Các Quy Định Của Pháp Luật Việt Nam Về Trách Nhiệm Của Luật Sư Trong Quá Trình Hành Nghề

Luật sư nước ngoài muốn được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

1. Có Chứng chỉ hành nghề luật sư đang còn hiệu lực do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp;

2. Có kinh nghiệm tư vấn pháp luật nước ngoài, pháp luật quốc tế;

3. Cam kết tuân thủ Hiến pháp, pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam;

4. Được tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài cử vào hành nghề tại Việt Nam hoặc được chi nhánh, công ty luật nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức hành nghề luật sư của Việt Nam đồng ý tuyển dụng vào làm việc tại các tổ chức đó.” [34, điều 74]

Quy định này đã trả lời được nhiều tranh cãi trước kia về việc luật sư nước ngoài có phải tôn trọng Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam không? Về hình thức hành nghề, tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam dưới các hình thức Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một trăm phần trăm vốn nước ngoài, công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh. Luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam dưới hình thức làm việc với tư cách thành viên hoặc làm việc theo hợp đồng cho một chi nhánh hoặc một công ty luật nước ngoài tại Việt Nam. Luật sư nước ngoài cũng cũng thể làm việc theo hợp đồng cho tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam.

Phạm vi hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và luật sư nước ngoài tại Việt Nam được luật luật sư quy định rất chặt chẽ. Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam được thực hiện tư vấn pháp luật và các dịch vụ pháp lý khác, không được cử luật sư nước ngoài và luật sư Việt Nam trong tổ chức hành nghề của mình tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trước Tòa án Việt Nam hoặc thực hiện các dịch vụ về giấy tờ pháp lý và công chứng liên quan tới pháp luật

Việt Nam, được cử luật sư Việt Nam trong tổ chức hành nghề của mình tư vấn pháp luật Việt Nam

“Luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam được tư vấn pháp luật nước ngoài và pháp luật quốc tế, được thực hiện các dịch vụ pháp lý khác liên quan đến pháp luật nước ngoài, được tư vấn pháp luật Việt Nam trong trường hợp có Bằng cử nhân luật của Việt Nam và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu tương tự như đối với một luật sư Việt Nam, không được tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trước Tòa án Việt Nam.” [34, điều 76]

Quy định này trùng khít với quy định tại Nghị quyết 71/2006/NQ-QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc Hội phê chuẩn nghị định thư gia nhập hiệp định thành lập tổ chức thương mại thế giới (WTO) của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nhưng quy định này cũng còn gây nhiều tranh cãi bởi theo quy định này thì luật sư Việt Nam hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư nứơc ngoài không được tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện, người bào chữa, người bảo vệ quyềnn và lợi ích hợp pháp của đương sự trước Toà án Việt Nam. Điều này làm hạn chế quyền hành nghề của luật sư Việt Nam, đánh mất cơ hội cung cấp dịch vụ pháp lý trọn gói đến khách hàng của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Luật sư nước ngoài và tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài chấm dứt hoạt động tại Việt Nam khi tự nguyện chấm dứt, bị thu hồi giấy phép hoặc không tiếp tục gia hạn giấy phép hoặc tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài sáp nhập, hợp nhất với một tổ chức hành nghề luật sư khác. Tất cả các trường hợp này đều phải thực hiện các thủ tục hành chính tại sở tư pháp và Bộ Tư pháp.

Việc cho phép luật sư nước ngoài và tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài được hành nghề tại Việt Nam là một điểm tích cực của Việt Nam trong xu thế hội nhập. Những quy định của pháp luật về vấn đề này tuy đã khá đầy đủ nhưng cũng còn một số điểm cần sửa đổi, bổ sung để tạo điều kiện hơn nữa cho nghề luật sư phát triển.

Pháp luật về hành nghề luật sư ở Việt Nam - 9

2.3. Các quy định của pháp luật Việt Nam về trách nhiệm của Luật sư trong quá trình hành nghề

Điều 21 khoản 2 Luật Luật sư quy định luật sư phải có nghĩa vụ tôn trọng các quy định của pháp luật, tôn trọng đạo đức xã hội và các quy tắc ứng xử nghề nghiệp. Luật sư có nghĩa vụ luôn luôn trau dồi nâng cao kiến thức và kinh nghiệm của mình. Luật sư có nghĩa vụ bảo đảm chất lượng dịch vụ pháp lý cung cấp cho khách hàng, tận tâm với công việc, phát huy năng lực, sử dụng kiến thức chuyên môn, các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của khách hàng theo quy định của pháp luật, quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư.

