Pháp luật về quản lý giao dịch chứng khoán chưa niêm yết ở Việt Nam - 10

c) Hoàn thiện các qui định pháp luật về thuế, kế toán

Luật kế toán hiện nay qui định về nghĩa vụ lập và công khai báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhưng chưa qui định cụ thể các đối tượng nào phải thực hiện nghĩa vụ này, do vậy cần được sửa đổi theo hướng qui định cụ thể những chủ thể kinh doanh nào phải thực hiện nghĩa vụ công bố báo cáo tài chính và công bố các loại báo cáo nào, trách nhiệm trong trường hợp vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin, báo cáo tài chính.

Hoạt động chứng khoán là một lĩnh vực hoạt động mới và có nhiều rủi ro, để thu hút nhà đầu tư tham gia tích cực vào thị trường chứng khoán cần có một chính sách thuế dài hạn và ổn định, có chính sách ưu đãi đối với các công ty niêm yết trên thị trường OTC.

Cần có qui định trong Luật Kế toán về chế độ kế toán, báo cáo tài chính chung bắt buộc đối với tất cả các doanh nghiệp (qui định rõ về yêu cầu cần báo cáo, những thông tin không phải báo cáo công khai) và chế tài xử phạt đối với hành vi vi phạm chế độ báo cáo thống kê.

d) Hoàn thiện các qui định của Luật Phá sản

Luật Phá sản hiện nay mang tính khả thi và cụ thể hơn so với Luật Phá sản trước đây. Tuy nhiên, để phù hợp với các qui định của các văn hản pháp luật khác, Luật Phá sản cần bổ sung các qui định về thủ tục phá sản đặc biệt áp dụng đối với các doanh nghiệp đặc biệt trong đó có các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chứng khoán

Bổ sung trong Luật Phá sản qui định về việc áp dụng các biện pháp đặc biệt cần áp dụng đối với phá sản các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chứng khoán như quản lý tài sản riêng biệt của khách hàng và áp dụng Qũy bảo hộ người đầu tư… Bổ sung vào Luật Phá sản các biện pháp được qui định trong pháp luật về chứng khoán như kiểm soát đặc biệt theo đó khi phát hiện công ty chứng khoán có dấu hiệu lâm vào tình trạng phá sản thì cơ quan

nhà nước có thẩm quyền lựa chọn áp dụng biện pháp phù hợp nhất có thể nhằm phục hội khả năng thanh toán nợ hay hoạt động của công ty.

Luật Phá sản hiện nay đã có qui định về trách nhiệm của chủ doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản phải có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp mà họ đang quản lý nếu không sẽ bị xử lý theo qui định của pháp luật, tuy nhiên lại chưa qui định rõ về các biện pháp xử lý.

đ) Hoàn thiện qui định pháp luật Hình sự

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Tại Điều 9 Luật Chứng khoán năm 2006 qui định các hành vi bị cấm:


Pháp luật về quản lý giao dịch chứng khoán chưa niêm yết ở Việt Nam - 10

- Trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện các hành vi gian lận, lừa đảo, tạo dựng thông tin sai sự thật hoặc bỏ sót thông tin cần thiết gây hiểu nhầm nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, dịch vụ về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

- Công bố thông tin sai lệch nhằm lôi kéo, xúi giục mua, bán chứng khoán hoặc công bố thông tin không kịp thời, đầy đủ về các sự việc xảy ra có ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán trên thị trường.

- Sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo, giao dịch chứng khoán bằng hình thức câu kết, lôi kéo người khác liên tục mua, bán để thao túng giá chứng khoán; kết hợp hoặc sử dụng các phương pháp giao dịch khác để thao túng giá chứng khoán.

Như vậy, những hành vi bị cấm trên không phân biệt ở thị trường chứng khoán OTC hay thị trường tập trung. Với những rủi ro về thông tin đã phân tích ở chương 2, NĐT nào có thông tin người đó sẽ thắng nhất là đối với những người sử dụng, lợi dụng thông tin một cách trái pháp luật. Do đó việc sửa đổi các qui định hiện hành của Bộ luật Hình sự theo hướng qui định rõ ràng và thích hợp khung hình phạt áp dụng trong trường hợp phạm tội

trong lĩnh vực chứng khoán: qui định một khung hình phạt tăng nặng hoặc tăng cường hình phạt tiền.

Các hành vi trong giao dịch chứng khoán sẽ bị xử lý hình sự bao gồm: Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật khi chào bán, niêm yết hoặc giao dịch chứng khoán; gian lận và lừa đảo trong giao dịch chứng khoán; thao túng giá chứng khoán.

Yêu cầu được đặt ra khi tiến hành sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự, liên quan đến lĩnh vực chứng khoán chúng ta phải xác định được các dấu hiệu để phân biệt giữa tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán và các tội phạm khác. Phải có qui định rõ ràng thế nào là vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, mức độ thiệt hại như thế nào thì bị coi là nghiêm trọng, có thể thông qua việc qui định mức thiệt hại trực tiếp hoặc các hậu quả ảnh hưởng nghiêm trọng khác mà hành vi vi phạm đó gây ra.

Hình phạt áp dụng đối với các tội phạm về chứng khoán nên qui định phạt tiền là hình thức chủ yếu. Chỉ đối với các tội gây ra hậu quả hết sức nghiêm trọng thì mới áp dụng các hình phạt khác. Ngoài ra cần hạn chế hình sự hóa các vi phạm về chứng khoán.

KẾT LUẬN


Xây dựng và phát triển một TTCK CNY theo thông lệ quốc tế là bước phát triển tất yếu trong quá trình hình thành một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Trên cơ sở đối tượng nghiên cứu là các qui định của pháp luật về định hướng xây dựng thị trường CKCNY có sự quản lý của Nhà nước, với việc kết hợp sử dụng hài hòa các phương pháp nghiên cứu, nội dung của luận văn đã giải quyết được những vấn đề cơ bản mà mục đích và nhiệm vụ đề tài đã đặt ra. Kết quả nghiên cứu cả trên phương diện lý luận và thực trạng pháp luật Việt Nam về quản lý giao dịch CKCNY đã góp phần làm sáng tỏ những vấn đề sau:

1. TTCK nói chung và TTCKCNY nói riêng là một bộ phận quan trọng của thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Trong đó, hàng hóa trên thị trường CKCNY rất đa dạng, luận văn chỉ đề cập tới cổ phiếu của các công ty cổ phần chưa niêm yết. Hoạt động phát hành CKCNY được thể hiện dưới hai hình thức là phát hành riêng lẻ và chào bán chứng khoán ra công chúng. Hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng đã được qui định trong Luật Chứng khoán năm 2006 nhưng đó là hoạt động chào bán ra công chúng của những công ty đại chúng. Còn hình thức phát hành riêng lẻ đang được các cơ quan chức năng soạn thảo thành các qui phạm trong dự thảo nghị định về chào bán cổ phần riêng lẻ.

Trên thế giới, ở mỗi quốc gia, do sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế, truyền thống văn hóa lịch sử, truyền thống lập pháp nên pháp luật về TTCK nói chung và pháp luật về quản lý giao dịch chứng khoán trên thị trường CKCNY nói riêng cũng có sự khác biệt. Có quốc gia như Mỹ ban

hành Luật Chứng khoán từ rất sớm để điều chỉnh thị trường CKCNY. TTCK Mỹ là điển hình cho sự phát triển của ngành tài chính, mô hình đó do Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán quản lý.

Có nước như Trung Quốc thì qui định về thị trường chứng khoán CNY rất ít và những qui định đó thường nằm rải rác trong nhiều văn bản pháp luật khác mà không được qui định trong Luật Chứng khoán.

2. Trong thời gian qua, do chưa có hệ thống pháp luật quản lý giao dịch chứng khoán CNY nên thị trường chứng khoán tự do đã phát triển mạnh mẽ một cách tự phát. Vấn đề bảo vệ NĐT được đặt ra bởi khi tham gia giao dịch trên thị trường này NĐT đã gặp phải rất nhiều rủi ro như rủi ro về thông tin, rủi ro do biến động giá cả, tỷ giá ngoại tệ, rủi ro do hành vi lừa đảo. Bên cạnh rủi ro của NĐT thì về mặt quản lý Nhà nước cũng nảy sinh nhiều bất cập trong việc xây dựng hệ thống pháp luật, phương pháp tính thuế đối với hoạt động này. Quản lý nhà nước đối với CKCNY chưa thực sự hiệu quả, hệ thống giám sát hoạt động của TTCK đã được thiết lập nhưng chưa có tiêu chí giám sát, các chế tài cưỡng chế hành vi vi phạm còn hạn chế. Do đó, yêu cầu cấp thiết phải xây dựng mô hình quản lý thị trường chứng khoán CNY vào quản lý là nhiệm vụ quan trọng.

3. Vấn đề hoàn thiện pháp luật điều chỉnh về quản lý giao dịch chứng khoán CNY ở Việt Nam cần phải theo lộ trình cụ thể. Hiện tai, trung tâm giao dịch CKCNY đang trong giai đoạn chuẩn bị và sẽ đưa vào hoạt động cuối năm 2008. Luận văn đã nêu và phân tích các giải pháp hoàn thiện pháp luật trên các phương diện qui định pháp luật về mô hình thị trường, loại hàng hóa giao dịch, qui chế giao dịch của trung tâm, giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước và sửa đổi bổ sung các qui định pháp luật có liên quan.

Nhìn chung trên cơ sở kết quả nghiên cứu mang tính lý luận về cơ chế vận hành thị trường giao dịch chứng khoán CNY, kết hợp với kinh

nghiệm thực tế của các nước và tình hình thực tế ở Việt Nam, luận văn đã góp phần nghiên cứu hoàn thiện cơ chế giao dịch OTC cho chứng khoán đăng ký giao dịch tại TTGDCK Hà Nội cũng như cơ chế giao dịch và quản lý ở cấp thấp cho chứng khoán chưa niêm yết và chưa đăng ký giao dịch nhằm tạo lập một môi trường giao dịch công khai minh bạch hơn cho các lọai chứng khoán này, bảo vệ tốt hơn quyền lợi của các bên tham gia và góp phần quan trọng vào việc hoàn thiện thị trường chứng khoán Việt Nam.

Trong một chừng mực nhất định, luận văn góp phần bổ sung lý luận về thị trường chứng khoán làm rõ hơn các nghiên cứu về thị trường OTC, làm cơ sở tham khảo cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam. Thông qua hoạt động nghiên cứu này, tác giả cũng nhận thấy có rất nhiều quan điểm, ý kiến trong luận văn có thể trở thành nhiều đề tài nghiên cứu có giá trị như:

- Bảo vệ quyền và lợi ích của NĐT trên thị trường CKCNY ở Việt Nam.

- Tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán

- Chế độ công bố thông tin trên thị trường CKCNY

Luận văn đat được những kết quả trên là nhờ sự quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của cô giáo hướng dẫn khoa học, các nhà hoạt động thực tiễn và các bạn đồng nghiệp, cộng với sự quyết tâm của bản thân tác giả. Tuy nhiên, do sự hạn chế về điều kiện nghiên cứu và khả năng nghiên cứu có hạn của bản thân tác giả nên luận văn chắc chắn không tránh khỏi còn có hạn chế, thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự quan tâm chỉ dẫn, góp ý của các thầy, cô, các nhà khoa học và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC


1. Bộ Tài chính (2007), Quyết định số 3567/QĐ-BTC ngày 8/11 của Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt Phương án tổ chức và quản lý giao dịch chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết, Hà Nội.

2. Bộ Tài chính (2008), Quyết định số 46/2008/QĐ-BTC ngày 01/07 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Qui chế quản lý giao dịch trái phiếu Chính phủ tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán, Hà Nội.

3. Chính phủ (1998), Quyết định số 127/1998/QĐ-Ttg ngày 11/7 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Trung tâm Giao dịch Chứng khoán, Hà Nội.

4. Chính phủ (2003), Quyết định số 163/2003/QĐ-Ttg ngày 5/8 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2010, Hà Nội.

5. Chính phủ (2004), Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11 về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần, Hà Nội.

6. Chính phủ (2004), Quyết định số 161/2004/QĐ-Ttg ngày 07/9 của Thủ tướng Chính phủ qui định chức năng nhiệm quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Hà Nội.

7. Chính phủ (2007), Nghị định số 14/2007/NĐ-CP ngày 19/01 về việc qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán năm 2006, Hà Nội.

8. Chính phủ (2007), Quyết định số 63/2007/QĐ-Ttg ngày 10/5 của Thủ tướng Chính phủ về việc qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thuộc Bộ Tài chính, Hà Nội.

9. Chính phủ (2007), Quyết định số 128/2007/QĐ-Ttg ngày 2/8 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển thị trường vốn Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, Hà Nội.

10. Chính phủ (2008), Chỉ thị số 20/2008/CT-Ttg ngày 23/6 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý thị trường chứng khoán, Hà Nội.

11. Quốc hội (1999), Bộ luật Hình sự, Hà Nội.

12. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.

13. Quốc hội (2005), Luật Doanh nghiệp, Hà Nội.

14. Quốc hội (2006), Luật Chứng khoán, Hà Nội.

CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO KHÁC

15. Ban pháp chế - Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (2007), "Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho thị trường chứng khoán", Chứng khoán Việt Nam, (99+100).

16. Huỳnh Thế Du, Vũ Thành Tự Anh (2005), Thị trường phi tập trung ở Việt Nam, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, tháng 7.

17. Nguyễn Dũng (2005), "Giao dịch nội gián", Chứng khoán Việt Nam, (9).

18. Đặng Huyền (2008), "Những cái bẫy trên sàn chứng khoán", Báo An ninh thế giới, ngày 15/3.

19. Julia Howes (2007), " Luật pháp về thị trường chứng khoán Việt Nam dưới góc nhìn của luật sư nước ngoài", Chứng khoán Việt Nam, (99+100).

20. Luật chứng khoán (sửa đổi) của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được kỳ hợp thứ 6 của Ủy ban Thường vụ đại biểu nhân dân toàn quốc thông qua vào 27/5/2005, có hiệu lực từ 1/1/2006.

21. Luật Chứng khoán và giao dịch chứng khoán Thái Lan 1992, ban hành ngày 12/3/1992.

22. Luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán Nhật Bản - Luật số 25 năm 1948, sửa đổi bổ sung năm 1992.

23. Nhật Mai (2008), "Kinh nghiệm quản lý thị trường chứng khoán OTC tại một số nước", Chứng khoán Việt Nam, (111+112).

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 25/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí