Pháp luật về xử lý nợ xấu tại các tổ chức tín dụng Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi nhánh Tây Quảng Ninh - 11

72


- Đối với khách hàng có nợ quá hạn mà có phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì ngân hàng vẫn tiếp tục cho vay để doanh nghiệp sản xuất bình thường song phải tiến hành giám sát chặt chẽ phương án sản xuất kinh doanh mới, từng khoản thu chi. Điều phối cán bộ ngân hàng trực tiếp cùng doanh nghiệp điều hành phương án cho có hiệu quả và qua đó thu nợ dần.

- Thực hiện việc phân loại khoản vay, trên cơ sở phân loại nợ theo quy định tại Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/101/2013 của Thống Đốc NHNN đảm bảo khoa học trên cơ sở căn cứ vào các tiêu thức như: nguyên nhân phát sinh nợ, khả năng thu hồi nợ, tài sản đảm bảo nợ vay, đối tượng khách hàng … từ đó đưa ra các biện pháp cụ thể trong việc ngăn ngừa và xử lý nợ quá hạn.

- Nâng cao hiệu quả việc sử dụng quỹ dự trữ dự phòng rủi ro trong hoạt động xử lý nợ quá hạn, khai thác tốt vai trò và ý nghĩa của quỹ này.

3.2.2.4. Thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm soát


Kiểm tra giám sát khoản vay không chỉ nắm bắt thông tin, theo dõi và cập nhật kịp thời tình hình khoản vay, tình hình hoạt động của khách hàng, mà hơn hết nó còn có ý nghĩa hạn chế rủi ro tín dụng phát sinh. Vì vậy để góp phần nâng cao chất lượng tín dụng, NHNo Chi nhánh Tây Quảng Ninh cần quan tâm đúng mức đến hoạt động này theo hướng:

- Xây dựng chương trình kiểm tra, giám sát khoản vay, nắm bắt kịp thời tình hình sử dụng vốn vay, tình hình hoạt động của khách hàng để biết chắc rằng vốn vay được sử dụng đúng mục đích và đánh giá được hiệu quả thực hiện phương án kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng. Cần phân biệt rõ chức năng, trách nhiệm của từng bộ phận, của từng cán bộ tín dụng, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nghiệp vụ chuyên môn.

- Thực hiên đúng kế hoạch kiểm tra, khảo sát khách hàng vay vốn để nắm bắt tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng. Theo đó đối với khách hàng cá nhân, từ 15 —20 ngày cán bộ tín dụng đi thực tế để kiểm tra việc sử dụng vốn vay, kiểm tra tài sản đảm bảo nợ vay (nhất là đối với khoản vay mà tài sản bảo đảm nợ vay là tài sản hình thành trong tương lai); Đối với khách hàng doanh nghiệp, tùy

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

73


Pháp luật về xử lý nợ xấu tại các tổ chức tín dụng Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi nhánh Tây Quảng Ninh - 11

theo phương thức, hình thức vay vốn mà ngân hàng có biện pháp kiểm tra cụ thể (căn cứ theo hợp đồng vay vốn, hợp đồng kinh tế của khách hàng, hóa đơn, chứng từ mua bán hàng hóa, hợp đồng bảo lãnh, cam kết thanh toán…), nhằm phát hiện kịp thời hành vi gian lận, thiếu minh bạch của khách hàng vay để có biện pháp xử lý nợ hiệu quả, hạn chế tối đa việc phát sinh nợ quá hạn.

- Bên cạnh việc tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát khách hàng, NHNo Chi nhánh Tây Quảng Ninh cũng cần phải chú ý đến công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ để có thể phát hiện, ngăn chặn và chấn chỉnh kịp thời những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng.

3.2.2.5. Tăng cường công tác thu thập thông tin và xử lý thông tin


* Thu thập thông tin


Mặc dù, nguồn thông tin mà ngân hàng có thể có là rất nhiều, song độ chính xác của những thông tin đó lại luôn cần phải xem xét. Có thể nói việc thu thập thông tin đúng đắn, chính xác là việc không đơn giản đối với ngân hàng hiện nay. Nếu chỉ dựa vào những thông tin từ khách hàng cung cấp thì chưa đủ mà cần phải mở rộng thêm nhiều nguồn thông tin khác nữa. Cụ thể là:

- Cán bộ tín dụng cần phải thu thập thêm các thông tin thông qua việc gặp gỡ trực tiếp khách hàng bằng các hình thức như: phỏng vấn trực tiếp, tham quan nhà xưởng, văn phòng, nói chuyện với giám đốc và người lao động, xem xét vật thế chấp,.. có thể giúp cán bộ ngân hàng loại trừ được các báo cáo ma, cảm nhận được cái đang diễn ra.

- Cán bộ tín dụng có thể có được các thông tin về khách hàng của mình từ các ngân hàng khác đã có quan hệ với người vay, những doanh nghiệp có quan hệ với doanh nghiệp xin vay, đặc biệt là các doanh nghiệp bán nguyên liệu, và những doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm của người vay. Qua việc tìm hiểu hoặc kiểm tra số liệu từ các doanh nghiệp này, có thể cho thấy được khá nhiều vấn đề từ thanh toán, chất lượng, số lượng sản phẩm cho tới độ tin cậy hay uy tín của doanh nghiệp xin vay.


- Cán bộ tín dụng cũng nên chú ý thường xuyên cập nhật thông tin từ báo chí, internet... Đây là nguồn thông tin bổ sung, hoàn thiện cho hệ thống thông tin tín dụng. Báo chí thực hiện chức năng cung cấp thông tin khách quan cho công chúng nên đã phản ánh đầy đủ những sự kiện, vấn đề đang diễn ra trong đời sống xã hội.

- Thường xuyên quan tâm tới những thông tin từ trung tâm tín dụng CIC,1 hệ thống do ngân hàng nhà nước quản lý. Tuy nó chưa thực sự phản ánh đầy đủ nhưng cũng nó cũng là 1 kênh thông tin đáng tin cậy để ngân hàng có thể tham khảo.

* Phân tích, xử lý thông tin


Sau khi đã có đầy đủ các thông tin, cán bộ tín dụng sẽ bắt đầu tiến hành phân tích các chỉ tiêu liên quan đến tình hình tài chính của dự án, phương án đó.

Ngân hàng tiến hành đánh giá lượng rủi ro thông qua việc đánh giá quy mô hoạt động của doanh nghiệp, khả năng thanh toán, các hệ số thanh khoản và vốn lưu động…Qua đó, tiếp tục đánh giá về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua hệ số sinh lời trên doanh thu, trên tổng tài sản…

Đánh giá mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp tới đâu thông qua hệ số đòn bẩy, vốn tự có…

Dựa vào những khoản nợ trong quá khứ giữa ngân hàng và khách hàng để phân tích và đánh giá nếu khách hàng đó đã có mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Điều này sẽ có lợi cho cả 2 bên, đặc biệt giúp cho ngân hàng giảm được chi phí khi thu thập thông tin từ khách hàng.

Trên cơ sở tổng hợp các yếu tố đầu vào, đầu ra, đánh giá mức độ rủi ro của từng dự án/phương án để xây dựng mô hình mẫu cho từng lĩnh vực, ngành nghề sản xuất kinh doanh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phòng ngừa, xử lý rủi ro và góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư.

3.2.2.6. Thực hiện tốt công tác phát triển các sản phẩm dịch vụ


Gắn việc cho vay với việc động viên khuyến khích khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ như mở tài khoản thanh toán, mở thẻ, mua bảo hiểm rủi ro cho khoản vay… sẽ vừa có lợi cho khách hàng và vừa có lợi cho ngân hàng.


Về phía khách hàng khi sử dụng các sản phẩm dịch vụ sẽ có cơ hội tiếp cận những dịch vụ tiện ích phục vụ các nhu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh được tốt hơn và có một khoản tài chính được bù đắp từ cơ quan bảo hiểm chi trả khi có rủi ro xảy ra.

Về phía ngân hàng, thông qua việc khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch như mở tài khoản thanh toán, ngân hàng sẽ biết được những thay đổi trong tài khoản của khách hàng và có thể dễ dàng theo dõi tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Do vậy, ngân hàng nên khuyến khích khách hàng mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng mình. Từ đó, ngân hàng có thể sớm phát hiện ra những dấu hiệu không tốt trong hoạt động kinh doanh của khách hàng, để từ đó có những biện pháp cụ thể để đề phòng, ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. Đồng thời, thông qua việc khách hàng sử dụng các phương tiện thanh toán mà ngân hàng cung cấp, ngân hàng có thể hiểu được nhu cầu của khách hàng để không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng và sự phù hợp với nhu cầu và hoàn cảnh của khách hàng về các dịch vụ này. Mặt khác, khách hàng tham gia mua bảo hiểm cho khoản vay khi xảy ra rủi ro thì cơ quan bảo hiểm sẽ đền bù để chi trả số tiền khách hàng còn nợ tại ngân hàng. Bên cạnh đó ngân hàng cũng sẽ thu được lợi nhuận đáng kể từ việc thu phí từ khách hàng khi sử dụng các sản phẩm dịch vụ đi kèm


KẾT LUẬN


Xử lý nợ xấu nhằm lành mạnh hóa tài chính của các TCTD là một trong những trọng tâm lớn trong tiến trình tái cơ cấu hệ thống TCTD hiện nay. Vấn đề giải quyết nợ xấu, làm lành mạnh tình hình tài chính của các TCTD cũng là một nhân tố quan trọng trong tiến trình tái cơ cấu các TCTD bởi sự yếu kém của hệ thống TCTD sẽ có tác động tiêu cực tới các lĩnh vực khác của nền kinh tế trong thời gian tới, nhất là khi nước ta đang trong lộ trình hội nhập quốc tế.

Kinh doanh ngân hàng luôn gắn liền với rủi ro, bởi vậy nợ xấu là một thực tế khách quan trong hoạt động tín dụng của TCTD. Với mục tiêu đề tài đặt ra là nghiên cứu nhằm phân tích, đánh giá thực trạng nợ xấu và đề xuất các giải pháp hạn chế nợ xấu, xử lý nợ xấu tại NHNo Chi nhánh Tây Quảng Ninh, kết quả nghiên cứu đã đạt được một số vấn đề cơ bản sau:

Một là: Luận văn đã làm rõ khái niệm nợ xấu. Trên cơ sở những lý luận đó có những nhận thức mới về nợ xấu, phân loại nợ xấu.

Hai là: Phân tích các nhân tố tác động, ảnh hưởng, nguyên nhân gây nên nợ xấu của TCTD. Đúc kết kinh nghiệm của các TCTD trong công tác quản trị nợ xấu.

Ba là: Luận văn tập trung phân tích, đánh giá tình hình nợ xấu trong 3 năm (2016 - 2018) của NHNo Chi nhánh Tây Quảng Ninh.

Bốn là: Luận văn nêu lên nội dung và nguyên nhân chủ yếu gây nên nợ xấu của ngân hàng; biện pháp hạn chế và xử lý nợ xấu; những tồn tại, hạn chế trong công tác hạn chế và xử lý nợ xấu của ngân hàng.

Năm là: Luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế phát sinh nợ xấu; các giải pháp nhằm xử lý nợ xấu tại NHNo Chi nhánh Tây Quảng Ninh.


DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16/6/2010 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII

2. Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII

3. Luật sửa đổi và bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng số 17/2004/QH11 ngày 20/11/2017 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV

4. Luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII

5. Nghi quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD

6. Nghị định 163/2006/NĐ - CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm

7. Nghị định số 11/2012/NĐ - CP ngày 22/02/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung, một số điều của Nghị định 163/2006/NĐ - CP ngày 29/12/2006

8. Nghị định số 53/2013/NĐ - CP ngày 18/5/2013 của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam

9. Nghị định số 34/2015/NĐ - CP ngày 31/3/2015 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 53/2013/NĐ - CP ngày 18/5/2013

10. Nghị định số 18/2016/NĐ - CP ngày 18/3/2016 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung, một số điều của Nghị định số 53/2013/NĐ - CP ngày 18/5/2013

11. Quyết định số 1058/QĐ - TTg ngày 19/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án “cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020”


12. Thông tư số 02/2013/TT - NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về ban hành quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của các Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

13. Thông tư số 19/2015/TT - NHNN ngày 17/7/2015 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về ban hành quy định về việc mua bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các Tổ chức tín dụng Việt Nam.

14. Thông tư số 09/2015/TT - NHNN ngày 17/7/2015 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về ban hành quy định về hoạt động mua, bán nợ của các Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

15. Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Thu Cúc (2015) với đề tài: “Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thônViệt Nam”.

16. Luận án tiến sĩ Luật học của Hoàng Văn Thành (2019) với đề tài: pháp luật mua bán nợ xấu từ hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam”

17. Luân văn thạc sĩ quản trị kinh doanh của tác giả Trần Văn Ba (2013) với đề tài: “Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Tài”.

18. Khoá luận tốt nghiệp của tác giả Lê Thị Duyên (2013) với đề tài: “Thực trạng và giải pháp xử lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam

19. Khoá luận tôt nghiệp của tác giả Hoàng Huyền Nga (2010) với đề tài: “Tình hình nợ xấu và các biện pháp xử lý nợ xấu tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam”.

20. Báo đầu tư, 2018, Agribank kiến nghị thêm giải pháp thực hiện Nghị quyết 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu, https://báo đầu tư.vn/agribank kiến nghị thêm giải pháp thực hiện Nghị quyết 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu-d87617.html, truy cập ngày 20/11/2019

79


21. Huỳnh Thị Hương Thảo, 2019, nợ xấu và hiệu quả tài chính, http://thị trường tài chính tiền tệ.vn/nợ xấu và hiệu quả tài chính-23113.html, Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ số 5/2019, truy cập ngày 20/11/2019

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/02/2024