Khi vi phạm những nghĩa vụ này, luật sư phải chịu các trách nhiệm pháp lý do pháp luật quy định. Đó là trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hình sự.

Trách nhiệm kỷ luật được quy định rất rõ ràng, cụ thể trong Quy định về xử lý kỷ luật luật sư được ban hành kèm theo Quyết định số 68/QĐ-BTVLĐLSVN ngày

05 tháng 10 năm 2012 của Ban Thường vụ Liên đoàn luật sư Việt Nam. Trách nhiệm kỷ luật này phát sinh khi luật sư hoặc người tập sự hành nghề luật sư có hành vi vi phạm pháp luật về luật sư, Điều lệ Liên đoàn luật sư, Điều lệ Đoàn luật sư, Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư và các quy định khác của Liên đoàn luật sư Việt Nam, Đoàn luật sư. Theo đó, khi luật sư vi phạm có thể sẽ phải chịu trách nhiệm kỷ luật bởi các hình thức sau: khiển trách, cảnh cáo, tạm đình chỉ tư cách thành viên Đoàn luật sư từ sáu tháng đến hai mươi bốn tháng, xoá tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư. Người tập sự hành nghề luật sư có thể phải chịu trách nhiệm kỷ luật với các hình thức: khiển trách; cảnh cáo; tạm đình chỉ việc tập sự hành nghề từ 06 đến 12 tháng; xóa tên khỏi danh sách người tập sự hành nghề của Đoàn luật sư.

Quy định này là một bước tiến mới trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật về hành nghề luật sư. Quy định tạo ra sự thống nhất về nguyên tắc, thủ tục xử lý kỷ luật, áp dụng hình thức kỷ luật và các quy định khác liên quan đến quá trình xử lý kỷ luật của các Đoàn luật sư. Bên cạnh đó Quy định cũng tạo nên sự răn đe

cần thiết đối với những luật sư vi phạm và tăng hiệu quả trong công tác nâng cao đạo đức hành nghề của luật sư.

Tuy nhiên rất nhiều quy định trong quy định còn chung chung, không được định lượng và dẫn đến tình trạng mỗi Đoàn luật sư có cách hiểu và áp dụng khác nhau. Ví dụ như các cụm từ “thiệt hại lớn”, “thiệt hại nhỏ”, “thiệt hại không lớn”, “gây ảnh hưởng đặc biệt xấu”. Trình tự, thủ tục xử lý vi kỷ luật của Quy định này cũng còn nhiều bất cập. Như quy định tại điều 17 cho phép trong trường hợp nhận được khiếu nại, tố cáo hay phát hiện hành vi vi phạm của luật sư thành viên, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư “nếu thấy có dấu hiệu vi phạm đến mức có khả năng phải xử lý kỷ luật” thì chuyển cho Hội đồng khen thưởng, kỷ luật xem xét, giải quyết. Tuy nhiên để ban chủ nhiệm xem xét đánh giá và đưa ra quyết định ban đầu thì rất khó, vì nhận được thông tin còn phải xác minh rất nhiều vấn đề, hoặc có người đặt ra tình huống ban chủ nhiệm vì một lý do nào đó “ém” vụ việc đi. Trong khi Hội đồng khen thưởng kỷ luật có thể thực hiện rất tốt việc xác minh này.

Trách nhiệm hành chính trong hoạt động hành nghề luật sư được quy định trong Nghị định 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. Nghị định quy định về các hành vi vi phạm hành chính; hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể đối với hành vi vi phạm hành chính trong năm lĩnh vực trong đó có lĩnh vực luật sư. Đối với lĩnh vực luật sư, Nghị định đã có nhiều điểm tích cực hơn các văn bản pháp luật trước đó ở chỗ: đã sửa đổi bổ sung được rất nhiều hành vi vi phạm hành chính, mức xử phạt, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Theo đó đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính là luật sư, tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức xã hội - nghề nghiệp luật sư. Biện pháp xử phạt là cảnh cáo hoặc phạt tiền tuỳ theo từng hành vi, từ năm trăm nghìn đồng đến bốn mươi triệu đồng. Hình phạt bổ sung là Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư, giấy đăng ký hành nghề luật sư, giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam. Biện pháp khắc phục hậu quả là huỷ bỏ giấy tờ giả

dối và buộc nộp lại những số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện các hành vi vi phạm. Tuy đã tạo được hành lang pháp lý cho hoạt động hành nghề luật sư đồng thời mang tính chất răn đe đối với các đối tượng có liên quan, nhưng Nghị định cũng còn nhiều bất cập. Bất cập nổi cộm nhất là việc phát hiện và xử lý vi phạm. Bởi phạm vi hành nghề của luật sư rất rộng, các luật sư có tính độc lập cao trong quá trình hành nghề, họ lại là những người hiểu biết pháp luật nên việc phát hiện vi phạm của họ rất khó. Thêm vào đó lực lượng chức năng có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính còn mỏng. Cho đến nay, các địa phương thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực luật sư chưa nhiều. Thực tiễn, khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động luật sư, một số người có thẩm quyền còn nhiều lúng túng khi vận dụng các quy định của pháp luật để xử phạt. Trong khi đó, ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận lớn những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các hoạt động này còn chưa cao.

Ngoài trách nhiệm kỷ luật và trách nhiệm hành chính, trong quá trình hành nghề luật sư còn có thể phát sinh trách nhiệm dân sự và trách nhiệm hình sự. Tuy Bộ luật dân sự, bộ luật hình sự và các văn bản pháp luật có liên quan không có quy định cụ thể liên quan đến hoạt động hành nghề luật sư, nhưng luật sư là những đối tượng chịu sự điều chỉnh của pháp luật dân sự và pháp luật hình sự. Ví dụ trong quá trình hành nghề, luật sư có hành vi vi phạm gây thiệt hại cho khách hàng thì tổ chức hành nghề luật sư phải bồi thường thiệt hại cho cho khách hàng và cá nhân luật sư phải hoàn trả lại khoản bồi thường đó cho tổ chức hành nghề theo quy định của Bộ luật dân sự. Đối với trách nhiệm hình sự, thời gian gần đây có rất nhiều vụ án hình sự mà bị cáo là luật sư. Đơn cử như vụ án luật sư Lê Bảo Quốc bị toà án tuyên tổng hợp hình phạt là 29 năm tù bởi các tội danh Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, đưa hối lộ, lừa đảo, trốn khỏi nơi giam giữ và làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức. Theo hồ sơ vụ án, lợi dụng việc hành nghề luật sư Quốc khoe từng tham gia nhiều vụ án lớn, khoe khoang về những mối quan hệ với các lãnh đạo trong ngành tố tụng để lừa khách hàng. Sau khi ký hợp đồng dịch vụ pháp lý với một số khách hàng, Lê Bảo Quốc đã không làm gì hoặc chỉ soạn thảo đơn từ, hướng dẫn họ gửi đến các cơ quan chức năng và đòi tiền thù lao cho mỗi vụ từ hàng trăm triệu đến cả hàng tỷ

đồng. Thậm chí, có những vụ, Quốc còn hứa hẹn để lấy tiền cả nguyên đơn và bị đơn. Ngoài ra, Quốc còn có hành vi làm giả giấy tờ xe BMW để thế chấp vay 500 triệu đồng và cùng với lái xe riêng của mình đã đưa hối lộ cho một thư ký để có được công văn hoãn thi hành án. Mặt khác trong quá trình bị tạm giam, Quốc còn có hành vi bỏ trốn khỏi nơi giam. Đó là trách nhiệm hình sự mà luật sư Quốc phải gánh chịu trong quá trình hành nghề.

2.4. Quy định của pháp luật Việt Nam về trách nhiệm của tổ chức hành nghề luật sư

Trách nhiệm của tổ chức hành nghề luật sư được quy định tại điều 40 luật luật sư, điều 9 Luật doanh nghiệp. Theo đó, tổ chức hành nghề luật sư có nghĩa vụ: Hoạt động theo đúng lĩnh vực hành nghề ghi trong Giấy đăng ký hoạt động; thực hiện đúng những nội dung đã giao kết với khách hàng; cử luật sư của tổ chức mình tham gia tố tụng theo phân công của Đoàn luật sư; tạo điều kiện cho luật sư của tổ chức mình thực hiện trợ giúp pháp lý và tham gia công tác đào tạo, bồi dưỡng cho luật sư; bồi thường thiệt hại do lỗi mà luật sư của tổ chức mình gây ra cho khách hàng; mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư của tổ chức mình theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm; chấp hành quy định của Luật này và pháp luật về lao động, thuế, tài chính, thống kê; chấp hành các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc báo cáo, kiểm tra, thanh tra; nhận người tập sự hành nghề luật sư và cử luật sư có đủ điều kiện hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho người tập sự được tập sự, giám sát quá trình tập sự của người tập sự hành nghề luật sư; thực hiện việc quản lý và bảo đảm cho luật sư của tổ chức mình tuân thủ pháp luật, tuân theo Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam và Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam; thực hiện nghĩa vụ báo cáo về tổ chức và hoạt động của tổ chức mình theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, tổ chức hành nghề luật sư cũng phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo quy định của điều 9 Luật doanh nghiệp 2005. Đó là các nghĩa vụ: Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bảo đảm điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật khi kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung

thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán; Đăng ký mã số thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật; Bảo đảm quyền, lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật về lao động; thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm; Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá, dịch vụ theo tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố; Thực hiện chế độ thống kê theo quy định của pháp luật về thống kê; định kỳ báo cáo đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp, tình hình tài chính của doanh nghiệp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo mẫu quy định; khi phát hiện các thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin; Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh.

Khi vi phạm các nghĩa vụ này, tổ chức hành nghề luật sư phải chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật. Khác với trách nhiệm pháp lý của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư không phải là đối tượng phải chịu trách nhiệm kỷ luật và trách nhiệm hình sự. Tổ chức hành nghề luật sư có hành vi vi phạm phải chịu trách nhiệm dân sự và trách nhiệm hành chính.

Bộ luật dân sự không có các quy định cụ thể cho tổ chức hành nghề luật sư, tuy nhiên tổ chức hành nghề luật sư cũng là một đối tượng thuộc sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự nên khi vi phạm các nghĩa vụ dân sự, tổ chức hành nghề luật sư cũng phải chịu các trách nhiệm dân sự theo quy định. Ví dụ trong trường hợp tổ chức hành nghề luật sư chậm thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đủ nghĩa vụ của mình theo hợp đồng dịch vụ pháp lý, gây thiệt hại cho khách hàng thì tổ chức hành nghề luật sư phải chịu trách nhiệm dân sự đó là phải thực hiện nghĩa vụ và bồi thường thiệt hại theo quy định của bộ luật dân sự.

Trách nhiệm hành chính của tổ chức hành nghề luật sư được quy định tại điều 7 Nghị định 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. Theo đó, các hình

thức xử phạt là cảnh cáo, phạt tiền từ 1.000.0000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với các hành vi: Không thông báo bằng văn bản hoặc thông báo không đúng thời hạn cho cơ quan có thẩm quyền về việc các việc sau: đặt cơ sở hành nghề luật sư ở nước ngoài hoặc chấm dứt hoạt động của cơ sở hành nghề luật sư ở nước ngoài; đăng ký hoạt động, thay đổi nội dung đăng ký hoạt động, tạm ngừng hoạt động, tự chấm dứt hoạt động, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức tổ chức hành nghề; tạm ngừng, tiếp tục hoạt động hoặc tự chấm dứt hoạt động của chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam; thuê luật sư nước ngoài; tình hình tổ chức hoạt động; Không công bố hoặc công bố không đúng nội dung, thời hạn, số lần, hình thức công bố theo quy định đối với nội dung đăng ký hoạt động, nội dung thay đổi hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư.

Hình thức phạt tiền còn áp dụng cho các tổ chức hành nghề luật sư có các hành vi vi phạm sau: Không đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động đúng thời hạn với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Phân công một luật sư hướng dẫn quá 03 (ba) người tập sự hành nghề luật sư trong cùng một thời điểm; Không có biển hiệu hoặc sử dụng biển hiệu không đúng nội dung giấy đăng ký hoạt động; Không lập, quản lý, sử dụng các loại sổ sách, biểu mẫu về tổ chức và hoạt động luật sư; Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy phép thành lập chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam; Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam; Cho người không phải là luật sư của tổ chức mình hành nghề luật sư dưới danh nghĩa của tổ chức mình; Hoạt động không đúng lĩnh vực hành nghề ghi trong giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, giấy phép thành lập chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam hoặc hoạt động không đúng trụ sở đã đăng ký; Không cử luật sư của tổ chức mình tham gia tố tụng theo phân công của Đoàn luật sư; Không mua bảo hiểm trách nhiệm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/12/2023