Pháp luật về hóa đơn giá trị gia tăng ở Việt Nam - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT


HOÀNG THỊ THANH HẢI


PHáP LUậT Về HóA ĐƠN GIá TRị GIA TĂNG ở VIệT NAM


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT


HOÀNG THỊ THANH HẢI


PHáP LUậT Về HóA ĐƠN GIá TRị GIA TĂNG ở VIệT NAM


Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 60 38 01 07


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN THỊ THƯƠNG HUYỀN



LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!


NGƯỜI CAM ĐOAN


Hoàng Thị Thanh Hải

MỤC LỤC


Trang

Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HÓA ĐƠN VÀ PHÁP LUẬT VỀ HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG 7

1.1. Một số vấn đề cơ bản về hóa đơn7

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm hóa đơn 7

1.1.2. Phân loại hóa đơn 8

1.1.3. Vai trò của hóa đơn 10

1.2. Pháp luật về hóa đơn giá trị gia tăng13

1.2.1. Khái niệm và nội dung pháp luật về hóa đơn giá trị gia tăng 13

1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật hóa đơn

giá trị gia tăng 18

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ

GIA TĂNG Ở VIỆT NAM 23

2.1. Lịch sử hình thành và phát triển pháp luật hóa đơn giá trị

gia tăng ở Việt Nam 23

2.2. Thực trạng pháp luật về hóa đơn giá trị gia tăng ở Việt

Nam hiện nay 27

2.2.1. Thực trạng về tạo hóa đơn giá trị gia tăng 27

2.2.2. Thực trạng về phát hành hóa đơn giá trị gia tăng 29

2.2.3. Thực trạng sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng 31

2.2.4. Thực trạng quản lý hóa đơn giá trị gia tăng ở Việt Nam hiện nay 38

2.3. Những vấn đề đặt ra đối với pháp luật hóa về hóa đơn giá

trị gia tăng ở Việt Nam 49

2.3.1. Những kết quả đạt được khi thực hiện pháp luật hóa đơn giá trị

gia tăng 49

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 50

Chương 3: GIẢI PHÁP TIẾP TỤC HOÀN THIỆN VÀ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ở VIỆT NAM 58

3.1. Yêu cầu và hướng hoàn thiện pháp luật về hóa đơn giá trị

gia tăng 58

3.1.1. Yêu cầu 58

3.1.2. Hướng hoàn thiện pháp luật hóa đơn giá trị gia tăng 60

3.2. Giải pháp tiếp tục hoàn thiện pháp luật về hóa đơn giá trị

gia tăng 62

3.3. Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật hóa đơn giá trị gia

tăng ở Việt Nam 66

3.3.1. Hoàn thiện tổ chức bộ máy cơ quan thuế 67

3.3.2. Tăng cường thanh tra, kiểm tra hóa đơn giá trị gia tăng 67

3.3.3. Tăng cường phối hợp với các cơ quan có liên quan 68

3.3.4. Nhanh chóng hoàn thiện dữ liệu về quản lý hóa đơn giá trị gia tăng 68

3.3.5. Tăng cường quản lý hóa đơn giá trị gia tăng theo hướng quản lý

rủi ro 69

3.3.6. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông vào công tác quản lý hóa

đơn giá trị gia tăng 69

3.3.7. Tăng cường hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế về

pháp luật hóa đơn giá trị gia tăng 72

3.3.8. Đẩy nhanh hoạt động thanh toán qua ngân hàng, hạn chế thanh

toán bằng tiền mặt 72

3.3.9. Cải cách thủ tục hành chính thuế trong quản lý hóa đơn giá trị

gia tăng 73

KẾT LUẬN 74

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 76

PHỤ LỤC 79

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DN: Doanh nghiệp GTGT: Giá trị gia tăng QLAC: Quản lý ấn chỉ

DANH MỤC CÁC BẢNG



Số hiệu bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1:

Tình hình thực hiện công tác phát hành hóa đơn tại

Cục thuế thành phố Hà Nội qua các năm 2011 – 2013


30

Bảng 2.2:

Quản lý báo cáo về tình hình sử dụng hóa đơn trên

địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2009 - 2013


32

Bảng 2.3:

Tình hình thực hiện công tác xác minh hóa đơn tại

Cục thuế thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2013


43

Bảng 2.4:

Tình hình Thanh tra thuế giai đoạn 2009 - 2012

46

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

Pháp luật về hóa đơn giá trị gia tăng ở Việt Nam - 1

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Thuế GTGT xuất hiện kéo theo đó là sự ra đời của hóa đơn GTGT – một trong những công cụ đắc lực và quan trọng để cơ quan quản lý thu đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách nhà nước. Việc sử dụng hóa đơn GTGT được xem là hệ quả tất yếu khi áp dụng thuế GTGT ở Việt Nam nói riêng và các nước áp dụng sắc thuế này nói chung.

Hóa đơn GTGT một mặt ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát đã phát sinh giữa các chủ thể trên cơ sở xác lập quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa dịch vụ. Mặt khác, hóa đơn GTGT có ý nghĩa lớn đối với cơ quan thuế trong các hoạt động khai, tính thuế theo phương pháp khấu trừ, về hoàn thuế, về chế độ kế toán của các tổ chức có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa – dịch vụ khi tính thuế GTGT.

Qua áp dụng thuế GTGT ở Việt Nam cho thấy sự tác động mạnh mẽ của sắc thuế này lên đời sống kinh tế - xã hội, bước đầu đã tạo được những thành công nhất định. Tuy nhiên, quá trình áp dụng sắc thuế GTGT đã nảy sinh nhiều vấn đề cần xem xét chủ yếu trong việc quản lý và sử dụng hóa đơn GTGT. Lợi dụng những sơ hở của hệ thống pháp luật, hàng loạt các hành vi vi phạm diễn ra khá phổ biến ở Việt Nam có liên quan đến hóa đơn GTGT được liệt kê như: gian lận, trốn thuế… và nhiều thủ đoạn khác để chiếm đoạt tiền từ ngân sách qua chế định khấu trừ và hoàn thuế GTGT bằng việc sử dụng hóa đơn GTGT. Dĩ nhiên, con số phát hiện và thống kê được chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”. Bên cạnh đó, công tác quản lý hóa đơn GTGT của cơ quan thuế cũng bộc lộ nhiều hạn chế, khiếm khuyết.

Hóa đơn giá GTGT không chỉ là một hiện tượng của kinh tế mà còn là hiện tượng mang tính pháp lý. Vì vậy, trước những vấn đề đặt ra của thực tiễn về quản lý, sử dụng hóa đơn GTGT và để đảm bảo hoạt động quản lý thu thuế

Xem tất cả 99 trang.

Ngày đăng: 18/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí