Các Quy Định Của Pháp Luật Việt Nam Về Chấm Dứt Hành Nghề Luật Sư

“Có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu Điều tra viên đồng ý thì được hỏi người bị tạm giữ, bị can và có mặt trong những hoạt động điều tra khác” nghĩa là người bào chữa có quyền có mặt trong những hoạt động điều tra khác hay nếu Điều tra viên đồng ý mới được có mặt trong những hoạt động điều tra khác. Và để thực hiện các quyền đó thì phải có quyền được báo trước về thời gian và địa điểm tiến hành các hoạt động điều tra chứ sao lại quyền được “đề nghị cơ quan điều tra báo trước”. Khoản 1 điều 10 thông tư 70 quy định “Khi người bào chữa có văn bản đề nghị Cơ quan điều tra cho gặp người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam thì Cơ quan điều tra làm các thủ tục theo quy định của pháp luật để người bào chữa gặp người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam; nếu từ chối cho gặp thì phải thông báo cho người bào chữa biết bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối”. Quy định này nhằm đảm bảo quyền được gặp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đang bị tạm giam. Tuy nhiên luật không quy định trong thời hạn bao lâu thì luật sư được gặp, nên cơ quan điều tra thường kéo dài thời gian “làm các thủ tục theo quy định của pháp luật” để gây khó khăn cho luật sư. Luật sư gặp được người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đang bị tạm giam đã khó; nhưng gặp được rồi cũng khó làm việc được, bởi các quy định của pháp luật lỏng lẻo tạo tiền đề cho Điều tra viên cản trở hoạt động nghề nghiệp của luật sư. Quy định luật sư chỉ được hỏi thân chủ nếu Điều tra viên đồng ý khiến luật sư luôn bị động và không thể thu thập đầy đủ thông tin cho việc gỡ tội của mình. Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành không có quy định lập biên bản (hay ghi ngay vào trong bản cung) về những câu hỏi của luật sư không được Điều tra viên đồng ý. Nên khi ra tòa, luật sư hỏi những câu hỏi đó nhằm gỡ tội và nhiều trường hợp làm cho lời khai của bị cáo thay đổi thì khó được Tòa án chấp nhận vì không thống nhất với lời khai ở Cơ quan điều tra.Về việc tiếp cận hồ sơ, thu thập chứng cứ của luật sư, theo quy định tại điểm g, khoản 2 Điều 58 Bộ luật tố tụng hình sự, luật sư có quyền “đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa sau khi kết thúc điều tra theo quy định của pháp luật. Khoản 2 Điều 11 thông tư 70 cũng quy định: “Sau khi kết thúc điều tra, nếu người bào chữa đề nghị được đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án có liên quan đến việc bào chữa thì Cơ quan điều tra phải tạo điều kiện thuận

lợi cho người bào chữa thực hiện yêu cầu này…”. Như vậy, pháp luật tố tụng hình sự chỉ cho phép luật sư tiếp cận hồ sơ vụ án sau khi kết thúc điều tra, còn trước đó luật sư muốn có tài liệu thì phải tự thu thập. Khi vụ án được chuyển tới viện kiểm sát và cơ quan Tòa án, việc tiếp cận hồ sơ của luật sư cũng không dễ dàng gì. Trong giai đoạn truy tố, việc luật sư tiếp cận hồ sơ vụ án gần như không thể thực hiện. Đến khi hồ sơ vụ án chuyển đến Tòa án thì luật sư mới có thể tiếp cận. Nhưng trong các văn bản pháp luật chưa có quy định thống nhất, thư ký hay thẩm phán là người có quyền quyết định. Hoặc ở giai đoạn vụ án chưa được phân công thẩm phán giải quyết thì ai là người có quyền quyết định luật sư được tiếp cận, sao chụp hồ sơ. Hồ sơ vụ án hình sự được xây dựng phần lớn dựa trên lời khai của bị can và chủ yếu theo hướng buộc tội. Muốn bào chữa cho thân chủ, luật sư phải thu thập được các chứng cứ gỡ tội. Trong khi các cơ quan tiến hành tố tụng chỉ cần có công văn yêu cầu là được cung cấp thông tin, còn luật sư thì luôn gặp khó khăn để nhận được sự hợp tác của các cá nhân, cơ quan, tổ chức có thông tin liên quan, bởi lẽ đơn giản là trong Bộ luật tố tụng hình sự không có quy định nào áp dụng chế tài trong những trường hợp các bên có chứng cứ từ chối cung cấp cho luật sư. Thêm nữa, pháp luật cũng không có quy định nào để đề cao tính pháp lý của các chứng cứ, các tài liệu và vật chứng do luật sư thu thập.

Tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự, luật sư có quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu; tham gia hỏi và tranh luận tại phiên tòa. Điều 58 Bộ luật tố tụng hình sự quy định về quyền và nghĩa vụ của người bào chữa, điều 59 quy định quyền và nghĩa vụ của người bảo vệ quyền lợi của đương sự. Tuy nhiên hai điều luật này có một vài sự không hợp lý. Điểm h điều 58 quy định: người bào chữa có quyền “tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa” trong khi điểm c điều 59 quy định: người bảo vệ quyền lợi của đương sự có quyền “Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên toà; xem biên bản phiên tòa”. Theo quy định này có thể thấy, luật sư bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự thì có quyền xem biên bản phiên tòa còn luật sư bào chữa cho bị cáo lại không có quyền. Điểm d điều 59 quy định: “Người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố

tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này” nhưng điều 58 lại không có quy định đó. Nếu hiểu rằng quyền “đưa ra yêu cầu” quy định tại khoản đ điều 58 đã bao gồm cả quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch, hoặc tại khoản 3 điều 43 những người có quyền yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng “Người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự”; như thế quy định tại điều 59 là không cần thiết.

Trên đây là một số quy định pháp luật về các hoạt động hành nghề cụ thể của luật sư. Người viết phân tích các quy định pháp luật này để làm rõ hơn quá trình thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý của luật sư đồng thời nêu lên một số bất cập của pháp luật gây cản trở cho hoạt động hành nghề của luật sư để có kiến nghị sửa đổi ở các phần sau.

Các quy định về chấm dứt hợp đồng dịch vụ pháp lý cũng được thực hiện theo quy định của bộ luật dân sư, luật thương mại, luật luật sư cùng với các văn bản pháp luật khác có liên quan. Điều 424 Bộ luật dân sự Hợp đồng chấm dứt trong các trường hợp sau đây: Hợp đồng đã được hoàn thành; Các bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng; Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt hoạt động mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện; Hợp đồng bị huỷ bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện; Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn.

Tổ chức hành nghề luật sư có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng dịch vụ pháp lý nếu xảy ra các trường hợp sau: Khách hàng đưa ra yêu cầu mới mà yêu cầu này không thuộc phạm vi hành nghề luật sư hoặc trái đạo đức, trái pháp luật; Khách hàng không chấp nhận ý kiến tư vấn giải quyết vụ việc đúng pháp luật, phù hợp với đạo đức do luật sư đưa ra, mặc dù luật sư đã cố gắng phân tích thuyết phục; Khách hàng vi phạm cam kết theo hợp đồng dịch vụ pháp lý mà các bên không thể thỏa thuận được hoặc quan hệ giữa luật sư với khách hàng bị tổn hại không phải do lỗi của luật sư; Có sự đe dọa hoặc áp lực về vật chất hoặc tinh thần từ khách hàng hoặc người khác buộc luật sư phải làm trái pháp luật và đạo đức nghề nghiệp mà luật sư không thể đối phó; Khách hàng sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sư để thực hiện

hành vi trái pháp luật; Có căn cứ xác định khách hàng đã lừa dối luật sư; Phát hiện vụ việc thuộc trường hợp quy định tại Quy tắc 9.1. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng dịch vụ pháp lý, tổ chức hành nghề luật sư thông báo bằng văn bản cho khách hàng trong thời hạn hợp lý để khách hàng có điều kiện tìm luật sư khác, đồng thời giải quyết nhanh chóng các vấn đề liên quan đến việc chấm dứt Hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký kết. Tổ chức hành nghề luật sư có thái độ tôn trọng, xử sự ôn hòa với khách hàng.

2.2.3. Các quy định của pháp luật Việt Nam về chấm dứt hành nghề luật sư

Hoạt động luật sư có thể được chấm dứt dựa trên sự tự nguyện của các luật sư thành viên trong tổ chức hành nghề luật sư hoặc của cá nhân luật sư hành nghề với tư cách cá nhân. Tổ chức hành nghề luật sư đang hoạt động, luật sư đang hành nghề với tư cách cá nhân không muốn tiếp tục hành nghề luật sư nữa có thể chấm dứt hoạt động hành nghề luật sư của mình nhưng phải thông qua các thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp luật sư hành nghề với tư cách cá nhân tự nguyện chấm dứt hoạt động luật sư thì bị thu hồi chứng chỉ hành nghề theo quy định tại điểm e điều 18 Luật luật sư “Thôi hành nghề luật sư theo nguyện vọng” Hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư có thể được chấm dứt trong trường hợp Công ty Luật bị hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức hành nghề luật sư. Việc hợp nhất, sáp nhập và chuyển đổi hình thức tổ chức hành nghề

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

luật sư được quy định tại điều 45 Luật luật sư.

Theo đó, hai hoặc nhiều công ty luật cùng loại có thể hợp nhất thành một công ty luật mới bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty luật hợp nhất, đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty luật bị hợp nhất.

Pháp luật về hành nghề luật sư ở Việt Nam - 8

Một hoặc nhiều công ty luật có thể sáp nhập vào công ty luật khác cùng loại bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công tyluật nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty luật bị sáp nhập.

Văn phòng luật sư có thể chuyển đổi thành công ty luật trên cơ sở kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ của văn phòng luật sư theo quy định của pháp luật.

Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên được chuyển đổi thành công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và ngược lại; công ty luật trách nhiệm

hữu hạn được chuyển đổi thành công ty luật hợp danh và ngược lại. Công ty luật được chuyển đổi kế thừa toàn bộ quyền và nghĩa vụ của công ty luật bị chuyển đổi.

Tại điểm 3, mục IV của Thông tư số 02/2007/TT-BTP ngày 25 tháng 04 năm 2007 về việc hướng dẫn một số quy định của Luật luật sư có quy định: Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh đăng ký hoạt động theo quy định của Pháp lệnh luật sư năm 2001 muốn chuyển đổi sang hình thức Công ty luật trách nhiệm hữu hạn thì phải chấm dứt hoạt động và làm thủ tục đăng ký hoạt động của Công ty luật trách nhiệm hữu hạn theo quy định của Luật Luật sư. Công ty luật trách nhiệm hữu hạn được sử dụng tên của Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh đã chấm dứt hoạt động”. Như vậy, muốn chuyển đổi loại hình, tổ chức hành nghề luật sư đang hoạt động phải tiến hành các thủ tục chấm dứt hoạt động trước rồi mới được đăng ký hoạt động sang loại hình mới, nhưng nếu làm vậy, nhiều văn phòng luật sẽ bị ảnh hưởng về thương hiệu và giá trị doanh nghiệp được tạo dựng trong nhiều năm. Việc chấm dứt tổ chức cũ, thành lập tổ chức mới còn gây ra việc gián đoạn hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư do phải mất thời gian hoàn thiện về mặt thủ tục. Thủ tục tự chấm dứt được quy định cụ thể tại khoản 2 điều 47. Theo đó, chậm nhất là ba mươi ngày, trước thời điểm dự kiến chấm dứt hoạt động, tổ chức hành nghề luật sư phải thông báo bằng văn bản cho Sở Tư pháp, Đoàn luật sư ở địa phương nơi đăng ký hoạt động và nơi có trụ sở của chi nhánh. Trước thời điểm chấm dứt hoạt động, tổ chức hành nghề luật sư phải nộp đủ số thuế còn nợ; thanh toán xong các khoản nợ khác; làm xong thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đã ký với luật sư, nhân viên của tổ chức hành nghề luật sư; thực hiện xong các hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký với khách hàng. Trong trường hợp không thể thực hiện xong hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký với khách hàng thì phải thoả thuận với khách hàng về việc thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý đó. Thực hiện được tất cả các công việc này thật không đơn giản chút nào và việc thực hiện mất rất nhiều thời gian, có thể vài tháng có khi đến cả năm. Mặt khác sau khi chấm dứt hoạt động của tổ chức cũ, tổ chức mới dù có được tạo điều kiện đến mấy thì cũng phải mất một khoảng thời gian nhất định để được cấp giấy đăng ký hoạt động. Vấn đề đặt ra là nếu vào thời điểm tổ chức cũ đã chấm dứt hoạt động và tổ chức mới chưa được cấp giấy đăng ký hoạt động mà xảy

ra tranh chấp hoặc có yêu cầu của khách hàng hoặc cơ quan nhà nước yêu cầu tham gia tố tụng hoặc tư vấn thì pháp nhân nào sẽ giải quyết?

Thực chất, với điều luật này thì tổ chức không được chuyển đổi loại hình, chỉ là chấm dứt tổ chức cũ bao gồm cả việc quyết toán và đóng Mã số thuế, sau đó thành lập tổ chức mới và được cấp Mã số thuế mới. Cũng chẳng có gì để chứng minh cho việc có chuyển đổi mà thực chất là hai tổ chức hoàn toàn khác nhau.

Còn đối với các loại hình tổ chức theo quy định của Luật doanh nghiệp và các văn bản có liên quan, khi tổ chức chuyển đổi loại hình thì tổ chức vẫn hoạt động song song với việc tiến hành các thủ tục pháp lý, Mã số thuế của tổ chức vẫn được giữ nguyên. Tổ chức mới, sau khi được chuyển đổi có trách nhiệm kế thừa tất cả các nghĩa vụ cũng như được hưởng các quyền lợi từ tổ chức cũ phát sinh trong quá trình chuyển đổi loại hình doanh nghiệp và hoạt động của tổ chức không bị gián đoạn hay tạm dừng. Chỉ cần đăng bố cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông báo tới khách hàng về việc chuyển đổi và tên giao dịch mới của tổ chức.

Như vậy các quy định của luật luật sư và văn bản hướng dẫn về vấn đề chuyển đổi hình thức tổ chức hành nghề luật sư là chưa phù hợp với quy định của luật doanh nghiệp và gây nhiều bất cập trong quá trình thực hiện. Những quy định này cần sớm được sửa đổi để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các tổ chức hành nghề luật sư đồng thời thúc đẩy nghề luật sư phát triển, đáp ứng được nhu cầu trong nước và quốc tế.

Tổ chức hành nghề luật sư cũng có thể bị buộc phải chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau:

Tổ chức hành nghề luật sư chấm dứt hoạt động khi bị thu hồi Giấy đăng ký hoạt động. Theo quy định của Nghị định 60, Tổ chức hành nghề luật sư bị thu hồi Giấy đăng ký hoạt động không thời hạn trong trường hợp Lợi dụng việc hành nghề luật sư để gây ảnh hưởng xấu đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Trong trường hợp luật sư hoặc các luật sư thành viên của tổ chức hành nghề luật sư bị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư thì tổ chức hành nghề luật sư cũng

chấm dứt hoạt động. Đó là các trường hợp Trưởng văn phòng luật sư, Giám đốc công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc tất cả các thành viên của công ty luật hợp danh, thành viên của công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư.

Tổ chức hành nghề luật sư cũng chấm dứt hoạt động khi thành viên duy nhất của tổ chức chết. Thành viên duy nhất đó là trưởng văn phòng luật sư hoặc giám đốc của công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

Điều 47 Luật luật sư quy định về các trường hợp tổ chức hành nghề luật sư chấm dứt hoạt động, nhưng chưa có quy định cụ thể về cách giải quyết các hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hoạt động đó.

Theo quy định hiện hành, khi bị chấm dứt hoạt động, tổ chức hành nghề luật sư phải thoả thuận với khách hàng về việc thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký với họ nhưng chưa thực hiện xong. Luật chỉ quy định phải thỏa thuận với khách hàng, còn việc các bên có thỏa thuận được với nhau hay không thì Luật không đề cập đến cũng như không quy định về trách nhiệm liên đới của những luật sư thành viên của tổ chức đó sau khi chấm dứt hoạt động.

Thật hoàn hảo và không có gì phải bàn cãi nếu các bên có thể đi đến một thỏa thuận. Nhưng nếu các bên không đạt được thống nhất nào và xảy ra tranh chấp về quyền lợi thì hậu quả pháp lý của tranh chấp này dường như bị Luật Luật sư “bỏ ngỏ”. Lúc này, bên khách hàng, bằng con đường tố tụng, có quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi của họ được không?

Nếu bên khách hàng khởi kiện ra tòa, Tòa án thụ lý theo đúng thẩm quyền và thủ tục tố tụng, bên bị đơn thông báo với tòa về việc đã chấm dứt hoạt động theo quy định của Luật Luật sư, thì Tòa án căn cứ vào Điều 192 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2011, có thể ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự vì cơ quan, tổ chức đã bị giải thể mà không có cá nhân, cơ quan, tổ chức nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó.

Hậu quả pháp lý của việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong trường hợp này là nguyên đơn không có quyền khởi kiện lại, tiền tạm ứng phí mà đương sự đã nộp

được sung vào công quỹ nhà nước. Tức là, bên khách hàng mất quyền khởi kiện, mất luôn tiền tạm ứng án phí và quan trọng nhất là họ không có một cơ hội nào để yêu cầu pháp luật bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ.

Chính vì không có những quy định về sự kế thừa quyền và nghĩa vụ khi tổ chức hành nghề luật sư chấm dứt hoạt động đã xâm hại các quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng và chưa có một cơ chế pháp lý nào bảo vệ quyền lợi bên khách hàng cho đến thời điểm hiện nay.

Ngoài ra, Luật Luật sư cũng không có các quy định cấm tổ chức hành nghề luật sư được thực hiện một số hành vi khi đã bị chấm dứt hoạt động, ví dụ như cất giấu, tẩu tán tài sản, ký kết hợp đồng mới không phải là hợp đồng nhằm thực hiện giải thể doanh nghiệp...

Không bị cấm thực hiện một số hành vi sau khi bị chấm dứt hoạt động và cũng không phải chịu trách nhiệm dân sự khi bị khởi kiện ra tòa... là những “kẽ hở” pháp lý nghiêm trọng cần phải được sửa ngay lập tức trong quá trình sửa đổi, bổ sung Luật Luật sư.

2.2.4. Quy định pháp luật về luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam

Chương VI luật luật sư quy định về hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, luật sư nước ngoài tại Việt Nam. Luật luật sư 2012 quy định chặt chẽ hơn các văn bản pháp luật trước đó về điều kiện hành nghề tại Việt Nam của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và luật sư nước ngoài. Theo đó: Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài đã được thành lập và đang hành nghề luật sư hợp pháp tại nước ngoài được phép hành nghề tại Việt Nam theo quy định của luật luật sư khi có đủ các điều kiện sau đây: Cam kết và bảo đảm tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Cam kết và bảo đảm có ít nhất hai luật sư nước ngoài, kể cả Trưởng chi nhánh, Giám đốc công ty luật nước ngoài có mặt và hành nghề tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong khoảng thời gian liên tục mười hai tháng; Trưởng chi nhánh, Giám đốc công ty luật nước ngoài tại Việt Nam phải có ít nhất hai năm liên tục hành nghề luật sư.

Điều kiện 2 và 3 quy định chặt chẽ hơn so với các văn bản pháp luật trước đó.

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 18/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí