Thực Tiễn Áp Dụng Pháp Luật Về Hành Nghề Luật Sư:

nghề nghiệp cho luật sư của tổ chức mình; Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam hoạt động khi không bảo đảm có ít nhất 02 (hai) luật sư nước ngoài có mặt và hành nghề tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong khoảng thời gian liên tục 12 tháng, kể cả Trưởng chi nhánh, Giám đốc công ty luật nước ngoài; Cho tổ chức khác sử dụng giấy đăng ký hoạt động, giấy phép thành lập, giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh công ty luật nước ngoài tại Việt Nam để hoạt động luật sư; Sử dụng giấy đăng ký hoạt động giả của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư; giấy phép thành lập giả của chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam; Thu tiền hoặc lợi ích vật chất khác ngoài khoản thù lao và chi phí thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ pháp lý đã được ký kết; Sử dụng giấy đăng ký hoạt động của tổ chức khác để hoạt động luật sư; giấy phép thành lập của chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam của tổ chức khác để hoạt động luật sư; Thực hiện việc cung cấp dịch vụ pháp lý tại văn phòng giao dịch của tổ chức hành nghề luật sư; Thay đổi nội dung hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư khi chưa được cấp lại giấy đăng ký hoạt động; thay đổi nội dung hoạt động của chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh công ty luật nước ngoài tại Việt Nam khi chưa có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam vi phạm quy định về phạm vi hành nghề quy định tại Điều 70 của Luật luật sư; Hoạt động khi chưa được cấp giấy đăng ký hoạt động; Làm giả giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư; giấy phép thành lập chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam; Không đăng ký với cơ quan có thẩm quyền về hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty

luật nước ngoài tại Việt Nam; Không phải là tổ chức hành nghề luật sư mà hoạt động với danh nghĩa tổ chức hành nghề luật sư.

Ngoài ra tổ chức hành nghề luật sư vi phạm còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy đăng ký hoạt động, giấy phép thành lập từ 01 tháng đến 03 tháng đối với các hành vi: Cho tổ chức khác sử dụng giấy đăng ký hoạt động, giấy phép thành lập, giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh công ty luật nước ngoài tại Việt Nam để hoạt động luật sư; Cho người không phải là luật sư của tổ chức mình hành nghề luật sư dưới danh nghĩa của tổ chức mình; Hoạt động không đúng lĩnh vực hành nghề ghi trong giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, giấy phép thành lập chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam hoặc hoạt động không đúng trụ sở đã đăng ký; Không đăng ký với cơ quan có thẩm quyền về hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam; Thực hiện việc cung cấp dịch vụ pháp lý tại văn phòng giao dịch của tổ chức hành nghề luật sư;

Biện pháp khắc phục hậu quả là hủy bỏ giấy tờ giả dối đối với hành vi làm giả giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư; giấy phép thành lập chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam và hành vi sử dụng giấy đăng ký hoạt động giả của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư; giấy phép thành lập giả của chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam. Tổ chức hành nghề luật sư bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện các hành vi sau: làm giả giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư; giấy phép thành lập chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam; Hoạt động khi chưa được cấp giấy đăng ký hoạt động; Không phải là tổ chức hành nghề luật sư mà hoạt động với danh

nghĩa tổ chức hành nghề luật sư; Sử dụng giấy đăng ký hoạt động giả của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư; giấy phép thành lập giả của chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam; Thu tiền hoặc lợi ích vật chất khác ngoài khoản thù lao và chi phí thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ pháp lý đã được ký kết; Sử dụng giấy đăng ký hoạt động của tổ chức khác để hoạt động luật sư; giấy phép thành lập của chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam của tổ chức khác để hoạt động luật sư.

2.5. Thực tiễn áp dụng pháp luật về hành nghề luật sư:

Theo báo cáo số 01/BC-LĐLSVN ngày 5/1/2013 của Liên đoàn luật sư Việt Nam về tổ chức, hoạt động năm 2012 và phương hướng hoạt động năm 2013 của Liên đoàn luật sư Việt Nam tính đến tháng 1 năm 2013 cả nước có 7.476 luật sư, 62 Đoàn luật sư (nhưng hiện nay là 63 Đoàn luật sư) ; 3.467 người tập sự hành nghề luật sư; Tổng số tổ chức hành nghề luật sư là 2.817 tổ chức, trong đó có 2.047 Văn phòng luật sư, 770 Công ty luật và 123 luật sư hành nghề với tư cách cá nhân.

Tại sở tư pháp của các tỉnh hầu hết đã công khai thủ tục hành chính liên quan đến tổ chức hành nghề luật sư và hầu hết các thủ tục này được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Trước kia, pháp luật tạo hành lang rất rộng để các tổ chức hành nghề luật sư được thành lập, điều kiện bắt buộc chỉ là: thành viên phải là luật sư. Thời kỳ đó, các tổ chức hành nghề luật sư được thành lập một cách tràn lan, nhiều tổ chức thành lập nhưng không có sự hoạt động thực tế hoặc hoạt động không hiệu quả gây khó khăn cho việc quản lý và cũng phần nào ảnh hưởng đến hình ảnh chung của nghề luật sư. Nhưng luật luật sư sửa đổi bổ sung năm 2012 đã siết chặt hơn các điều kiện thành lập tổ chức hành nghề với việc quy định luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư phải có ít nhất hai năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức theo quy định của Luật. Quy định này đi vào thực tiễn đã nâng cao được chất lượng của

các tổ chức hành nghề luật sư, giảm đáng kể các tổ chức hành nghề hoạt động kém hiệu quả.

Đánh giá một cách tích cực, pháp luật về hành nghề luật sư cũng đã có nhiều đóng góp cho việc nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ luật sư nước nhà. Chất lượng hoạt động của luật sư đã có sự tiến bộ đáng kể, các luật sư với tinh thần trách nhiệm cao trước khách hàng và trước pháp luật, đã cẩn trọng, tỉ mỉ từ khâu nghiên cứu hồ sơ, gặp bị can, bị cáo, đương sự, thu thập chứng cứ, chuẩn bị luận cứ bào chữa v.v.. đến khi tham gia phiên toà. Các luật sư đã thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả quyền được tranh tụng, đưa ra những lập luận chặt chẽ kết hợp với việc đặt câu hỏi xác đáng, làm rõ những tình tiết là sự thật khách quan đã giúp cơ quan tiến hành tố tụng có cơ sở vững vàng trong việc giải quyết vụ án chính xác, thấu tình đat lý; đồng thời cũng hạn chế đáng kể những thiếu sót, tiêu cực của cơ quan tiến hành tố tụng. Hoạt động tư vấn pháp luật đã có bước tiến khởi sắc đáp ứng nhu cầu xã hội trong các lĩnh vực dân sự, hôn nhân gia đình, đất đai ... Đặc biệt nhu cầu tư vấn pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, kể cả kinh doanh thương mại có yếu tố nước ngoài đang có xu hướng phát triển ở nước ta. Hoạt động đại diện ngoài tố tụng và các dịch vụ pháp lý khác cũng được nhiều người biết đến và tin dùng. Hoạt động này đã mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng, tránh được hao tốn về thời gian, công sức đồng thời tạo được niềm tin cho khách hàng. Vai trò của luật sư trong việc trợ giúp pháp lý cũng được phát huy tác dụng, đạt được nhiều hiệu quả, góp phần thiết thực trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhiều người nghèo, tạo được nhiều tiếõng vang, dư luận tốt trong xã hội, bước đầu thực hiện mục tiêu công bằng pháp lý cho mọi công dân, từ đó cũng cố niềm tin của người dân đối với pháp luật, đối với Nhà nước.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Tuy nhiên số lượng luật sư hiện có so với dân số còn rất thấp. Tỷ lệ luật sư nước ta hiện nay trung bình là 1 luật sư/11.710 dân. Mặt khác, số lượng luật sư phát triển chưa cân đối giữa khu vực thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, trung du. Luật sư chủ yếu tập trung ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Chất lượng của đội ngũ luật sư còn nhiều hạn chế. Gần một nửa số lượng luật sư hiện nay chưa được đào tạo một cách bài bản về kỹ năng hành nghề. Hiệu quả tham gia tố tụng của luật

sư vẫn còn chưa đáp ứng được yêu cầu tranh tụng tại phiên toà theo tinh thần cải cách tư pháp. Các luật sư vẫn còn thiếu kinh nghiệm trong việc thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến quá trình bào chữa, tranh luận, đưa ra yêu cầu, kiến nghị tại phiên toà. Một số luật sư còn có thái độ ứng xử nghề nghiệp chưa đúng mực trong quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và luật sư đồng nghiệp, làm ảnh hưởng đến uy tín của đội ngũ luật sư. Hơn nữa, luật sư nước ta còn yếu về trình độ ngoại ngữ cũng như kiến thức về pháp luật quốc tế. Điều này dẫn đến nguy cơ chúng ta thua ngay trên “sân nhà” trong các vụ tranh chấp liên quan đến việc mâu thuẫn giữa quyền lợi của Nhà nước Việt Nam, các doanh nghiệp, công dân Việt Nam với nước ngoài.Cũng cần quan tâm hơn nữa về mức độ chuyên môn hoá trong hành nghề, đa số luật sư ở nước ta hành nghề trong tất cả các lĩnh vực tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng và các dịch vụ pháp lý khác. Tuy số lượng luật sư ở nước ta trong những năm gần đây tăng lên đáng kể, song vẫn chưa hình thành được đội ngũ các luật sư chuyên sâu về những lĩnh vực khác nhau. Các luật sư chủ yếu hành nghề trong hai lĩnh vực dân sự và hình sự. Trong các lĩnh vực pháp luật khác như hành chính, lao động, kinh tế…tỷ lệ vụ việc mà các luật sư tham gia tương đối thấp. Số lượng luật sư có đủ kinh nghiệm, kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực thương mại quốc tế, đàm phán giải quyết tranh chấp quốc tế chỉ chiếm tỷ lệ 1,2% trong tổng số luật sư, trong đó chỉ khoảng 20 luật sư có trình độ ngang tầm với luật sư khu vực. Mới có khoảng 10/1.500 tổ chức hành nghề luật sư chuyên sâu trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài.

Pháp luật về hành nghề luật sư ở Việt Nam - 10

Theo báo cáo của 61 Đoàn luật sư, năm 2012, số lượng vụ việc luật sư tham gia các vụ án và các vụ việc cung cấp dịch vụ pháp lý cho cá nhân và tổ chức là: 14.375 vụ án hình sự (trong đó có 5.946 vụ án hình sự được khách hàng mời, 8.429 vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng); 12.241 vụ án dân sự; 312 vụ án kinh tế; 1.043 vụ án hành chính; 128 vụ án lao động; 47.204 vụ tư vấn trong các vụ việc khác; 1.821 đại diện ngoài tố tụng; 33.106 dịch vụ pháp lý khác; 8.132 vụ việc trợ giúp pháp lý miễn phí. Qua số liệu thống kê trên đây có thể nhận thấy cùng với việc cung cấp một số lượng lớn các dịch vụ pháp lý cho cộng đồng xã hội, đội ngũ

luật sư Việt Nam hàng năm đã đóng góp vào ngân sách Nhà nước hàng trăm tỷ đồng thông qua nghĩa vụ nộp thuế.

Một số khó khăn cụ thể mà luật sư thường gặp khi tham gia tố tụng trong vụ án hình sự. Từ thực tiễn trong quá trình hoạt động nghề nghiệp luật sư, hầu hết các luật sư đều nhìn nhận rằng trong suốt quá trình tố tụng điều tra, truy tố, xét xử thì những khó khăn của luật sư tham gia trong giai đoạn điều tra được phản ánh nhiều nhất. Đặc biệt, nổi cộm lên vấn đề luật sư thường hay bị cơ quan điều tra gây khó khăn trong việc cấp Giấy chứng nhận người bào chữa, tham gia hỏi cung bị can, gây ảnh hưởng đến quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra. Mặc dù trở ngại này có xu hướng ngày càng giảm, nhưng vẫn là điều các luật sư ái ngại nhất.

Trở ngại đầu tiên là ở thủ tục cấp giấy chứng nhận người bào chữa bào chữa. Luật luật sư quy định khi làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận người bào chữa, luật sư cần xuất trình thẻ luật sư và giấy yêu cầu luật sư của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc người khác. Nhưng nhiều địa phương bỏ qua từ “người khác” của luật mà yêu cầu phải xuất trình giấy yêu cầu luật sư của người đang bị tạm giữ, tạm giam. Điều này nghe đã thấy khó chưa nói đến việc thực hiện. Có cơ quan điều tra có chấp nhận giấy yêu cầu luật sư của thân nhân người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam nhưng luật sư phải chờ cơ quan điều xác minh quan hệ, rồi hỏi ý kiến của người bị tạm giữ, bị can mới tiến hành cấp Giấy chứng nhận. Thậm chí, có nơi cán bộ điều tra còn dùng biện pháp nghiệp vụ để bị can đang bị tạm giam từ chối luật sư.

Thực tiễn cho thấy việc cấp Giấy chứng nhận người bào chữa trong thời hạn 03 ngày và 24 giờ như pháp luật quy định là rất hiếm; chỉ những trường hợp trong những vụ án chỉ định theo đề nghị của cơ quan điều tra thì việc cấp Giấy chứng nhận người bào chữa mới được thuận lợi. Vấn đề này được luật quy định rõ ràng nhưng lại là bài toán nan giải đã được đưa ra rất nhiều lần, có nhiều cách giải nhưng chuyển biến theo hướng thuận lợi vẫn còn rất hạn chế.

Thủ tục tiếp theo của luật sư sau khi được cấp giấy chứng nhận người bào chữa là thủ tục xin được gặp bị can đang bị tạm giam cũng còn gặp nhiều khó khăn. Việc gặp bị can trong giai đoạn điều tra bắt buộc phải có Điều tra viên, nên khi luật sư đề nghị được gặp bị can thì thông thường Điều tra viên lấy lý do bận công việc

đột xuất hoặc điều tra viên yêu cầu luật sư xuất trình rất nhiều giấy tờ không có trong luật định…Khi tham gia hỏi cung bị can thường thì luật sư được thông báo kế hoạch hỏi cung rất gấp, không kịp sắp xếp công việc hoặc khi luật sư đến thì lại hoãn. Nếu được tham gia cuộc hỏi cung, nhiều khi luật sư chỉ được ngồi nghe vì điều tra viên không dành thời gian cho luật sư hỏi. Luật sư chỉ được hỏi khi Điều tra viên đồng ý và có trường hợp phải đưa câu hỏi cho Điều tra viên xem xong mới được hỏi câu hỏi đó. Quyền được đọc, sao chép và chụp hồ sơ của luật sư trong giai đoạn điều tra cũng gặp rất nhiều khó khăn.

Chính vì vậy, luật sư tham gia trong giai đoạn điều tra thường chỉ mang tính hình thức, không giúp ích gì nhiều được cho khách hàng. Thông tư số 70 của Bộ công an là một căn cứ pháp lý góp một phần rất quan trọng mở đường cho luật sư tham gia vào giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Tuy nhiên việc thực hiện vẫn còn nhiều vướng mắc gây ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình hành nghề của luật sư.

Vấn đề cấp Giấy chứng nhận người bào chữa, tiếp xúc với bị cáo trong giai đoạn chuẩn bị xét xử có thuận lợi hơn so với giai đoạn điều tra, nhưng tại một số Tòa án vẫn không có được sự thuận lợi như vậy. Những vụ án khi đến giai đoạn xét xử, bị cáo mới nhờ luật sư thì việc xin cấp Giấy chứng nhận người bào chữa của luật sư lại gặp phải khó khăn giống như tại cơ quan điều tra. Thực tế cho thấy luật sư chỉ được cấp Giấy chứng nhận người bào chữa khi có giấy yêu cầu nhờ luật sư bào chữa do chính bị can, bị cáo ký. Nhưng khi vào Trại tạm giam để gặp bị can, bị cáo viết giấy yêu cầu luật sư bào chữa thì Trại tạm giam yêu cầu phải có Giấy chứng nhận người bào chữa của Tòa án. Đây vẫn là những quy định lòng vòng mà cơ quan tố tụng vin vào để làm khó cho luật sư.

Trong quá trình xét xử, việc đại diện Viện kiểm sát không chịu đối đáp tranh luận; hiện tượng Chủ tọa phiên tòa và thậm chí cả Hội thẩm nhân dân cắt ngang lời luật sư khi luật sư đang trình bày đúng trọng tâm vụ án vẫn thường xảy ra; nội dung tranh tụng của luật sư không được ghi nhận trong bản án. Toà án Việt Nam xét xử theo hình thức “án tại hồ sơ” nên việc xét xử chủ yếu dựa vào kết quả điều tra. Thẩm phán trước khi xét xử đã bị kết quả điều tra chi phối, kết quả tranh luận tại phiên toà không có nhiều ý nghĩa. Tại phiên toà nếu bị cáo khai đúng sự thật nhưng

khác với lời khai trong giai đoạn điều tra thì bị coi là phản cung, khai báo không đúng sự thật.

Theo quy định của pháp luật, sau khi vụ án được xét xử sơ thẩm, bị cáo được quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Tuy nhiên, trong thời gian 15 ngày này, các Trại tạm giam không cho phép luật sư được tiếp xúc bị cáo với lý lẽ cho rằng luật sư chỉ được cấp Giấy chứng nhận người bào chữa trong giai đoạn xét xử sơ thẩm. Lúc này, Tòa án đã xét xử sơ thẩm rồi thì Giấy chứng nhận người bào chữa trong giai đoạn xét xử sơ thẩm không còn giá trị pháp lý nữa nên luật sư không có quyền gặp bị cáo. Nếu luật sư muốn gặp bị cáo thì phải chờ đợi đến giai đoạn xét xử phúc thẩm. Như vậy, có thể thấy cán bộ Trại tạm giam đã cố tình gây khó khăn cho luật sư trong quá trình thực hiện quyền bào chữa cho bị cáo. Thời hạn kháng cáo 15 ngày có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với bị cáo. Tuy nhiên trong thực tế, có những lỗ hổng pháp lý đã bị lợi dụng, gây khó khăn cho hoạt động nghề nghiệp luật sư, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo.

Trong mảng tố tụng dân sự, kinh doanh thương mại, hành chính, luật sư trong quá trình hoạt động nghề nghiệp ít gặp phải vướng mắc hơn so với mảng tố tụng hình sự. Nhưng lại có khó khăn khác mà các luật sư thường gặp phải chủ yếu trong việc thu thập chứng cứ, nhất là khi chứng cứ nằm tại cơ quan nhà nước hoặc các tổ chức mà các cơ quan, tổ chức này không hợp tác với luật sư. Ví dụ khi luật sư đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất để thu thập những thong tin pháp lý về một mảnh đất đang tranh chấp, hoặc khi luật sư tới một ngân hàng để xin thông tin về một hợp đồng lao động. Thường thì trong trường hợp này Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và ngân hàng có rất nhiều lý do để từ chối luật sư như: bận, không còn lưu hồ sơ, không có người tìm hồ sơ, máy tính hỏng, người phụ trách đi vắng….

Riêng đối với các vụ án hành chính, cần nhìn nhận một thực tế rằng các luật sư ít muốn tham gia bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người khởi kiện là các cá nhân, tổ chức có quyền và lợi ích hợp pháp bị vi phạm. Bởi lẽ, người bị kiện trong các vụ án này thường là các cơ quan nhà nước nơi toà án có trụ sở nên đa số bên khởi kiện

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 18/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí