BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
GIỌNG ĐIỆU THƠ CHẾ LAN VIÊN
LUẬN ÁN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
CHUYÊN NGÀNH : VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ : 5.04.33
NGƯỜI HƯỚNG DẪN : PHÓ GIÁO SƯ TIẾN SĨ TRẦN HỮU TÁ
Có thể bạn quan tâm!
- Giọng điệu thơ Chế Lan Viên - 2
- Quan Niệm Giọng Điệu Văn Chương Hiện Đại:
- Giọng Điệu Thơ Trữ Tình Với Hình Thức Biểu Hiện:
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
NGƯỜI THỰC HIỆN : NGUYỄN HOÀNG MINH HÀ
KHÓA 8
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2000
MỤC LỤC
MỤC LỤC 3
LỜI CẢM ƠN 4
DẪN LUẬN 5
1. Lý do chọn đề tài: 5
2. Lịch sử vấn đề 6
3. Phạm vi nghiên cứu: 9
4. Phương pháp nghiên cứu: 10
4.1. Phương pháp lịch sử 10
4.2. Phương pháp hệ thống: 10
4.3. Phương pháp so sánh: 10
4.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp: 10
5. Phương pháp triển khai đề tài và cấu trúc luận án: 10
CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM VỀ GIỌNG ĐIỆU VĂN CHƯƠNG VÀ GIỌNG ĐIỆU THƠ TRỮ TÌNH 10
1.1. Khái niệm về giọng điệu văn chương: 10
1.1.1. Giọng và giọng điệu: 10
1.1.2. Giọng điệu văn chương: 12
1.2. Giọng điệu thơ trữ tình: 19
1.2.1. Khái niệm trữ tình và thơ trữ tình: 19
1.2.2. Giọng điệu thơ trữ tình: 23
CHƯƠNG 2: GIỌNG ĐIỆU THƠ TRỮ TÌNH SỬ THI CỦA CHẾ LAN VIÊN 38
2.1. Trữ tình sử thi: 38
2.2. Cảm hứng sử thi: 39
2.2.1. Cảm hứng về Cách Mạng: 41
2.2.2. Cảm hứng về Tổ Quốc: 44
2.2.3. Cảm hứng về Đảng: 46
2.2.4. Cảm hứng lịch sử 48
2.2.5. Cảm hứng về lãnh tụ 49
2.2.6. Cảm hứng đời thường: 52
2.2.7. Cảm hứng về thơ 54
2.3. Nhân vật trữ tình: 56
2.4. Những nghệ thuật đặc sắc: 59
2.4.1. Các hình ảnh thơ đối lập về thời gian và không gian: 62
2.4.2. Hình ảnh đối lập giữa hiện tượng và bản chất: 63
2.4.3. Hình ảnh đối lập giữa nguyên nhân và kết quả 64
2.4.4. Hình ảnh đối lập về các trạng thái cảm xúc 65
2.4.5. Hình ảnh đối lập về ý thức hệ 66
2.4.6. Hình ảnh đối lập giữa các tính chất, trạng thái của đối tượng: 67
CHƯƠNG 3: GIỌNG ĐIỆU THƠ TRỮ TÌNH THẾ SỰ CỦA CHẾ LAN VIÊN 69
3.1. Trữ tình thế sự 69
3.2. Cảm hứng thế sự 72
3.2.1. Cảm hứng về số phận con người: 72
3.2.2. Cảm hứng về nỗi đau: 76
3.2.3. Cảm hứng thương cảm con người sáng tạo: 79
3.2.4. Cảm hứng tình yêu: 82
3.2.5. Cảm hứng về thơ và nghề thơ 85
3.2.6. Cảm hứng về chữ vô: 89
3.3. Nhân vật trữ tình: 91
3.4. Những hình ảnh nghệ thuật đặc sắc: 94
3.4.1. Những hình ảnh biểu tượng cố ý nghĩa mới: 94
3.4.2. Những hình ảnh tưởng tượng có tính giả thiết: 97
3.4.3. Những hình ảnh lý luận về thơ và nhà thơ bằng thư 100
KẾT LUẬN 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO 107
TÁC PHẨM CỦA CHẾ LAN VIÊN TỬ 1945 111
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi nơi đây lòng biết ơn sâu sắc đối với phó giáo sư, phó tiến sĩ Trần Hữu Tá, người trực tiếp hướng dẫn giúp đỡ tôi trong quá trình làm luận án.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các giáo sư đã giảng dạy, Ban Giám Hiệu, phòng Đào Tạo sau Đại Học cùng Ban Chủ Nhiệm khoa Ngữ Văn trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí
Minh, Ban Giám Hiệu trường Trung Học Phổ Thông Phan Đăng Lưu đã tạo mọi
điều kiện giúp đỡ tôi trong thơi gian học tập và làm luận án đúng thời hạn.
Thành phố Hồ Chí Minh Ngày 1/4/2000
DẪN LUẬN
1. Lý do chọn đề tài:
Nhà thơ Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh ngày 14/1/1920, mất ngày 19/6/1989. Quê ông ở Cam Lộ, Quảng Trị. Song ông lớn lên, học hành và làm thơ ở Bình Định, cùng thời với Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Xuân Diệu ... Ông đã từng tham gia Ban lãnh đạo Hội nhà văn Việt Nam, là đại biểu Quốc hội khóa IV, V, VI, nhiều lần là sứ giả của vãn hóa Việt Nam tham dự các diễn đàn văn hóa quốc tế ở Liên Xô, Pháp, Nam Tư, An Độ, Na uy, Thụy Điên ...
Năm 16 tuổi, lần đầu tiên xuất hiện trên thi đàn với tập Điêu Tàn, Chế Lan Viên đã gây một niềm kinh dị bởi giọng thơ rất riêng không lẫn với một ai và bởi niềm ám ảnh không nguôi về thời gian và sự tồn tại. với những đau thương tựa hồ vô lý nhưng thành thực vô cùng. Ngay từ tập thơ đầu tay ấy, chất suy nghĩ của Chế Lan Viên đã khác hẳn các thanh niên cùng lứa và cũng chẳng giống bất kỳ một nhà thơ nào.
Sau Cách mạng tháng tám năm 1945, đi theo Cách Mạng, Chế Lan Viên thực sự có một sự chuyển hướng sang quan niệm nghệ thuật cách mạng phù hợp với yêu cầu của dân tộc và thời đại. Sự chuyển hướne này đạt đến đỉnh cao vào những năm 60, mở đầu là tập Anh Sáng và Phù Sa, sau đó là một loạt các tập thơ khác mà giới nghiên cứu văn học đều thống nhất chung một sự đánh giá là thơ Chế Lan Viên sau Cách mạng đã vượt lên tầm của chính mình trước Cách mạng. Trên con đường thơ của mình, Chế Lan Viên thực sự đã hình thành phong cách thơ mang đậm chất trí tuệ mà phong cách này có ảnh hưởng đến một số nhà thơ lớp sau như Phạm Tiến Duật, Bằng Việt...
Sau khi Chế Lan Viên mất, nhà văn Vũ Thị Thường (vợ ông) đã rút từ trong những bản thảo còn lại của ông những bài thơ chưa từng công bố: ba tập "Di cảo thơ Chế Lan Viên" đã ra đời lại là một hiện tượng văn học. Năm 1993, Di cảo thơ tập II được trao giải thưởng duy nhất về thơ của Hội nhà văn Việt Nam. Năm 1996, Chế Lan Viên là một trong bốn nhà thơ lớn của Việt Nam được nhận giải thưởng cao quý - giải thưởng Hồ Chí Minh.
Chế Lan Viên vẫn được xem là một trong những cây đại thụ thơ tỏa bóng mát xum xuê trong khu rừng lớn văn học Việt Nam hiện đại. Thơ ông là những gì tinh túy nhất, thơm thảo nhất của cuộc đời ông, của tâm linh ông, của hồn thơ ông mà chúng ta có thể học ở đó rất nhiều điều.
Từ lúc sinh thời cũng như cho đến tận ngày hôm nay, năm cuối cùng của thế kỷ 20, các tác phẩm của Chế Lan Viên đều được người đọc đón nhận, yêu mến và được bạn bè đồng
nghiệp đánh giá cao. Đã có hàng trăm bài viết, tuyển tập hoặc công trình nghiên cứu, phê bình, tiểu luận, luận án về con người và sự nghiệp thơ ca của ông với tất cả niềm trân trọng, quí mến.
Là một trong những người ngưỡng mộ thơ ông, tôi chọn một vấn đề "giọng điệu nghệ thuật" để làm đề tài cho mình. Đây cũng là một trong những vấn đề chưa được nghiên cứu kỹ. Đây đó trong các bài nghiên cứu về Chế Lan Viên, cũng có bàn về giọng điệu thơ Chế Lan Viên nhưng các ý kiến đều chỉ là bàn qua, bàn về. Mỗi người có một nhận định chủ quan của mình. Chưa có một công trình nào tập trung nghiên cứu riêng về giọng điệu nghệ thuật thơ của ông.
Với niềm mong muốn được đóng góp vào việc nghiên cứu một chân dung văn học độc đáo ở một nét tiêu biểu, chúng tôi mong được nhận nhiều đóng góp để có thể đi đến quan điểm thống nhất về "giọng điệu nghệ thuật thơ Chế Lan Viên".
2. Lịch sử vấn đề:
Từ trước đến nay các nhà nghiến cứu đã dùng nhiều phương pháp khác nhau để đánh giá, phân tích, tìm tòi thế giới nghệ thuật thơ Chế Lan Viên. Lịch sử nghiên cứu về Chế Lan Viên bắt đầu có từ khi Điêu tàn ra đời và cho đến nay vẫn chưa thể có một công trình nào bao quát nổi một hiện tượng thơ lớn như vậy. Trong 50 năm sáng tác, Chế Lan Viên để lại 1035 bài thơ đã xuất bản, 7 tập văn xuôi, 8 tập phê bình tiểu luận.
Cũng giống như bất kỳ nhà văn, nhà thơ lớn hiện đại nào khác, việc đánh giá từng tác phẩm nói riêng hay toàn bộ sự nghiệp của Chế Lan Viên nói chung không thể tránh khỏi cách đánh giá khác biệt nhau, thậm chí trái ngược nhau, tùy theo quan điểm thẩm định riêng của mỗi thời và mỗi người. Người nghệ sĩ càng lớn, các tác phẩm càng đa diện, đa thanh, đa sắc. đa tầng thì sự đánh giá càng phong phú và phức tạp. Nhất là về ba tập Di cảo thơ. Có người cho rằng "giọng trầm" trong Di cảo thơ là bước lùi, yếu đuối. Giáo sư Lê Đình Kỵ lại gọi đó
là "trí tuệ, tài năng, tâm hồn" (1). Giáo sư Trần Thanh Đạm tìm thấy ở giọng thơ Chế Lan
Viên một tín hiệu của kiểu thơ trí tuệ (2).
Tính chất đa thanh có thể thấy rò ở Chế Lan Viên. Trong 14 tập thơ, ta có thể thấy cả giọng trữ tình sử thi, cả giọng trữ tình thế sự, giọng chính luận bình luận, giọng trầm tĩnh triết lý, giọng tiêu tao, hiện thực pha màu huyền ảo, giọng trào lộng pha chút mùi vị chua cay, giọng trầm tư suy ngẫm, giọng nghi vấn, giọng khẳng định, thơ trữ tình điệu nói ...
(1) Lê Đình Kỵ - Trên đường văn học - NXB văn học, 1995, tập 2 trang 265.
(2) Trần Thanh Đạm - những vần thơ triết lý của Chế Lan Viên qua những trang Di cảo - Báo văn nghệ số 36. Ra ngày 4/9/ 1993.
Nhưng chưa có một công trình nào tập trung nghiên cứu kỹ về giọng điệu nghệ thuật thơ Chế Lan Viên một cách hoàn chỉnh cả về hình thức biểu hiện lẫn nội dung.
Có một điểm thống nhất chung ở các nhà nghiên cứu phê bình là Chế Lan Viên có một giọng điệu thơ riêng, không thể lẫn với một ai, giọng điệu thơ riêng đó là "điệu hồn" riêng của nhà thơ, tạo nên một phong cách thơ riêng, trong đó đậm đặc chất tư duy suy ngẫm, suy ngẫm về lý tưởng, về quan niệm sống, về hoạt động, trong đó có hoạt động nghệ thuật cao quý, được nâng lên thành triết lý.
Giọng tư duy suy ngẫm của Chế Lan Viên giai đoạn 1945 - 1975 đặt cơ sở trên cái ta trữ tình nên nó mang âm hưởng chung của thời đại là trữ tình sử thi, tráng lệ, hào hùng. Nó ca ngợi đất nước, nhân dân, dân tộc. Đó là "giọng cao" như Chế Lan Viên tự nhận xét về thơ mình.
Từ sau năm 1975, cái tôi trong thơ trữ tình đã đổi khác, hầu như có một sự thức tỉnh cá nhân mới. Đúng ra là sự thức tỉnh những nhu cầu xã hội và cá nhân trong cái tôi trữ tình. Đó là sự đòi hỏi khẳng định cá tính cùng với cá tính sáng tạo, là nhu cầu giãi bày về muôn mặt đời thường, về tình yêu trần thế. Trong thơ, con người riêng tư đích thực ngày càng được xác nhận. Con người có nhu cầu xác định chỗ đứns của mình trước thế giới, trong các quan hệ xã hội và cá nhân mà trước kia, trong chiến tranh, chỗ đứng ấy là chỗ đứng trong hàng ngũ, trong tập thể, trong nhân dân, trong cái "ta" chung cửa dân tộc. Cái "tôi" nhiều khi phải tạm thời nhường chỗ cho cái "ta". Nhưng bây giờ là hòa bình, con người phải trở về với các giá trị nhân bản. Con người trước kia là đối tượng để ngợi ca hay phê phán, Giờ đây nó còn thêm tính chất là đối tượng để nghiên cứu, phân tích.
Cho nên giọng tư duy suy ngẫm của Chế Lan Viên ở giai đoạn cuối đời là tư duy suy ngẫm về bản thể của con người, nhân cách, cái có hạn. cái bất cập, cái không may ... Nhà thơ nghĩ suy về sự hữu hạn của thời gian, về tài năng và sự sáng tạo ... có cả những bất lực, bất mãn của một nghệ sĩ đặt cho mình những yêu cầu rất cao về sáng tạo nghệ thuật.
Thơ Chế Lan Viên trong giai đoạn này chủ yếu là thơ trải nghiệm, kết hợp óc tư duy phân tích tỉnh táo nên giọng thơ triết lý bình thản đến sắc lạnh. Đó là nguyên nhân khiến người ta nhận xét Chế Lan Viên đổi giọng thơ. Nếu xét như vậy thì cả một nền thơ Việt Nam sau 1975 đều chuyển theo xu thế có một sự thức tỉnh những nhu cầu xã hội và cá nhân trong cái tôi trữ tình. Ở đây, không phải là Chế Lan Viên chủ động đổi giọng thơ mà hoàn cảnh đã thay đổi : giọng trữ tình sử thi phải nhạt dần và chuyển sang trữ tình thế sự, trữ tình nhân bản.
Giọng tư duy suy ngẫm ở giai đoạn cuối đời của Chế Lan Viên, đặc biệt là ở ba tập Di cảo thơ giúp chúng ta hiểu cái tâm của nhà thơ, cái tâm luôn trăn trở những nghĩ suy sâu sắc về tình thế, về đất nước, về cuộc đời không hề đơn giản, cũng như cả những lo toan, xao xuyến, vui buồn, mong nhớ chân thật được trải nghiệm trong những năm tháng cuối đời và nhà thơ cũng tự nhận xét giọng của mình lúc này là "giọng trầm'' [(Xưa giọng cao giờ anh hát giọng trầm - (giọng trầm)].
Dù là giọng cao hay giọng trầm thì sắc thái của nó vẫn là giọng tư duy suy ngẫm. Trước kia Chế Lan Viên tư duy suy ngẫm với cả dân tộc, với những tráng ca, những khúc bi hùng, với tâm tư tình cảm của cả cộng đồng, tạo nên chất sử thi anh hùng trong thơ, Giai đoạn sau 1975, Chế Lan Viên tư duy suy ngẫm với những vấn đề sâu lắng trầm tĩnh của con người, của cuộc sống, của nhà thơ, của sự tồn tại, của sự ra đi ... Đoàn Trọng Huy(1) trong bài "Khuynh
hướng vận động thơ Chế Lan Viên từ sau 1975" có viết : "Lúc này, cần thiết một "định lý đảo" phải đổi "ngôn ngữ thời chiến" qua "ngôn ngữ thời bình"". Giong thơ giai đoạn sau sâu sắc. trầm tĩnh, như chắt lọc tất cả tâm huyết, tất cả kinh lịch, tất cả trải nghiệm một đời. Tâm niệm và tâm sự, độc thoại và đối thoại, răn mình và nhắn đời ... đó chính là điệu hồn của nghệ sĩ.
Nguyễn Bá Thành trong bài "Đọc hai tập Di cảo thơ" (2) có nhận xét giọng thơ trong Di cảo : ""là giọng thơ đơn lẻ, não nùng và có phần chua chát". Một cung bậc rất trầm, rất thấp như một thứ âm thanh thì thào, có khi đứt quãng. Nhà thơ cố tình xuống giọng. Thế là, tính đến thời điểm ấy (1987 - 1988), nhà thơ đã hai lần đổi giọng. Lần thứ nhất là từ "than" thành "hỏi", từ "hát" thành "nói" :
Xưa tôi hát mà bây giờ tôi tập nói Chỉ nói thôi mới nói hết được đời"
Nguyễn Bá Thành tiếp "thơ Chế Lan Viên giờ đây là lời độc thoại để tự trấn an".
Theo tôi, những lời nhận xét của Nguyễn Bá Thành có những điểm bi quan hơn chính những vấn đề Chế Lan Viên thể hiện trong Di cảo thơ. Vò Tấn Cường khi nói về Di cảo thơ Chế Lan Viên thì nhận xét : "Ý thức nghệ thuật của ông không còn song hành, đồng nhất với ý thức công dân mà đã vượt lên, hướng về những triết lý nhân sinh sâu thẳm và sự sinh tồn của nhân loại" (1).
(1) Đoàn Trọng Huy - khuynh hướng vận động thơ Chế Lan Viên ... in trong sách Chế Lan Viên - người làm vườn vĩnh cửu - Nhà xuất bản Hội nhà văn Hà Nội 1995.
(2) Nguyễn Bá Thành - Đọc hai tập Di cảo thơ - in ương sách Chế Lan Viên -người làm vườn vĩnh cửu - Nhà xuất bản Hội nhà văn Hà Nội 1995.
(1) (2)(3)(4)(5) Các bài này đều in trong sách Chế Lan Viên - Người làm vườn vĩnh cửu - Sách đã dẫn.