Các Quy Định Của Pháp Luật Về Các Lĩnh Vực Cấp Tín Dụng Cụ Thể Của Nhtm

quyền (i) chỉ đạo các NHTM cấp tín dụng cho bất kỳ doanh nghiệp nào không thấp hơn mức quy định; (ii) Cấm các NHTM gia tăng việc cấp tín dụng cho bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào hoặc tăng mức đó lên mức vượt quá mức quy định. Các tỉ lệ quy định theo

(i) đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp không vượt quá 20% tổng số tiền gửi của NHTM vào cuối năm trước. Tỷ lệ quy định tại (ii) là tỷ lệ phần trăm của tổng số dư nợ tín dụng được cấp bởi một NHTM cho bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào tại một thời điểm.

Xuất phát từ việc giới hạn cấp tín dụng này nhiều chủ thể và NHTM tham gia vào quan hệ cho vay hợp vốn. Điều 2 Thông tư 42/2011/TT-NHNN229, đã định nghĩa cp tín dụng hợp vốn là việc có từ hai TCTD trở lên cùng thực hiện cấp tín dụng đối với khách hàng, thông qua các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh NH và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác. Quy định này cũng phù hợp với cách hiểu chung trên thế giới về cho vay hợp vốn230. Cụ thể, các trường hợp thực hiện cấp tín dụng hợp vốn gồm có: (i) Nhu cầu xin cấp tín dụng để thực hiện dự án của khách hàng vượt giới hạn cấp tín dụng của TCTD, (ii) Khả năng tài chính và nguồn vốn của một TCTD không đáp ứng được nhu cầu cấp tín dụng của dự án, (iii) Nhu cầu phân tán rủi ro của TCTD, (iv) Khách hàng có nhu cầu được cấp tín dụng từ nhiều TCTD khác nhau để thực hiện dự án và cuối cùng (v) Các TCTD cấp tín dụng hợp vốn đối với các dự án quan trọng theo chỉ đạo của Chính phủ.

Như vậy, việc đặt ra giới hạn cấp tín dụng như trên xuất phát từ chỗ các NHTM sẽ gặp rủi ro nếu tập trung cấp tín dụng cho chỉ một vài chủ thể. Đây được xem là để tránh rủi ro tập trung231.


Quy định giới hạn việc sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cấp tín dụng trung và dài hạn232

Việc chấp nhận cho NHTM sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn mà không kiểm soát chặt chẽ sẽ dẫn đến rủi ro thanh khoản cho NH. Trong cơ cấu vốn


at the end of the preceding year. The rate prescribed under (2) may be expressed as a percentage of the total outstanding amount of credits granted by a commercial bank to any type of enterprise at any one time. (Section 13 ter of Commercial Bank Act of Thailand)

229 Được ban hành ngày 15-12-2011, hiệu lực cùng ngày, quy định về việc cấp tín dụng hợp vốn của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng

230 Syndicated loan is a loan for which at least 2 banks jointly grant funds to a borrower. In a nutshell, a lead bank establishes a relationship with the borrower and negotiates the terms of the loan agreement

231 Rủi ro tập trung là rủi ro do NHTM có hoạt động kinh doanh tập trung vào một khách hàng (bao gồm người có liên quan), đối tác, sản phẩm, giao dịch, ngành, lĩnh vực kinh tế, loại tiền tệ ở mức độ có tác động đáng kể đến thu nhập, trạng thái rủi ro theo quy định nội bộ của NHTM

232 Theo Điều 10 Thông tư 39/2017/TT-NHNN, cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay tối đa 01

năm; cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 01 năm và tối đa 05 năm; cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 05 năm. Điều 113 Luật các TCTD năm 2010 quy định hoạt động cho thuê tài chính là việc cấp tín dụng trung hạn, dài hạn.

huy động hiện hành, tiền gửi ngắn hạn chiếm 85%, trong khi dư nợ cho vay trung, dài hạn đang ở mức 53%233. Nếu trước đây, việc sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để sử dụng vào việc cấp tín dụng với kỳ hạn ngắn hay dài là quyền quyết định của NH234 thì sau này hạn mức này đã được kiểm soát bằng việc giới hạn theo tỉ lệ chi tiết như sau:



Năm

Tỉ lệ

Căn cứ pháp lý

Năm 2005

40%

Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN

2009

Giảm xuống

30%

Thông tư số 15/2009/TT-NHNN

2014 và cho thời gian từ 1-

1-2016 đến 31-12-2016

tăng lên 60%

Thông tư số 36/2014/TT-NHNN,

Thông tư 06/2016/TT-NHNN

Từ 01 tháng 01 năm 2017

đến 31 tháng 12 năm 2017

xuống mức

50%

Thông tư số 06/2016/TT-NHNN

Từ 01-01-2018

giảm còn 40%

Thông tư số 06/2016/TT-NHNN

Từ 01-01-2019

tiếp tục duy trì ở mức 40%

Khoản 4 Điều 1 Thông tư số 16/2018/TT-NHNN235

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng thương mại Việt Nam - 16

(Bảng số 4: Quy định về tỉ lệ vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn)


Như vậy, trải qua một quá trình dài, tín hiệu của thị trường tiền tệ và chính sách tiền tệ quốc gia đã cho thấy tỉ lệ 40% là phù hợp cho việc sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cấp tín dụng trung và dài hạn. Việc đặt ra lộ trình giảm tỉ lệ nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn là điều rất cần thiết để tránh sự đột ngột cho thi trường và các NHTM. Nhưng, dù như vậy thì quy định trên cũng ít nhiều ảnh hưởng đến lĩnh vực BĐS, các dự án đầu tư như BOT, BT và BTO vì đây là những lĩnh vực và dự án cần có nguồn vốn trung và dài hạn.

Thực trạng hoạt động sử dụng vốn của các NHTM ở Việt Nam cho thấy, việc sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn ở các NHTM Việt Nam đã diễn ra như sau:


233 Hải Lý (2018), Lãi suất trước những thử thách mới, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, ngày 18-08-2018, tr.12

234 Điều 18 của Pháp lệnh số 38-LCT/HĐNN8 quy định chung chung là NHTM được huy động vốn ngắn hạn, dài hạn để cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Luật các TCTD năm 1997 và Thông tư 13/2010./TT-NHNN không quy định về tỷ lệ cụ thể nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn

235 Thông tư số 16/2017/TT-NHNN, được ban hanh ngày 31-7-2018, sửa đổi Thông tư số 36/2014/TT-NHNN, quy định các giới hạn, tỉ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, hiệu lực thi hành từ ngày 31-7-2018

Loại hình TCTD

Tỷ lệ vốn ngắn hạn để

cho vay trung và dài hạn năm 2016

Tỷ lệ vốn ngắn hạn để

cho vay trung và dài hạn năm 2017

1

NHTM nhà nước

37,32%

33,44%

2

NHTM cổ phần

39,93%

34,47%

STT

(Bảng số 5: Thực trạng hoạt động sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn năm 2016, 2017)236


Giới hạn tỉ lệ cấp tín dụng trên vốn huy động

Điểm a, c khoản 5 Điều 21 Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định tỉ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi đối với NHTM NN là 90% và NHTM cổ phần là 80%. Thông tư 06/2016/TT-NHNN (sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2014/TT-NHNN) vẫn tiếp tục duy trì tỉ lệ này. So với Thông tư 13/2010/TT-NHNN trước đây, đối với NHTM nhà nước, tỉ lệ trên đã được nâng lên thêm 10%. NHTM không phải tuân thủ tỉ lệ trên nếu vốn được cấp còn lại sau khi đầu tư, mua sắm tài sản cố định và góp vốn, mua cổ phần lớn hơn dư nợ cho vay. Việc xác định giới hạn tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi để tăng cường chất lượng hoạt động NH và giám sát quy mô tín dụng của các NHTM.

Thống kê của NHNN về hoạt động cấp tín dụng của NHTM đến tháng 4-2018 cho thấy như sau237:



STT

Loại hình TCTD

Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động

(%)

1

NHTM Nhà nước238

91,21


236 Nguồn: Số liệu dựa trên Báo cáo cân đối tài khoản kế toán, báo cáo thống kê tháng 12/2016236, tính đến 12- 2017 của NHNN

237 Ngân hàng nhà nước (2018), “Tỉ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động”, Thống kê hoạt động của hệ thống các TCTD,

[https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/m/menu/trangchu/tk/hdchtctctd/tlctdsvnhdv?_afrLoop=56635082506 85000#%40%3F_afrLoop%3D5663508250685000%26centerWidth%3D100%2525%26leftWidth%3D0%2525

%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl- state%3Dp6nwvv28x_4], truy cập vào 30-04-2018

238 Khối NHTM Nhà nước bao gồm: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, NHTM Cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam, NHTM Cổ phần Công thương Việt Nam, NHTM Cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, NHTM TNHH MTV Xây dựng Việt Nam, NHTM TNHH MTV Dầu Khí Toàn Cầu, NHTM TNHH một thành viên Đại Dương.

NHTM cổ phần

83,32


3

NH Liên doanh, nước ngoài


73,80

2

(Bảng số 6: Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động năm 2018)


Thống kê này cho thấy, các NHTM dù là NHTM nhà nước hay NHTM cổ phần đều tuân thủ nghiêm các quy định hiện hành về tỉ lệ cấp tín dụng trên vốn huy động.

Tham khảo trường hợp của Trung Quốc, những tháng đầu năm 2014, NH trung ương Trung Quốc yêu cầu các NHTM hạn chế cho vay trên thị trường liên NH. Theo đó, quy định dư nợ cho vay liên NH không được vượt quá 1/3 tổng các khoản nợ của NH hoặc không vượt quá vốn cấp 1 của NH239. Việt Nam không có quy định riêng về giới hạn cho vay liên NH mà giới hạn cho vay liên NH được tính chung trong giới hạn cho vay của NHTM.

Hạn mức tăng trưởng tín dụng hay chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng

Hạn mức tăng trưởng tín dụng ở đây không phải là các giới hạn cấp tín dụng được quy định tại Điều 128 Luật các TCTD năm 2010. Hạn mức tăng trưởng tín dụng ở đây là hạn mức tối đa mà NHTM được cấp tín dụng cho khách hàng. Khi NHTM có tổng số tiền cho vay là 1000 tỉ và hạn mức tăng trưởng do NHNN đưa ra là 10% thì NHTM đó không được cho vay quá 1.100 tỉ. Hạn mức tăng trưởng tín dụng năm 2011 là dưới 20%240, năm 2012 là tối đa 17%241, năm 2013 là 12%242, năm 2014 là từ 12-14%, năm

2015 là khoảng 13-15%243, năm 2016 là khoảng 18-20%244, năm 2017 thông báo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với từng TCTD trên cơ sở đánh giá tình hình hoạt động và khả năng mở rộng tín dụng lành mạnh của từng TCTD245, năm 2018 là 18% và năm 2019 là 14%.

Theo bà Nguyễn Thị Kim Thanh, Phó Vụ trưởng-Vụ chính sách tiền tệ NHNN Việt Nam, công cụ hạn mức tín dụng được áp dụng từ năm 1994 đến 1997. Trước đây, đây là công cụ điều hành mang tính trực tiếp nhưng chỉ được phân bổ đối với một số NHTM246. Trên thực tế, việc NHTM nào được cấp hạn mức tín dụng là bao nhiêu không


239 Nguyễn Thu Trang, Nguyễn Thị Minh Ngọc (2014), “Sự chuyển động đáng chú ý của chính sách tiền tệ tại một số nước đang phát triển tại khu vực châu Á trong năm 2014”, Tạp chí ngân hàng, số 20, tháng 10/2014, tr.52

240 Chỉ thị 01/CT-NHNN, được ban hành ngày 01-03-2011 241 Chỉ thị số 01/CT-NHNN, được ban hành ngày 13-2-2012 242 Chỉ thị 01/CT-NHNN, được ban hành ngày 31-01-2013 243 Chỉ thị 01/CT-NHNN, được ban hành ngày 27-01-2015 244 Chỉ thị 01/CT-NHNN, được ban hành ngày 23-02-2016 245 Chỉ thị 01/CT-NHNN, được ban hành ngày 10-01-2017

246 Nguyễn Thị Kim Thanh (2007), “Quá trình tự do hóa và những điều kiện cần thiết để tự do hóa hoàn toàn thị trường tài chính ở Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Tự do hóa tài chính: Xu thể và giải pháp chính sách, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2007, tr.66

được công bố công khai. Từ quý II/1998, NHNN quyết định không sử dụng hạn mức tín dụng như là một công cụ thường xuyên trong điều hành chính sách tiền tệ mà chỉ được dùng đến khi cần hạn chế gia tăng tín dụng nhanh chóng có nguy cơ gây lạm phát cao247. Sau đó, việc cấp hạn mức tín dụng từng năm này được thay thế bằng hạn mức tăng trưởng tín dụng.

Việc đặt ra chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng xuất phát từ ý nghĩa để ổn định tiền tệ và kiểm soát lạm phát. Chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng được áp dụng nhằm khống chế tổng lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế, điều chỉnh lượng tiền trong lưu thông. Từ đó, NHNN kiểm soát được tình trạng lạm phát. Việc đặt ra chỉ tiêu này không nhằm mục đích chính là siết chặt hoạt động sử dụng vốn của NHTM mà để tập trung việc cấp tín dụng của NHTM vào những lĩnh vực cần ưu tiên như để phục vụ sản xuất; hạn chế vốn tín dụng vào những lĩnh vực rủi ro như BĐS, chứng khoán; vào những dự án có thời gian sử dụng vốn dài như BOT, BT trong lĩnh vực giao thông.

Bên cạnh mục tiêu trên, việc thực thi quy định về tăng trưởng tín dụng còn có mặt tích cực là các NHTM sẽ phải “gói gọn” các khoản cấp tín dụng trong hạn mức được cho phép. Nhờ vậy, các NHTM sẽ cơ cấu lại các khoản cho cấp tín dụng cho các chủ thể và cho các lĩnh vực một cách có cân nhắc, hợp lý hơn và an toàn hơn. Điều này cũng góp phần đảm bảo khả năng thanh khoản, tăng sự an toàn vốn của NHTM như đã phân tích ở mục 2.1.2.3.

Tuy nhiên, khác với Trung Quốc (áp dụng cách thức bơm tiền vào hệ thống NH), Việt Nam chọn giải pháp là giảm bớt tiền đưa vào lưu thông thông qua công cụ hạn chế tăng trưởng tín dụng248. Kinh nghiệm của Ấn Độ cho thấy, từ cuối những năm 60 của thế kỷ XX đến nay, NH Dự trữ Ấn Độ đã sử dụng công cụ hạn mức tín dụng hay chính sách cho vay lĩnh vực ưu tiên như một công cụ chính trong việc hướng dòng chảy tín dụng vào những lĩnh vực ưu tiên cụ thể của từng thời kỳ249. Chính sách công cụ hạn mức tín dụng giúp nền kinh tế Ấn Độ vượt qua sự mất cân bằng giữa công nghiệp và nông nghiệp. Ủy ban Raghuram Rajan về cải cách khu vực tài chính đã đề xuất khái niệm về

«Chứng chỉ cho vay lĩnh vực ưu tiên” đi kèm với việc áp dụng hạn mức theo ngành hiện nay.


247 Nguyễn Thị Kim Thanh (2007), tlđd 246, tr.66

248 Ngọc Khanh (2018), Lãi suất liệu có tăng, https://www.thesaigontimes.vn/277437/lai-suat-lieu-co-tang-.html, truy cập ngày 26-8-2018

249 Nguyễn Văn Tiến Trần Huy Tùng (2016), “Kinh nghiệm sử dụng công cụ hạn mức tín dụng tại Ấn Độ và một số bài học cho Việt Nam” (số 15/2016),13/09/2016, https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/rm/apph/tcnh/tcnh_chitiet?leftWidth=20%25&showFooter=fa lse&showHeader=false&dDocName=SBV244170&rightWidth=0%25&centerWidth=80%25&_afrLoop=34797 03983780000#%40%3F_afrLoop%3D3479703983780000%26centerWidth%3D80%2525%26dDocName%3DS

BV244170%26leftWidth%3D20%2525%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse%26showHeader

%3Dfalse%26_adf.ctrl-state%3Doifmonnj8_9, tr.16, truy cập ngày 8-9-2018.

Giới hạn cấp tín dụng của phòng giao dịch của NHTM

Theo Điều 3 của Thông tư 21/2013/TT-NHNN ngày 9-9-2013, hiệu lực 23-10- 2013, quy định về mạng lưới hoạt động của NHTM thì Phòng giao dịch của NHTM không được thực hiện quyết định cấp tín dụng cho một khách hàng vượt quá 02 tỷ đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ quy đổi tương đương, trừ trường hợp khoản cấp tín dụng được đảm bảo toàn bộ bằng tiền, thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá do chính NHTM phát hành, trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc nhà nước.

Như vậy, quy định về cấm, hạn chế cấp tín dụng của NHTM về cơ bản để các giao dịch được khách quan, đảm bảo an toàn đồng vốn của NHTM, giảm thiểu các khoản vay dưới chuẩn, giảm nợ xấu của NHTM, đảm bảo tính minh bạch trong hoạt động cấp tín dụng của NHTM. Tuy nhiên, việc NHNN can thiệp sâu vào việc cấp tín dụng phòng giao dịch của NHTM được xem là chưa phù hợp (Điều này sẽ được phân tích ở mục 4.6.9).

4.2.4. Quy định pháp luật về dự trữ bắt buộc

Điều 14 Luật ngân hàng nhà nước năm 2010250 quy định dự trữ bắt buộc là số tiền mà TCTD phải gửi tại NHNN để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. NHNN quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với từng loại hình TCTD và từng loại tiền gửi tại TCTD. Việc đặt ra dự trữ bắt buộc là để đảm bảo khả năng thanh khoản của các TCTD. Số tiền mà TCTD gửi tại NHNN được gọi vốn khả dụng của NHTM251. Vốn khả dụng là số tiền gửi của các TCTD (bao gồm tiền gửi dự trữ bắt buộc, tiền gửi thanh toán và các loại tiền gửi khác) được gửi tại NHNN.

Kinh nghiệm của nước Đức cho thấy trong suốt 16 năm từ ngày 1-1-1951 áp dụng quy định của luật Deutsche Bundesbank, NH trung ương Đức theo dõi tỉ lệ dự trữ bắt buộc hàng tuần và hàng tháng của các NHTM. Khi NHTM thiếu dự trữ bắt buộc thì phải lập tức vay của NH trung ương theo mức lãi suất phạt cao. Cách làm này đã giúp cho NH trung ương Đức kiểm soát được hoạt động tín dụng của NHTM. Khi NH trung ương Đức tăng mức dự trữ bắt buộc thì trong vòng 6 tháng sau đó nguồn vốn mà NHTM cho vay vào nền kinh tế bắt đầu giảm và ngược lại252. Dự trữ bắt buộc ở Đức và Việt Nam là loại dự trữ bắt buộc một phần. Theo đó, các NHTM chỉ giữ lại một phần tiền gửi và cho vay số tiền còn lại. Việc dự trữ bắt buộc toàn phần (các NHTM giữ lại toàn bộ tiền gửi, không cho vay) trong điều kiện bình thường chỉ là trên lý thuyết, thực tiễn không khuyến khích loại này.


250 Được ban hành ngày 16-6-2010, hiệu lực 01-01-2011

251 Theo khoản 1 Điều 2 của Quy chế vốn khả dụng được ban hành kèm theo Quyết định 37/2000/QĐ-NHNN1, ban hành 24-1-2000, hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký

252 Lê Vinh Danh (2009), Tiền tệ và hoạt động ngân hàng, Nxb Giao thông vận tải, tr.363

Ở Việt Nam, từ kỳ tính toán dự trữ bắt buộc tháng 6-2018, tỉ lệ dự trữ bắt buộc cho NHTM là 3% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam có kỳ hạn dưới 12 tháng và không có kỳ hạn; trên 12 tháng là 1%; đối với tiền gửi bằng ngoại tệ của TCTD ở nước ngoài là 1%, 8% cho tiền gửi bằng ngoại tệ không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng; và trên 12 tháng là 6%253. Thông qua công cụ dự trữ bắt buộc, mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường được thể hiện rõ nét. Chính vì vậy, theo nghiên cứu sinh, thông qua việc quy định về tỉ lệ dự trữ bắt buộc, lý thuyết về bàn tay hữu hình được thể hiện sống động hơn. NHNN điều tiết các hoạt động kinh doanh, quyết định sử dụng vốn của NHTM.

Sau đây là các quy định của pháp luật về các lĩnh vực cụ thể mà NHTM cấp tín

dụng:

4.3. Các quy định của pháp luật về các lĩnh vực cấp tín dụng cụ thể của NHTM

4.3.1. Cấp tín dụng để đầu tư bất động sản:

Các quy định pháp luật trong việc sử dụng vốn của NHTM để cấp tín dụng cho lĩnh vực BĐS được thể hiện thông qua các cách thức sau: (i) đặt ra hệ số rủi ro khi cho cấp tín dụng BĐS, (ii) đặt ra tỉ lệ vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Đây là 2 công cụ chủ yếu để kiểm soát dòng vốn vào lĩnh vực BĐS. Theo Điều 56 Luật kinh doanh bất động sản năm 2014, việc cấp tín dụng cho lĩnh vực BĐS còn thể hiện ở việc

(iii) các NHTM bảo lãnh cho các chủ đầu tư dự án BĐS trước khi họ bán, cho thuê, mua nhà ở hình thành trong tương lai. Danh sách các NHTM có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh trong trường hợp này sẽ do NHNN Việt Nam công bố. Tuy nhiên, việc cấp tín dụng ở trường hợp (iii) chỉ thực sự diễn ra khi chủ đầu tư không bàn giao nhà ở đúng tiến độ đã cam kết với khách hàng, khi đó NHTM phải thực hiện nghĩa vụ của người bảo lãnh. Việc cấp tín dụng trong trường hợp này vẫn phải tuân thủ các quy định về hệ số rủi ro cấp tín dụng và tỉ lệ vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn như đã đề cập.

Về hệ số rủi ro khi cấp tín dụng cho lĩnh vực BĐS, Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định giảm hệ số rủi ro cho vay BĐS từ 250% xuống 150% nhằm tạo điều kiện cho dòng chảy vốn vào lĩnh vực BĐS. Sau đó, NHNN ban hành Thông tư số 06/2016/TT- NHNN nhằm định hướng tín dụng lĩnh vực BĐS theo lộ trình. Theo đó, từ 01-01-2017 thì hệ số rủi ro đối với các khoản phải đòi để kinh doanh BĐS được nâng lên 200% (tăng thêm 50% so với Thông tư 36/2014/TT-NHNN). Theo Thông tư số 19/2017/TT-NHNN, hệ số rủi ro cho vay kinh doanh BĐS vẫn là 200%.

Như vậy, quy định về cấp tín dụng cho lĩnh vực BĐS không dựa trên một tỉ lệ cho vay cụ thể như các dạng cấp tín dụng khác mà dựa trên hệ số rủi ro cho vay BĐS. Việc áp dụng cách xác định rủi ro như thế này là để giúp NH cân nhắc phân bổ hiệu quả


253 Quyết định 1158/QĐ-NHNN, ban hành ngày 29-5-2018, hiệu lực từ kỳ tính dự trữ bắt buộc tháng 6-2018, về tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh nói chung và việc cấp tín dụng nói riêng. Quy định này của pháp luật không có nghĩa là pháp luật cấm hay hạn chế việc NHTM đầu tư vào BĐS mà đây là cơ sở để các NHTM lựa chọn khoản mục cho vay có độ rủi ro phù hợp với nguồn vốn hoạt động của NHTM.

Tỉ lệ nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn tại Thông tư 16/2018/TT- NHNN được tính theo công thức sau:



B


A (%)

=

x

100


C


Trong đó:


- A: Tỷ lệ của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn.


- B: Tổng dư nợ cho vay trung hạn, dài hạn quy trừ đi tổng nguồn vốn trung hạn, dài hạn


- C: Nguồn vốn ngắn hạn


Việc giới hạn tỉ lệ vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn cũng tác động đến việc cấp tín dụng cho lĩnh vực BĐS bởi đây là lĩnh vực mà thời hạn sử dụng vốn của NHTM là trung và dài hạn. Việc pháp luật đặt ra tỉ lệ ở đây để nhà nước kiểm soát tính thanh khoản của các NHTM.

4.3.2. Cấp tín dụng thông qua hình thức đầu tư vào trái phiếu

Trước đây, theo quy định tại Điều 3 của Luật đầu tư năm 2005, đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Theo điều luật này, hình thức đầu tư có 2 loại là đầu tư trực tiếp ( hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư) và đầu tư gián tiếp là (hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư). Từ đó, việc NHTM mua trái phiếu doanh nghiệp là hoạt động đầu tư, không phải là hoạt động cấp tín dụng.

Nay, theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật đầu tư năm 2014, đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư. Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định. Từ đây, hoạt động mua trái phiếu doanh nghiệp không phải là bỏ vốn để thực hiện hoạt động kinh doanh nhằm thành lập tổ chức

Xem tất cả 176 trang.

Ngày đăng: 29/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí