Pháp luật về quản lý giao dịch chứng khoán chưa niêm yết ở Việt Nam - 8

Thứ năm: Phát triển thị trường OTC trên cơ sở phù hợp với các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế để có thể từng bước hội nhập với thị trường thế giới. Tiêu chuẩn về thông lệ quản trị công ty tốt nhất đã từng bước được giới thiệu và áp dụng tại Việt Nam. Đây là một thuận lợi khi xây dựng thị trường OTC ở Việt Nam giúp các doanh nghiệp Việt Nam nhanh chóng hội nhập với thị trường thế giới và là bàn đạp cho những doanh nghiệp nào muốn niêm yết tại sàn chứng khoán nước ngoài.

Tóm lại, việc phát triển thị trường trên cơ sở lý luận bằng pháp luật, tạo điều kiện để thị trường hoạt động và phát triển, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mọi chủ thể tham gia thị trường và có các chính sách khuyến khích giúp thị trường phát triển.

Và trên cơ sở đó thì nội dung của pháp luật về quản lý giao dịch thị trường OTC sẽ phải bao gồm các nội dung sau:

- Cơ chế tổ chức thị trường: Phải xác định rõ ai là chủ thể tổ chức thị trường như Nhà nước thành lập, UBCKNN thành lập hay do các tổ chức khác thành lập và UBCKNN cấp phép.

- Các vấn đề về tổ chức và hoạt động của thị trường:cơ cấu tổ chức, quản trị và điều hành thị trường, mục tiêu và các nguyên tắc hoạt động của thị trường.

- Thành viên của thị trường, quyền và nghĩa vụ của các thành viên.


- Hàng hóa của thị trường.


- Cơ chế bù trừ và thanh toán các giao dịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.


- Cơ chế quản lý hoạt động công bố thông tin thị trường.

Pháp luật về quản lý giao dịch chứng khoán chưa niêm yết ở Việt Nam - 8


- Cơ chế giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm liên quan tới hoạt động giao dịch.

3.2. CÁC KIẾN NGHỊ CỤ THỂ‌


3.2.1. Mô hình thị trường

Tham khảo kinh nghiệm một số nước về tổ chức mô hình thị trường chứng khoán chưa niêm yết có thể rút ra một số bài học như:

Quản lý thị trường OTC ở Hoa Kỳ được thực hiện bởi một hệ thống các tổ chức tự quản và sự độc lập của SEC. Trong hệ thống đó, các tổ chức tự quản hoạt động dưới sự giám sát của SEC. Vai trò của NASD rất quan trọng trong việc thành lập và điều hành thị trường OTC. NASD hiện tại đang quản lý thị trường NASD hiện tại đang quản lý thị trường NASDAQ và OTCBB.

Tuy nhiên, tại Việt Nam, vai trò và khả năng của hiệp hội Kinh doanh chứng khoán còn hạn chế. Do vậy, vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước mà ở đây là UBCKNN trong việc quản lý thị trường OTC là rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Ngoài ra, mô hình quản lý thị trường OTCBB có thể hữu ích cho Việt Nam trong giai đoạn này bởi vì các yêu cầu đăng ký trên thị trường này không cao như việc đăng ký niêm yết trên sở giao dịch, có thể áp dụng trong các giao dịch chứng khoán của các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện chiếm số lượng lớn ở Việt Nam.

Còn tại Nhật Bản, quản lý TTCK không độc lập với Chính phủ. Trước năm 1998, Ủy ban giám sát và giao dịch chứng khoán (SESC) là một bộ phận trong Bộ tài chính. Mô hình này đã bị chỉ trích bởi vì làm tăng lên các xung đột lợi ích tiềm năng khi SESC hoạt động với cả hai vai trò vừa là người điều hành và vừa người giám sát thị trường. Từ 1998, SESC tách khỏi Bộ Tài chính và nằm trong cơ quan giám sát tài chính (FSA) là đơn vị trực thuộc Chính phủ.

Mô hình quản lý TTCK ở Việt Nam có những nét tương tự với mô hình quản lý của Nhật Bản. Trước 3/2004, UBCKNN là cơ quan quản lý TTCK ở Việt Nam, trực thuộc Chính phủ. Từ tháng 4/2004, UBCKNN trực

thuộc Bộ tài chính. Việt Nam có thể trải qua kinh nghiệm giống như Nhật Bản trong việc điều hành TTCK, nên sự độc lập của UBCKNN là một xu thế tất yếu. Vai trò của Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán cũng sẽ rất quan trọng trong việc quản lý và điều hành thị trường OTC.

Mặc dù thị trường không chính thức của Việt Nam gần đây đã được quản lý bằng các yêu cầu báo cáo đối với các công ty đại chúng chưa niêm yết nhưng thị trường vẫn chưa được kiểm soát tốt. Việc Việt Nam tổ chức một thị trường cho các doanh nghiệp chưa niêm yết và thị trường này nên tập trung vào các tiêu chí tạo ra tiện lợi cũng như giảm các chi phí các giao dịch.

Gần đây, cơ quan quản lý đã cho phép việc giao dịch các chứng khoán chưa niêm yết được thực hiện tại các công ty chứng khoán. Đây là môt chính sách rất đúng đắn trong giai đoạn hiện nay để tạo thị trường và tăng tính thanh khoản, giảm thiểu rủi ro của các chứng khoán thuộc các công ty đại chúng chưa niêm yết.

Xuất phát từ những kinh nghiệm trên, ngày 8/11/2007 Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 3567/QĐ-BTC phê duyệt phương án tổ chức và quản lý giao dịch chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết. Sự kiện này đánh dấu một mốc phát triển mới và quan trọng trong thực thi chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nhằm thu hẹp thị trường giao dịch tự do, giảm thiểu rủi ro đối với thị trường giao dịch chứng khoán chưa niêm yết.

Theo đó, về quản lý thị trường thì TTGDCK Hà Nội - đơn vị tổ chức thị trường OTC theo qui định pháp luật chịu trách nhiệm vận hành hoạt động giao dịch trên thị trường OTC, ban hành các qui chế liên quan đến giao dịch, thành viên, công bố thông tin sau khi được UBCKNN chấp thuận, chịu trách nhiệm giám sát thực hiện các qui chế này.

UBCKNN có nghĩa vụ quản lý hoạt động của TTGDCK Hà Nội tuân thủ qui định của pháp luật trong việc tổ chức vận hành, giám sát giao dịch của thị trường OTC, quyết định xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến hoạt động của thị trường này, phê duyệt các đề án, phương án tổ chức giao dịch sản phẩm mới, áp dụng các phương thức giao dịch mới do TTGDCK đệ trình.

Bộ Tài chính phê duyệt định hướng, mô hình và lộ trình tổ chức thị trường OTC, quyết định đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật của thị trường trong giai đoạn ban đầu, ban hành các văn bản qui phạm pháp luật cần thiết điều chỉnh hoạt động của thị trường OTC.

3.2.2. Quản lý công ty chưa niêm yết

Hiện nay Luật Chứng khoán năm 2006 chỉ qui định một số điều về quản lý công ty đại chúng. Cụ thể là:

- Chứng khoán của công ty đại chúng phải được đăng ký tập trung tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán [14, Điều 52].

- Chứng khoán của công ty đại chúng phải được lưu ký tập trung tại TTLKCK trước khi thực hiện giao [14, Điều 53].

- Việc chuyển quyền sở hữu đối với các loại chứng khoán đã đăng ký tại TTLKCK được thực hiện qua TTLKCK [14, Điều 54].

- Trường hợp chứng khoán đã được lưu ký tập trung tại TTLKCK, việc chuyển quyền sở hữu chứng khoán có hiệu lực vào ngày thực hiện bút toán ghi sổ trên tài khoản lưu ký chứng khoán tại TTLKCK [14, Điều 54].

Như vậy, hoạt động phát hành chứng khoán của công ty đại chúng đã có sự quản lý của cơ quản quản lý nhà nước về mặt nguyên tắc chứ chưa cần có qui chế cho TTGDCK Hà Nội.

Cụ thể hóa hơn Luật Chứng khoán năm 2006, Nghị định 14/2007/NĐ-CP ngày 19/1/2007 hướng dẫn Điều 9 điểm 4, chứng khoán đủ tiêu chuẩn niêm

yết mà chưa niêm yết tại TTGDCK được giao dịch tại công ty chứng khoán và chuyển kết quả giao dịch thông qua TTGDCK để thanh toán thông qua TTLKCK.

Đồng thời, Luật Doanh nghiệp năm 2005 có đề cập đến việc chào bán cổ phần riêng lẻ [13, Điều 87] trong khi đó Luật Chứng khoán năm 2006 mới chỉ giải quyết được hoạt động chào bán cổ phần rộng rãi ra công chúng. Tháng 12 /2007 Bộ Tài chính đã soạn thảo dự thảo Nghị định quy định hoạt động chào bán cổ phần riêng lẻ, với 7 chương, 27 điều có nội dung:

Việc chưa thể quản lý chặt chẽ thị trường OTC, theo nhận định của Bộ Tài chính, có khá nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là hệ thống luật pháp thiếu đồng bộ. Đơn cử, trước thời điểm 1/1/2007 (Luật Chứng khoán năm 2006 có hiệu lực), việc chào bán chứng khoán ra công chúng của DNNN cổ phần hóa, ngân hàng thương mại và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được thực hiện theo các tiêu chuẩn công bố thông tin công khai, minh bạch và vẫn chưa có sự giám sát của cơ quan quản lý nhà nước.

Ngay cả sau khi Luật Chứng khoán năm 2006 có hiệu lực thì việc quản lý doanh nghiệp chào bán chứng khoán ra công chúng vẫn tiếp tục gặp khó khăn do nguyên nhân từ hệ thống luật pháp, như chưa có văn bản hướng dẫn việc chào bán cổ phiếu riêng lẻ ngoại trừ Nghị định 52/2006/NĐ-CP ngày 29/05/2006 về phát hành trái phiếu doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005. Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 20/2008/CT-TTg ngày 23/06/2008 về việc tăng cường các biện pháp quản lý để phát triển bền vững thị trường chứng khoán. Theo chỉ thị này, Thủ tướng yêu cầu việc chào bán chứng khoán ra công chúng phải đăng ký với UBCKNN. Mọi trường hợp chào bán chứng khoán vi phạm pháp luật phải bị đình chỉ và xử phạt theo quy định. Ngoài ra, tổ chức phát hành cổ phiếu riêng lẻ để tăng vốn phải làm thủ tục đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh, hoặc cơ quan quản lý cấp phép hoạt động về phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.

Cụ thể sẽ là Ngân hàng Nhà nước quản lý chào bán cổ phiếu riêng lẻ đối với các ngân hàng thương mại cổ phần, công ty tài chính cổ phần, Bộ Tài chính quản lý các công ty cổ phần bảo hiểm. UBCKNN quản lý các công ty đại chúng và công ty cổ phần chứng khoán, còn Sở Kế hoạch và Đầu tư quản lý các doanh nghiệp.

Trường hợp doanh nghiệp không phải pháp nhân Việt Nam không được chào bán chứng khoán trên lãnh thổ Việt Nam, trừ trường hợp thực hiện lộ trình cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. Các công ty cổ phần đại chúng, bao gồm các công ty niêm yết thực hiện chế độ kiểm toán, công bố thông tin, quản trị công ty theo qui định của pháp luật.

Nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán bất hợp pháp. Các hoạt động cung cấp thông tin, nhu cầu mua, bán, giá cả chứng khoán trên các phương tiện thông tin đại chúng phải tuân thủ đúng qui định. Đồng thời yêu cầu các DNNN không sử dụng vốn đầu tư của chủ sở hữu, quĩ đầu tư phát triển và nguồn vốn xây dựng cơ bản để tham gia góp vốn thành lập, mua cổ phần của các quĩ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán.

3.2.3. Quản lý thông tin giao dịch

3.2.3.1. Về tổ chức giao dịch

Các nội dung liên quan đến tổ chức giao dịch bao gồm:

Vấn đề đơn vị giao dịch không qui định cụ thể, trong khi đó đơn vị yết giá là 100 đồng (đối với cổ phiếu) và 1 đồng (đối với trái phiếu). Áp dụng cho mệnh giá giao dịch là 10.000 đồng (đối với cổ phiếu) và 100.000 đồng (đối với trái phiếu).

Về biên độ dao động giá là +20%. Nếu so với biên độ giá trên thị trường chứng khoán tập trung thì biên độ này cao hơn rất nhiều. Tuy nhiên,

trên thị trường chứng khoán phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nên chăng cần qui định một khoảng biên độ dao động như 10 - 20% tùy theo tình hình mà có thể điều chỉnh cho phù hợp.

Ngoài ra, giá tham chiếu qui định TTGDCK Hà Nội tính toán và công bố giá tham chiếu theo phương thức bình quân gia quyền với phương thức thực hiện thoả thuận.

Về mặt thời gian thực hiện, NĐT có thể thoả thuận giao dịch với nhau bất kỳ thời gian nào trong ngày.

Những qui định này sẽ tạo ra sự linh hoạt, thuận lợi về mặt thời gian cho nhà đầu tư. Khác hẳn với các qui định trên thị trường chứng khoán tập trung, nhà đầu tư chỉ có thể giao dịch vào những giờ nhất định.

Việc thanh toán sẽ áp dụng thanh toán bù trừ đa phương. Các thanh toán, bù trừ chứng khoán sẽ được thực hiện tạo TTLK và phản ánh vào tài khoản của NĐT tại CTCK theo qui định ngày thanh toán là T+3.

Trường hợp CTCK không đáp ứng được nhu cầu mua bán và nhà đầu tư cũng không tìm được đối tác thì CTCK sẽ nhập lệnh chào mua/chào bán của khách hàng vào hệ thống của TTGDCK Hà Nội. Các CTCK có thể theo dõi thông tin trên hệ thống của TTGDCK Hà Nội để tìm đối tác thực hiện giao dịch cho nhà đầu tư của mình.

Như vậy, hệ thống giao dịch trên thị trường OTC là mạng diện rộng kết nối giữa TTGDCK Hà Nội với CTCK. Việc chuyển lệnh, thông tin yết giá, truyền thông tin thị trường, xác nhận kết quả giao dịch giao dịch giữa TTGDCK Hà Nội và các thành viên đều tự động hóa hoàn toàn.

3.2.3.2. Về thông tin thị trường

Các công ty đại chúng đăng ký giao dịch có trách nhiệm công bố thông tin theo quy định về công bố thông tin đối với công ty đại chúng theo Luật Chứng khoán năm 2006.

Công ty đại chúng đăng ký giao dịch cũng phải thực hiện công bố thông tin khi có những thay đổi trong hoạt động của công ty có thể làm ảnh hưởng đến giá chứng khoán giao dịch trên thị trường [23].

Công ty chứng khoán nộp đơn đăng ký giao dịch cho chứng khoán của công ty đại chúng nào thì có trách nhiệm phối hợp với công ty đăng ký giao dịch để thực hiện công bố thông tin đúng theo quy định.

TTGDCK Hà Nội xây dựng trang thông tin điện tử (trang web) để tổng hợp các thông tin giao dịch và phục vụ việc công bố thông tin của các công ty đại chúng đăng ký giao dịch.

Trong thời gian giao dịch, các thông tin về chào mua chào bán, kết quả giao dịch sẽ được cập nhật liên tục lên trang web.

Khi triển khai giao dịch cổ phiếu của các công ty đại chúng qua HaSTC thì tất cả các CTCK phải báo cáo toàn bộ lệnh dư mua dư bán của khách hàng để HaSTC tổng hợp thành một bản thông tin chung. Toàn bộ các giao dịch đều được thực hiện thanh toán thống nhất qua Trung tâm Lưu ký chứng khoán. Ngoài ra, hằng ngày căn cứ vào giá mua, giá bán HaSTC sẽ đưa ra mức giá tham chiếu. Giá tham chiếu được công bố công khai trên bảng điện tử tại HaSTC và các CTCK phải có trách nhiệm thông báo tới khách hàng. Khối lượng dư mua, dư bán cũng được công khai trên bảng điện tử. Như vậy nếu có chuyện "làm giá", NĐT có thể phát hiện ra một cách rất dễ dàng.

3.2.3.3. Về giám sát giao dịch

TTGDCK Hà Nội chịu trách nhiệm giám sát giao dịch trên thị trường OTC của các thành viên theo qui chế giao dịch của Trung tâm ban hành sau khi được UBCKNN chấp thuận. Việc giám sát giao dịch hàng ngày được thể hiện qua hệ thống giám sát tự động, việc giám sát tổ chức giao dịch của thành viên TTGDCK có thể thông qua báo cáo định kỳ và giám sát tại chỗ.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/12/2022