Pháp luật về giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung ở Việt Nam - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


VŨ HOÀI THU


PHáP LUậT Về GIAO DịCH Cổ PHIếU NIÊM YếT

TRÊN THị TRƯờNG CHứNG KHOáN TậP TRUNG ở VIệT NAM


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Pháp luật về giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung ở Việt Nam - 1

KHOA LUẬT


VŨ HOÀI THU


PHáP LUậT Về GIAO DịCH Cổ PHIếU NIÊM YếT

TRÊN THị TRƯờNG CHứNG KHOáN TậP TRUNG ở VIệT NAM


Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 8380101.05


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN TUYẾN

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!


NGƯỜI CAM ĐOAN


VŨ HOÀI THU


Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục

MỤC LỤC


Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIAO DỊCH CỔ PHIẾU NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TẬP TRUNG VÀ PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH CỔ PHIẾU NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TẬP TRUNG 9

1.1. Những vấn đề lý luận về giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị

trường chứng khoán tập trung 9

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của cổ phiếu niêm yết 9

1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung 12

1.1.3. Các nguyên tắc, điều kiện và phương thức giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung 15

1.2. Những vấn đề lý luận pháp luật về giao dịch cổ phiếu niêm

yết trên thị trường chứng khoán tập trung 21

1.2.1. Khái niệm và phạm vi điều chỉnh của pháp luật về giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung 21

1.2.2. Cấu trúc của pháp luật về giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung 24

1.2.3. Nguồn của pháp luật về giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung 31

1.2.4. Các yếu tố tác động, ảnh hưởng đến việc điều chỉnh bằng pháp luật đối

với giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung 33

Kết luận chương 1 36

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH CỔ PHIẾU NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TẬP TRUNG Ở VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN 38

2.1. Thực trạng pháp luật về giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị

trường chứng khoán tập trung ở Việt Nam 38

2.1.1. Thực trạng quy định về đối tượng giao dịch cổ phiếu niêm yết

trên thị trường chứng khoán tập trung 39

2.1.2. Thực trạng quy định về chủ thể tham gia giao dịch cổ phiếu niêm

yết trên thị trường chứng khoán tập trung 42

2.1.3. Thực trạng quy định về nguyên tắc và phương thức giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung 46

2.1.4. Thực trạng quy định về việc ký kết và thực hiện các hợp đồng trong giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán

tập trung 51

2.1.5. Thực trạng quy định về xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp phát sinh từ giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng

khoán tập trung 56

2.2. Đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung 59

2.2.1. Các kết quả đạt được trong thực tiễn thực hiện pháp luật về giao

dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung 59

2.2.2. Những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thực hiện pháp luật về

giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung 62

Kết luận chương 2 70

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH CỔ PHIẾU NIÊM YẾT TRÊN THỊ

TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TẬP TRUNG TẠI VIỆT NAM 72

3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về giao dịch cổ phiếu niêm

yết trên thị trường chứng khoán tập trung ở Việt Nam 72

3.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung ở Việt Nam 76

Kết luận chương 3 85

KẾT LUẬN 87

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Trong những năm gần đây, thị trường cổ phiếu đang ngày càng được quan tâm hơn cùng với sự khởi sắc của thị trường, tốc độ vốn hóa gia tăng mạnh mẽ và tiến trình niêm yết của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn sau khi cổ phần hóa. Theo số liệu của Ủy ban CKNN, năm 2017, tổng giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 3,36 triệu tỷ đồng, tương đương 74.6% GDP, tăng 73% so với năm 2016 và gấp 7 lần so với 10 năm trước (2007) cho thấy vai trò của thị trường chứng khoán, đặc biệt là cổ phiếu niêm yết đang ngày càng trở nên có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam [35].

Sang đến năm 2018, thị trường chứng khoán chứng kiến tình trạng biến động mạnh nhất trong 10 năm kể từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Đây là năm đầu tiên thị trường chứng khoán suy giảm, sau 5 năm liên tiếp trước đó chỉ số chứng khoán song hành với đà tăng trưởng của nền kinh tế, đạt mức tăng trưởng cao, có năm lên đến 47% (năm 2017). Trong đó, các giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung được xem là các hoạt động cốt lõi tạo nên sự tăng trưởng của thị trường này. Đây là những yếu tố nền tảng để đảm bảo cho thị trường chứng khoán trở tăng trưởng mạnh mẽ và đóng góp hơn nữa vào nền kinh tế Việt Nam.

Trên thị trường cổ phiếu, tính chung 06 tháng đầu năm 2019, mức tăng điểm của TTCK Việt Nam vẫn cao hơn so với một số nước trong khu vực, được đánh giá là điểm hấp dẫn đối với nhà đầu tư trong và ngoài nước. Quy mô vốn hóa của thị trường 6 tháng đầu năm 2019 đạt 4,34 triệu tỷ đồng. Về công tác huy động vốn và hoạt động đấu giá, trong 6 tháng đầu năm 2019, tổng giá trị huy động vốn qua TTCK đạt hơn 150 nghìn tỷ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ năm trước. Thị trường chứng khoán tập trung cũng đang

thu hút được dòng vốn lớn của NĐTNN, ước đạt 1,2 tỷ USD, số lượng tài khoản của nhà đầu tư tiếp tục gia tăng đạt hơn 2,28 triệu tài khoản, tăng 4,7% so với cuối năm 2018, trong đó số lượng tài khoản của NĐTNN tăng 7%. Qua đó thể hiện rõ vai trò và hiệu quả của thị trường chứng khoán tập trung và việc thực hiện các giao dịch cổ phiếu niêm yết.

Bên cạnh đó, Luật chứng khoán và các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo lập được khuôn khổ pháp lý cơ bản có hiệu lực cao, phù hợp với thực tiễn và tương đối đầy đủ về các vấn đề như hoạt động chào bán chứng khoán, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, dịch vụ về chứng khoán và TTCK, quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến chứng khoán và TTCK. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho TTCK Việt Nam phát triển trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, góp phần dần hình thành một hệ thống tài chính hiện đại trên nền tảng hài hòa giữa TTCK và thị trường tiền tệ - tín dụng [49].

Tuy nhiên, Luật chứng khoán năm 2006 ra đời khi TTCK mới hình thành, quy mô thị trường nhỏ bé, các sản phẩm, dịch vụ của thị trường chưa đa dạng, chứng khoán vẫn còn là lĩnh vực mới với đa số người dân Việt Nam. Vì vậy, Luật chứng khoán chỉ đáp ứng được giai đoạn đầu của TTCK với những nội dung cơ bản nhất, phù hợp với một thị trường mới hoạt động với các công cụ chứng khoán, các hoạt động giao dịch cũng như hệ thống quản lý còn đơn giản. Thực tế sau 10 năm phát triển, TTCK đã thay đổi cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Việc ban hành các quy định pháp lý nhìn chung đều có độ trễ so với mục tiêu đề ra. Trong quá trình TTCK vận hành, đã phát sinh một số vấn đề mới chưa được Luật chứng khoán điều chỉnh. Bên cạnh đó, các Bộ luật, Luật chuyên ngành khác (Bộ luật dân sự năm 2015, Luật doanh nghiệp năm 2014, Luật đầu tư năm 2014, Luật xử lý vi phạm hành

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 29/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí