Lộ Trình Xây Dựng Và Hoàn Thiện Khung Pháp Lý Về Thị Trường Otc

Trên thị trường chứng khoán niêm yết, UBCKNN giám sát hoạt động giao dịch trên các SGDCK, TTGDCK, chú trọng kiểm soát việc thực hiện qui định về công bố thông tin của các tổ chức, cá nhân hoạt động trên TTCK, bảo đảm tuân thủ qui trình về đặt lệnh, lưu ký, thanh toán chứng khoán để hoạt động này đều được thực hiện một cách công khai, minh bạch, đúng pháp luật.

Để thực hiện tốt việc giám sát này cần thiết phải có một qui trình giám sát tại các phòng nghiệp vụ như Phòng giám sát thị trường, phòng giám sát thành viên, phòng điều tra và cưỡng chế, phòng giám sát công ty, phòng công bố thông tin, phối hợp giữa các bộ phận trên với nhau tạo thành cơ chế giám sát hiệu quả.

3.2.3.4. Lưu ký và thanh toán

Bước đầu tiên để thực hiện giao dịch là NĐT sẽ phải lưu ký chứng khoán trước khi giao dịch. Việc lưu ký chứng khoán được thực hiện theo mô hình hai cấp: nhà đầu tư thực hiện lưu ký tại các thành viên lưu ký, các thành viên lưu ký thực hiện tái lưu ký tại TTLKCK. Sau khi đã được TTLKCK chấp thuận lưu ký chứng khoán, nhà đầu tư có thể thực hiện giao dịch mua bán chuyển nhượng qua các CTCK và được sử dụng các dịch vụ do TTLKCK và thành viên lưu ký cung cấp như gửi, rút, chuyển khoản, cầm cố, giải toả cầm cố.

Các quy định về thủ tục gửi, rút, chuyển khoản, cầm cố, giải toả cầm cố chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết được thực hiện giống quy trình đối với chứng khoán niêm yết.

TTGDCK Hà Nội xây dựng hệ thống thu thập và tổng hợp các thông tin về giao dịch chứng khoán trên thị trường OTC. Các giao dịch diễn ra tại các công ty chứng khoán, sau đó công ty chứng khoán nhập các báo cáo về giao dịch đó vào hệ thống của TTGDCK Hà Nội. TTGDCK Hà Nội chuyển

dữ liệu giao dịch cho TTLKCK để xử lý thanh toán đồng thời tổng hợp dữ liệu giao dịch trên trang thông tin điện tử phục vụ nhà đầu tư.

TTLKCK thực hiện bù trừ và thanh toán chứng khoán và gửi kết quả cho thành viên lưu ký để các thành viên lưu ký hạch toán vào tài khoản của người sở hữu thực hiện giao dịch.

3.1.4. Loại hàng hóa giao dịch

Sàn giao dịch chứng khoán chưa niêm yết sẽ tổ chức giao dịch cho các loại cổ phiếu của các công ty chưa niêm yết hoặc chưa đủ điều kiện niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán. Đó là cổ phiếu của các công ty phát hành ra công chúng hoặc phát hành riêng lẻ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Bên cạnh đó, còn có một loại hàng hóa nữa đó là trái phiếu. Việc đưa thị trường trái phiếu chuyên biệt vào hoạt động sẽ đáp ứng các mục tiêu quản lý vĩ mô và bảo vệ lợi ích hợp pháp cho nhà đầu tư.

Ngoài ra, còn có chứng khoán phái sinh - đây được coi là một loại hàng hóa có thể giao dịch trên thị trường.

Pháp luật về quản lý giao dịch chứng khoán chưa niêm yết ở Việt Nam - 9

3.1.5. Giám sát của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

Quản lý giám sát thị trường CKCNY qua hai cấp độ. Ở cấp độ UBCKNN sẽ giám sát thông qua việc phê chuẩn qui chế hoạt động, qui chế công bố thông tin, qui chế thành viên và giao dịch và giám sát việc tuân thủ các qui chế đó của Hiệp hội chứng khoán hoặc trung tâm giao dịch chứng khoán. Ở cấp độ Hiệp hội chứng khoán hoặc TTGDCK: giám sát việc thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin, tuân thủ các nghĩa vụ của thành viên và tuân thủ các qui định về giao dịch.

Việc hình thành và phát triển các tổ chức định mức tín nhiệm trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết với thị trường CKCNY. Việc ra đời của tổ chức định mức tín nhiệm sẽ giúp nâng cao hiệu quả giám sát của cơ quan

chức năng đồng thời thúc đẩy khả năng chuyển nhượng các chứng khoán trên thị trường, giúp nhà đầu tư tránh rủi ro.

3.1.6. Hoàn thiện về hình thức văn bản pháp luật

Mức độ điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động của thị trường OTC cũng khác nhau tùy theo điều kiện và mô hình tổ chức thị trường thực tế. Ở cấp độ Luật, Luật Chứng khoán nhiều nước không có chương riêng về thị trường OTC vì thị trường này thường do Hiệp hội chứng khoán đứng ra tổ chức và quản lý.

Luật Chứng khoán Thái Lan qui định trung tâm OTC có tư cách pháp nhân, do các CTCK thành viên xin phép thành lập. Ủy ban chứng khoán là cơ quan có thẩm quyền cấp phép, bao gồm các nội dung như: hồ sơ thành lập trung tâm OTC, thủ tục cấp phép do Ủy ban chứng khoán qui định cụ thể, tổ chức gồm hội đồng quản trị 9 thành viên, qui chế trung tâm OTC do Ủy ban chứng khoán phê chuẩn, thẩm quyền xử lý vi phạm của thành viên trung tâm OTC, các trường hợp giải thể trung tâm OTC. Nội dung qui chế trung tâm OTC do trung tâm tự qui định không nêu trong Luật [21].

Ở Philipin, tại Điều 32 của Luật Chứng khoán chỉ nêu nguyên tắc: không ai được thành lập và vận hành SGDCK, thị trường OTC nếu không đăng ký thành lập theo Điều 33 Luật này.

Luật chứng khoán của một số nước trong khu vực như Hàn Quốc qui định nguyên tắc cơ bản tại Điều 27, Điều 84, Nhật Bản có qui định về giao dịch chứng khoán trên thị trường OTC trong Luật Chứng khoán tại chương Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán, song chỉ dừng lại ở một số nguyên tắc cơ bản.

Việc xây dựng khung pháp lý thị trường OTC ở Việt Nam cần được thực hiện trên cơ sở những nguyên tắc định hướng cơ bản về việc xây dựng thị trường OTC trong một nghị định của Chính phủ qui định chi tiết các vấn đề.

Trước hết, khung pháp luật về thị trường OTC phải thể hiện được những quan điểm cơ bản trong mô hình tổ chức và quản lý thị trường OTC, cụ thể là:

Về điều kiện tham gia thị trường: cần qui định linh hoạt điều kiện tham gia thị trường đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, không đáp ứng đủ điều kiện niêm yết trên thị trường tập trung. Tuy nhiên để thuận lợi cho việc quản lý và tổ chức có các chứng khoán tham gia giao dịch trên thị trường phi tập trung, cần qui định rằng các chứng khoán phải được sự bảo trợ của ít nhất một công ty chứng khoán thành viên như trong Quyết định 3567/QĐ-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 8/11/2007.

Các qui định về điều kiện tham gia thị trường cũng cần tạo điều kiện cho nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận, tham gia thị trường, đồng thời phát huy tới đa vai trò chủ động và tích cực của các công ty chứng khoán trong việc tạo lập thị trường cho chứng khoán đó.

Ngoài ra, các qui định về nghĩa vụ công bố thông tin: nhằm đảm bảo tính thanh khoản và minh bạch, bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư cần có những yêu cầu về công bố thống tin đủ để nhà đầu tư có thể đánh giá khách quan và chính xác tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, tiêu chuẩn về công bố thông tin không thấp hơn so với thị trường giao dịch tập trung.

Tuy nhiên, có thể nghiên cứu các phương thức và thời hạn cho việc công bố thông tin linh hoạt hơn cho các tổ chức có chứng khoán giao dịch trên thị trường OTC. Ví dụ chỉ yêu cầu công bố thông tin trên mạng nội bộ, nộp báo cáo tài chính qua trang web hoặc các báo cáo tài chình chỉ cần được kiểm toán bởi một tổ chức kiểm toán thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam mà không cần bắt buộc phải là tổ chức kiểm toán được chấp thuận.

Về thành viên thị trường: Cần khuyến khích các công ty chứng khoán được cấp phép tham gia với tư cách thành viên để hỗ trợ cho các tổ chức giao dịch trong vai trò là nhà tư vấn, tạo lập thị trường, bảo lãnh phát hành hoặc tổ chức giao dịch cho chứng khoán.

Về giao dịch: chú trọng hình thức giao dịch thông qua môi giới và tự doanh. Không sử dụng sàn giao dịch trung tâm mà sử dụng mạng máy tính để đấu giá cạnh tranh kết hợp với việc tạo lập thị trường. Phương thức giao dịch có thể rất đa dạng linh hoạt phù hợp với mức độ thanh khoản cao có thể áp dụng phương thức khớp lệnh liên tục hoặc khớp lệnh giao dịch thông qua nhà tạo lập thị trường hoặc kết hợp báo giá hàng ngày qua Trung tâm, đối với loại chứng khoán có tính thanh khoản thấp nhất có thể chỉ giao dịch thông qua môi giới hoặc nhà tạo lập thị trường.

Các dịch vụ phụ trợ cho giao dịch như: bù trừ - thanh toán giao dịch; đăng ký lưu ký chứng khoán, thông tin báo giá hoặc thông tin hướng dẫn doanh nghiệp, các dịch vụ này được cung cấp linh hoạt phù hợp với yêu cầu của nhà đầu tư.

3.1.7. Lộ trình xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý về thị trường OTC

Từ khi Luật Chứng khoán năm 2006 có hiệu lực TTGDCK Hà Nội được xây dựng trở thành theo mô hình thị trường giao dịch chứng khoán của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chuẩn bị các điều kiện để sau 2010 thành thị trường OTC theo qui định tại chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2010. Các công ty chứng khoán được phép giao dịch chứng khoán chưa niêm yết trên TTGDCK và SGDCK.

Sau một thời gian thực hiện Luật Chứng khoán năm 2006, đứng trước yêu cầu phải sửa đổi cho phù hợp với sự phát triển của thị trường, theo

đó những qui định liên quan đến giao dịch CKCNY phải được cụ thể hóa trong luật sửa đổi, cụ thể là:

Thứ nhất, CTCK được phép thực hiện giao dịch CKCNY tại SGDCK, TTGDCK trên cơ sở đảm đảm công khai, công bằng và minh bạch, bảo vệ lợi ích của NĐT.

Thứ hai, CTCK phải công bố công khai tại trụ sở chính và các đại lý nhận lệnh của mình các nội dung liên quan đến phương thức giao dịch, đặt lệnh, ký quỹ giao dịch, thời gian thanh toán, phí giao dịch và những nội dung cần thiết khác.

Thứ ba, CTCK phải thực hiện nghĩa vụ báo cáo và công bố thông tin về hoạt động giao dịch CKCNY theo qui định.

Thứ tư, hoạt động đăng ký, lưu ký, thanh toán và bù trừ giao dịch CKCNY của các công ty đại chúng được thực hiện thông qua TTLKCK theo quy định.

Từ sau 2010, dự kiến hoàn thiện khung pháp lý cho thị trường OTC ở Việt Nam.

Trong giai đoạn này thì tùy thuộc tình hình thực tiễn của thị trường có thể duy trì thị trường OTC dưới dạng trung tâm giao dịch, khi đó hoạt động của TTGDCK Hà Nội sẽ chuyển thành thị trường OTC. Hoặc có thể xây dựng thị trường OTC là thị trường của các công ty chứng khoán, do các công ty chứng khoán tự vận hành và quản lý.

Căn cứ thực tiễn vận hành thị trường, khung pháp lý cho thị trường sẽ đươc hoàn thiện song song với việc hoàn thiện các văn bản pháp luật có liên quan khác trong hệ thống pháp luật kinh tế.

Ngoài ra, để thị trường có thể phát triển bền vững, việc xây dựng và phát triển tổ chức định mức tín nhiệm ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay

là rất cần thiết đối với sự phát triển của thị trường chứng khoán nói chung và đặc biệt là thị trường OTC nói riêng. Do đó có thể nghiên cứu thành lập thí điểm công ty định mức tín nhiệm cổ phần có vốn góp của Nhà nước và một số tổ chức tài chính, ngân hàng lớn. Cho phép thành lập công ty định mức tín nhiệm liên doanh với một số công ty định mức tín nhiệm có uy tín nước ngoài cũng như cho phép các công ty định mức tín nhiệm có uy tín của nước ngoài mở chi nhánh ở Việt Nam.

3.1.8. Một số kiến nghị sửa đổi qui định pháp luật có liên quan


Pháp luật về giao dịch chứng khoán ở Việt Nam có mối liên hệ chặt chẽ với hệ thống các qui phạm pháp luật khác trong hệ thống pháp luật của quốc gia. Các qui phạm pháp luật này được coi là nền tảng, là cơ sở pháp lý cho việc điều chỉnh các quan hệ tài sản nói chung của nền kinh tế.

a) Hoàn thiện qui định của Luật doanh nghiệp

Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã tạo cơ sở pháp lý cho việc đa dạng hóa các loại hình doanh nghiệp, hình thành cơ chế quản trị công ty tốt, tiến gần với thông lệ quốc tế về quản trị doanh nghiệp. Tuy nhiên một số vấn đề sau cần được nghiên cứu tiếp tục hoàn thiện:

Vấn đề giải thể doanh nghiệp: qui định trong Luật Doanh nghiệp đối với những doanh nghiệp hoạt động trong ngành nghề đặc biệt thì ngoài việc tuân thủ Luật Doanh nghiệp còn phải tuân theo các điều kiện và trình tự thủ tục riêng do Luật chuyên ngành qui định và phải xin phép cơ quan quản lý có thẩm quyền.

Vấn đề quản trị công ty: Quản trị công ty trong Luật Doanh nghiệp cần qui định phù hợp với quản trị các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK nói riêng và với các thông lệ tốt nhất trong quản trị công ty nói chung

Vấn đề quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp: qui định trách nhiệm công bố thông tin, thực hiện kiểm toán và công khai báo cáo tài chính được kiểm toán như là một nghĩa vụ bắt buộc của cac doanh nghiệp.

b) Hoàn thiện qui định của Luật đầu tư

Cần có qui định thống nhất về khả năng tham gia đầu tư góp vốn của các tổ chức cá nhân nước ngoài khi tham gia đầu tư vào các lĩnh vực trong nền kinh tế, trong đó có thị trường chứng khoán. Về lâu dài cần qui định theo hướng qui định hạn chế sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài đối với một số ngành nghề, lĩnh vực nhất định mà Nhà nước cần quản lý hoặc liên quan đến an ninh quốc phòng.

Việc qui định về hoạt động đầu tư của nhà đầu tư trong nước ra nước ngoài kể cả đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp cần phải thể hiện rõ trong nghị định hướng dẫn Luật đầu tư trong đó có các biện pháp khuyến khích đầu tư ra nước ngoài nhằm đa dạng hóa khả năng huy động vốn của nhà đầu tư trong nước.

Quá trình hoàn thiện pháp luật phải chú trọng yếu tố hội nhập. "Toàn cầu hóa " đã là xu hướng của các TTCK trên thế giới từ cuối những năm 80. Có thể khẳng định rằng, không một TTCK nào có thể tồn tại và hoạt động một cách riêng lẻ. Đối mặt với nền kinh tế trong nước và toàn cầu biến động hàng ngày hàng giờ, các TTCK trên thế giới cần tăng cường năng lực cạnh tranh bằng cách tăng cường hợp tác với các thị trường khác qua việc niêm yết chéo, ký biên bản ghi nhớ, kết nối giữa các hệ thống giao dịch hoặc sáp nhập thị trường.

Do vậy, các qui định pháp lý điều chỉnh hoạt động của TTCK Việt Nam cần chú trọng xây dựng phù hợp với thông lệ và tiêu chuẩn quốc tế ngày từ đầu, trành việc khi ký kết các Hiệp định quốc tế về đầu tư lại kéo theo việc chỉnh sửa quá nhiều văn bản pháp luật trong nước

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/12/2022