giao kế hoạch thu hồi cho từng phòng, chi nhánh trực thuộc

- Phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan bảo vệ pháp luật xử lý thu hồi và phát mại tài sản bảo đảm của các khách hàng cố tình dây dưa không trả nợ…

* Tốc độ gia tăng nợ xấu được kiểm soát, tốc độ gia tăng nợ xấu/tốc độ tăng trưởng tín dụng có xu hướng giảm

Như biểu số liệu phân tích ở trên, tốc độ gia tăng nợ xấu trong giai đoạn 2016

- 2018 luôn ở mức thấp so tốc độ tăng trưởng tín dụng và so quy định của NHNo Việt Nam và nằm trong tầm kiểm soát, cụ thể là tỷ lệ nợ xấu năm 2016 là 0,26%/tổng dư nợ; tỷ lệ nợ xấu năm 2017 là 0,78%/tổng dư nợ, tỷ lệ nợ xấu năm 2018 là 1,08%/tổng dư nợ


2.2.3.2. Hạn chế của quản trị nợ xấu tại Ngân hàng Nông ngiệp và Phát triển nông thôn, Chi nhánh Tây Quảng Ninh

* Hạn chế

- Nợ xấu vẫn tiềm ẩn và có xu hướng gia tăng: Mặc dù NHNo Chi nhánh Tây Quảng Ninh thường xuyên quan tâm và áp dụng hàng loạt các biện pháp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay, nhưng nhiều khoản nợ xấu mới vẫn có nguy cơ phát sinh. Kết quả phân loại nợ theo Thông tư 02 của NHNN cho thấy tổng số nợ xấu tại thời điểm 31/12/2018 là 48 tỷ đồng, chiếm 1,08%/tổng dư nợ tín dụng. Mặt khác các khoản nợ nhóm 2 vẫn ở mức cao. Vì vậy, trong số nợ nhóm 2 vẫn tồn tại các khoản nợ xấu

- Các biện pháp thanh lý nợ xấu vẫn còn nhiều vướng mắc, chưa xử lý dứt điểm nợ xấu: Thông tư 09/2014/TT-NHNN ra đời đã tháo gỡ khó khăn cho công tác xử lý nợ xấu. Tuy nhiên nguy cơ tăng nợ xấu từ các khoản nợ cơ cấu lại còn rất lớn vì các khoản nợ đã cơ cấu lại không còn cơ hội cơ cấu, vì vậy nếu không trả được nợ sẽ trở hiện nguyên bản chất nợ xấu.

- Xử lý thông qua khởi kiện và xử lý tài sản bảo đảm còn nhiều vướng mắc: Về thủ tục pháp lý còn mất nhiều thời gian và chi phí. Nhiều khách hàng không hợp tác trong việc xử lý tài sản để thu hồi nợ, cố tình kéo dài thời gian trả nợ, thời gian bàn giao tài sản. Thị trường bất động sản trầm lắng chưa có dấu hiệu phục hồi nên khi xử lý tài sản thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn. Bên canh đó, việc định giá tài sản trước khi cho vay không chính xác dẫn đến khi bán không có khách hàng mua hoặc nếu có giá bán thấp không thu hồi đủ số tiền cho vay

- Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ còn một số hạn chế: Hệ thống kiểm tra, kiểm soát vẫn chưa phát huy được tối đa vai trò của mình, chưa đưa ra được cảnh báo đối với các khoản nợ tiềm ẩn phát sinh nợ xấu.

- Công tác trích lập và xử lý rủi ro chưa thực sự trở thành công cụ dự phòng hữu hiệu: Do việc nhận diện nợ xấu chưa chính xác và sức ép của việc gia tăng chi phí sẽ ảnh hưởng đến tài chính nên đã làm cho công tác trích lập dự phòng rủi ro của NHNo Chi nhánh Tây Quảng Ninh chưa hiệu quả, tỷ lệ thu nợ sau xử lý rủi ro/tổng các khoản xử lý rủi ro lũy kế thấp.


* Nguyên nhân

- Những nguyên nhân khách quan


+ Hệ thống luật pháp, các cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động xử lý nợ xấu của ngân hàng tuy đã được ban hành, tạo cơ sở pháp lý cho các TCTD chủ động trong xử lý nợ xấu, nhưng còn chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ và chưa bao quát được hết các tình huống có khả năng phát sinh trên thực tế.

Ví dụ như Nghị quyết 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội ban hành về thí điểm nợ xấu của các TCTD là văn bản pháp lý quan trọng và có thể coi là “một công cụ” quan trọng sẽ xử lý cơ bản về nợ xấu. Tuy nhiên một số qui định, hướng dẫn của các Bộ, Ngành về vấn đề trên còn chưa sát với thực tế khó có thể thực hiện được hoặc để thực hiện sẽ mất thời gian và sự vào cuộc thì còn ở mức độ làm chậm tiến độ xử lý nợ xấu của các TCTD. Những hạn chế này đã ảnh hưởng rất lớn tới công tác xử lý nợ xấu của các TCTD, góp phần giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng.

+ Môi trường tự nhiên: Những biến động lớn về thời tiết, khí hậu gây ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Điều kiện tự nhiên là yếu tố khó dự đoán, nó thường xảy ra bất ngờ với thiệt hại lớn nằm ngoài tầm kiểm soát của con người. Vi vậy khi có thiên tai địch họa xảy ra, khách hàng cùng Ngân hàng sẽ có nguy cơ tổn thất lớn, phương án kinh doanh bị đổ bể, doanh nghiệp không có nguồn thu… điều đó đồng nghĩa với Ngân hàng phải cùng chia sẻ rủi ro với khách hàng của mình.

+ Môi trường kinh tế xã hội: Môi trường kinh tế xã hội trong nước biến động chịu ảnh hưởng của những biến động từ nền kinh tế thế giới đó là nguyên nhân làm phát sinh rủi ro trong hoạt động kinh doanh của nền kinh tế, từ đó ảnh hưởng tới các lĩnh vực của nền kinh tế trong đó Ngân hàng là ngành chứa đựng nguy cơ rủi ro lớn nhất.

Sự thay đổi các mối quan hệ quốc tế, các quan hệ ngoại giao của Chính phủ cũng chính là nguyên nhân gây rủi ro lớn cho kinh doanh tín dụng của Ngân hàng. Bên cạnh đó hoạt động kinh doanh tín dụng phụ thuộc rất nhiều vào thói quen,


truyền thống, tập quán của người dân. Những yếu tố đó nhiều khi gây khó khăn và hạn chế việc mở rộng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Những tác động của môi trường bên ngoài tới bên vay làm cho họ bị tổn thất tài chính dẫn đến việc không thực hiện được đầy đủ và đúng hạn cam kết trả nợ gốc và lãi đối với Ngân hàng thậm chí là mất khả năng thanh toán đi đến phá sản hoặc giải thể.

Nhóm tác động bất khả kháng như biến động thị trường, thay đổi về lãi suất, tỷ giá, ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và khu vực và những nguyên nhân do thay đổi cơ chế chính sách của kinh tế vĩ mô gây ra cho khách hàng những gánh nặng nợ nần không đáng có.

+ Về xử lý tài sản đảm bảo: Theo qui định hiện hành, khi khách hàng không còn khả năng trả nợ vốn vay, TCTD được toàn quyền bán tài sản đảm bảo nợ vay của khách hàng tại TCTD để xử lý. Nội dung này đã được qui định cụ thể trong hợp đồng vay vốn và hợp đồng bảo đảm tiền vay. Trường hợp bên đảm bảo không tự nguyện thực hiện giao tài sản thì TCTD có quyền yêu cầu các cơ quan hữu quan trên địa bàn phối hợp cưỡng chế. Tuy nhiên, trên thực tế, NHNo Chi nhánh Tây Quảng Ninh vẫn không thể tự quyết định thu hồi tài sản bảo đảm nợ vay để xử lý phát mại thu hồi nợ vì nhiều lý do: khách hàng không tự nguyện bàn giao tài sản, thủ tục sang tên trước bạ còn rườm rà… nên phải thông qua cơ quan toà án để có được quyết định cho phát mại. Mặt khác, khi tiến hành khởi kiện ra toà thì thời gian lại kéo dài và tốn kém chi phí. Ngay cả khi bản án của toà án đã có hiệu lực pháp luật thì việc thi hành án còn là vấn đề nan giải. Hơn nữa, khả năng phát mại tài sản là không cao. Đối với các loại tài sản là bất động sản, do sự trầm lắng của thị trường nên giá trị tài sản thấp. Các tài sản là máy móc, trang thiết bị thì hầu hết đều mang tính đặc thù từng ngành nghề nên khả năng phát mại cũng rất thấp.

Tại địa phương trong nững năm qua, thị trường bất động sản trầm lắng chưa có dấu hiệu phục hồi. Sự phối kết hợp giữa các ngành chưa chặt chẽ, chưa thực sự ủng hộ ngân hàng trong việc thu giữ và và phát mại tài sản bảo đảm nợ vay. Sự cộng tác của các cơ quan pháp luật đạt hiệu quả còn thấp. Nhiều trường hợp, bản án


đã có hiệu lực pháp luật nhưng khách hàng không tự nguyện thi hành án, các cơ quan pháp luật cũng chưa có biện pháp cưỡng chế thi hành án để giúp ngân hàng thu hồi vốn.

+ Việc sử dụng quĩ dự phòng để xử lý rủi ro: Theo qui định hiện hành về việc sử dụng quĩ dự phòng để xử lý rủi ro, các TCTD phải phát mại tài sản bảo đảm nợ vay, áp dụng hết các biện pháp mà vẫn không thu hồi được nợ thì mới được sử dụng quĩ dự phòng rủi ro để xử lý. Qui định này tuy chặt chẽ, hạn chế việc xử lý rủi ro tràn lan nhưng cũng gây ra khó khăn rất lớn cho các ngân hàng trong quá trình áp dụng. Cụ thể, tuy hướng dẫn điều kiện nhưng qui định không chỉ ra thế nào là các biện pháp xử lý nợ cuối cùng. Mặt khác, theo hướng dẫn, giá bán các tài sản bảo đảm nợ vay có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá trị nợ tồn đọng, phần chênh lệch được xử lý bằng nguồn dự phòng rủi ro của các TCTD. Trên thực tế, nợ xấu của NHNo Chi nhánh Tây Quảng Ninh tồn tại đã lâu, giá trị lớn, không được xử lý, trong khi nguồn dự phòng của ngân hàng lại hạn hẹp thì việc thực hiện qui định trên là rất khó khăn. Một phần lớn nguyên nhân do việc nhận diện, đánh giá rủi ro, phân loại nợ thiếu chính xác dẫn đến trích dự phòng không đủ để xử lý rủi ro. Mặt khác vẫn còn tâm lý gánh nặng chi phí nên việc trích lập dự phòng chưa thực sự được tuân thủ.

+ Sự phối hợp xử lý nợ xấu giữa các cơ quan chức năng chưa hiệu quả. Thiếu sự phối hợp hỗ trợ từ các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương trong quá trình xử lý nợ xấu của ngân hàng, thậm chí các cơ quan này còn gây khó khăn cho ngân hàng trong việc xử lý, thu hồi nợ xấu.

- Nguyên nhân chủ quan


+ Trình độ cán bộ hạn chế và rủi ro đạo đức: NHNo Việt Nam đã có nhiều đổi mới trong việc tuyển dụng cán bộ và thực tế NHNo Chi nhánh Tây Quảng Ninh đã áp dụng triệt để chủ trương này. Song việc thi tuyển cũng như sắp xếp cán bộ vào các vị trí trong ngân hàng vẫn chưa được tối ưu. Có một số lượng không nhỏ cán bộ làm việc chưa chuyên tâm, chưa thực sự tâm huyết với nhiệm vụ mình đang làm nên dẫn đến chất lượng các báo cáo thẩm định, kiểm tra vốn vay còn nhiều điểm cần khắc phục. Tính chủ động sáng tạo trong công việc còn hạn chế. Thậm chí, tuy


không nhiều song vẫn còn có các trường hợp vi phạm Quy chế cho vay, che dấu không báo cáo cho lãnh đạo kịp thời các diễn biến của khoản vay.

+ Việc gắn trách nhiệm của cán bộ liên quan với chất lượng tín dụng đã được quan tâm song chưa được quyết liệt. Việc triển khai xử lý nợ xấu chưa gắn với việc quy trách nhiệm đến cán bộ tín dụng và người có trách nhiệm liên quan. Thực tế xem xét từng trường hợp đề nghị xử lý rủi ro cụ thể thấy rằng nguyên nhân của một số khoản nợ xấu là do việc theo dõi kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay chỉ là hình thức, chưa đánh giá được thực trạng tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, tài sản bảo đảm nợ vay, chưa nhận diện và cảnh báo được rủi ro.

+ Công tác sàng lọc khách hàng đã được quan tâm song chưa được thường xuyên nên chất lượng tín dụng chưa cao. Mặt khác, do lãi suất cho vay tương đối cao, vượt quá sức chịu đựng của một số doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh và cá nhân nên vốn tín dụng thường không đến đúng các địa chỉ cần thiết làm giảm hiệu quả nguồn vốn trong nền kinh tế, nợ xấu tăng cao.

+ Về định giá tài sản thế chấp: Cho vay có thế chấp bằng bất động sản đang trở thành một nghiệp vụ quan trọng và thường xuyên trong hoạt động cho vay của các TCTD nói chung và NHNo Chi nhánh Tây Quảng Ninh nói riêng hiện nay. Tỷ lệ dư nợ cho vay thế chấp bất động sản trong các năm qua của các TCTD đang có xu hướng tăng lên và chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng dư nợ cho vay. Đối với NHNo Chi nhánh Tây Quảng Ninh tỷ lệ dư nợ cho vay thế chấp bằng bất động sản năm 2016 là 50,4%, năm 2017 là 60,6%; Năm 2018 là 70,5. Trước đây hoạt động định giá tài sản thế chấp trong ngân hàng do bộ phận tín dụng đảm nhiệm, tức là nhân viên tín dụng đồng thời là người định giá. Mức giá bất động sản được xác định làm căn cứ vay vốn dựa vào khung giá của Nhà nước do Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành vào ngày 1/1 hàng năm (Nghị định 163/2006- NHNN về giao dịch tài sản đảm bảo). Tuy nhiên, sau đó NHNN đã có qui định sửa đổi theo hướng các ngân hàng tự thỏa thuận mức giá bất động sản để đưa ra tỷ lệ cho vay hợp lý, vừa đảm bảo quyền lợi cho khách hàng, vừa tránh rủi ro cho ngân hàng. Và mức giá cho vay thế chấp mà ngân hàng áp dụng hiện nay chính là mức giá bất động sản trên thị trường. Tuy nhiên, trên thực tế rất khó áp dụng tại địa phương khi chưa có dịch vụ nhà đất hay


sàn giao dịch bất động sản. Do đó, không thể có khung giá thị trường để áp dụng tính đúng 75% theo qui định. Còn nếu thuê cơ quan chuyên môn thì do có những qui định ràng buộc bởi trách nhiệm về cách định giá của họ, như vậy sẽ rất khó có cơ quan nào đứng ra nhận xây dựng khung giá đất cho ngân hàng, hơn nữa ngân hàng hoặc khách hàng sẽ phải bỏ ra chi phí thuê thẩm định giá. Việc trao quyền cho chi nhánh tự xây dựng khung giá đất để cho vay vốn mặc dù có vẻ khả thi nhưng cũng khó thực hiện bởi nếu như vậy thì sẽ xảy ra tình trạng vừa đá bóng, vừa thổi còi, hơn nữa chi nhánh cũng không có tư cách pháp nhân để đưa ra quyết định của mình. Tại NHNo Chi nhánh Tây Quảng Ninh, hoạt động định giá chưa được coi là một hoạt động độc lập, mà gắn liền với hoạt động tín dụng ngân hàng. Chính vì vậy, việc định giá bất động sản là tài sản thế chấp có thể không khách quan, không chính xác, khi có rủi ro phát sinh thì không thu hồi được đủ các khoản nợ đã cho khách hàng vay, lãi vay và các khoản phí (nếu có).

+ Sự phối hợp xử lý nợ xấu giữa các bộ phận: Quá trình xử lý nợ xấu của NHNo Chi nhánh Tây Quảng Ninh cho thấy cơ chế điều hành và sự phối hợp giữa các phòng ban tại Hội Sở Chính với các Chi nhánh có lúc có thời điểm chưa được rõ nét. Dẫn đến việc các phòng ban chức năng tại Hội Sở không nắm bắt kịp thời tình hình thực hiện xử lý nợ của các Chi nhánh, do đó việc tháo gỡ vướng mắc khó khăn cho cơ sở còn ở mức độ

+ Ngoài ra, cũng cần xét đến nguyên nhân xuất phát từ phía khách hàng, cụ thể như sau:

Năng lực quản lý, trình độ sản xuất của Doanh nghiệp chưa cao, tính toán chọn phương án kinh doanh thiếu thông tin, thiếu chính xác dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp, lợi nhuận thấp có khi còn thua lỗ gây khó khăn cho việc trả nợ Ngân hàng; Khả năng tài chính của Doanh nghiệp còn non yếu nên chỉ một rủi ro nhỏ cũng làm mất khả năng thanh toán không trả nợ được Ngân hàng; Một số người đi vay chây ỳ, không hợp tác khi đến hạn trả nợ lãi họ không chịu trả trong nhiều tháng liền khiến cho các khoản vay đều bị chuyển thành nợ xấu; Sử dụng vốn sai mục đích như dùng vốn của Ngân hàng để kinh doanh những ngành nghề không hợp pháp.

Xem tất cả 89 trang.

Ngày đăng: 10/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí