Quy Định Của Pháp Luật Về Quảng Cáo Ngoài Trời


Thành phố Tam Điệp có tốc độ đô thị hoá nhanh, là một trong ba vùng kinh tế trọng điểm chiến lược của tỉnh đang trên đà phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân (giai đoạn 2011 - 2016) đạt 8,8%. Năm 2016 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 7,2%, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 246,481 tỷ đồng. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp phát triển khá, giá trị sản xuất đạt 7.829 tỷ đồng, tăng gấp 2,38 lần so với năm 2010. Hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch có bước phát triển, giá trị sản xuất đạt 3.017 tỷ đồng, tăng gấp 3,21 lần so với năm 2010. Sản xuất nông nghiệp, thủy sản có nhiều tiến bộ: giá trị sản xuất đạt 538 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với năm 2010; sản lượng lương thực có hạt được duy trì ổn định ở mức 9 nghìn tấn; giá trị sản xuất trên 1 ha đất nông nghiệp đạt 109 triệu đồng/ha/năm, tăng 51,5 triệu đồng so với năm 2010. Thu nhập bình quân đầu người đạt 38,6 triệu đồng, tăng 19,1 triệu đồng/người/năm so với năm 2010. Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng tỷ lệ công nghiệp, dịch vụ tạo thêm nhiều việc làm tại chỗ, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần giảm nghèo ở nông thôn, tỷ lệ hộ nghèo ở các xã giảm từ 9,86 % (năm 2010) xuống còn 1,75% năm 2016 (đã trừ các đối tượng được hưởng Bảo trợ xã hội) theo tiêu chí giai đoạn 2016- 2020. Năm 2017, thành phố được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới, sớm hơn 3 năm so với mục tiêu Đại hội đề ra. Xã Quang Sơn đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu năm 2019. Năm 2019, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 9,03%, tổng thu ngân sách nhà nước của thành phố đạt 300,6 tỷ đồng.

Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội thành phố được quan tâm đầu tư. Trên địa bàn thành phố có 2 khu công nghiệp với tổng diện tích hơn 400ha, trong đó khu công nghiệp Tam Điệp I diện tích 64 ha, với 15 doanh nghiệp đã đầu tư; khu công nghiệp Tam Điệp II diện tích 386 ha hiện nay đang kêu gọi nhà đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. Thành phố có 7 chợ, 3 siêu thị và các cửa hàng tiện lợi phục vụ buôn bán giao thương hàng hóa; 10 làng nghề; 9 hợp tác xã, 4 tổ hợp tác; trên 300 doanh nghiệp đang hoạt động góp phần giải quyết việc làm cho người dân, phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.


Trên địa bàn thành phố có 3 trường Cao đẳng nghề, 1 trường Trung cấp nghề, 1 Trung tâm dạy nghề, 1 Trung tâm Giáo dục thường xuyên, 2 trường Trung học phổ thông; 2 bệnh viện, 1 Trung tâm y tế, 1 trạm xá quân đội, 9 trạm y tế xã, phường và hàng chục phòng khám, điểm khám chữa bệnh khác phục vụ tốt công tác phòng chống dịch bệnh, khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

Với những kết quả đạt được trong xây dựng và phát triển thành phố Tam Điệp, Nghị quyết Đại hội lần thứ IX (nhiệm kỳ 2015 - 2020) Đảng bộ thành phố Tam Điệp đã đề ra mục tiêu phấn đấu xây dựng thành phố Tam Điệp sớm trở thành đô thị loại II.

Với những lợi thế và tiềm năng như trên, trong những năm qua, tình hình kinh tế - xã hội của thành phố liên tục phát triển với tốc độ cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Đến năm 2020, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm 67,5% %; thương mại - dịch vụ chiếm 30%; tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 2,5% (trích Văn kiện đại hội đảng bộ thành phố lần thứ X, nhiệm kỳ 2020 - 2025); thu nhập bình quân đầu người đạt 60,1 triệu đồng/năm. Với xu thế trên, có thể thấy, tiềm năng phát triển các loại hình quảng cáo thương mại trên địa bàn thành phố là rất lớn, trong đó có hoạt động quảng cáo thương mại ngoài trời.

* Tỉnh Ninh Bình

Ninh Bình là tỉnh nằm ở cực Nam của vùng Đồng bằng sông Hồng, cách Hà Nội hơn 90 km về phía Nam, diện tích tự nhiên gần 1.386,8 km2, dân số trên 90 vạn người, có 8 đơn vị hành chính: Thành phố Ninh Bình, Thành phố Tam Điệp, huyện Nho Quan, huyện Gia Viễn, huyện Hoa Lư, huyện Yên Khánh, huyện Yên Mô, huyện Kim Sơn.

Ninh Bình có lợi thế về vị trí địa lý trong mối liên kết vùng, là cửa ngõ miền Bắc, là nơi tiếp nối, giao lưu kinh tế và văn hóa giữa vùng Bắc Trung Bộ với vùng đồng bằng Bắc Bộ, kết nối giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển thuận lợi với Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh có quốc lộ 1, đường cao tốc kết nối Ninh Bình với Hà Nội để cùng với quốc lộ 5, quốc lộ 10, quốc lộ 18 tạo thành tam giác Hà Nội - Hải Phòng - Ninh Bình và Hà Nội - Quảng Ninh - Ninh Bình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.


Ninh Bình cũng là tỉnh có cơ sở hạ tầng khá hoàn thiện đáp ứng cho phát triển công nghiệp, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ như: giao thông, cảng, kho bãi, có 7 KCN với tổng diện tích 1.961 ha, trong đó có 3 KCN có tỷ lệ lấp đầy trên 90%, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, may mặc, cơ khí chế tạo, lắp ráp ô tô, sản xuất phân bón, sản xuất thép. Có 25 Cụm công nghiệp với tổng diện tích đến năm 2025 là 946,3 ha, hệ thống kho ngoại quan, cảng khô ICD, cục Hải quan phục vụ xuất nhập khẩu hàng hóa.

Thực hiện pháp luật về quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình - 7

Ninh Bình có tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng, nhiều danh lam, thắng cảnh và di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng như: Cố đô Hoa Lư được Chính phủ Việt Nam xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt; Chùa Bái Đính là một quần thể gồm khu chùa cổ và khu chùa mới với quy mô là ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á; Quần thể danh thắng Tràng An với hệ thống các hang động, thung nước, rừng cây và các di tích lịch sử gắn với kinh thành xưa của cố đô Hoa Lư, đã được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt và được UNESCO công nhận là di sản thế giới; Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động đã được tặng chữ: "Nam thiên đệ nhị động" hay "vịnh Hạ Long cạn"; Vườn quốc gia Cúc Phương với diện tích rừng nguyên sinh khoảng 22.000 ha, là rừng quốc gia đầu tiên của Việt Nam; Nhà thờ Phát Diệm là công trình kiến trúc đá độc đáo theo trường phái tôn giáo kết hợp hài hòa giữa kiến trúc phương đông và phương tây; Khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long là khu bảo tồn thiên nhiên ngập nước lớn nhất đồng bằng Bắc Bộ; Vùng ven biển Kim Sơn - Cồn Nổi với những giá trị kiến tạo địa chất và đa dạng sinh học nổi bật toàn cầu được UNESCO đưa vào danh sách các địa danh thuộc khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng, là một khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam, 02 sân golf: Tràng An và Hoàng Gia....

Trong giai đoạn 2015-2020, Ninh Bình có tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng, luôn duy trì tốc độ phát triển kinh tế mức độ cao, ổn định và vượt kế hoạch đề ra. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) theo giá so sánh năm 2010 tăng bình quân 8,03%/năm, cao hơn mức bình quân chung của cả nước (bình quân 6,8%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, theo hướng tăng tỷ trọng công


nghiệp, xây dựng (Năm 2020, tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm còn 11,7% (năm 2015 chiếm 16,1%); khu vực công nghiệp, xây dựng 45,0%

(năm 2015 chiếm 38,1%), khu vực dịch vụ 43,3% (năm 2015 chiếm 45,8). Cơ cấu sản xuất trong nội bộ các ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của tỉnh gắn với thị trường. Tổng sản phẩm GRDP theo giá hiện hành đạt 64.465 tỷ đồng, gấp 1,68 lần so với năm 2015; GRDP bình quân đầu người đạt 64,8 triệu đồng (khoảng 2780 USD/người), gấp 1,57 lần so với năm 2015, bằng 92,7% so với bình quân chung của cả nước (khoảng 3000 USD)

Với nền kinh tế phát triển năng động, được đánh giá là một trong những địa phương có sự tăng trưởng ấn tượng khu vực Đồng bằng Sông Hồng; với những tiềm năng và lợi thế có được và sự phát triển toàn diện trên các mặt trong đó đặc biệt là hoạt động công nghiệp, thương mại, dịch vụ có thể thấy tiềm năng của sự phát triển thương mại dịch vụ nói chung, trong đó có hoạt động quảng cáo thương mại nói riêng trên địa bàn tỉnh đang diễn ra ngày càng sôi động, góp phần quan trọng trong việc hình thành thị trường thương mại - dịch vụ ngày càng phát triển.

2.2. Quy định của pháp luật về quảng cáo ngoài trời

2.2.1. Nguồn pháp luật về quảng cáo ngoài trời

* Văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương.

- Hiến pháp năm 2013. Hiến pháp không quy định cụ thể về quảng cáo nhưng đã có chế định cụ thể về quyền công dân, đây chính là cơ sở vô cùng quan trọng để ban hành hệ thống văn bản QPPL điều chỉnh các lĩnh vực, trong đó có hoạt động quảng cáo và quảng cáo ngoài trời.

- Luật Quảng cáo năm 2012: là đạo luật quy định riêng về lĩnh vực quảng cáo; nó có ý nghĩa rất quan trọng, là cơ sở pháp lý căn bản để giúp cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo sản phẩm của mình tới người tiêu dùng một các hiệu quả, đúng quy định;

- Văn bản hợp nhất số 47/VBHN-VPQH ngày 10/12/2018 của Văn phòng Quốc hội về Luật Quảng cáo (Gọi tắt là Luật Quảng cáo năm 2018)


- Luật Thương mại 2005; Luật Đất đai năm 2013; Luật Xây dựng năm 2013; Luật Cạnh tranh năm 2004;

Bên cạnh đó, hoạt động quảng cáo cũng được quy định tại các văn bản dưới luật khác bao gồm:

- Nghị định 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo.

- Nghị định 28/2017/NĐ-CP ngày 20/3/2017 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn, hóa thể thao, du lịch và quảng cáo;

- Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 về việc quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, quy định tại Điều 8 về phân loại công trình xây dựng và phụ lục chi tiết kèm theo;

- Nghị định 158/2013/NĐ-CP, quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa thể thao, du lịch và quảng cáo.

- Thông tư số 10/2013/TT-BVHTTDL ngày 06/12/2013 của Bộ Văn hóa thể thao và du lịch quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số Điều của Luật quảng cáo và Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo.

- Thông tư 04/2018/TT-BXD ngày 20/5/2018 của Bộ Xây dựng ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng và lắp đặt phương tiện quảng cáo ngoài trời.

- Thông tư 75/2011/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định về đăng ký và xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Thông tư 40/2012/TT-BCT ngày 21/12/2012 của Bộ Công thương quy định cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công thương.

- Thông tư 04/2016/TT-BCT ngày 06/6/2016 của Bộ Công thương sửa đổi, bổ sung một số một số Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công thương về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử, hóa chất, sản xuất kinh doanh rượu, nhượng quyền thương mại, hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa, năng lượng, an toàn thực phẩm và điện lực.


- Thông tư 09/2015/TT-BYT ngày 25/5/2015 của Bộ Y tế quy định về xác nhận nội dung quảng cáo đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế.

…..

Hệ thống văn bản QPPL của Trung ương điều chỉnh về quảng cáo về cơ bản đã đáp ứng yêu cầu của tình hình thực tế và tiếp tục được hoàn thiện; đây là cơ sở bảo đảm cho hoạt động quảng cáo được tiến hành hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Từ cơ sở này, những loại hình quảng cáo những năm gần đây đang phát triển với tốc độ hết sức nhanh chóng; đưa thông tin về các loại hàng hóa dịch vụ ngày càng đa dạng, phong phú hơn đến với người tiêu dùng trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Bên cạnh những kết quả đạt được, hệ thống văn bản QPPL về quảng cáo hiện hành còn không ít bất cập, gây khó khăn cho việc thực hiện, như tại các quy định về: quảng cáo trên phương tiện thông tin đại chúng, công trình quảng cáo ngoài trời, thủ tục cấp phép xây dựng công trình quảng cáo ... đang tạo những kẽ hở để hoạt động quảng cáo bộ lộ những vấn đề tiêu cực, phản cảm ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, sự phát triển bền vững của đời sống xã hội.

Ví dụ: Quy định về xin cấp phép xây dựng công trình quảng cáo chưa thống nhất, đồng bộ, cụ thể là: Điểm a khoản 2, Điều 31 Luật Quảng cáo quy định về việc phải xin cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo như sau: “Xây dựng màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời có diện tích một mặt từ 20 mét vuông trở lên”; điểm c của Điều này quy định: “Bảng quảng cáo đứng độc lập có diện tích một mặt từ 40 mét vuông trở lên”; điểm c khoản 3 Điều 31 quy định về việc xin cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo thì một trong những loại giấy tờ cần phải có là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; văn bản thỏa thuận hoặc hợp đồng thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Trong khi đó, theo quy định của Điều 10 Luật Đất đai năm 2013, có thể hiểu đất dùng để xây dựng công trình quảng cáo là đất phi nông nghiệp, nhưng là loại đất nào trong loại đất phi nông nghiệp thì không rõ. Bên cạnh đó, theo quy định của pháp luật xây dựng, công trình xây dựng quảng cáo thuộc loại công trình văn


hóa mà công trình văn hóa hiện nay vẫn chưa được pháp luật đất đai đề cập đến. Ngoài ra, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp với mục đích ổn định, lâu dài, nhưng các công trình quảng cáo thường là những công trình tạm, diện tích đất cần dùng để xây dựng những công trình quảng cáo không nhiều. Những bất cập này gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp quảng cáo.

Vì vậy, việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật quảng cáo là một yêu cầu cấp bách trước sự phát triển ngày càng nhanh chóng của các hoạt động thương mại dịch vụ. Đó không chỉ là sự thích ứng cần có của quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế mà còn là cách tăng cường sự biểu đạt các giá trị thẩm mỹ, văn hóa xã hội ở lĩnh vực kinh tế này.

- Nội dung quy định về quảng cáo thương mại ngoài trời được các văn bản QPPL quy định cụ thể như sau:

* Tại Luật Quảng cáo năm 2018 (Văn bản hợp nhất số 47)

Đây là văn bản QPPL quan trọng, căn cứ pháp lý có ý nghĩa rất lớn trong việc triển khai thực hiện pháp luật về quảng cáo trong giai đoạn hiện nay, qua tổng kết, đánh giá thực tiễn việc thực hiện Luật Quảng cáo năm 2012, trước những vướng mắc, hạn chế đã bộc lộ từ thực tiễn công tác quản lý thì việc ban hành một văn bản mới nhằm kịp thời điều chỉnh đảm bảo phù hợp với tình hình mới là hết sức cần thiết. Nội dung quy định về quảng cáo ngoài trời đã được cụ thể trong văn bản hợp nhất này, cụ thể như sau:

“Điều 27. Quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn

1. Việc đặt bảng quảng cáo, băng-rôn phải tuân thủ quy định về khu vực bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa; hành lang an toàn giao thông, đê điều, lưới điện quốc gia; không được che khuất đèn tín hiệu giao thông, bảng chỉ dẫn công cộng; không được chăng ngang qua đường giao thông và phải tuân thủ quy hoạch quảng cáo của địa phương và quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

2. Các sản phẩm quảng cáo thể hiện trên bảng quảng cáo, băng-rôn phải ghi rõ tên, địa chỉ của người thực hiện.


3. Quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn có nội dung tuyên truyền, cổ động chính trị, chính sách xã hội phải tuân theo những quy định sau:

a) Biểu trưng, lô-gô, nhãn hiệu hàng hóa của người quảng cáo phải đặt ở phía dưới cùng đối với bảng quảng cáo, băng-rôn dọc và phía bên phải đối với băng-rôn ngang;

b) Diện tích thể hiện của biểu trưng, lô-gô, nhãn hiệu hàng hóa của người quảng cáo không quá 20% diện tích bảng quảng cáo, băng-rôn.

4. Thời hạn treo băng-rôn không quá 15 ngày.

Điều 28. Quảng cáo trên màn hình chuyên quảng cáo

1. Việc đặt màn hình chuyên quảng cáo phải tuân theo quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan và quy hoạch quảng cáo ngoài trời của địa phương.

2. Khi thực hiện quảng cáo trên màn hình chuyên quảng cáo đặt ngoài trời không được dùng âm thanh.

3. Quảng cáo trên màn hình không thuộc quy định tại khoản 2 Điều này được sử dụng âm thanh theo quy định của pháp luật về môi trường.

Điều 29. Hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn

1. Văn bản thông báo sản phẩm quảng cáo ghi rõ nội dung, thời gian, địa điểm quảng cáo, số lượng bảng quảng cáo, băng-rôn.

2. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của người kinh doanh dịch vụ quảng cáo hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của người quảng cáo trong trường hợp tự thực hiện quảng cáo.

3. Bản sao giấy tờ chứng minh sự hợp chuẩn, hợp quy của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ theo quy định của pháp luật hoặc giấy tờ chứng minh đủ điều kiện để quảng cáo theo quy định tại Điều 20 của Luật này.

4. Bản sao văn bản về việc tổ chức sự kiện của đơn vị tổ chức trong trường hợp quảng cáo cho sự kiện, chính sách xã hội.

5. Ma-két sản phẩm quảng cáo in mầu có chữ ký của người kinh doanh dịch vụ quảng cáo hoặc chữ ký của người quảng cáo trong trường hợp tự thực hiện quảng cáo. Trong trường hợp người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, người quảng cáo là tổ chức thì phải có dấu của tổ chức.

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 25/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí