Yếu tố truyền thống trong nghệ thuật sắp đặt Việt Nam giai đoạn 1995 - 2018 - 8


Nguyễn Minh Thành; Vạc & Xổm, Qua phố nhớ gì? của Trần Hậu Yên Thế; Trung thu của Lê Trần Hậu Anh ở miền Bắc; Thuyền hoa, Giấc mơ bướm vàng, của Đinh Khắc Thịnh; Đối diện, Vòng quay cuộc đời của Phan Lê Chung; Những con số của Lê Ngọc Thanh - Lê Đức Hải ở miền Trung; Giọt sương Jrai 1,2,3,4,5 của Phan Thảo Nguyên, Trương Công Tùng, Lạc chốn của Bùi Công Khánh; các tác phẩm Sắp đặt sử dụng sơn mài như Specula, Ba Đình dấu cũ, hội nước là đây của Oanh Phi Phi ở khu vực miền Nam.

Nếu nghệ thuật truyền thống Trung Hoa mang vẻ đẹp tinh tế theo những chuẩn tắc nghiêm ngặt, nghệ thuật truyền thống Nhật Bản thường trau chuốt đến từng chi tiết, thì nghệ thuật truyền thống Việt Nam lại mang một dáng vẻ mộc mạc, dung dị, phóng túng, cách điệu cao, tạo nên sự độc đáo riêng biệt. Đó cũng chính là những phẩm chất đặc trưng của thẩm mỹ truyền thống Việt Nam cùng với tính ước lệ, ẩn dụ nổi bật trong nghệ thuật dân gian. Tác giả Bùi Như Hương - Trần Hậu Tuấn cho rằng: “đa số các installation của Việt Nam mang một tinh thần khác hẳn, hướng về tình cảm nông thôn, về không gian tín ngưỡng và văn hóa truyền thống, với một thái độ nghiêm túc, trân trọng, không bỏ qua tính duy mỹ” [34, tr.89]. Đồng quan điểm này, tác giả Natalia cũng cho rằng: “thẩm mỹ trong NTSĐVN được đánh giá cao hơn là tầm cỡ khái niệm của nó” [106, tr.67]. Nhìn nhận ở khía cạnh tích cực, NTSĐVN, đã góp phần tạo nên một ấn tượng thị giác mạnh với vẻ đẹp thẩm mỹ truyền thống.

Có thể nói, tư duy tạo hình giản lược, quy về những hình khối khái quát, không quá câu nệ vào chi tiết vụn vặt, gợi chứ không tả, cốt phản ánh được chân thực mạch cảm xúc bay bổng, ngẫu hứng của người nghệ sĩ dân gian, đã trở thành hình tượng, biểu tượng độc đáo trong hầu hết vốn mỹ thuật cổ của dân tộc. Điển hình là những bức điêu khắc đình làng hay tượng thờ Phật giáo trong chùa, tượng nhà mồ Tây Nguyên. Lối tạo hình giản lược này cũng thấy rất rõ trong đồ mã, nhìn từ góc độ tạo hình. Những hình nhân, con giống,


quần áo, vàng mã...đều phản ánh rõ tư duy tạo hình khối giản lược, khái quát, mang tới một vẻ đẹp mộc mạc, dung dị, gắn liền với vũ trụ quan, nhân sinh quan của cư dân nông nghiệp.

Hình tượng, biểu tượng, hiện vật thủ công giàu yếu tố tạo hình và ý nghĩa văn hoá, phát triển trong dân gian được nhiều nghệ sĩ khai thác khá hiệu quả. Trong đó, hầu hết các tác phẩm Sắp đặt của tác giả Chu Lượng, sử dụng hàng nghìn con rối nước để tạo nên hai triển lãm Sắp đặt tại Hà Nội và tại Mỹ năm 2007. Bản thân những con rối nước, là sản phẩm độc đáo của nền văn minh lúa nước, được dân gian sáng tạo trở thành những hình tượng ngộ nghĩnh, hình khối giản lược, gần gũi với đời sống của người nông dân Việt Nam, gắn liền với nhiều tích trò, phản ánh nhiều góc cạnh tư tưởng, đời sống tinh thần của cộng đồng nông nghiệp. Các tác phẩm Sắp đặt của tác giả Chu lượng với số lượng lớn con rối, vừa tạo nên một vẻ đẹp thẩm mỹ dung dị từ những hình tượng các nhân vật với vẻ mặt biểu cảm, nhiều tâm trạng, màu sắc vui nhộn, vừa tạo nên một bức tranh về xã hội Việt Nam thu nhỏ, đủ giai tầng, lứa tuổi. Nổi bật là hình tượng chú Tễu trong tác phẩm Sắp đặt Trở về (H.3.1.1, tr.181), được dân gian sáng tạo với vẻ đẹp tạo hình khái quát, thể hiện tinh thần ngộ nghĩnh, tính cách ngây thơ, thân thiện của một đứa trẻ thôn quê với vai trò kể chuyện, dẫn chuyện hoặc châm biếm những thói hư, tật xấu của của xã hội. Trong tác phẩm Sắp đặt Ký ức 1 gồm các nhân vật được tạc hình theo lối điêu khắc đình làng tiêu biểu với nét đẹp thô mộc, gương mặt biểu cảm vẻ ngộ nghĩnh, hóm hỉnh. Sử dụng hình tượng chú Tễu, thằng Bờm trong Nghệ thuật Sắp đặt, là lối khai thác ký hiệu ẩn dụ mang sẵn vẻ đẹp thẩm mỹ, giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống bản địa để phản ánh vấn đề xã hội đương đại, tạo nên đặc điểm nhận diện văn hóa nghệ thuật và một sắc thái riêng biệt. Các tác phẩm Sắp đặt của Chu Lượng đã đưa rối nước bản địa bước từ sân khấu truyền thống sang Nghệ thuật Sắp đặt, tạo cơ hội cho công


chúng ở trong nước và quốc tế tiếp cận với những giá trị văn hóa nghệ thuật của di sản dân tộc trong bối cảnh mới.

Để thiết lập tác phẩm Sắp đặt Ký tự (2013) (H.3.1.3, tr.182) tái hiện lại không gian của đình làng truyền thống, tác giả Đặng Thị Khuê đã sử dụng trực tiếp các hiện vật truyền thống như: hạc cưỡi rùa, ba khung lụa đạc họa mặt cắt kiến trúc đình làng, phủ the mỏng, tấm bạt lớn in hình ảnh ngôi đình làng, các bản khắc họa tiết trang trí đình làng, các bản rập họa tiết truyền thống. Tổ hợp hiện vật trong tác phẩm có mối quan hệ mật thiết với nhau, tạo cho hình thức tác phẩm Sắp đặt một vẻ đẹp gần gũi, công chúng dễ dàng cảm nhận về một không gian đình làng truyền thống và những giá trị văn hóa nghệ thuật dân tộc. Tiếp cận hiện thực bằng cách nhìn mới từ bên trong, giữa cái nhìn nội tâm và trực giác, tổ hợp hiện vật trong tác phẩm Ký tự được bố cục theo lối phân lớp không gian hướng ngang, người xem có thể thâm nhập vào không gian trưng bày tác phẩm. Thông qua tổ hợp đồ vật truyền thống, cách thức bố cục tác phẩm, lối tổ chức không gian trưng bày theo quan niệm truyền thống, Ký tự gợi cho người xem ký ức về không gian tâm linh với quan niệm bên trong, bên ngoài, ánh sáng mờ, tỏ trong không gian kiến trúc đình làng cổ. Thông điệp mà Ký tự hướng đến là đánh thức người xem về những giá trị thẩm mỹ, giá trị lịch sử văn hóa bản địa thông qua việc sử dụng trực tiếp các hiện vật truyền thống để tôn vinh truyền thống.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 236 trang tài liệu này.

Tác phẩm Sắp đặt Ký tự cũng rất chú trọng tới phần tương tác với công chúng, thu hút được số lượng lớn người tham gia. Công chúng có thể tự do tương tác, dùng giấy Dó và màu để tạo bản rập các hoạ tiết điêu khắc cổ từ các phiên bản đổ khuôn. Qua hoạt động này người xem được thay đổi cách cảm thụ từ thụ động đến chủ động trước một tác phẩm nghệ thuật và di sản. Ký tự đã đưa người xem từ chỗ thờ ơ, chưa hiểu, chưa yêu thích đến việc học tiếp cận di sản, tự tay sáng tạo, yêu thích rồi hiểu, trân trọng di sản. Với tổ hợp các hiện vật mỹ thuật dân gian, mang sẵn khối, màu sắc và hoạ


Yếu tố truyền thống trong nghệ thuật sắp đặt Việt Nam giai đoạn 1995 - 2018 - 8

tiết trang trí truyền thống không chỉ tạo cho tác phẩm Sắp đặt Ký tự vẻ đẹp hình thức mà còn chuyển tải nội dung giàu ý nghĩa văn hoá, lịch sử truyền thống. Tác phẩm Sắp đặt này đã góp phần đưa Nghệ thuật Sắp đặt có YTTT đến gần công chúng hơn.

