Sửa Đổi Văn Bản Dưới Luật Về Điều Kiện Để Công Ty Chứng Khoán Được Phép Tiến Hành Phương Thức Giao Dịch Trực Tuyến

Nên chăng, Ủy ban chứng khoán Nhà nước hoặc một cơ quan pháp luật nào đó ban hành một mẫu hợp đồng chuẩn về cung cấp dịch vụ giao dịch điện tử trong lĩnh vực chứng khoán, trong đó nêu rõ các rủi ro có thể xảy ra, quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan. Nếu làm được như vậy, hoạt động giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán sẽ đi theo khuôn phép, các tranh chấp trong quan hệ môi giới chứng khoán mới có cơ sở giải quyết minh bạch.

3.2.3.3 Sửa đổi văn bản dưới luật về điều kiện để công ty chứng khoán được phép tiến hành phương thức giao dịch trực tuyến

Công ty chứng khoán muốn cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến phải đăng ký với UBCKNN (theo điểm 5.3.1 và 5.3.2 của Thông tư số 50/2009/TT-BTC về hướng dẫn giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán). Hồ sơ đăng kí bao gồm 10 loại giấy tờ, trong đó có báo cáo phân tích tóm tắt và báo cáo thiết kế hệ thống liên quan đến hệ thống dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến.

Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng (Phó tổng giám đốc Sở giao dịch chứng khoán Tp. HCM), quy định này không hợp lý, vì các thông tin đó là bí mật của các công ty. Ông Hùng cho rằng, Luật chứng khoán năm 2006 cho phép CTCK kinh doanh nghiệp vụ môi giới chứng khoán, giao dịch điện tử là một phương thức của nghiệp vụ này, nên việc Thông tư yêu cầu các CTCK phải xin phép lại một lần nữa là không cần thiết. Theo ông Hùng, những quy định

nói trên của Thông tư đã can thiệp quá sâu vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp59.

3.2.3.4 Ban hành nghị định mới nâng khung hình phạt đối với các vi phạm của công ty chứng khoán

Việc xử phạt vi phạm hình chính trong lĩnh vực chứng khoán hiện nay tuân theo Nghị định số 36/2007/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong

59 Xuân Tòa (2007), Dự thảo giao dịch chứng khoán trực tuyến: cần thêm quy định bồi thường khi gặp rủi ro, 20/12/2007, truy cập ngày 18/04/2010, http://vietbao.vn/Kinh-te/Du-thao-giao-dich-chung-khoan-truc- tuyen-Can-them-quy-dinh-boi-thuong-khi-gap-rui-ro/45265618/87/.

lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán (không có văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành Luật chứng khoán năm 2006 về vấn đề này).

Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng, việc các công ty chứng khoán liên tục mắc sai phạm, nhất là các lỗi trong giao dịch, thanh toán và lưu ký chứng khoán là bởi mức phạt chưa nghiêm, số tiền xử phạt ít hơn rất nhiều so với số tiền mà công ty chứng khoán thu được từ việc vi phạm60. Mức phạt cao nhất mà Nghị định số 36/2007/NĐ-CP đưa ra là 70 triệu đồng, số tiền này là rất nhỏ so với phí môi giới chứng khoán mà CTCK thu được từ những lệnh mua

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

và bán trị giá hàng chục tỉ đồng của các nhà đầu tư.

3.2.3.5 Xem xét việc thừa nhận tư cách pháp lý của người môi giới chứng khoán tự do

Những quy định của luật thương mại Việt Nam năm 2005 về môi giới thương mại thực tiễn áp dụng và những vấn đề đặt ra - 10

Luật chứng khoán năm 2006 chỉ thừa nhận chủ thể duy nhất được phép kinh doanh dịch vụ môi giới chứng khoán là công ty chứng khoán. Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy, có rất nhiều cá nhân hành nghề môi giới chứng khoán độc lập, tạo nên sự sôi động của thị trường chứng khoán phi tập trung (OTC). Hiện nay, thị trường OTC đã đóng cửa, nhưng thị trường UPCoM mới hình thành cũng không thiếu những người môi giới chứng khoán tự do.

Nên chăng, Luật chứng khoán ban hành thêm các quy định thừa nhận người môi giới độc lập là chủ thể hợp pháp trong hoạt động kinh doanh dịch vụ môi giới chứng khoán. Như vậy sẽ thuận tiện cho sự quản lý của pháp luật đối với hoạt động MGCK, giảm bớt những bất cập trong quan hệ môi giới giữa người MGCK độc lập và nhà đầu tư.

3.2.3.6 Sửa đổi, bổ sung Luật kinh doanh BĐS năm 2006

Luật kinh doanh BĐS năm 2006 nên được sửa đổi, bổ sung về các vấn đề sau đây:



60 Xử phạt vi phạm của các CTCK: cần phải mạnh tay hơn nữa (2009), 25/08/2009, truy cập ngày 19/04/2010, http://www.atpvietnam.com/vn/thuctechoick/37525/index.aspx.

Thứ nhất, nên quy định thời hạn của chứng chỉ môi giới BĐS. Kinh doanh BĐS vốn là một lĩnh vực rất phức tạp, hay thay đổi. Người môi giới BĐS cần thường xuyên cập nhật kiến về pháp luật, kinh tế, tài chính… Do đó, Luật nên quy định chứng chỉ môi giới BĐS chỉ có giá trị trong một thời hạn nhất định, sau một thời gian nào đó (có thể là 2 đến 3 năm), người môi giới cần theo học các chương trình đào tạo nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức để được tiếp tục cấp chứng chỉ.

Thứ hai, nên quy định cụ thể về giảng viên được phép giảng dạy tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về môi giới, định giá bất động sản và quản lý điều hành sàn giao dịch bất động sản. Khoản 3, Điều 12, Nghị định 153/2007/NĐ- CP yêu cầu giảng viên phải có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm giảng dạy đáp ứng yêu cầu của các môn học (có thể là các nhà giáo chuyên nghiệp, các chuyên gia, các nhà quản lý, người có chứng chỉ và kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh bất động sản). Quy định như vậy là rất chung chung, thiếu rõ ràng.

Thứ ba, cần ban hành những quy định chặt chẽ hơn về cơ sở vật chất của sàn giao dịch bất động sản. Sàn giao dịch bất động sản phải có diện tích sử dụng để giao dịch tối thiểu 50m2 phục vụ cho hoạt động môi giới, giao dịch và thêm 20 m2 cho mỗi hoạt động dịch vụ bổ sung, có trang thiết bị phù hợp với nội dung hoạt động, đồng thời phải có tên, biển hiệu và địa chỉ giao dịch ổn định tối thiểu trong thời hạn 01 năm (khoản 1.5 và 1.6, Phần 4, Thông tư số 13/2008/TT-BXD). Những quy định sơ sài này là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sàn giao dịch liên tiếp được mở ra nhưng số lượng giao dịch qua sàn ít, chất lượng dịch vụ thấp.

Thứ tư, cần có những quy định nhằm ngăn chặn tình trạng doanh nghiệp kinh doanh BĐS dùng danh nghĩa người môi giới để bán bất động sản của mình cho khách hàng, vừa thu lợi trong giao dịch mua bán BĐS vừa thu phí môi giới.

3.3 Các kiến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động môi giới thương mại phát triển‌

3.3.1 Kiến nghị đối với Nhà nước

Ngoài những sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hoạt động môi giới thương mại đã nêu ở trên, Nhà nước Việt Nam nên tiến hành những giải pháp sau đây để phát triển hoạt động môi giới thương mại trong thời gian tới:

3.3.1.1 Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động môi giới thương mại

Hiện nay, nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới thương mại trong các lĩnh vực khác nhau chưa đăng kí với cơ quan có thẩm quyền, dẫn đến Nhà nước bị thất thu một khoản thuế lớn61. Không những thế, đội ngũ nhân lực môi giới thương mại còn có những tổ chức, cá nhân yếu về chuyên môn và khả năng tài chính, đạo đức nghề nghiệp chưa cao, gây ra các sai phạm làm thiệt hại quyền lợi của khách hàng.

Do đó, Nhà nước cần quản lý, giám sát chặt chẽ hoạt động môi giới thương mại thông qua các cơ quan quản lý Nhà nước về môi giới thương mại nói riêng và trung gian thương mại nói chung.

3.3.1.2 Tăng cường tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn, các hội thảo về pháp luật thương mại nói chung và pháp luật về hoạt động môi giới thương mại nói riêng

Để hoạt động môi giới thương mại diễn ra lành mạnh và nhanh chóng đạt đến trình độ chuyên nghiệp, các chủ thể tham gia vào quan hệ môi giới thương mại cần có sự hiểu biết đầy đủ về pháp luật.

Từ khi Luật thương mại Việt Nam năm 2005 có hiệu lực đến nay, thời gian mới được ba năm. Do đó, không thể tránh khỏi sự thiếu sót các văn bản dưới Luật hướng dẫn về hoạt động môi giới thương mại, cũng như đang có nhiều điểm quy


61 Phạm Duy Liên (2005), Sử dụng trung gian thương mại trong hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam – thực trạng và giải pháp, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, tr120, Đại học Ngoại thương Hà Nội.

định không hợp lý, chồng chéo giữa Luật thương mại và các luật chuyên ngành. Vì thế, các cơ quan có thẩm quyền liên quan đến hoạt động môi giới thương mại nên tổ chức các khóa đào tạo, các buổi hội thảo nhằm hướng dẫn cho các chủ thể tham gia hoạt động MGTM về những quy định của pháp luật đối với hoạt động này. Giải pháp này sẽ giúp các chủ thể biết cách áp dụng những quy định pháp luật sao cho đúng đắn, hợp lí. Đồng thời, thông qua những ý kiến thảo luận của các chủ thể, chúng ta tìm được những điểm chưa hợp lý hoặc thiết sót trong hệ thống pháp luật và cách thức sửa đổi, bổ sung, làm cho hệ thống pháp luật hoàn thiện hơn.

3.3.1.3 Tổ chức mạng lưới cung cấp thông tin về hoạt động môi giới thương mại ở Việt Nam

Việc cung cấp thông tin về các tổ chức, cá nhân hoạt động môi giới ở Việt Nam hiện nay còn thiếu và yếu. Công việc này chủ yếu được thực hiện bởi các Hiệp hội ngành hàng, Cục xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Tham tán thương mại ở các nước62.

Các hiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp có mối quan hệ rất chặt chẽ. Hiệp hội là nơi gắn kết các doanh nghiệp với nhau, là cầu nối giữa Nhà nước và doanh nghiệp. Hiệp hội có nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến các chính sách pháp luật, đồng thời hỗ trợ, định hướng cho các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

Trong lĩnh vực môi giới thương mại hiện nay, số lượng các hiệp hội được thành lập chưa nhiều. Nhà nước cần thúc đẩy sự thành lập của các hiệp hội, cải thiện chất lượng hoạt động của các hiệp hội, sao cho cho các hiệp hội thực hiện tốt chức năng quan trọng của mình là cung cấp thông tin về các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới nói riêng và các lĩnh vực có liên quan nói chung.


62 Phạm Duy Liên (2005), Sử dụng trung gian thương mại trong hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam – thực trạng và giải pháp, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, tr115, Đại học Ngoại thương Hà Nội.

Tổ chức mạng lưới cung cấp thông tin qua các hiệp hội là nhằm mục đích xây dựng hệ thống thông tin minh bạch cho thị trường Việt Nam. Các hiệp hội phát triển vững mạnh, có cơ sở dữ liệu phong phú, công khai sẽ giúp các chủ thể trong nền kinh tế tiếp cận được với nguồn thông tin đa dạng, đáng tin cậy, trên cơ sở đó mà ra quyết định đúng đắn cho hoạt động kinh doanh của mình.

3.3.1.4 Đa dạng hóa các phương thức tuyên truyền pháp luật về hoạt động môi giới thương mại

Nhìn chung, người dân chưa có nhận thức đúng đắn về bản chất của hoạt động môi giới thương mại, một số người còn có định kiến không tốt với những người kinh doanh dịch vụ môi giới thương mại. Quan trọng hơn, các chủ thể tham gia hoạt động thương mại và cả người dân còn thiếu hiểu biết về các quy định của pháp luật đối với hoạt động môi giới, chưa biết cách tham gia hoạt động này một cách chuyên nghiệp và bảo vệ quyền lợi của bản thân khi có vi phạm xảy ra.

Do đó, Nhà nước cần phổ biến, tuyên truyền các quy định của pháp luật trong nhân dân, trong giới thương nhân và các cơ quan nhà nước có chức năng liên quan đến hoạt động môi giới thương mại để họ có cách hiểu đúng và tuân thủ các quy định của pháp luật.

Để làm được điều này, các cơ quan truyền thông, các cơ quan nhà nước và các chủ thể liên quan cần có sự phối hợp để phổ biến kiến thức về hoạt động môi giới thương mại trên các phương tiện thông tin đa dạng như: báo in, báo hình, mạng Internet, đài phát thanh…

3.3.2 Kiến nghị đối với các chủ thể tiến hành hoạt động môi giới thương

mại

3.3.2.1 Các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới thương mại cần

tăng cường hiểu biết, nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp của mình

Để hoạt động môi giới thương mại phát triển đạt đến trình độ chuyên nghiệp, điều đầu tiên cần quan tâm là các chủ thể tiến hành hoạt động này phải có nhận thức đúng đắn, nghiêm túc về nghề nghiệp của mình. Họ phải xem môi giới

thương mại là một nghề đòi hỏi những kiến thức và kĩ năng chuyên nghiệp; có ý thức tìm hiểu những quy định của pháp luật về hoạt động này; tích lũy kiến thức cần thiết cho nghề nghiệp, trau dồi các kĩ năng chuyên môn. Đồng thời, họ cần tự nhận thức được yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp của xã hội đối với người môi giới, tôn trọng chữ tín, biết tìm kiếm lợi nhuận cho bản thân nhưng không bỏ qua quyền lợi của khách hàng.

3.3.2.2 Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động môi giới thương mại

Như đã phân tích trong phần Những vấn đề đặt ra đối với hoạt động MGTM ở Việt Nam, điểm yếu lớn nhất của nguồn nhân lực là người môi giới không được đào tạo bài bản, kĩ năng môi giới thiếu chuyên nghiệp, ít có khả năng cung cấp những dịch vụ mang tính chuyên môn cao cho khách hàng.

Hoạt động MGTM liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh tế, tài chính, pháp luật, hành chính… Do đó, người môi giới không chỉ cần có hiểu biết về lĩnh vực mà mình tham gia hoạt động mà còn cần am hiểu về các lĩnh vực liên quan; ngoài ra còn phải nắm vững các kĩ năng thuyết trình, đàm phán… Việc đào tạo nhân lực cho hoạt động MGTM cần mang tính toàn diện và có sự phối hợp giữa Nhà nước và doanh nghiệp.

Việc đào tạo nhân lực cho hoạt động MGTM có thể diễn ra dưới nhiều hình thức. Các doanh nghiệp tổ chức đào tạo trong nước cho nhân viên của mình hoặc hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài; tổ chức các hội thảo trao đổi kinh nghiệm hay khảo sát thực tế. Đồng thời, doanh nghiệp cũng nên phối hợp với các hiệp hội về môi giới thương mại trong các lĩnh vực khác nhau để tìm nguồn kinh phí, cùng đề ra cách thức đào tạo nguồn nhân lực.

Một phương thức nữa rất có hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực môi giới là các doanh nghiệp phối hợp với các trường đại học, cao đẳng… để đưa những nội dung quan trọng, phù hợp với thực tiễn hoạt động môi giới vào chương trình giảng dạy của trường; đồng thời tạo cơ hội


75

cho sinh viên thực tập ở các doanh nghiệp nhằm thu lượm kinh nghiệm và rèn luyện kĩ năng làm việc. Phương thức này cần sự quan tâm hợp tác của nhiều bên, trong đó có Bộ Giáo dục; các trường đại học, cao đẳng; các doanh nghiệp…; đòi hỏi nhiều thời gian và chi phí.

3.3.2.3 Nâng cao hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động môi giới thương mại

Một trong những nguyên nhân khiến chất lượng dịch vụ MGTM ở Việt Nam chưa cao là cơ sở vật chất kỹ thuật thiếu thốn, hệ thống thông tin thiếu hiện đại, gây cản trở cho các doanh nghiệp trong việc lưu trữ thông tin, giao dịch với khách hàng và theo dõi, giám sát quá trình kinh doanh.

Để nâng cao chất lượng dịch vụ môi giới, doanh nghiệp cần chú trọng phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, đặc biệt là trong lĩnh vực môi giới chứng khoán. Xu hướng hiện nay của các công ty chứng khoán là triển khai giao dịch trực tuyến; mà phương thức giao dịch này đòi hỏi hệ thống thông tin của công ty chứng khoán phải đạt đến một chuẩn nhất định, đó là còn chưa kể đến những yêu cầu về bảo mật cho thông tin cá nhân của khách hàng.

Việt Nam mở cửa nền kinh tế đã mang lại cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới không ít thách thức từ các doanh nghiệp nước ngoài vốn có lợi thế về cơ sở vật chất kỹ thuật đầy đủ và hiện đại. Phát triển cơ sở vật chất của mình chính là một cách nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp nước ngoài.

3.3.2.4 Gia tăng mối liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau và với các hiệp hội ngành nghề

Trong tương lai, các hoạt động của nền kinh tế phát triển đến mức độ cao, hoạt động môi giới thương mại trong lĩnh vực này sẽ càng liên quan đến nhiều hoạt động kinh tế thuộc lĩnh vực khác. Do đó, cần phải gia tăng mối liên kết giữa các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ MGTM với nhau và với các hiệp hội ngành nghề nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/05/2022