Pháp luật về giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung ở Việt Nam - 2

chính…) đã được sửa đổi, bổ sung với một số quy định liên quan đến chứng khoán và TTCK [52].

Trong bối cảnh TTCK các nước trên thế giới và khu vực phát triển mạnh mẽ, tạo khoảng cách với TTCK Việt Nam, đặc biệt là khoảng cách giữa hệ thống pháp luật về chứng khoán và TTCK ở Việt Nam so với chuẩn mực và thông lệ quốc tế, nhằm khắc phục những hạn chế, tồn tại nêu trên trong Luật chứng khoán và quá trình thi hành Luật, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật Việt Nam, cần thiết phải điều chỉnh pháp luật về chứng khoán trên cơ sở phát huy ưu điểm và khắc phục các hạn chế của Luật chứng khoán hiện hành. Thực tiễn thi hành Luật chứng khoán trong hơn 10 năm qua cho thấy còn nhiều hạn chế. Theo đó, một số quy định của Luật chứng khoán điều chỉnh hoạt động giao dịch chứng khoán, đặc biệt là giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung hiện nay còn thiếu minh bạch, rõ ràng, thiếu tính hệ thống, không còn phù hợp trước sự phát triển không ngừng của TTCK và yêu cầu của nhà đầu tư, dẫn đến bất cập, vướng mắc trong thực tiễn thi hành Luật.

Vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “Pháp luật về giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung ở Việt Namlàm đề tài luận văn thạc sĩ.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Qua tổng hợp tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài được chọn, có thể thấy rằng trong thời gian qua đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài. Điển hình là các công trình nghiên cứu sau đây:

- Luận văn thạc sĩ luật học với đề tài: “Hợp đồng mua bán chứng khoán theo pháp luật Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Phương, năm 2017. Công trình nghiên cứu đã chỉ ra được các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến hợp đồng mua bán chứng khoán theo pháp luật Việt Nam;

- Luận văn thạc sĩ luật học với đề tài: “Đặc điểm pháp lý của việc giao kết hợp đồng mua bán chứng khoán trên thị trường giao dịch tập trung tại Việt Nam” của tác giả Tạ Thị Bình, năm 2001. Công trình nghiên cứu đã chỉ ra được các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đặc điểm pháp lý của việc giao kết hợp đồng mua bán chứng khoán trên thị trường giao dịch tập trung tại Việt Nam;

- Luận văn thạc sĩ luật học với đề tài: “Pháp luật xử lý các vi phạm trong lĩnh vực mua bán chứng khoán đối với các tổ chức, cá nhân trên thị trường chứng khoán” của tác giả Phạm Phú Thành năm 2018. Công trình này đã nghiên cứu và chỉ ra các sai phạm, các hành vi vi phạm cần phải tiến hành xử phạt theo đúng quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động mua bán chứng khoán.

- Luận văn thạc sĩ kinh tế với đề tài: “Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Nguyễn Văn Mỹ.... Công trình nghiên cứu đã chỉ ra được các tác nhân ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến giá cổ phiếu niêm yết và thực tiễn tại sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh.

- Luận án tiến sĩ kinh tế với đề tài: “Nhận dạng và đo lường rủi ro trong đầu tư cổ phiếu niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Bùi Thi Lệ. Công trình nghiên cứu đã nghiên cứu rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến việc nhận dang và xác định rủi ro trong đầu tư cổ phiếu niêm yết.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Có thể nhận thấy, các công trình nghiên cứu kể trên đã tập trung nghiên cứu và làm sáng tỏ các khía cạnh của hoạt động mua bán chứng khoán và hợp đồng mua bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán tập trung tại Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn còn các vấn đề khác mà các công trình nghiên cứu không đề cập đến liên quan đến tổng quan về hoạt động giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung tại Việt Nam.

Những công trình khoa học trên là tài liệu rất hữu ích đã hỗ trợ tác giả có thêm nhiều thông tin quan trọng, làm sáng tỏ quan điểm và tư duy phục vụ cho việc nghiên cứu luận văn.

Pháp luật về giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung ở Việt Nam - 2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm sáng rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến pháp luật về giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung tại Việt Nam. Trọng tâm của công trình nghiên cứu này là tìm hiểu về hoạt động giao dịch cổ phiếu niêm yết được thực hiện như thế nào trên thị trường chứng khoán tập trung theo quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn phát sinh. Trên có sở đó tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung tại Việt Nam hiện nay.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu đã nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là:

- Phân tích, luận giải và làm sáng tỏ hơn các vấn đề lý luận về cổ phiếu và cổ phiếu niêm yết; giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường tập trung; làm sáng tỏ các khía cạnh: khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc, điều kiện, phương thức... của cổ phiếu niêm yết và hoạt động giao dịch cổ phiếu niêm yết. Bên cạnh đó, công trình cũng sẽ phân tích, lý luận chung và toàn diện về pháp luật điều chỉnh hoạt động giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung tại Việt Nam.

- Nghiên cứu đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về toàn bộ các vấn đề liên quan đến hoạt động giao dịch mua bán cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung tại Việt Nam, đồng thời công trình cũng sẽ chỉ ra những vướng mắc trên thực tế, những hạn chế và bất cập

của pháp luật hiện hành trong quá trình thực hiện pháp luật. Trên cơ sở đó, tác giả cũng sẽ đưa ra đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung tại Việt nam.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quan điểm, học thuyết, ý kiến đánh giá liên quan đến giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung tại Việt Nam; các quy định pháp luật hiện hành về giao dịch cổ phiếu niêm yết và thực tiễn thực hiện các quy định đó ở Việt Nam hiện nay.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Do nội dung nghiên cứu của đề tài liên quan đến đối tượng là hoạt động giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung tại Việt Nam, vốn được xem là rộng và phức tạp, mang tính chuyên môn sâu cả về kinh tế lẫn pháp luật nên tác giả xác định phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ bao gồm các vấn đề chính sau đây:(i)Những vấn đề lý luận về giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung và pháp luật về giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung; (ii) Thực trạng pháp luật về giao dịch cổ phiếu niêm yết và các giải pháp hoàn thiện pháp luật về giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2006 đến nay.

5. Phương pháp nghiên cứu

Công trình nghiên cứu thực hiện dựa trên việc kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học có tính phổ biến trong khoa học xã hội và nhân văn như: phương pháp phân tích các quy định của pháp luật, phân tích thực trạng của hoạt động giao dịch cổ phiếu niêm yết; phương pháp tổng hợp các quy định của pháp luật, tổng hợp số liệu về giao dịch cổ phiếu niêm yết, tổng hợp quan điểm lý luận về giao dịch cổ phiếu; phương pháp diễn giải, so

sánh, hệ thống các quan điểm, lập luận và ý kiến về giao dịch cổ phiếu niêm yết, so sánh các quy định của pháp luật có liên quan, hệ thống hóa các quy định pháp luật, thực trạng và giải pháp của hoạt động giao dịch cổ phiếu niêm yết,... để chứng minh cho những luận điểm được đưa ra trong luận văn.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Kết quả nghiên cứu của đề tài có những ý nghĩa khoa học và thực tiễn sau:

Thứ nhất, đề tài nghiên cứu góp phần làm rõ hơn các vấn đề lý luận về giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung và cơ chế điều chỉnh pháp luật đối với giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung. đưa ra các đề xuất, kiến nghị pháp lý cụ thể và định hướng hoàn thiện pháp luật dựa trên cơ sở hoa học cho việc xây dựng và hoàn thiện các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán nói chung, góp phần tăng cao hiệu quả điều chỉnh pháp luật, tạo hành lang pháp lý vững chắc cho chứng khoán phát triển.

Thứ hai, kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần đánh giá thực trạng khung pháp luật về giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung để từ đó đưa ra các giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung ở Việt Nam hiện nay.

Thứ ba, đề tài cung cấp nhiều thông tin thực tiễn và từ đó làm rõ tổng quan về thực tiễn giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung ở Việt Nam – một trong những hoạt động cơ bản của thị trường chứng khoán đang ngày càng phát triển mạnh mẽ hiện nay. Bên cạnh đó đề tài cũng phân tích một số khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình giao dịch cổ phiếu niêm yết tại các sàn giao dịch trên thị trường chứng khoán tập trung, thông qua đó góp phần giúp cho thị trường chứng khoán có thể phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nữa.

7. Kết cấu của luận văn

Chương 1: Những vấn đề lý luận về giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung và pháp luật về giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung.

Chương 2: Thực trạng pháp luật về giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung ở Việt Nam và thực tiễn thực hiện.

Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung ở Việt Nam.

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIAO DỊCH CỔ PHIẾU NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TẬP TRUNG VÀ PHÁP

LUẬT VỀ GIAO DỊCH CỔ PHIẾU NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TẬP TRUNG


1.1. Những vấn đề lý luận về giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của cổ phiếu niêm yết

Khái niệm cổ phiếu

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các thị trường chứng khoán trên thế giới, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đã và đang có những bước tiến mạnh mẽ trên con đường khẳng định giá trị và vai trò kinh tế của mình. Đi lên cùng thị trường chứng khoán là sự gia tăng không ngừng các loại hàng hóa trên thị trường này, trong đó chủ yếu là cổ phiếu của các công ty niêm yết [17, tr.17].

Với tư cách là một sản phẩm gắn liền với lịch sử hình thành và sự phát triển của công ty cổ phần – cổ phiếu chính là sản phẩm đặc trưng riêng của loại hình doanh nghiệp này trong nền kinh tế. Để hình thành vốn điều lệ của công ty cổ phần khi mới thành lập hoặc tăng vốn điều lệ này trong quá trình hoạt động, công ty cổ phần sẽ phát hành cổ phiếu cho các cổ đông nhằm xác nhận việc góp vốn của các cổ đông vào công ty cổ phần và do đó là bằng chứng chứng minh quyền sở hữu của cổ đông đối với công ty cổ phần.

Về phương diện lý thuyết, có thể quan niệm như thế nào về cổ phiếu?

Câu trả lời là tùy thuộc vào cách tiếp cận mà cổ phiếu có thể được quan niệm theo nhiều cách khác nhau.

Dưới góc độ kinh tế, cổ phiếu phản ánh giá trị phần vốn góp của chủ sở

hữu nó đối với công ty cổ phần, giá trị cổ phiếu trên thị trường phản ánh giá trị tương đối của công ty cổ phần đã phát hành ra nó. Tổng giá trị cổ phiếu thuộc sở hữu của mỗi cổ đông phản ánh tỷ lệ vốn góp của cổ đông đó trong công ty cổ phần.Cổ phiếu được xem như một loại tài sản đầu tư của cổ đông và có thể chuyển nhượng trên thị trường chứng khoán.

Dưới góc độ pháp lý, cổ phiếu được xem như chứng cứ pháp lý chứng minh quyền sở hữu của một cổ đông đối với công ty cổ phần khi người đó góp vốn vào công ty để trở thành một trong số các chủ sở hữu của công ty [20, tr.23].

Từ sự phân tích trên đây, có thể cho rằng định nghĩa về cổ phiếu nói riêng và chứng khoán nói chung trong Điều 6 Luật chứng khoán đang bộc lộ sự bất cập về phương diện học thuật, khiến cho nhiều người hiểu nhầm về bản chất của chứng khoán nói chung và cổ phiếu nói riêng.

Với tư cách là một loại tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự, cổ phiếu có thể được giao dịch trên thị trường như một loại hàng hóa đặc biệt – hàng hóa “chứng khoán” hay giấy tờ có giá.

Từ kết quả phân tích trên đây về khái niệm cổ phiếu, tác giả luận văn cho rằng có thể định nghĩa về cổ phiếu như sau:

Cổ phiếu là giấy tờ có giá do công ty cổ phần phát hành cho các cổ đông nhằm xác nhận việc góp vốn của cổ đông đối với công ty cổ phần và qua đó xác nhận quyền sở hữu của cổ đông đối với công ty cổ phần.

Với bản chất là tài sản, đồng thời là chứng cứ pháp lý xác nhận quyền sở hữu của cổ đông đối với công ty cổ phần, cổ phiếu luôn có tính thanh khoản cao trên thị trường chứng khoán và giá trị của nó không chỉ phản ánh mối quan hệ cung cầu của thị trường chứng khoán, mà còn phản ánh kết quả kinh doanh của công ty cổ phần đã phát hành ra nó.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/03/2024