nghiên cứu đã có những đóng góp nhất định trong việc xây dựng chính sách về quản lý và sử dụng vỗn hỗ trợ phát triển chính thức, tuy nhiên có thể thấy rằng:
(1) Một số nghiên cứu đã đưa ra các tiêu chí riêng lẻ để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA nhưng chưa đề xuất mô hình đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA.
(2) Một số nghiên cứu phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn ODA nói chung tuy nhiên việc đánh giá chỉ dừng lại ở mức độ định tính mà chưa lượng hoá được cụ thể mức độ tác động của các nhân tố tới hiệu quả sử dụng vốn ODA trong ngành thông tin truyền thông ở Việt Nam.
Do đó việc nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng vỗn hỗ trợ phát triển chính thức trong ngành thông tin truyền thông là có ý nghĩa.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu:
- Hệ thống hóa các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA trong ngành thông tin truyền thông và các nhân tố tác động tới hiệu quả sử dụng vốn ODA trong ngành thông tin truyền thông ở Việt Nam.
- Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn ODA trong ngành thông tin truyền thông ở Việt Nam.
- Đánh giá mức độ tác động của các nhân tố tới hiệu quả sử dụng vốn ODA trong ngành thông tin truyền thông ở Việt Nam.
- Đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA đối với ngành thông tin truyền thông ở Việt Nam.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Làm rõ cơ sở lý luận, đặc điểm, các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA tại ngành Thông tin và Truyền thông;
- Phân tích, đánh giá tình hình sử dụng vốn ODA trong ngành Thông tin và Truyền thông trong thời gian qua;
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA vào ngành Thông tin và Truyền thông trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Hiệu quả sử dụng vốn ODA trong ngành thông tin truyền thông.
- Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn ODA trong ngành thông tin truyền thông.
Về thời gian: Số liệu nghiên cứu giai đoạn 2018 – 2020 và định hướng đến năm 201-2025
Về không gian nghiên cứu: ngành thông tin truyền thông tại Việt Nam
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của đề tài được thực hiện bằng cách sử dụng nhiều phương pháp thu nhập và phân tích thông tin. Mỗi phương pháp đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng; quan trọng là tiến hành thu thập chính xác và phân tích thông tin bằng cách kết hợp nhiều phương pháp, cụ thể:
- Phỏng vấn: Tùy thuộc vào mục đích, sẽ có các cuộc phỏng vấn của các cá nhân, nhóm, người cung cấp thông tin chính,… phương pháp áp dụng phụ thuộc vào cấu trúc của từng câu hỏi.
- Thảo luận nhóm tập trung: trích xuất ý kiến và ý tưởng thông qua thảo luận nhóm với khoảng mười người liên quan về các vấn đề cụ thể.
- Quan sát trực tiếp người, sự vật, hành động, hiện tượng,… Phương pháp này có thể thực hiện khá dễ dàng, mặc dù kết quả có thể khác nhau, phụ thuộc nhiều vào sự giải thích của mỗi người quan sát.
- Tìm kiếm tài liệu thu thập thông tin từ các báo cáo và thống kê hiện có, mặc dù có ưu điểm là chi phí thấp nhưng có thể gặp một số vấn đề về độ tin cậy của các tài liệu được sử dụng.
- Nghiên cứu tình huống cơ sở: đây là một phân tích về các tình huống hiện tại, được thực hiện trước khi hỗ trợ phát triển, trong đó đánh giá các báo cáo tiến độ và thực hiện so sánh.
- Khảo sát bảng hỏi: Một tập hợp các ý kiến từ một loạt các đối tượng trực tiếp và/hoặc các nhà hoạch định chính sách.
Ngoài ra, trong quá trình đi sâu phân tích thực trạng sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức đối với ngành thông tin và truyền thông, luận văn tập trung vào ba phương pháp nghiên cứu sau để tiến hành phân tích, đánh giá:
5.1. Xây dựng thang đo, phiếu khảo sát đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức trong ngành thông tin truyền thông ở Việt Nam
Trình tự thực hiện đánh giá định tính hiệu quả sử dụng vốn ODA trong ngành thông tin truỳen thông ở Việt Nam bao gồm: xây dựng thang đo nghiên cứu, phỏng vấn lấy ý kiến chuyên gia và hiệu chỉnh thang đo.
- Thang đo đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA được áp dụng theo tài liệu hướng dẫn của Bộ Ngoại giao Nhật Bản (MOFA). Thang đo gồm 5 tiêu chí được hiệu chỉnh phù hợp với điều kiện áp dụng trong ngành thông tin truyền thông ở Việt Nam. Thang đo đánh giá chung được xây dựng trên cơ sở tổng hợp lại các thang đo đã được khẳng định và thực chứng bằng việc phân tích dữ liệu khảo sát. Các câu hỏi nhằm có được nhận định chung của đối tượng khảo sát về từng tiêu chí, sau đó được thực hiện công việc phân tích thống kê mô tả.
- Việc xin ý kiến tham vấn các chuyên gia về thang đo đánh giá được thực hiện thông qua hình thức phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia đã có quá trình tham gia quản lý, điều hành các dự án sử dụng vốn ODA. Số lượng chuyên gia được phỏng vấn là 10 người gồm có: 5 cán bộ Ban quản lý các dự án sử dụng vốn ODA, 5 chuyên viên Vụ Kế hoạch tài chính - Bộ Thông tin và truyền thông. Sau khi phỏng vấn các chuyên gia, nội dung các câu hỏi được bổ sung và hiệu chỉnh.
- Đối tượng khảo sát trong nghiên cứu của tác giả gồm có hai đối tượng: các cán bộ tham gia công tác quản lý dự án sử dụng vốn ODA trong ngành thông tin truỳen thông và người dân thụ hưởng các dự án sử dụng vốn ODA trong ngành thông tin truyền thông tại các địa phương. Việc lựa chọn hai nhóm đối tượng này để khảo sát nhằm thu thập đa dạng các ý kiến, đưa ra đánh giá từ nhiều góc nhìn khác nhau. Đối với từng nhóm đối tượng, tác giả sẽ xây dựng bảng hỏi có nội dung tương thích về tiêu chuẩn đánh giá, phù hợp về cách thức diễn đạt. Câu hỏi khảo sát đối với người dân thụ hưởng các dự án sử dụng vốn ODA trong ngành thông
tin truyền thông tại các địa phương cần cụ thể, đơn giản, dễ hiểu và tập trung vào đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA. Đối với các cán bộ tham gia công tác quản lý dự án sử dụng vốn ODA, nội dung câu hỏi có tính bao quát, tổng hợp và phức tạp hơn vì đây là những người có hiểu biết sâu về vấn đề đang nghiên cứu.
Hai nhóm thang đo khảo sát sau khi có sự hiểu chỉnh theo ý kiến các chuyên gia được mã hóa, chi tiết thành từng ý kiến để người trả lời dễ quan sát và đưa ra nhận định. Nghiên cứu sử dụng Thang đo Likert với 5 mức độ đánh giá, cụ thể: Hoàn toàn không đồng ý, Không đồng ý, Phân vân, Đồng ý, Hoàn toàn đồng ý. (Mẫu phiếu điều tra khảo sát đối với người dân thụ hưởng các dự án sử dụng vốn ODA trong ngành thông tin truyền thông tại các địa phương được thể hiện ở phụ lục số 1. Mẫu phiếu điều tra khảo sát đối với các cán bộ tham gia công tác quản lý dự án ODA được thể hiện ở phụ lục số 2).
Để thu thập thông tin liên quan đến đề tài, bảng câu hỏi của phiếu khảo sát được thiết kế gồm hai phần:
- Phần thông tin cá nhân của người được phỏng vấn như Giới tính, Trình độ, Tên dự án đã từng tham gia, cộng tác, Nhà tài trợ dự án và Thời gian cộng tác của người được phỏng vấn.
- Phần nội dung chính được thiết kế để thu thập những thông tin về nội dung điều tra khảo sát: đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn ODA trong ngành thông tin truyền thông và nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn ODA trong ngành thông tin truyền thông. Riêng nội dung nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn ODA trong ngành thông tin truyền thông, tác giả chỉ đưa vào các phiếu phỏng vấn của cán bộ tham gia công tác quản lý dự án sử dụng vốn ODA vì đây là nội dung quan trọng, phức tạp, đòi hỏi người được phỏng vấn phải có hiểu biết sâu về chuyên ngành nghiên cứu.
Bảng 1.1: Thang đo khảo sát đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA trong ngành thông tin truyền thông đối với cán bộ tham gia công tác quản lý dự án
Nội dung phát biểu khảo sát cán bộ quản lý | Ký hiệu | Nguồn | |
Mục tiêu dự án nhất quán với định hướng, mục tiêu phát triển trong thời gian tới của địa | PH1CG | MOFA |
Có thể bạn quan tâm!
- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức và ngành thông tin và truyền thông - 1
- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức và ngành thông tin và truyền thông - 2
- Quy Ước Khoảng Đo Giá Trị Trung Bình Của Mức Đánh Giá
- Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Hỗ Trợ Phát Triển Chính Thức
- Bài Học Kinh Nghiệm Đối Với Việt Nam
Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.
phương, khu vực, quốc gia? | |||
Bản quy hoạch tổng thể làm căn cứ cho việc xây dựng dự án này đã có trước thời điểm bắt đầu xây dựng? | PH2CG | Bổ sung theo ý kiến chuyên gia | |
Kế hoạch xây dựng và thiết kế được lập trước khi khởi công đã được sửa đổi nhiều lần cho tới trước khi hoàn thành công trình, sự thay đổi đó làm ảnh hưởng đến thời gian và tăng chi phí xây dựng công trình? | PH3CG | Bổ sung theo ý kiến chuyên gia | |
Trong dự án này, mục tiêu của chính phủ Việt Nam là phù hợp với mục tiêu, tôn chỉ của các nhà tài trợ? | PH4CG | MOFA | |
Các đơn vị, ban ngành có liên quan và chính quyền địa phương sở tại phối hợp đồng bộ trong quá trình thực hiện dự án? | PH5CG | MOFA | |
Hiệu quả (Effectiveness) | Sau khi kết thúc, dự án đã đạt được các mục tiêu đề ra ban đầu? | HQ1CG | MOFA |
Dự án có tiến độ thực hiện đảm bảo theo kế hoạch đặt ra và hoàn thành đúng hạn? | HQ2CG | MOFA | |
Vốn đối ứng của phía Việt Nam luôn được triển khai đầy đủ, kịp thời trong quá trình thực hiện dự án? | HQ3CG | MOFA | |
Vốn ODA được giải ngân đáp ứng tốt, giúp cho dự án thực hiện đạt hiệu quả tốt hơn? | HQ4CG | MOFA | |
Hiệu suất (Effciency) | Anh/Chị nắm rõ mục đích, nội dung, và các yêu cầu của dự án này từ khi dự án chuẩn bị được thực hiện cho đến nay? | HS1CG | Bổ sung theo ý kiến chuyên gia |
Thời điểm dự án bắt đầu, đã thực hiện các thủ tục công bằng và minh bạch trong việc tham gia các dự án xây dựng đường bộ công? (ít nhất đã có phương thức đấu thầu công khai) | HS2CG | Bổ sung theo ý kiến chuyên gia | |
Chi phí xây dựng thực tế đồng nhất (có mức tăng giảm không đáng kể) với chi phí xây dựng trên kế hoạch? | HS3CG | MOFA | |
So sánh với các công trình đường bộ khác có đặc điểm tương đồng với dự án (ít nhất 2 trường hợp) về thời gian thực hiện và các đặc tính khác (quy mô đường và các thiết bị) thì | HS4CG | MOFA |
chi phí xây dựng 1 km đường ở dự án này ở mức tương đương? | |||
Trong chi phí dành cho việc xây dựng, về mặt tổng thể, dự án đã thanh toán kịp thời cho bên cung ứng nguyên vật liệu và nhân công? | HS5CG | MOFA | |
Tác động (Impact) | Quá trình thực hiện dự án không gây những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống sinh hoạt của người dân địa phương? | TD1CG | Bổ sung theo ý kiến chuyên gia |
Có sự thay đổi rõ rệt về công nghiệp hoặc sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương (đơn vị hành chính có đoạn đường dự án đi qua) kể từ thời điểm hoàn thành dự án cho đến nay? | TD2CG | MOFA | |
Thông qua dự án này, mối quan hệ trên mọi mặt, bao gồm cả lĩnh vực ngoại giao giữa Việt Nam và nước tài trợ có sự thay đổi rất tích cực? | TD3CG | MOFA | |
Bền vững (Sustainability) | Thời điểm hoàn công, đã có kế hoạch thực tế thỏa đáng về việc duy trì và bảo dưỡng đoạn đường thuộc dự án này? | BV1CG | MOFA |
Cơ cấu tổ chức và nhân lực quản lý, điều hành công tác duy trì và bảo dưỡng đoạn đường thuộc dự án đã được thành lập vào thời điểm hoàn thành việc xây dựng? | BV2CG | MOFA | |
Kế hoạch mở rộng nguồn tài chính cần thiết cho việc duy trì và bảo dưỡng đoạn đường thuộc dự án đã được thiết lập vào thời điểm hoàn thành việc xây dựng? | BV3CG | MOFA | |
Các cấp có liên quan sẽ thực hiện cam kết đảm bảo các yêu cầu trong vận hành, bảo dưỡng, bảo vệ các công trình, dự án sau khi đã được bàn giao? | BV4CG | MOFA |
Bảng 1.2: Thang đo khảo sát đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA trong ngành thông tin truyền thông đối với người dân thụ hưởng
Nội dung phát biểu khảo sát người dân thụ hưởng | Ký hiệu | Nguồn | |
Dự án đáp ứng được nhu cầu, kế hoạch phát triển trong thời gian tới của địa phương anh/chị? | PH1TH | MOFA | |