Khai thác ngôn ngữ điêu khắc với hình khối, chiều hướng các nếp gấp, chất cảm từ nguyên mẫu tượng lăng mộ để xây dựng tác phẩm Sắp đặt Những Cái túi (2017) (H.3.1.5, tr.183), tác giả Trần Đức Quý muốn đưa ra một cách nhìn mới về truyền thống trong đáp ứng thay đổi của đời sống đương đại. Chọn những bức tượng đá cổ của người Việt xưa làm đối tượng để tạo khuôn cao su, đổ lại hình hài của chúng như nguyên mẫu, rồi lột mở phía trong ra ngoài, sử dụng chất liệu bê tông tạo thành những hình khối vừa thân quen vừa dị lạ. Thân quen bởi chính đối tượng mà tác giả chọn là những bức tượng truyền thống mang vẻ đẹp thẩm mỹ của người xưa. Dị lạ bởi tư duy sáng tạo phá vỡ ranh giới bên trong và bên ngoài của sự vật, trông nó không còn như cũ nữa. Các khối bê tông được tạo ra tựa như những chiếc túi vải khổng lồ, khối dương thành khối âm và ngược lại, gấp nếp tự nhiên, màu xám tạo chất cảm trầm mặc. Những họa tiết trang trí trên trang phục của của các bức tượng cũng được khắc họa trung thực. Có thể nói, gói và mở là hai trạng thái tưởng như hoàn toàn đối lập nhau trong cuộc sống, trong hành động, trong quan niệm, song ở lĩnh vực sáng tạo, sự đối lập ấy lại có một điểm chung là biểu hiện ý đồ nghệ thuật và thái độ, quan niệm của nghệ sỹ.

Tác phẩm Sắp đặt Những cái túi gợi cho người xem liên tưởng đến một phạm trù cơ bản với sự “lột xác” - một nguyên lý phủ định của phủ định trong quy luật phát triển nói chung. Người xem có thể thỏa sức liên hệ đến những hiện tượng thường gặp trong cuộc sống như: cây cối thay vỏ; con tôm, cua, rắn lột xác và phải chăng cơ thể con người cũng đang “lột xác”, bằng một cơ chế tinh tế hơn, không ngừng đào thải và sản sinh tế bào mới. Vậy truyền thống, cách biểu hiện nghệ thuật, quan niệm thẩm mỹ, tư duy sáng tạo và thưởng


thức... có cần “lột xác” để thay đổi và phát triển phù hợp với cuộc sống đương đại? Hình tượng cái túi ẩn dụ nạn tham nhũng chăng? Vô số câu hỏi còn để ngỏ mà tác phẩm Sắp đặt Những cái túi của Trần Đức Quý đã chạm đến và đang đối thoại, thách thức người xem. Thông qua ngôn ngữ tạo hình và hình tượng truyền thống, tác phẩm Những cái túi đã khẳng định tính linh hoạt của truyền thống trong vai trò là thành phần kiến tạo, tuy phần tương tác của tác phẩm này còn hạn chế. Tác phẩm Sắp đặt Những cái túi đã khai thác, sáng tạo mới trên cơ sở nền tảng hiện vật truyền thống.

Với cách tiếp cận YTTT từ hình tượng trong tranh thờ làng Sình, tác giả Phan Lê Chung đã chuyển thể hình tượng nhân vật vẽ trong tranh thành những pho tượng với không gian ba chiều để kiến tạo tác phẩm Sắp đặt Đối diện (H.3.1.6, tr.183). Trong đó, các hình khối và các chi tiết được quy về các diện, mảng khái quát mang vẻ đẹp dung dị, tượng trưng, kết hợp với gương và hồ nước. Chất liệu composit rất thuận lợi trong việc đổ khuôn tạo hình, độ bền vững cao, với ưu điểm nổi bật là có thể thấu quang khi thắp điện bên trong. Tổ hợp hiện vật, lối bố cục đăng đối và ánh sáng đã tạo cho hình thức và chủ đề của tác phẩm Đối diện một vẻ đẹp lung linh về thị giác, tôn vinh giá trị nghệ thuật, giá trị lịch sử, văn hoá truyền thống. Sử dụng ngôn ngữ điêu khắc để hiện thực hóa hình tượng nhân vật trong tranh thờ truyền thống, tác phẩm Sắp đặt Đối diện đã mang lại một diện mạo khác biệt, một đời sống nghệ thuật mới cho hình tượng nhân vật, phản ánh cuộc sống đương đại.

Tác phẩm Sắp đặt Tình yêu (2005) là sự kết hợp của ngôn ngữ điêu khắc với hội họa và những đồ vật thông thường. Những bức tượng được tạo hình theo phong cách dân gian, kết hợp với tranh vẽ, lồng chim, dây, nến…, tác giả Nguyễn Thị Châu Giang đã tạo dựng tác phẩm Sắp đặt Tình yêu (H.3.1.7, tr.184) mang đậm vẻ đẹp tạo hình truyền thống, giàu biểu cảm, trong hình thức biểu hiện mới. Bản thân những bức tượng đã mang sẵn khối tự nhiên, vẻ đẹp thô mộc, ngẫu hứng, những bức tranh với hình tượng trong tư


thế bị trói buộc, màu đen trắng dung dị. Tổ hợp hiện vật trong tác phẩm Tình yêu, được sắp xếp đăng đối trong không gian trưng bày, liên kết với nhau từ lối tạo hình, màu sắc cho tới ánh sáng hắt từ những ngọn nến, tạo cho tác phẩm một ấn tượng thị giác mạnh, giàu ý nghĩa liên tưởng đến nhiều mặt trong đời sống đương đại. Tác phẩm Sắp đặt Tình yêu của Nguyễn Thị Châu Giang là sự kết hợp giữa lối tạo hình tượng giản lược, thô mộc với tổ hợp đồ vật, gợi không gian linh thiêng, biểu đạt nội tâm sâu sắc.

Cảm xúc bắt nguồn từ những nghi lễ dân gian, tạo hình từ đồ mã, tác phẩm Sắp đặt Hối tụ (H.3.1.8, tr.185) của tác giả Nguyễn Bảo Toàn đã tạo dựng một không gian tâm linh với vô số những hình nhân thế mạng ở nhiều tư thế khác nhau, liên kết thành chuỗi nhịp điệu trên bề mặt tường và sàn nhà triển lãm. Các khối rỗng nối nhau, trùng điệp tựa như những linh hồn của đoàn quân năm xưa đang hối hả hành quân ra chiến trường. Sử dụng chất liệu nan tre bản địa, các hình nhân được tạo hình mang tính giản lược, khái quát cao, không sa đà vào chi tiết. Màu sắc hình nhân tự nhiên, mộc mạc, được xử lý hun khói để tránh mốc theo lối dân gian truyền thống. Ưa thích sử dụng các hiện vật thủ công truyền thống như đồ mã, gốm, tre, ..tạo hình, trang trí theo lối dân gian trong hầu hết các tác phẩm Sắp đặt của tác giả Nguyễn Bảo Toàn, tạo nên nét độc đáo mang đậm giá trị văn hoá, tín ngưỡng dân gian, có thể nhận diện với phong cách riêng biệt của tác giả.

Sống và làm việc thường xuyên tại Tây Nguyên, những pho tượng của đồng bào nơi đây được tác giả Phan Thảo Nguyên tái hiện trong nhiều Sắp đặt của mình. Tác giả cùng với các nghệ nhân nhân bản xứ đã thực hiện hàng loạt những pho tượng, cây nêu theo đúng phong cách tạo hình của tượng Nhà mồ truyền thống. Tiêu biểu là tác phẩm Sắp đặt Giọt sương Jrai 5 (H.3.1.10, tr.186) triển lãm tại Philipine năm 2018, tổ hợp tượng và cây nêu truyền thống của đồng bào Tây Nguyên, được phủ sơn đen, khắc nhiều hoạ tiết trang trí trên bề mặt, tô sơn màu, tạo dựng một không gian linh thiêng mang giá trị văn


hoá, lịch sử dân tộc. Những hiện vật thủ công trong mối quan hệ của tổ hợp đồ vật đã phát huy tốt hiệu quả thẩm mỹ và ý nghĩa, tạo nên sự đa dạng văn hoá và sự nhận diện rõ nét. Các tác phẩm Sắp đặt thuộc series Giọt sương Jrai

1.2.3 tổ chức tại Gia Lai và Philipine của Phan Thảo Nguyên hoàn toàn sử dụng những bức tượng có hình khối giản lược đủ thể loại do chính các nghệ nhân tại Gia Lai thực hiện, tác giả cùng công chúng tương tác vẽ màu trang trí bề mặt tượng, tạo nên vẻ đẹp phong phú, sống động. Các tác phẩm Sắp đặt này mang tính cộng đồng cao, vừa lấy truyền thống làm cốt lõi vừa làm mới nó bằng màu sắc họa tiết trang trí bề ngoài và nổi bật hơn cả là tạo cho truyền thống một đời sống mới trong nghệ thuật đương đại. Ý tưởng Sắp đặt của Phan Thảo Nguyên có thể liên hệ với thông điệp trong Sắp đặt Colure Vase của Ngải Vị Vị (Trung Quốc), khi ông nhúng những chiếc bình gốm cổ thời Hán vào thùng màu để làm mới cốt lõi truyền thống.

Ở góc độ gián tiếp, YTTT đã có những ảnh hưởng tích cực đến nhiều tác phẩm Sắp đặt của các nghệ sĩ Việt Nam. Trong đó, tinh thần thẩm mỹ truyền thống, tư tưởng và lối tạo hình trong nghệ thuật Phật giáo đã tạo ra ảnh hưởng rõ rệt. Tiêu biểu là tác phẩm Sắp đặt Những bàn tay (2000, Nguyễn Ngọc Lâm), Những con mắt nguyên thuỷ (2013, Trần Đức Quý), Chắp tay sen và nụ cười Phật (2009, Lê Thừa Tiến).

Tác phẩm Sắp đặt Những bàn tay (H.3.1.16, tr.189) gồm 300 bàn tay được tạo hình giống như bàn tay của tượng Thiên thủ thiên nhãn truyền thống, bố cục trong hình tròn lan toả, tạo nên vẻ đẹp lung linh, huyền bí với hình bông hoa sen đang nở mang biểu tượng Phật giáo. Tác phẩm Sắp đặt Những bàn tay tạo nên một ấn tượng thị giác khó quên, với lối tạo hình và bố cục vừa thân quen vừa mới lạ.

Tương tự, tác phẩm Sắp đặt Những con mắt nguyên thuỷ (H.3.1.17, tr.190) sử dụng hình tượng con hươu nhiều đầu với 88 chân, làm từ chất liệu composit, trên đầu gắn nhiều gương ô tô, xe máy. Tác phẩm Sắp đặt này tuy


không sử dụng hoa văn, màu sắc truyền thống, nhưng xét về góc độ thẩm mỹ tạo hình, quan niệm nghệ thuật, nó chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ gợi ý tạo hình của tượng Quan âm thiên thủ thiên nhãn (nhiều mắt - nhiều gương; nhiều mặt

- nhiều đầu; nhiều tay - nhiều chân). Tuy nhiên, chất liệu kiến tạo Sắp đặt này hoàn toàn từ các chất liệu nhân tạo và ý nghĩa cũng khác biệt, mang thông điệp gắn liền với cuộc sống đương đại, tạo nên hệ thống ký hiệu ẩn dụ về định kiến xã hội, về những gì con người đã tự đánh mất khi cuộc sống bứt khỏi môi trường tự nhiên. Tác phẩm này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ lối tạo hình truyền thống, tạo nên ấn tượng thị giác mạnh, gợi cho người xem nhiều liên tưởng thú vị.

Bên cạnh yếu tố tạo hình, hoạ tiết trang trí, màu sắc tượng trưng cũng được nhiều nghệ sĩ khai thác hiệu quả trong Nghệ thuật Sắp đặt. Trong đó, các hoạ tiết trang trí đình làng, mây cách điệu, hoạ tiết và màu sắc trang trí đồ thờ xuất hiện khá nhiều trong NTSĐVN giai đoạn này.

Xây dựng tác phẩm Sắp đặt Sông Tô (2018) (H.3.2.1, tr.191), các YTTT đã được khai thác một cách đa dạng, cùng với sự kết hợp phong phú kỹ thuật thể hiện và ngôn ngữ nghệ thuật như Điêu khắc, Hội họa, Đồ họa. Để thực hiện tác phẩm này, tác giả Vũ Xuân Đông đã phải đầu tư khá nhiều thời gian, công sức và tài chính, bản thân tác giả đã trực tiếp khảo sát thực địa, ký họa nhiều cổng làng cổ còn lưu giữ và cảnh quan sống động dọc hai bên bờ sông Tô Lịch. Các họa tiết mây, thuyền rồng được tham khảo từ nhiều nguồn tài liệu mỹ thuật nghiên cứu vốn cổ. Tác giả cho biết, những tấm vóc sơn mài và đặc biệt là kỹ thuật gò đồng sử dụng phương pháp đổ xi truyền thống khi gò, buộc phải tìm đến những làng nghề truyền thống để thực hiện. Với ngôn ngữ điêu khắc là những khối hình hộp bằng đồng, những họa tiết gò nổi, tạo nên mảng phù điêu có khối, diện; Với ngôn ngữ hội họa trong tác phẩm, là những hộp sơn mài, vẽ họa tiết, phong cảnh làng quê, thuyền bè được vẽ và làm theo phương pháp, quy trình truyền thống; Với ngôn ngữ đồ họa là những

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/02/2024