Nguyên Nhân Khiếm Khuyết Của Pháp Luật Về Hành Nghề Luật Sư:

bị Tòa án bác yêu cầu khởi kiện, mặc dù trong số đó nhiều vụ cái sai thuộc về bên bị kiện. Tư tưởng coi lợi ích nhà nước lớn hơn lợi ích của cá nhân, tổ chức và muốn bảo vệ uy tín của lãnh đạo, cán bộ công chức đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến kết quả giải quyết các vụ án hành chính hiện nay.

Tư vấn pháp luật là lĩnh vực hành nghề quan trọng của Luật sư đặc biệt là trong giai đoạn nhu cầu về tư vấn pháp luật trong xã hội ngày càng tăng nhanh. Các luật sư đã mở rộng và phát triển tư vấn trong lĩnh vực đầu tư, kinh tế, dân sự, thương mại. Trong lĩnh vực tư vấn về pháp luật dân sự thì tư vấn về đất đai, hôn nhân gia đình đang là mảng tư vấn phổ biến và sôi động nhất.

Nhận thức của người dân về vai trò của luật sư ngày càng tăng nên hoạt động tư vấn pháp luật của các luật sư trong thời gian qua cũng được tăng lên, nhiều luật sư đã tham gia tư vấn cho những hợp đồng thương mại, những dự án đầu tư lớn đạt kết quả tốt, được khách hàng trong và ngoài nước tin tưởng và hài lòng. Tuy nhiên số lượng và chất lượng, những hoạt động tư vấn pháp luật của các luật sư còn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng, đòi hỏi ngày càng cao của xã hội, và vẫn có thể được xem là khâu yếu cần được các luật sư chú trọng trong thời gian tới.

Ngày càng nhiều người dân có trong tiềm thức về việc sử dụng dịch vụ luật sư. Bên cạnh việc tham gia tố tụng và tư vấn pháp luật, luật sư còn đại diện ngoài tố tụng giúp khách hàng thực hiện các công việc như đàm phán hợp đồng, giải quyết mâu thuẫn…. và thực hiện các dịch vụ pháp lý khác, phổ biến là giúp cá nhân, tổ chức thực hiện các dịch vụ pháp lý như thủ tục thành lập doanh nghiệp; chuyển nhượng bất động sản; xuất nhập cảnh; soạn thảo văn bản, hợp đồng, đơn từ; lập, lưu giữ và công bố di chúc...…

2.6. Nguyên nhân khiếm khuyết của pháp luật về hành nghề luật sư:

Ý thức được vai trò của luật sư và pháp luật về hành nghề luật sư, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã dành sự quan tâm đặc biệt đối với việc xây dựng một hệ thống các văn bản pháp luật về hành nghề luật sư. Về cơ bản, các văn bản pháp luật này đã có nhiều đóng góp tích cực khẳng định tầm quan trọng của luật sư trong xã hội đồng thời phần nào tạo được một hành lang pháp lý để luật sư hành nghề. Tuy

nhiên, các văn bản pháp luật này cũng không tránh được những khiếm khuyết, những khiếm khuyết này xuất phát từ cả nguyên nhân chủ quan và khách quan.

Nguyên nhân chủ quan là những vấn đề chưa hoàn hảo trong quá trình các cơ quan chức năng xây dựng các văn bản liên quan đến vấn đề hành nghề luật sư. Đã có nhiều học giả cho rằng Việt Nam là một “vương quốc của các văn bản pháp luật” bởi sự đồ sộ của hệ thống các văn bản pháp luật ở Việt Nam. Nhiều văn bản pháp luật thì sẽ điều chỉnh được nhiều lĩnh vực cụ thể trong xã hội. Tuy nhiên nhiều văn bản pháp luật thì cũng khó tránh khỏi nhưng mâu thuẫn giữa các văn bản. Pháp luật về hành nghề luật sư cũng không nằm ngoài quy luật đó. Vấn đề hành nghề luật sư chịu sự điều chỉnh của nhiều văn bản pháp luật: luật hiến pháp, luật luật sư, Bộ luật dân sự, luật thương mại, luật doanh nghiệp, các bộ luật tố tụng... cùng với rất nhiều văn bản dưới luật quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các luật. Các văn bản này không tránh khỏi những quy định chưa phù hợp với nhau. Ví dụ như luật doanh nghiệp quy định về việc chuyển đổi hình thức các loại hình doanh nghiệp có sự tiếp nối, chuyển tiếp nhau; nhưng luật luật sư lại chưa làm được điều đó. Luật luật sư quy định phải chấm dứt hoạt động của tổ chức này rồi thành lập tổ chức khác, không có sự tiếp nối nhau, không có sự phù hợp với quy định của luật doanh nghiệp. Cơ quan chủ trì soạn thảo dự thảo luật luật sư là Bộ Tư pháp. Sau đó được lấy ý kiến đóng góp của của cơ quan, tổ chức hữu quan, của nhân dân và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản. Về lý thuyết, việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân phải bảo đảm các yêu cầu sau: Tổ chức thảo luận, lấy ý kiến bằng các hình thức thích hợp, tạo điều kiện thuận lợi; ý kiến đóng góp được tập hợp, tổng hợp đầy đủ, chính xác và được nghiên cứu tiếp thu, giải trình một cách nghiêm túc. Việc lấy ý kiến được tiến hành dân chủ, công khai, khoa học, bảo đảm về tiến độ, chất lượng, thiết thực và tiết kiệm. Tuy nhiên việc tổ chức lấy ý kiến này chưa được thực hiện đầy đủ và toàn diện. Do đó nhiều ý kiến rất có chất lượng của đại biểu Quốc hội, của nhân dân đặc biệt là của những người hành nghề luật sư chưa được ghi nhận đầy đủ và chính xác. Các cơ quan quản lý hành chính trong lĩnh vực hành nghề luật sư như Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp ở các địa phương còn đặt nặng vấn đề “thủ tục hành chính” dẫn đến có nhiều quy định rườm rà, không cần thiết, gây phức tạp hóa

cho các luật sư trong quá trình hành nghề. Ví dụ quy định: người vượt qua kỳ kiểm tra tập sự hành nghề luật sư được cấp Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư, sau đó lại được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư. Việc quy định hai loại giấy tờ này nhân đôi số thủ tục hành chính gây phiền hà cho những người muốn hành nghề luật sư. Bên cạnh đó, quá trình thực thi quyền Tư pháp, nhiều cơ quan tiến hành tố tụng cũng chưa tạo điều kiện cho các luật sư hành nghề. Luật sư tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện theo ủy quyền, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại và các đương sự khác. Bên cạnh các quy định của pháp luật, nhiều cơ quan tiến hành tố tụng hoặc người tiến hành tố tụng còn xây dựng những quy định riêng của mình gây cản trở việc hành nghề của luật sư. Ví dụ: pháp luật đã quy định về hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận tham gia tố tụng của luật sư, nhưng nhiều Tòa án hoặc thẩm phán hay điều tra viên còn yêu cầu thêm các loại giấy tờ khác không được quy định trong luật và buộc luật sư phải có thì mới cấp Giấy chứng nhận để luật sư tham gia tố tụng.

Một nguyên nhân nữa dẫn đến khiếm khuyết của pháp luật về hành nghề luật sư là do sự phát triển nhanh của xã hội. Yêu cầu đòi hỏi pháp luật phải quy định chi tiết, phải dự liệu được tất cả những tình tiết phát sinh trong thực tế. Tuy nhiên nếu quy định chi tiết quá thì sẽ rất dài dòng và sớm lạc hậu. Còn nếu quy định chung chung thì thời gian phù hợp với thực tiễn sẽ lâu hơn nhưng lại khó áp dụng vào thực tiễn. Pháp luật về hành nghề luật sư ở Việt Nam chưa cân bằng được hai yêu cầu này dẫn đến nhiều bất cập trong các quy định của pháp luật.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Thêm một nguyên nhân khách quan nữa là một bộ phận nhân dân chưa có cái nhìn đúng đắn về luật sư và hành nghề luật sư hoặc không đủ kiến thức để hiểu về luật sư và hành nghề luật sư. Họ không có tinh thần ủng hộ việc phát triển nghề luật sư mà thậm chí còn có hành vi phá hoại. Bộ phận này tuy không phải đa số nhưng cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của nghề luật sư nói chung và pháp luật về hành nghề luật sư nói riêng. Để khắc phục được nguyên nhân này cần kiên trì và phải có những phương pháp thích hợp, tránh việc đẩy bộ phận này trở thành những phần tử chống phá, đi ngược lại với đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Tóm lại, nghiên cứu thực trạng pháp luật hành nghề luật sư tại chương này đã làm rõ các quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện hành nghề luật sư, các quy chế hành nghề luật sư, trách nhiệm của luật sư và của tổ chức hành nghề luật sư trong quá trình hành nghề luật sư, thực tiễn áp dụng pháp luật về hành nghề luật sư. Từ đó, chỉ ra những ưu điểm và bất cập của hệ thống pháp luật hành nghề luật sư về những vấn đề nêu trên, và những nguyên nhân dẫn đến những khiếm khuyết của pháp luật. Pháp luật về nội dung hành nghề luật sư cũng còn nhiề u vấn đề chưa

Pháp luật về hành nghề luật sư ở Việt Nam - 11

đươc

quy điṇ h hoăc

quy điṇ h chưa rõ ràng , còn thiếu những quy định dẫn chiếu áp

dụng pháp luật trong trường hợp có mâu thuẫn, chồng chéo giữa các quy phạm pháp luật cùng điều chỉnh một vấn đề. Trên cơ sở đó định hướng cho việc hoàn t hiện pháp luật tại chương tiếp theo.


CHƯƠNG 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ Ở VIỆT NAM


3.1. Một số định hướng

Từng bước hoàn thiện pháp luật về hành nghề luật sư nhằm phát triển hoạt động hành nghề luật sư là đòi hỏi mang tính quy luật trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, nhằm khắc phục những tồn tại, bất cập trong hệ thống pháp luật về hành nghề luật sư ở Việt Nam hiện nay và hướng tới xây dựng được một hệ thống pháp luật hành nghề luật sư hoàn chỉnh đáp ứng nhu cầu phát triển nghề luật sư trong tương lai. Định hướng của Đảng và Nhà nước ta là phát triển đội ngũ luật sư đủ về số lượng, có phẩm chất chính trị, đạo đức, có trình độ chuyên môn nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với chất lượng dịch vụ pháp lý của luật sư, phục vụ đắc lực cho công cuộc cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế, nâng cao vai trò của luật sư trong xã hội. Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02 tháng 01 năm 2002 và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị nhằm xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân là cơ sở quan trọng đối với việc phát triển nghề luật sư ở nước ta.

Pháp luật về hành nghề luật sư ở nước ta hiện nay được quy định rải rác tại nhiều hệ thống văn bản pháp luật và còn có sư ̣ chồng chéo , mâu thuẫn ngay trong một văn bản pháp luật và giữa các văn bản pháp luật.

Định hướng hoàn thiện pháp luật về hành nghề luật sư ở Việt Nam là:

Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật hành nghề luật sư phải dựa trên quan điểm hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật về hành nghề luật sư nói riêng.Nhằm tạo ra một môi trường pháp lý phù hợp cho việc hành nghề luật sư ở Việt Nam trong thời gian tới, pháp luật hành nghề luật sư phải thực hiện hai nhiệm vụ cơ bản: i) Sửa đổi hệ thống quy định được ban hành rải rác trong các văn bản pháp luật. Hệ thống này không những gồm những quy định về hành nghề luật sư mà

còn bao gồm những quy định về rất nhiều vấn đề có liên quan khác; ii) Xây dựng pháp luật hành nghề luật sư hiện đại theo những chuẩn mực của nền kinh tế thị trường hiện đại chứ không phải thuần túy như thời kỳ hiện tại.

Thứ hai, phải xác định hành nghề luật sư là một hoạt thương mại. Tuy nhiên, nhận thức về vấn đề này còn chưa có được sự thống nhất, tư duy pháp luật của đa số các tầng lớp nhân dân chưa nhận diện được tính thương mại của hoạt động này. Việc xác định chính xác tính chất thương mại của hoạt động này có ý nghĩa quan trọng vì liên quan đến rất nhiều vấn đề thuộc nội dung hành nghề luật sư như : pháp luật điều chỉnh ; tư cách chủ thể ; lựa chọn phương thức giải quyết (tòa án, trọng tài thương mại ); thoả thuận và áp dụng chế tài ; quản lý nhà nước đối với hoạt động hành nghề luật sư....

Thứ ba, hoàn thiện pháp luật về hành nghề luật sư phải hài hoà với pháp luật quốc tế. Trong một nền kinh tế hướng về tự do thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế như Việt Nam hiện nay thì việc đảm bảo tính hài hòa của hệ thống pháp luật trong nước với pháp luật và tập quán thương mại quốc tế sẽ tạo ra những cơ hội tích cực sau: i) Góp phần thúc đẩy đầu tư trong nước và thu hút đầu tư nước ngoài, tạo thêm năng lực cho việc hành nghề luật sư của Việt Nam; ii) Tạo ra những thay đổi tích cực cho ngành thương mại dịch vụ pháp lý, để từng bước làm quen với môi trường cạnh tranh quốc tế; iii) Thông qua cạnh tranh sẽ làm giảm chi phí cung ứng và chi phí giao dịch, nâng cao khả năng cạnh tranh; iv) Học tập được kinh nghiệm quản lý và tiếp cận khoa học công nghệ hiện đại trong hoạt động hành nghề luật sư.

Tóm lại, Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới với những cơ hội và thách thức to lớn. Vấn đề đặt ra là cần nhanh chóng sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật về dịch vụ

pháp lý nói chung và hành nghề luật sư nói riêng một cách toàn diên và đồng bộ, phù

hợp với chương trình, lộ trình hội nhập. Việc hoàn thiện pháp luật hành nghề luật sư phù hợp với thông lệ chung quốc tế nhưng vẫn phải đảm bảo tính định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Có như vậy, mới bảo đảm cho pháp luật hành nghề luật sư phản ánh, phù hợp với hoạt động dịch vụ pháp lý ở Việt Nam đồng thời hạn chế thấp nhất sự xung đột pháp luật trong giao dịch quốc tế.


3.2. Giải pháp

3.2.1. Giải pháp lập pháp

Nhiều học giả cho rằng các bộ luật của Việt Nam không xây dựng trên cơ sở kinh tế thị trường mà chỉ giải quyết những vấn đề hiện tại của Việt Nam nên chịu ảnh hưởng nhiều của cơ chế quản lý kinh tế tập trung kế hoạch hóa. Để phúc đáp nhu cầu điều chỉnh các quan hệ kinh tế của nền kinh tế thị trường hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới, nhất thiết cần hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, các chế định hành nghề luật sư và các chế định khác liên quan đến hành nghề luật sư nói riêng theo nguyên lý ban hành luật cho tương lai. Để làm được điều này, theo em cần hoàn thiện pháp luật về hành nghề luật sư theo hướng bổ sung những quy định mới đồng thời sửa đổi những quy định đã có để nội dung trở nên khái quát nhưng vẫn đảm bảo được sự cụ thể, rõ ràng và dễ áp dụng.

Để hệ thống pháp luật về hành nghề luật sư được hoàn thiện hơn, phù hợp hơn với điều kiện phát triển của đất nước cần thiết phải có các giải pháp hợp lý từ giai đoạn lập pháp như tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và thể chế hóa về mặt pháp luật chủ trương hoàn thiện pháp luật về luật sư, trong đó cần thiết phải nhận thực đúng và đầy đủ các nội dung định hướng tại văn kiện của Đảng về chiến lược phát triển đội ngũ luật sư Việt Nam trong thế kỷ mới. Bên cạnh đó cần xây dựng cơ chế bảo đảm và quản lý thực thi quá trình hoàn thiện pháp luật về luật sư ở Việt Nam, xây dựng các mô hình tổ chức hành nghề và mô hình quản lý đủ sức đáp ứng nhu cầu dịch vụ pháp lý của công dân, tổ chức, gắn việc hoàn thiện pháp luật về luật sư với chiến lược cải cách tư pháp hiện nay. Nâng cao tính đồng bộ trong quá trình hoàn thiện pháp luật về luật sư.

Thứ nhất, đối với các quy định về quản lý luật sư và hành nghề luật sư, cần bổ sung vấn đề quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư vào quy định tại điều 6, điều 7 Luật luật sư để đầy đủ hơn các chủ thể thực hiện chức năng quản lý luật sư.

Thứ hai, về điều kiện hành nghề luật sư: để nâng cao chất lượng đội ngũ người hành nghề luật sư, xây dựng và phát triển đội ngũ này thành nguồn nhân lực chất lượng cao, giỏi về chuyên môn và kỹ năng hành nghề, có bản lĩnh chính trị vững

vàng và phẩm chất đạo đức tốt, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển kinh tế - xã hội. Pháp luật về người hành nghề luật sư cần được hoàn thiện và thống nhất, chú trọng cả yêu cầu phẩm chất đạo đức và trình độ năng lực, gắn chất lượng dịch vụ với giá dịch vụ pháp lý. Cũng cần quy định đô ̣tuổi tối đa được hành nghề luật sư nhằm đảm bảo chất lượng hành nghề luật sư, ngăn ngừa và hạn chế rủi ro do yếu tố độ tuổi của người thực hiện hành nghề luật sư.

Đào tạo nghề luật sư phải xuất phát từ việc đào tạo trong trường Đại học. Chương trình đào tạo luật ở Việt Nam cần thay đổi cả về nội dung và phương pháp. Nội dung chương trình đào tạo cần đưa vào nhiều hơn nữa các kiến thức thực tế, những kinh nghiệm của các luật sư giàu kinh nghiệm. Kiến thức và kinh nghiệm được truyền đạt thông qua thuyết trình của giảng viên, thông qua việc sinh viên tự học hỏi tìm hiểu, thông qua các tình huống được giảng viên và sinh viên đưa ra, thông qua các phiên toà giả định hoặc dự các phiên toà thực.... Giảng viên cần kích thích tinh thần tự tìm hiểu của sinh viên, tổ chức các nhóm tự làm việc, rèn luyện bản lĩnh cho sinh viên thông qua việc tổ chức nhiều phiên toà giả định, cho sinh viên tự thuyết trình, tự mình giải quyết các tình huống đưa ra....

Sau khi tốt nghiệp ở trường Đại học chuyên ngành luật, những người muốn trở thành luật sư, buộc phải tham gia thêm một khoá học đào tạo kỹ năng hành nghề luật sư. Khoá học này ở Việt Nam do Khoa đào tạo luật sư của Học Viện Tư pháp phụ trách. Khoá học này bổ ích và rất cần thiết cho tất cả các luật sư tương lai. Về việc tập sự hành nghề luật sư cũng cần sửa đổi các quy định của pháp luật cho phù hợp. Luật sư muốn hành nghề tốt phải có kỹ năng hành nghề như kỹ năng diễn thuyết, kỹ năng ứng xử, giải quyết tình huống... và muốn có kỹ năng thì phải được tập dượt qua thực tiễn, đó chính là các phiên tòa nếu không sẽ “bơi trên cạn”. Vì thế, nên quy định cho người tập sự hành nghề luật sư được bào chữa, bảo vệ quyền, lợi ích của khách hàng, đại diện cho khách hàng tại phiên tòa, nhưng quy định rõ họ được làm việc này dưới sự hướng dẫn, kiểm soát, bảo đảm của luật sư hướng dẫn, được luật sư hướng dẫn cho phép. Để chặt chẽ hơn có thể quy định khi ra tòa, người tập sự phát biểu hay tranh luận là nhân danh luật sư hướng dẫn, giống như là người phát ngôn của luật sư hướng dẫn chứ không phải là quan điểm của cá nhân. Một vấn đề

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/12/2023