Dự án phù hợp với nguyện vọng của anh/chị và người dân ở địa phương? | PH2TH | MOFA |
Khi lập kế hoạch xây dựng dự án này đã tính đến các điều kiện mang tính địa phương liên quan đến khả năng ủng hộ hoặc phản đối dự án này? | PH3TH | MOFA | |
Trong quá trình thực hiện dự án, không có vấn đề hoặc ý kiến phản đối nào của người dân được đưa ra? | PH4TH | MOFA | |
Các đơn vị liên quan và chính quyền địa phương thường xuyên gặp gỡ, phối hợp trong quá trình thực hiện dự án? | PH5TH | MOFA | |
Hiệu quả (Effectiveness) | Dự án đã đáp ứng được kỳ vọng ban đầu của người dân ở địa phương? | HQ1TH | MOFA |
Quá trình thực hiện dự án hoàn toàn không bị gián đoạn? | HQ2TH | MOFA | |
Dự án được hoàn thành đúng hạn? | HQ3TH | MOFA | |
Dự án đã mang lại cho người dân địa phương nhiều giá trị và lợi ích đáng ghi nhận? | HQ4TH | MOFA | |
Tác động (Impact) | Quá trình thực hiện dự án không gây những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống sinh hoạt của người dân địa phương? | TD1TH | MOFA |
Có sự thay đổi rõ rệt về công nghiệp hoặc sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương kể từ thời điểm hoàn thành dự án cho đến nay? | TD2TH | MOFA | |
Sau khi hoàn thành, đã lắp đặt biển bảng thông tin dự án để người dân được biết đây là dự án hợp tác với nhà tài trợ thuộc quốc gia nào đó? | TD3TH | MOFA | |
Bền vững (Sustainability) | Dự án này đã, đang và sẽ thường xuyên được sử dụng, vận hành tại địa phương? | BV1TH | MOFA |
Cơ quan quản lý công tác duy trì và bảo dưỡng thuộc dự án đã được thành lập vào thời điểm hoàn thành việc xây dựng | BV2TH | MOFA | |
Khi thực hiện cũng như khi đã hoàn thành, chính quyền luôn có sự cân nhắc, nghiên cứu để dự án có thể nâng cao khả năng hoạt động, phục vụ tốt hơn nữa cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương? | BV3TH | MOFA |
Người dân và chính quyền các cấp có liên quan cam kết đảm bảo các yêu cầu trong vận hành, bảo dưỡng, bảo vệ công trình, dự án sau khi đã được bàn giao? | BV4TH | MOFA |
Chính quyền địa phương vẫn thường xuyên tham gia giám sát dự án này? | BV5TH | MOFA |
5.2. Phương pháp khảo sát, thu thập ý kiến đánh giá
Tổng thể nghiên cứu được xác định là toàn bộ các cá nhân đang công tác tại các đơn vị liên quan đến các dự án sử dụng vốn ODA trong ngành thông tin truyền thông ở Việt Nam và người dân thụ hưởng của các dự án này, tuy nhiên trong hầu hết các trường hợp, việc thu thập dữ liệu từ toàn bộ tổng thể là khó khả thi (Nguyễn Cao Văn và Trần Thái Ninh, 2009) vì quá tốn kém và không cần thiết. Do hạn chế về nguồn lực thực hiện, CHV đã điều tra chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện, một trong các hình thức chọn mẫu phi xác suất, tác giả có thể chọn những đối tượng nghiên cứu có thể tiếp cận được (môt số dự án sử dụng vốn ODA trong ngành thông tin truyền thông giai đoạn 2018 - 2020). Thời gian thực hiện khảo sát được tiến hành từ tháng 03/2021 đến tháng 06/2021.
Về quy mô mẫu, “quy mô mẫu bao nhiêu là đủ” là một câu hỏi phức tạp, vừa phụ thuộc phương pháp phân tích và số lượng biến, vừa phụ thuộc vào nguồn lực nghiên cứu. Một số ngưỡng có thể tham khảo như sau: quy mô tối thiểu để có thể áp dụng công cụ thống kê: 30 quan sát (Hair và cộng sự, 2006); quy mô tối thiểu để có thể suy diễn các chỉ số của mẫu thành chỉ số của tổng thể với độ tin cậy 95%: 384 quan sát (Hair và cộng sự, 2006); quy mô thông thường để có thể phân tích hồi quy, tương quan, hay kiểm định nhóm: từ 100 quan sát trở lên (Nguyễn Văn Thắng, 2015).
Theo Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2011) đối với phân tích hồi quy đa biến, cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được tính theo công thức là n=50+8*m (trong đó n là cỡ mẫu, m là số biến độc lập). Một số nhà nghiên cứu khác không đưa ra mẫu cụ thể mà phụ thuộc vào số biến quan sát trong mô hình nghiên cứu, đối với phân tích nhân tố khám phá EFA, theo nghiên cứu của (Hair và cộng sự, 2006) kích thước mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát, n=5*m với m