Bản Chất Pháp Lý Của Giao Dịch Cầm Cố Chứng Khoán

chủ thể xác nhận các lệnh rút, chuyển tiền này (xác nhận trên các phiếu yêu cầu rút tiền, chuyển tiền,…).

- Không có cơ sở khi căn cứ vào việc nhà đầu tư vẫn có thể sử dụng tiền trên tài khoản để thực hiện các giao dịch mua chứng khoán để xác định đây là biện pháp thế chấp tài sản.

Như đã nêu, thực tế, công ty chứng khoán là người quản lý tiền trong tài khoản của nhà đầu tư. Nhà đầu tư chỉ có thể rút tiền trong tài khoản trong trường hợp không còn nghĩa vụ trả nợ với công ty chứng khoán, hoặc rút những vẫn phải bảo đảm tỷ lệ ký quỹ theo yêu cầu của công ty chứng khoán.

Điểm e, khoản 3, Điều 8 về “Tài khoản giao dịch ký quỹ”, Quy chế hướng dẫn giao dịch ký quỹ chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định số 637/QĐ- UBCK quy định như sau:

“e) Khách hàng chỉ được rút tiền trên tài khoản giao dịch ký quỹ sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ với công ty chứng khoán hoặc khi trên tài khoản giao dịch ký quỹ có tiền và sau khi rút vẫn phải đảm bảo tỷ lệ ký quỹ ban đầu.[39, khoản 3, Điều 8]

Điều này cho thấy trong trường hợp này, công ty chứng khoán có quyền quản lý hoàn toàn tiền gửi của khách hàng. Việc khách hàng được sử dụng tiền để mua chứng khoán trong phạm vi giao dịch ký quỹ chứng khoán là thỏa thuận giữa công ty chứng khoán và khách hàng mang tính đặc thù của giao dịch này mà thôi; nó không làm thay đổi bản chất giao dịch cầm cố.

2.3.1.2. Hiệu lực của giao dịch cầm cố tiền gửi

Như đã nêu phía trên, để sử dụng dịch vụ giao dịch ký quỹ của công ty chứng khoán, khách hàng cần phải ký hợp đồng mở tài khoản kỹ quỹ. Trong hợp đồng mở tài khoản ký quỹ, thông thường, các bên thoả thuận hợp đồng có hiệu lực từ ngày ký. Nhưng do đặc thù của giao dịch ký quỹ, khách hàng chỉ chịu ràng buộc của thoả thuận này từ thời điểm phát sinh khoản tiền vay mua chứng khoán từ công ty chứng khoán; khi đó, mặc nhiên tài sản bảo đảm của khách hàng từ tài khoản giao dịch về nguyên tắc sẽ được chuyển sang tài khoản giao

dịch ký quỹ để quản lý, hạch toán riêng biệt. Tức là nếu chưa phát sinh nghĩa vụ trả tiền vay mua chứng khoán thì các tài sản của khách hàng không trở thành tài sản bảo đảm.

Ví dụ trong trường hợp: Ông Nguyễn Văn A. ký hợp đồng mở tài khoản giao dịch ký quỹ với Công ty cổ phần chứng khoán Hoa Phượng ngày 28-7- 2015. Ngày 29-7-2015, ông A. nộp 700.000.000 đ vào tài khoản giao dịch. Ngày 30-7-2015, ông A. đặt lệnh mua 50.000 cổ phiếu mã CPP, do tài khoản giao dịch thiếu 300.000.000 đ (Ba trăm triệu đồng), nên mặc nhiên lệnh mua này của ông A. sử dụng một phần tiền vay của công ty chứng khoán Hoa Phượng. Sau khi thực hiện giao dịch, ông A. vẫn bảo đảm tỷ lệ kỹ quỹ duy trì. Ngày 31-7- 2015, ông A. tiếp tục nộp thêm 200.000.000 đ (Hai trăm triệu đồng) vào tài khoản.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Trong ví dụ này, vào thời điểm ngày 29-7-2015, mặc dù đã ký hợp đồng mở tài khoản giao dịch kỹ quỹ, nhưng tài sản là tiền mặt trong tài khoản của ông

A. chưa trở thành tài sản bảo đảm do lúc đó nghĩa vụ được bảo đảm là nghĩa vụ trả nợ tiền vay của ông A. cho công ty chứng khoán Hoa Phượng chưa phát sinh. Từ ngày 30-7-2015, do đã phát sinh khoản tiền vay, nên khi đó, mặc nhiên tiền trong tài khoản của ông A. (nếu có) sẽ trở thành tài sản bảo đảm cho khoản vay của ông A. Vì vậy, khoản tiền 200.000.000 đ được nộp thêm ngày 31-7-2015 sẽ trở thành tài sản bảo đảm.

Cầm cố tài sản trong hoạt động của tổ chức tín dụng công ty chứng khoán tại Việt Nam - 9

Theo quy định tại Điều 328 về “Hiệu lực của cầm cố tài sản”, Bộ luật Dân sự năm 2005 và Điểm b, khoản 1, Điều 10 về “Hiệu lực của giao dịch bảo đảm”, Nghị định 163/2006/NĐ-CP thì thời điểm có hiệu lực của giao dịch cầm cố là thời điểm chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố.

Đối với nghiệp vụ giao dịch ký quỹ của công ty chứng khoán, thời điểm chuyển giao tài sản cầm cố được xác định theo cách thức đặc thù.

Khoản 1, Điều 20 về “Nghĩa vụ quản lý tài khoản giao dịch ký quỹ của khách hàng”, Quy chế hướng dẫn giao dịch ký quỹ chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định số 637/QĐ-UBCK quy định:

“1. Công ty chứng khoán phải quản lý tách biệt tiền, chứng khoán trên tài khoản giao dịch ký quỹ với tiền, chứng khoán trên tài khoản giao dịch chứng khoán thông thường của khách hàng và tiền, chứng khoán của chính công ty chứng khoán.” [39, khoản 1, Điều 20]

Theo quy định này, tiền, chứng khoán trong tài khoản giao dịch thông thường của khách hàng sẽ phải được tách biệt với tiền, chứng khoán trên tài khoản giao dịch ký quỹ. Việc ký hợp đồng mở tài khoản giao dịch ký quỹ với công ty chứng khoán không quyết định thời điểm chuyển giao tài sản cầm cố từ khách hàng sang cho công ty chứng khoán. Mà chỉ khi phát sinh khoản vay đối với công ty chứng khoán, thì mặc nhiên tài sản cầm cố mới được chuyển từ tài khoản giao dịch thông thường sang tài khoản giao dịch ký quỹ; tức là thời điểm đó mới có thể xác định là thời điểm giao dịch cầm cố có hiệu lực.

2.3.1.3. Xử lý tài sản cầm cố

Khoản 1, Điều 19 về “Xử lý tài sản thế chấp”, Quy chế hướng dẫn giao dịch ký quỹ chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định số 637/QĐ-UBCK quy định: 1. Công ty chứng khoán phải bán chứng khoán thế chấp trên tài khoản giao dịch ký quỹ của khách hàng khi khách hàng không bổ sung hoặc bổ sung không đầy đủ tài sản thế chấp trong thời hạn theo lệnh gọi ký quỹ bổ sung. [39, khoản 1, Điều 19]

Tại các Hợp đồng mở tài khoản giao dịch ký quỹ, các công ty chứng khoán và Khách hàng thoả thuận cụ thể hơn về thời điểm phát sinh quyền xử lý tài sản bảo đảm của công ty chứng khoán. Thông thường, các bên sẽ xác định một mốc tỷ lệ ký quỹ xử lý mà ở đó công ty chứng khoán có quyền xử lý tài sản bảo đảm của Khách hàng để thu hồi nợ vay.

Với trường hợp tài sản cầm cố là tiền thì công ty chứng khoán sẽ khấu trừ trực tiếp từ tài khoản của Khách hàng để bù trừ nợ vay.

2.3.2. Cầm cố chứng khoán

2.3.2.1. Bản chất pháp lý của giao dịch cầm cố chứng khoán

Theo quy định tại Quy chế hướng dẫn giao dịch ký quỹ chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định số 637/QĐ-UBCK, không phải mọi loại chứng khoán đều có thể được sử dụng làm tài sản bảo đảm trong giao dịch ký quỹ.

Điểm c, khoản 3, Điều 8 “Tài khoản giao dịch ký quỹ”, Quy chế hướng dẫn giao dịch ký quỹ chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định số 637/QĐ- UBCK quy định:

“c) Khách hàng chỉ được sử dụng tiền mặt, chứng khoán được phép giao dịch ký quỹ và các quyền liên quan đến chứng khoán này để làm tài sản thế chấp cho các khoản vay để thực hiện giao dịch ký quỹ[39, khoản 3, Điều 8]

Điều 10 về “Chứng khoán được giao dịch ký quỹ”, Quy chế hướng dẫn giao dịch ký quỹ chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định số 637/QĐ-UBCK quy định:

Chứng khoán đủ điều kiện giao dịch ký quỹ bao gồm: cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư niêm yết giao dịch tại Sở Giao dịch chứng khoán, không bao gồm các chứng khoán đăng ký niêm yết giao dịch trên hệ thống giao dịch UpCom và không thuộc các trường hợp sau:

1. Có thời gian niêm yết dưới 06 tháng tính đến thời điểm công bố danh sách; trường hợp cổ phiếu chuyển sàn niêm yết thì thời gian niêm yết được tính là tổng thời gian niêm yết ở cả hai Sở Giao dịch chứng khoán;

2. Bị đặt trong tình trạng bị tạm ngừng giao dịch, bị đưa vào diện cảnh báo, bị hủy niêm yết, bị đưa vào diện kiểm soát;

3. Kết quả kinh doanh của tổ chức niêm yết chứng khoán là có lỗ căn cứ trên báo cáo tài chính gần nhất đã kiểm toán hoặc có ý kiến soát xét của tổ chức kiểm toán (tùy trường hợp nào gần nhất thời điểm xem xét); Trường hợp tổ chức niêm yết là quỹ đầu tư đại chúng, có tối thiểu một tháng có giá trị tài sản ròng (NAV) tính trên một đơn vị chứng chỉ quỹ nhỏ hơn mệnh giá căn cứ trên

báo cáo thay đổi giá trị tài sản ròng hàng tháng xét trong 03 tháng liên tiếp tính đến thời điểm được lựa chọn để giao dịch ký quỹ. [39, Điều 10]

Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 12 về “Hạn chế giao dịch ký quỹ”, Quy chế Hướng dẫn giao dịch ký quỹ chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định số 637/QĐ-UBCK, một số loại chứng khoán cũng không được cho vay ký quỹ gồm:

- Cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư do chính công ty chứng khoán bảo lãnh phát hành trong vòng sáu (06) tháng tính từ khi hoàn tất đợt phát hành.

- Đối với cổ phiếu của công ty niêm yết sở hữu từ 50% trở lên vốn điều lệ của công ty chứng khoán và đối với cổ phiếu của công ty niêm yết do công ty chứng khoán sở hữu từ 50% trở lên vốn điều lệ.

- Đối với cổ phiếu của chính công ty chứng khoán phát hành.

Tương tự như đã nêu trên, việc sử dụng chứng khoán làm tài sản cầm cố trong giao dịch ký quỹ với bản chất tài sản là phần giá trị tài sản của tổ chức phát hành chứng khoán đó thuộc sở hữu của khách hàng. Do đặc thù giao dịch ký quỹ, nên các loại chứng khoán được cầm cố đều được thể hiện dưới dạng bút toán điện tử chứ không phải dưới dạng ghi sổ hay chứng chỉ (cổ phiếu).

Nhưng thực tế giao dịch, tại hợp đồng mở tài khoản giao dịch ký quỹ, công ty chứng khoán và khách hàng thường thoả thuận thêm về việc sử dụng toàn bộ chứng khoán thuộc sở hữu của khách hàng trên tài khoản mở tại công ty chứng khoán làm tài sản bảo đảm. Ngoài việc không phải là đối tượng chứng khoán giao dịch ký quỹ như quy định tại Quy chế hướng dẫn giao dịch ký quỹ chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định số 637/QĐ-UBCK như đã nêu, thì bản chất pháp lý khi nhận cầm cố loại chứng khoán khác thuộc sở hữu của khách hàng của công ty chứng khoán không có gì thay đổi.

2.3.2.2. Hiệu lực của giao dịch cầm cố chứng khoán

Tương tự như đã phân tích phía trên, hiệu lực của giao dịch cầm cố chứng khoán đối với nghiệp vụ giao dịch ký quỹ của công ty chứng khoán không phát

sinh từ thời điểm khách hàng và công ty chứng khoán ký hợp đồng mở tài khoản giao dịch ký quỹ, mà phát sinh từ thời điểm khách hàng sử dụng tiền vay của công ty chứng khoán; cũng chính là thời điểm tài sản cầm cố của khách hàng được chuyển từ tài khoản giao dịch thông thường sang tài khoản giao dịch ký quỹ.

2.3.2.3. Xử lý tài sản cầm cố

Theo quy định tại Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về Giao dịch bảo đảm, bên nhận bảo đảm có các phương thức xử lý tài sản bảo đảm như sau:

- Bán tài sản bảo đảm.

- Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm.

- Bên nhận bảo đảm nhận các khoản tiền hoặc tài sản khác từ người thứ ba trong trường hợp thế chấp quyền đòi nợ.

- Phương thức khác do các bên thoả thuận.

Đối với giao dịch bảo đảm áp dụng trong nghiệp vụ giao dịch ký quỹ của công ty chứng khoán, Quy chế hướng dẫn giao dịch ký quỹ chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định số 637/QĐ-UBCK quy định công ty chứng khoán được xử lý tài sản bảo đảm bằng phương thức bán chứng khoán để thu hồi nợ vay.

Điều 56 về “Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm”, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP quy định các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm gồm:

1. Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

2. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

3. Pháp luật quy định tài sản bảo đảm phải được xử lý để bên bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.

4. Các trường hợp khác do các bên thoả thuận hoặc pháp luật quy định. [13, Điều 56]

Trong nghiệp vụ giao dịch ký quỹ của công ty chứng khoán, nghĩa vụ được bảo đảm là nghĩa vụ trả nợ vay của khách hàng. Mặc dù theo quy định tại Quy chế hướng dẫn giao dịch ký quỹ chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định số 637/QĐ-UBCK, thời hạn của khoản vay trong giao dịch ký quỹ là 03 tháng (được gia hạn tối đa 1 lần với thời gian gia hạn tối đa 03 tháng), nhưng do đặc thù của giao dịch nên thời hạn khoản vay không phải là mốc để công ty chứng khoán xử lý tài sản bảo đảm của khách hàng. Thông thường, công ty chứng khoán sẽ dựa vào tỷ lệ ký quỹ của khách hàng để xác định mốc xử lý tài sản bảo đảm.

Theo Quy chế hướng dẫn giao dịch ký quỹ chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định số 637/QĐ-UBCK, quyền xử lý tài sản bảo đảm của công ty chứng khoán phát sinh khi khách hàng không bảo đảm tỷ lệ ký quỹ duy trì, đồng thời không đưa tỷ lệ ký quỹ về tỷ lệ ký quỹ duy trì theo yêu cầu của công ty chứng khoán bằng cách bổ sung thêm tài sản.

Trước khi thực hiện lệnh bán chứng khoán cầm cố, công ty chứng khoán có trách nhiệm thông báo cho khách hàng. Công ty chứng khoán có trách nhiệm gửi bảng sao kê kết quả giao dịch bán chứng khoán cầm cố cho khách hàng.

Do đặc thù về loại tài sản cầm cố và giới hạn hoạt động của công ty chứng khoán mà những phương thức xử lý tài sản bảo đảm khác như quy định tại Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về Giao dịch bảo đảm không phù hợp, hoặc khó áp dụng đối với việc xử lý chứng khoán cầm cố trong nghiệp vụ giao dịch ký quỹ của công ty chứng khoán.

Ví dụ với phương thức nhận chính tài sản bảo đảm để thay cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm; theo logic của phương thức này, bên nhận bảo đảm sau khi nhận chính tài sản bảo đảm để thay cho việc thực hiện nghĩa vụ của

bên bảo đảm sẽ trở thành chủ sở hữu (hay người có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt) của tài sản bảo đảm.

Do chứng khoán cầm cố là chứng khoán niêm yết, nên việc chuyển nhượng phải thực hiện qua các Sở giao dịch chứng khoán bằng phương thức giao dịch khớp lệnh hoặc thoả thuận. Trong trường hợp công ty chứng khoán xử lý tài sản cầm cố, công ty chứng khoán chính là bên đứng ra đặt lệnh bán số chứng khoán này, do vậy, sẽ không có căn cứ pháp lý nếu bên mua số chứng khoán này lại chính là các công ty chứng khoán.

Về nguyên tắc pháp lý, việc xác lập quyền sở hữu đối với tài sản không chỉ dựa trên quan hệ chuyển nhượng, mua bán, mà còn dựa trên nhiều quan hệ khác như thừa kế, tặng cho,… Trong lĩnh vực chứng khoán, đối với những chứng khoán đã thực hiện đăng ký tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (chứng khoán đăng ký nhưng chưa niêm yết, chứng khoán niêm yết) việc chuyển quyền sở hữu được tiến hành qua hai phương thức:

- Chuyển quyền sở hữu chứng khoán thông qua các giao dịch mua bán thực hiện qua hệ thống giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán;

- Chuyển quyền sở hữu chứng khoán ngoài hệ thống giao dịch chứng khoán đối với các giao dịch không mang tính chất mua bán hoặc không thể thực hiện được qua hệ thống giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán.

Các trường hợp chuyển quyền sở hữu chứng khoán không qua các giao dịch mua bán chứng khoán trên hệ thống giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán được quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 19 về “Chuyển quyền sở hữu chứng khoán”, Thông tư số 05/2015/TT-BTC ngày 15-01-2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán.

Trong đó cũng đã ghi nhận trường hợp chuyển quyền sở hữu do xử lý tài sản bảo đảm là chứng khoán trong các giao dịch cầm cố, thế chấp, ký quỹ.

Nhưng thực tế các quy định hiện tại, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam không tiến hành việc xác nhận phong toả, cũng như xử lý tài sản cầm cố

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 24/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí