GTGT vận hành trôi chảy thì yêu cầu, đòi hỏi đặt ra về hoàn chỉnh hệ thống pháp luật hoa đơn GTGT là cần thiết. Từng bước hoàn chỉnh các quy định pháp luật về hóa đơn GTGT là điều kiện tiên quyết để kiện toàn và nâng cao hệ thống pháp luật về thuế GTGT.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu “Pháp luật về hóa đơn giá trị gia tăng ở Việt Nam”. Việc hệ thống những vấn đề cơ bản về hóa đơn nói chung và hóa đơn GTGT nói riêng cũng như đánh giá thực trạng pháp luật hóa đơn GTGT ở Việt Nam thông qua các hoạt động tạo, phát hành, sử dụng và quản lý hóa đơn GTGT ở nước ta trong những năm gần đây sẽ giúp cho nghiên cứu có cái được cái nhìn đầy đủ, toàn diện và toàn cảnh về bức tranh pháp luật hóa đơn GTGT. Trên cơ sở những hạn chế đưa ra và lý giải nguyên nhân tác động tới thực hiện pháp luật hóa đơn GTGT, nghiên cứu đã đưa ra một số đề xuất, kiến nghị về giải pháp hoàn thiện và đẩy mạnh cũng như nâng cao thực hiện pháp luật về hóa đơn GTGT. Đồng thời, góp phần mang lại hiệu quả cao nhất trong công tác quản lý thuế đúng như bản chất vốn có của thuế GTGT. Đây là việc làm vô cùng thiết thực của tiến trình cải cách thuế trong xu thế toàn cầu hóa.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài “Pháp luật về hóa đơn giá trị gia tăng ở Việt Nam” đưa ra những vấn đề cơ bản nhất về hóa đơn cũng như pháp luật hóa đơn GTGT. Với việc lý giải một số nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại về tạo, phát hành, sử dụng và quản lý khi thực hiện pháp luật về hóa đơn GTGT ở hiện tại để có cái nhìn bao quát, đầy đủ, và toàn diện trước khi đưa ra những giải pháp quản lý hóa đơn GTGT trong giai đoạn tiếp theo. Việc tìm hiểu, nghiên cứu đề tài một mặt góp phần giải quyết tốt hơn những tồn tại, bất cập là yêu cầu cấp bách đã và đang đặt ra. Mặt khác, việc đưa ra hướng hoàn thiện, một số giải pháp để xây dựng hệ thống pháp luật về hóa đơn GTGT hoàn chỉnh hơn nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý thuế.
3. Tình hình nghiên cứu đề tài
Tại Việt Nam, pháp luật về hóa đơn GTGT chưa được nhận diện một cách đầy đủ. Hiện nay, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về pháp luật hóa đơn GTGT một cách chi tiết dưới góc độ pháp lý. Có một số nghiên cứu khoa học, bài báo khoa học của các chuyên gia trên các diễn đàn có thể kể ra sau đây:
Luận văn Thạc sĩ:
1. Hoàng Thị Hương Giang (2011) Các giải pháp đẩy mạnh việc thực hiện Nghị định 51/NĐ-CP về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ tại Chi cục thuế quận Long Biên, Học viện Tài chính, Hà Nội.
Luận văn đã khái quát một số vấn đề lý luận về hóa đơn, giới thiệu những nội dung cơ bản của Nghị định số 51/2010/NĐ-CP cũng như phân tích thực trạng triển khai Nghị định số 51/2010/NĐ-CP tại Chi cục thuế quận Long Biên. Sau khi đưa ra những kết quả đạt được và chỉ ra những tồn tại, nguyên nhân các giải pháp đẩy mạnh thực hiện Nghị định số 51/2010/NĐ-CP tại Chi cục thuế quận Long Biên. Một số giải pháp đưa ra rất chi tiết cụ thể như: sửa phần mềm quản lý ấn chỉ để cho phép sửa thông báo phát hành hóa đơn cấp Chi cục mà không nhất thiết phải gửi về Cục để giảm thiểu thời gian; đề nghị Tổng Cục thuế cho phép cấp hóa đơn lẻ cho những hộ cá nhân kinh doanh không có nhu cầu sử dụng hóa đơn quyển…
Những vấn đề chưa được giải quyết thấu đáo ở luận văn này:
Có thể bạn quan tâm!
- Pháp luật về hóa đơn giá trị gia tăng ở Việt Nam - 1
- Khái Niệm Và Nội Dung Pháp Luật Về Hóa Đơn Giá Trị Gia Tăng
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Thực Hiện Pháp Luật Hóa Đơn Giá Trị Gia Tăng
- Thực Trạng Pháp Luật Về Hóa Đơn Giá Trị Gia Tăng Ở Việt Nam Hiện Nay
Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.
- Phạm vi nghiên cứu đề tài còn hẹp do chỉ tập trung nghiên cứu về việc thực hiện Nghị định số 51/2010/NĐ-CP tại Chi cục thuế quận Long Biên về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ nên không đi sâu nghiên cứu hóa đơn GTGT.
- Về lý luận, tác giả chưa đưa ra các lý luận về quản lý hóa đơn mà chỉ đưa ra sự cần thiết phải quản lý hóa đơn theo Nghị định số 51/2010/NĐ-CP.
- Phạm vi về không gian tương đối hẹp do bị giới hạn trên địa bàn quận
Long Biên và những số liệu minh họa có được chỉ thể hiện việc quản lý hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ tại Chi cục thuế quận Long Biên.
2. Bùi Nhật Tân (2007), Quản lý hóa đơn tại cơ quan thuế trên địa bàn thành phố Hà Nội, Học viện Tài chính, Hà Nội.
Luận văn đã hệ thống một cách ngắn gọn, súc tích những lý luận cơ bản về hóa đơn và quản lý hóa đơn của cơ quan thuế. Sau khi phân tích, đánh giá một cách chi tiết thực trạng sử dụng hóa đơn tại cơ sở kinh doanh cũng như thực trạng quản lý hóa đơn của cơ quan thuế trên địa bàn thành phố Hà Nội với một số kết quả đạt được tác giả nêu lên một số vấn đề khác về tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý hóa đơn của cơ quan thuế. Luận văn tóm tắt một số quan điểm định hướng trong công tác quản lý hóa đơn đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hóa đơn của cơ quan thuế nói chung và cơ quan thuế trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng.
Việc tạo, phát hành, sử dụng và quản lý hóa đơn GTGT chưa được nghiên cứu một cách cụ thể.
Bài báo khoa học:
- Dương Thị Ninh, “Một số vấn đề về hóa đơn, chứng từ”, Hà Nội.
- Phan Mỹ Hạnh, “Gian lận trong khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng thông qua chứng từ, hóa đơn khống và nguy cơ gây thất thoát Ngân sách Nhà nước”, Hà Nội.
- Hà Xuân Thạch (2013), “Chứng từ, hóa đơn và việc gian lận trong khấu trừ, hoàn thuế GTGT”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Gian lận trong khấu trừ, hoàn thuế và hướng hoàn thiện thuế GTGT trong tiến trình hội nhập AFTA (CEPT), Hà Nội.
- Nguyễn Trọng Hạnh (2013), “Chứng từ hóa đơn và vấn nạn gia lận trong hoàn thuế GTGT”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Gian lận trong khấu trừ, hoàn thuế và hướng hoàn thiện thuế GTGT trong tiến trình hội nhập AFTA (CEPT), Hà Nội.
- Lê Xuân Trường (2013), “Tăng cường quản lý hóa đơn để góp phần đấu tranh chống gian lận thuế”, Tạp chí Tài chính (số 9), Hà Nội.
- Lê Xuân Trường và Nguyễn Đình Chiến (2013), “Nhận diện các hành vi gian lận thuế”, Tạp chí Tài chính (số 9), Hà Nội.
…v.v.
Rất nhiều các công trình, nghiên cứu khoa học về hóa đơn với phạm vi rộng – hẹp, mức độ chuyên sâu và góc độ, khía cạnh khác nhau về quản lý nhà nước hay nghiệp vụ kế toán. Tuy nhiên, chưa có bất kỳ nghiên cứu nào đi sâu vào tìm hiểu về pháp luật hóa đơn GTGT ở Việt Nam – một nội dung rất đáng được quan tâm hiện nay.
4. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định có liên quan tới hóa đơn GTGT nhằm đánh giá sự tác động các quy định này tới việc thực hiện thuế GTGT ở Việt Nam và trong quản lý thuế nói chung ở Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài có phạm vi không gian ở Việt Nam nhưng sử dụng số liệu minh họa chủ yếu trên địa bàn thành phố Hà Nội với phạm vi thời gian là giai đoạn 2009 - 2013.
- Phương pháp nghiên cứu: Đề tài có ngoại diên hẹp, nội hàm sâu nên trong quá trình nghiên cứu, người viết sử dụng nhiều phương pháp khác nhau: phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, liệt kê, khảo sát, chuyên gia… Tùy từng nội dung của vấn đề nghiên cứu mà vận dụng linh hoạt riêng rẽ hay kết hợp các phương pháp với nhau để nghiên cứu có được kết quả cao nhất.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Với việc hệ thống và khái quát hóa các những vấn đề cơ bản về hóa
đơn, hóa đơn GTGT và pháp luật hóa đơn GTGT và đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng hóa đơn GTGT ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng của việc tạo, phát hành, sử dụng và quản lý hóa đơn GTGT cùng với việc chỉ ra những ưu, nhược điểm cũng như lý giải nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong hệ thống pháp luật hóa đơn GTGT. Từ đây, nghiên cứu đưa ra một số yêu cầu, hướng hoàn thiện và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật hóa đơn GTGT trên thực tế. Với một số giải pháp đưa ra trong nghiên cứu, hi vọng luận văn sẽ góp phần vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về hóa đơn GTGT trong tương lai và trở thành tài liệu mang tính tham khảo cho các nghiên cứu khoa học bàn về pháp luật hóa đơn GTGT trong tương lai.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và một số phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về hóa đơn và pháp luật hóa đơn GTGT. Chương 2: Thực trạng pháp luật về hóa đơn GTGT ở Việt Nam.
Chương 3: Hướng hoàn thiện và những biện pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về hóa đơn GTGT ở Việt Nam hiện nay.
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HÓA ĐƠN VÀ PHÁP LUẬT VỀ HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG
1.1. Một số vấn đề cơ bản về hóa đơn
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm hóa đơn
1.1.1.1. Khái niệm hóa đơn
Hóa đơn là hiện tượng kinh tế đồng thời cũng là hiện tượng pháp lý. Hóa đơn xuất hiện phổ biến trong đời sống và được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, nhưng chủ yếu là trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và phân phối sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân.
Cho đến nay, khoa học pháp lý cũng như khoa học kinh tế - tài chính vẫn chưa có sự thống nhất tuyệt đối về khái niệm của hóa đơn. Dưới các góc độ và trên những phương diện, phạm vi rộng – hẹp khác nhau về thông tin, thương mại, tài chính, về pháp lý… cách định nghĩa về hóa đơn được nhiều chuyên gia của các quốc gia trên thế giới nghiên cứu và đưa ra nhằm phục vụ cho những mục đích khác nhau. Nếu trên phương diện thông tin, hóa đơn được hiểu: là đối tượng vật chất chứa đựng thông báo dưới dạng cố định, có mục đích chuyên ngành để mô tả trong thời gian và không gian; là công cụ vật chất được dùng trong quá trình giao tiếp mà ở đó con người nhờ các phương tiện, hình thức khác nhau để thể hiện và mã hóa thông báo cố định dựa vào một hình thức hợp lý. Thì trong lĩnh vực thương mại, hóa đơn được định nghĩa là chứng từ cơ bản trong các chứng từ hàng hóa. Hóa đơn do người bán phát hành, xuất cho người mua sau khi hàng hóa được gửi đi. Và là yêu cầu của người bán đòi hỏi người mua phải thanh toán số tiền hàng theo những điều kiện cụ thể ghi trên hóa đơn với nội dung: đặc điểm, đơn giá, tổng giá trị hàng hóa, điều kiện cơ sở giao hàng, phương thức thanh toán, phương tiện vận tải...v.v.
Tuy nhiên, dưới góc độ pháp luật, hóa đơn là dấu hiệu vật chất bất kỳ chứng minh các quan hệ pháp luật của các sự kiện. Cụ thể: “Hóa đơn là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật” [7, Điều 3]. Định nghĩa này được đánh giá là ngắn gọn, súc tích và thể hiện đầy đủ bản chất của hóa đơn. Định nghĩa đã khẳng định hóa đơn là vật chất (chứng từ) xác nhận các quan hệ mua - bán, trao đổi hàng hóa - dịch vụ, quan hệ thanh toán - quyết toán tài chính, xác định chi phí hợp lý khi tính nghĩa vụ thuế đối với nhà nước… và các vấn đề khác theo quy định của pháp luật.
1.1.1.2. Đặc điểm hóa đơn Hóa đơn thường có 3 phần:
Phần thứ nhất, gồm các thông tin về: tên, ký hiệu và số hóa đơn (không có hóa đơn nào được phép trùng ký hiệu và số hóa đơn); Ngày lập hóa đơn; Họ tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) của người mua và người bán. Ở những quốc gia mà hình thức thanh toán điện tử là phương pháp được áp dụng phổ biến thì trên hóa đơn có thêm số tài khoản ngân hàng của người mua, người thanh toán (nếu người mua và người thanh toán không là một) và người bán. Ngoài ra, có thể có thêm tiêu thức về hình thức giao hàng và hình thức thanh toán.
Phần thứ hai, thường chứa đựng các thông tin về hàng hóa, dịch vụ được giao dịch như: tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, số tiền cho mỗi loại hàng hóa, dịch vụ được liệt kê.
Phần thứ ba, thông thường là: tổng số tiền của tất cả các mục; thuế suất; tiền thuế (nếu có); tổng số tiền thanh toán; chữ ký của người mua và người bán. Ngoài ra, có thể có thêm các hướng dẫn thanh toán, chính sách trả lại hàng, chính sách thanh toán quá hạn… nếu cần thiết.
1.1.2. Phân loại hóa đơn
Có nhiều cách phân loại khác nhau về hóa đơn. Tuy nhiên, dưới góc độ
pháp lý, hóa đơn được chia thành nhiều loại cơ bản với căn cứ về: đối tượng sử dụng và hình thức biểu hiện.
Căn cứ đối tượng sử dụng, hóa đơn được cụ thể hóa thành: hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng và các loại hóa đơn khác.
Hóa đơn GTGT: Là loại hóa đơn dành cho các tổ chức khai, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động sau:
- Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa;
- Hoạt động vận tải quốc tế;
- Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu.
Hóa đơn bán hàng: Là loại hóa đơn dựa vào mục đích sử dụng để nhận biết và phân biệt khi xác định. Hóa đơn bán hàng được dùng cho các đối tượng:
- Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp khi bán hàng hóa, dịch vụ trong nội địa, xuất vào khi phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu, xuất khẩu hàng hóa, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài.
- Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, xuất khẩu hàng hóa, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”.
Các loại khác, gồm: tem; vé; thẻ; phiếu thu tiền bảo hiểm…
Phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không; chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế; chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng…, hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan.
Căn cứ hình thức biểu hiện, hóa đơn được chia thành 03 loại: Hóa đơn tự in, hóa đơn điện tử và hóa đơn đặt in.
Hóa đơn tự in: Là hóa đơn do các tổ chức kinh doanh tự in ra trên các thiết bị tin học, máy tính tiền hoặc các loại máy khác khi bán hàng hóa, dịch vụ;