Tóm Tắt Sự Hình Thành Và Phát Triển Của Pháp Luật Về Quảng Cáo Của Việt Nam


1. Tóm tắt sự hình thành và phát triển của pháp luật về quảng cáo của Việt Nam

1.1. Giai đoạn trước năm 1994

Từ năm 1986 trở về trước, nền kinh tế Việt Nam hoạt động theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp. Mọi quan hệ kinh tế trên thị trường đều được thực hiện theo kế hoạch của Nhà nước. Người bán không phải lo tìm người mua vì vấn đề bán cái gì, cho ai, với số lượng bao nhiêu đã được Nhà nước lên kế hoạch và thực hiện. Ngược lại, trong thời kỳ hàng hóa khan hiếm do cung cầu không gặp nhau, người mua phải “chạy theo” người bán. Với một cơ chế như thế thì tất nhiên hoạt động quảng cáo là không cần thiết vì người bán không cần phải giới thiệu, tiếp thị cho sản phẩm của mình mà người mua tự tìm đến người bán. Trong giai đoạn này, quảng cáo không phát triển và do đó pháp luật điều chỉnh hoạt động quảng cáo của Việt Nam cũng không tồn tại vì một điều đơn giản là chưa có vấn đề nảy sinh gì khiến xã hội và chính quyền phải quan tâm.

Trong giai đoạn 1986 – 1993, khi nền kinh tế chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường, quảng cáo có dấu hiệu phát triển, nhu cầu phải có sự can thiệp của Nhà nước cũng được đặt ra. Ngay từ năm 1990, nắm bắt được sự phát triển của quảng cáo, Bộ Văn hoá Thông tin - Thể thao và Du lịch đã ra Chỉ thị số 738/VP ngày 10/08/1990 quy định về công tác quảng cáo. Tiếp đó, năm 1991, Uỷ ban Khoa học Nhà nước và Bộ Văn hoá Thông tin - Thể thao và Du lịch đã ra Thông tư liên bộ số 1191-TT/LB ngày 29/06/1991 quy định về quản lý nhãn và quảng cáo sản phẩm hàng hoá. Trên cơ sở đó, Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cũng có văn bản cụ thể để quản lý hoạt động quảng cáo trên địa bàn mình: Quyết định số 3248/QĐ-UB (19/12/1991) của UBND Thành phố Hà Nội quy định về quảng cáo bằng biển hiệu trên địa bàn Hà Nội là một ví dụ.

1.2. Giai đoạn từ năm 1994 đến 2001


Từ sau năm 1994, cùng với chính sách mở cửa thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, nhận thức về tầm quan trọng của quảng cáo đã được nâng cao. Với ý thức quản lý vĩ mô và cũng để tạo cho hoạt động quảng cáo có điều kiện phát triển, Chính phủ đã giao cho Bộ Văn hoá - Thông tin soạn thảo một văn bản nhằm quản lý thống nhất hoạt động này. Qua 18 lần soạn thảo, sửa đổi, có sự góp ý xây dựng của nhiều bộ, ngành có liên quan, ngày 31/12/1994, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 194/CP về hoạt động quảng cáo trên lãnh thổ Việt Nam bao gồm 7 chương, 27 điều. Tiếp đó, Bộ Văn hoá - Thông tin đã ban hành Thông tư số 37/VHTT-TT (01/07/1995) hướng dẫn thực hiện Nghị định số 194/CP. Nghị định số 194/CP và Thông tư số 37/VHTT-TT được xem là những văn bản pháp lý chủ yếu cho hoạt động quảng cáo và các cơ quan quản lý cũng như những người tham gia hoạt động quảng cáo.

Năm 1997, tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khoá IX đã thông qua Luật Thương mại, trong đó có dành Mục 13 quy định về quảng cáo thương mại gồm 13 điều. Đây là văn bản rất quan trọng điều chỉnh về hoạt động quảng cáo thương mại ở nước ta, lần đầu tiên hoạt động quảng cáo thương mại được quy định trong một văn bản có giá trị pháp lý cao là Luật Thương mại. Tiếp đến, ngày 05/05/1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 32/1999/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về khuyến mại, quảng cáo thương mại và hội chợ, triển lãm thương mại. Sau đó Bộ Văn hóa – Thông tin đã ban hành Thông tư số 85/VHTT -TT để hướng dẫn chi tiết, song do có sự mâu thuẫn, chồng chéo với các văn bản có giá trị pháp lý cao hơn nên chỉ sau 15 ngày kể từ ngày Thông tư được ký ban hành, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị tạm ngừng thi hành Thông tư này.

Cũng trong giai đoạn này, rất nhiều quy định pháp luật của các ngành, các lĩnh vực có liên quan đến quảng cáo cũng được ban hành như:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.


- Pháp lệnh bảo vệ công trình giao thông (02/12/1994);

Pháp luật về quảng cáo của Việt Nam một số bất cập và giải pháp - 4

- Nghị định số 91/CP ngày 17/08/1994 của Chính phủ ban hành điều lệ quản lý quy hoạch đô thị;

- Nghị định số 36/CP ngày 29/05/1995 của Chính phủ ban hành Điều lệ trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị;

- Công văn số 2676/BC ngày 14/09/1995 của Bộ Văn hoá Thông tin về hoạt động quảng cáo trên báo chí;

- Thông tư của Bộ Tài chính số 81/TC-HCSN ngày 23/12/1996 hướng dẫn quản lý, sử dụng nguồn thu quảng cáo để đầu tư phát triển ngành Truyền hình Việt Nam;

- Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 1999;

- Pháp lệnh về chất lượng hàng hóa năm 1999;

- Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 14/08/2000 của Chính phủ về chính sách quốc gia phòng chống tác hại của thuốc lá trong giai đoạn 2000-2010…

Có thể nói, những văn bản pháp luật này đã góp phần tạo ra hành lang pháp lý quan trọng, có tác động tích cực vào sự phát triển của ngành quảng cáo Việt Nam, phục vụ công cuộc đổi mới kinh tế đất nước và từng bước xây dựng đội ngũ những người làm quảng cáo Việt Nam. Tuy nhiên, trước đòi hỏi của sự phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hệ thống văn bản pháp luật về quảng cáo đã bộc lộ những nhược điểm đòi hỏi phải có sự điều chỉnh cho phù hợp hơn nữa.

1.3. Giai đoạn từ năm 2001 đến nay

Ngày 16/11/2001, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội 10 đã thông qua Pháp lệnh Quảng cáo gồm 7 chương, 35 điều. Pháp lệnh Quảng cáo thể chế hoá đường lối, chính sách của Đảng, cụ thể hoá các quy định của Hiến pháp 1992 về xây dựng và phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, đặc biệt là Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5


Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Pháp lệnh Quảng cáo ra đời đã điều chỉnh các loại hình quảng cáo trên lãnh thổ Việt Nam; xác định những vấn đề cơ bản về nội dung, hình thức, phương tiện, điều kiện quảng cáo, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong hoạt động quảng cáo.

Ngày 13/03/2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 24/2003/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Quảng cáo. Tiếp đó, Bộ Văn hoá - Thông tin đã ban hành Thông tư số 43/2003/TT-BVHTT ngày 16/07/2003 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 24/2003/NĐ-CP. Đây được xem là văn bản có ý nghĩa quan trọng bởi nó góp phần đưa hoạt động quảng cáo đang có chiều hướng "thái quá" vào quỹ đạo cần thiết. Đó cũng được xem là bước khởi đầu của quá trình triển khai thực hiện cụ thể Pháp lệnh Quảng cáo và Nghị định số 24/2003/NĐ-CP.

Ngày 14/06/2005, Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 7 đã thông qua Luật Thương mại gồm 9 chương, 324 điều thay thế cho Luật Thương mại 1997, trong đó có các quy định điều chỉnh hoạt động quảng cáo thương mại. Để cụ thể hóa Luật Thương mại 2005, ngày 04/04/2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 37/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại, trong đó có hoạt động quảng cáo thương mại.

Trên cơ sở các văn bản pháp luật của Nhà nước, ở mỗi địa phương tuỳ theo điều kiện cụ thể của mình cũng đã ban hành văn bản để quản lý hoạt động quảng cáo trên địa bàn mình như:

- Quyết định số 10/2001/QĐ-UB ngày 09/03/2001 của UBND Thành phố Hà Nội về việc ban hành Quy định quảng cáo bằng biển, bảng và băng rôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội.


- Quyết định số 108/2002/QĐ-UB ngày 25/09/2002 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh về việc ban hành Quy định về hoạt động quảng cáo trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Khái quát quá trình hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam về quảng cáo có thể nhận thấy hệ thống văn bản pháp luật ở nước ta tương đối đầy đủ, qua đó đã thiết lập một hành lang pháp lý điều chỉnh hoạt động quảng cáo. Tuy nhiên hoạt động quảng cáo hiện vẫn chịu sự điều chỉnh của hai hệ thống văn bản pháp luật tương đối tách biệt về nội dung và cơ chế pháp lý là Pháp lệnh Quảng cáo và Luật Thương mại, dẫn đến hệ quả là các doanh nghiệp vẫn lúng túng trong quá trình thực hiện.

2. Pháp luật về quảng cáo và một số vấn đề có liên quan

2.1. Pháp luật quảng cáo với vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Trong một nền kinh tế có sự dư thừa thì người tiêu dùng là người quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Chính vì thế, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng là sự sống còn đối với doanh nghiệp. Không những thế, quyền lợi của người tiêu dùng được đảm bảo còn thể hiện sự văn minh của xã hội, và đây là mối quan tâm ngày càng lớn của các nước tiến bộ trên thế giới. Điều này rất hiển nhiên bởi vì khi nền kinh tế càng phát triển, ngày càng có nhiều loại hàng hóa, nhiều nhãn hiệu sản phẩm thì các nhà sản xuất phải cạnh tranh với nhau để giành được thị phần nhiều nhất. Khi đó, người tiêu dùng có được nhiều nguồn thông tin, có nhiều sự lựa chọn hơn, có “quyền” nhiều hơn đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, đôi khi vì mục tiêu lợi nhuận trước mắt mà ở đâu đó người tiêu dùng vẫn bị xâm phạm về quyền lợi. Để có thể tiêu thụ được hàng hoá, cung ứng ngày càng nhiều dịch vụ, các nhà kinh doanh sử dụng nhiều phương thức khác nhau, trong đó có quảng cáo. Nhưng trong cuộc chạy đua thông tin này, đôi khi người ta sẵn sàng sử dụng những thủ đoạn xâm phạm một


cách trực tiếp hay gián tiếp đến quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng. Chính vì thế vẫn cần đến sự can thiệp của Nhà nước, của các tổ chức để quyền lợi của người tiêu dùng luôn luôn được tôn trọng.

Ngày 09/05/1985 Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua Nghị quyết số 39/948 có tên gọi là Các nguyên tắc chỉ đạo để bảo vệ người tiêu dùng - Guidelines for Consumer Protection, trong đó công bố 8 quyền cơ bản của người tiêu dùng. Với công bố này, người tiêu dùng đã thực sự trở thành một đối tượng đặc biệt được quan tâm và bảo vệ không chỉ trong khuôn khổ một quốc gia [23].

Ở Việt Nam trong thời kỳ bao cấp thì quyền lợi của người tiêu dùng chưa được đảm bảo và chưa thực sự là đối tượng được quan tâm của các văn bản pháp luật. Tuy nhiên, từ sau khi tiến hành cải cách đổi mới thì vị thế của người tiêu dùng trong xã hội đã thay đổi. Điều 28 Hiến pháp 1992 khẳng định: “Mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh bất hợp pháp, mọi hành vi phá hoại nền kinh tế quốc dân làm thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân đều bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật. Nhà nước có chính sách bảo hộ quyền lợi của người sản xuất và người tiêu dùng”. Đây là lần đầu tiên, quyền lợi người tiêu dùng được quy định trong văn bản có tính hiệu lực pháp lý cao nhất là Hiến pháp. Cụ thể hóa Điều 28 Hiến pháp 1992, trong các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động quảng cáo cũng có những quy định về vấn đề này. Ví dụ, tại Điều 3 Pháp lệnh Quảng cáo quy định: “Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người quảng cáo, người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, người phát hành quảng cáo và người tiêu dùng”. Có thể nhận thấy pháp luật hiện hành của Việt Nam cũng đã đề cập vấn đề này trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau như: Luật Báo chí 1990, Pháp lệnh Chất lượng hàng hoá 1999, Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 1999, Pháp lệnh Quảng cáo 2001,


Luật Thương mại 2005, tuy nhiên những quy định này chưa đầy đủ và do đó chưa thể đảm bảo mọi quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng.

2.2. Pháp luật quảng cáo với vấn đề cạnh tranh không lành mạnh

Cạnh tranh vừa là động lực, vừa là hệ quả tất yếu của sự phát triển. Cho đến nay, có nhiều học thuyết về cạnh tranh cũng như những định nghĩa, khái niệm khác nhau về cạnh tranh không lành mạnh nhưng đều thống nhất với nhau ở chỗ phải ngăn ngừa và nghiêm cấm những hành vi được coi là cạnh tranh không lành mạnh, gây rối và tác hại đến thị trường, ngăn cản hoặc hạn chế cạnh tranh. Tuy nhiên như thế nào được coi là không lành mạnh. Việc xác định nội hàm của khái niệm “không lành mạnh” tùy thuộc vào hệ thống kinh tế, quan niệm, truyền thống, đạo đức xã hội của mỗi quốc gia.

Điều 10bis của Công ước Paris về Bảo hộ sở hữu công nghiệp đã định nghĩa cạnh tranh không lành mạnh là những hành vi cạnh tranh trái với hành xử trung thực trong các hoạt động thương mại hay công nghiệp [24]. Theo đó, Công ước liệt kê một số ví dụ điển hình về cạnh tranh không lành mạnh, và với tinh thần đó thì quảng cáo không trung thực cũng là một trong những hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh của nhiều nước cũng quy định hành vi quảng cáo không trung thực là một biểu hiện của cạnh tranh không lành mạnh, bất hợp pháp. Theo đó, quảng cáo không trung thực được hiểu là hành vi quảng cáo trái với pháp luật hoặc trái với thuần phong mỹ tục đồng thời đe dọa quyền lợi của các doanh nghiệp khác hoặc của khách hàng. Quảng cáo không trung thực thường có những biểu hiện như: quảng cáo hàng hoá không đúng quy cách, phẩm chất, có tính chất nhử mồi, giật gân hoặc bắt chước sản phẩm quảng cáo của doanh nghiệp khác, gây nhầm lẫn cho khách hàng; có hành vi nói xấu, lăng mạ đối thủ cạnh tranh, làm mất uy tín đối thủ cạnh


tranh; quảng cáo gây sức ép tâm lý, lợi dụng ấn tượng sợ hãi một cách không chính đáng; quảng cáo so sánh; quảng cáo về nhân thân…

Quan điểm của Việt Nam về cạnh tranh không lành mạnh được thể hiện trong Luật Cạnh tranh 2004 nhìn chung cũng đi theo những nội dung này, trong đó quy định một trong những hành vi cạnh tranh không lành mạnh là “quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh” (Điều 39 Luật Cạnh tranh). Cụ thể tại Điều 43, Luật Cạnh tranh cấm doanh nghiệp thực hiện các hoạt động quảng cáo sau:

1. So sánh trực tiếp hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác;

2. Bắt chước một sản phẩm quảng cáo khác để gây nhầm lẫn cho khách hàng;

3. Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về một trong những nội dung quan trọng của sản phẩm (giá, số lượng, chất lượng…).

Tuy nhiên, các quy định của pháp luật Việt Nam chủ yếu mang tính chất quản lý mà chưa thể hiện rõ hậu quả pháp lý của các hành vi quảng cáo không trung thực. Hơn nữa, so với pháp luật các nước và thực tiễn áp dụng thấy rằng, các quy định này còn rất chung chung, không đi vào cuộc sống, do đó chỉ có tính hình thức mà thôi.

2.3. Pháp luật quảng cáo với vấn đề bảo vệ văn hóa, thuần phong mỹ tục, đạo đức xã hội

Quảng cáo muốn đạt được hiệu quả mong muốn thì phải được chấp nhận trong môi trường của nó. Môi trường của quảng cáo ngoài các yếu tố kinh tế, pháp luật, chính trị còn bao gồm cả yếu tố văn hóa, thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội. Đây là những khái niệm hết sức trừu tượng và được nhìn nhận, đánh giá rất khác nhau tùy theo truyền thống, trình độ văn minh của mỗi dân tộc. Trong Từ điển Tiếng Việt 1995 có định nghĩa “văn hoá là tổng thể nói chung

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/09/2022