Pháp luật về giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung ở Việt Nam - 12

của Ủy ban chứng khoán già nước với chức năng chuyên trách giải quyết các tranh chấp liên quan đến giao dịch chứng khoán, điều này đồng nghĩa với việc giảm tải trách nhiệm hòa giải của các sở giao dịch chứng khoán, tạo điều kiện cho các sở giao dịch chứng khoán thực hiện công tác quản lý thúc đầy phát triển giao dịch.

Thứ năm, nâng cao ý thức pháp luật về giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung.

Với quá trình phát triển của thị trường chứng khoán như hiện này, cùng với quá trình đang dần hoàn thiện của pháp luật về giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung, một yêu cầu cần được thực hiện đó là nâng cao hiệu quả tuyên truyền pháp luật về thị trường chứng khoán. Pháp luật với vai trò của mình thì ngoài việc quy định các vấn đề cốt lõi để tạo lập nên một thị trường tập trung nơi mà các nhà đầu tư có thể tự do dễ dàng thực hiện các giao dịch cổ phiếu niêm yết, thì pháp luật về vấn đề này cũng cần đặt ra những phương án nhằm giúp cho tất cả các chủ thể có thể dễ dàng tiếp cận được những quy định của pháp luật này, đồng thời nâng cao khả năng truyền đạt ý thức pháp luật về giao dịch cổ phiếu niêm yết cho các chủ thể, góp phần nâng cao hiểu biết và kiến thức của các bên khi tiến hành các giao dịch. Điều này đồng nghĩa với việc, khi ý thức pháp luật của các chủ thể tham gia các giao dịch này được nâng cao, các giao dịch được thực hiện một cách an toàn, minh bạch và công bằng hơn, quyền và lợi ích của các bên ít bị xâm hại, các tranh chấp cũng được hạn chế xuất hiện và thị trường chứng khoán phát triển ổn định hơn, hiệu quả hơn. Do đó, để thực hiện được mục tiêu trên, các cơ quan có thẩm quyền quản lý hoạt động giao dịch chứng khoán cần tiến hành các biện pháp tuyên truyền, phố biến pháp luật về chứng khoán cho các chủ thể tham gia giao dịch, đồng thời cần có các dự án, chương trình nâng cao năng lực và trình độ của các cá nhân, tổ chức thực thi pháp luật về giao dịch

chứng khoán. Những giải pháp này là biện pháp gián tiếp được thực hiện nhằm nâng cao chất lượng các giao dịch và chuyên nghiệp hóa thị trường chứng khoán Việt Nam, góp phần tạo uy tín cho thị trường tài chính này, tiếp tục thu hút sự tham gia của nhiều nhà đầu tư và góp phần xây dựng, phát triển kinh tế chung của Việt Nam.

Kết luận chương 3

Thị trường chứng khoán nói chung và thị trường chứng khoán tập trung nói riêng cho đến nay đã và đang thể hiện rõ vai trò và chức năng của mình trong sự phát triển kinh tế quốc gia và sự pháp triển toàn diện xã hội Việt Nam. Trong giai đoạn phát triển kinh tế thị trường của nước ta hiện nay thị trường chứng khoán cần phải được xây dựng và phát triển theo một định hướng phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, hình thành một hệ thống thị trường chứng khoán đồng bộ và thống nhất trong tổng thể thị trường tài chính của đất nước, bên cạnh đó cũng cần đảm bảo chất lượng và năng lực của thị trường.

Với vai trò và chức năng của mình trong nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa của Việt Nam giai đoạn gần đây, pháp luật về giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung cần phải được hoàn thiện hơn nữa cả về hệ thống và nội dung điều chỉnh của pháp luật lĩnh vực này nhằm tạo sức mạnh pháp lý tối đa giải quyết các bất cập, tồn tại thực tiễn đồng thời tạo lập và củng cố được một thị trường chứng khoán Việt Nam an toán, lớn mạnh. Do đó, pháp luật về giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung tại Việt Nam cũng cần được xây dựng và hoàn thiện đảm bảo được vấn đề này.

Để kiện toàn và xây dựng được hệ thống pháp luật về giao dịch cổ phiếu niêm yết trên trị trường chứng khoán tập trung, các giải pháp cần được thực hiện đó là: (1). Hoàn thiện quy định về mô hình tổ chức và cơ chế vận hành của thị trường chứng khoán tập trung; (2). Hoàn thiện quy định về chủ thể tham gia giao dịch cổ phiếu niêm yết; (3). Hoàn thiện quy định về cơ chế giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung; (4). Nâng cao chức năng bảo vệ nhà đầu tư; (5)Nâng cao ý thức pháp luật của tất cả các chủ thể khi tiến hành giao dịch. Các giải pháp được đưa ra nhằm kiện

toàn các quy định của pháp luật hiện hành, đồng thời đưa ra các phương án giải quyết thực tiến đối với những vướng mắc đang còn tồn tại trên thị trường chứng khoán tập trung.

Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế như hiện nay, vai trò của thị trường chứng khoán ngày càng được nâng cao, đặc biệt là đối với thị trường chứng khoán tập trung. Sự tác động mạnh mẽ của các giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung là tác nhân thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của thị trường và nên kinh tế quốc gia. Chính vì vậy, việc hoàn thiện pháp luật đối với quan hệ pháp luật này là vô cùng quan trọng và cần thiết.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

KẾT LUẬN


Pháp luật về giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung ở Việt Nam - 12

Về cơ bản, thị trường chứng khoán đã được xây dựng và hoàn thiện toàn bộ những điều kiện cơ bản như nguyên tắc, điều kiện và phương thức giao dịch để các bên tham gia hoạt động giao dịch chứng khoán, đặc biệt là giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung có thể áp dụng và thực hiện. Những nội dung cơ bản này của thị trường chứng khoán đã tạo được hành lang thị trường cần thiết cho các giao dịch cổ phiếu niêm yết được phát triển cũng như củng cố và hoàn thiện hơn nữa thị trường chứng khoán tập trung.

Giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung với những đặc điểm cơ bản của giao dịch dân sự và những đặc điểm riêng liên quan đến đối tượng niêm yết là cổ phiếu niêm yết và thị trường chứng khoán tập trung riêng biệt, nguồn của pháp luật điều chỉnh đối với giao dịch này không chỉ dừng lại ở các quy định của pháp luật chứng khoán chuyên ngành mà còn có sự điều chỉnh của nhiều nguồn pháp luật khác của liên quan. Bên cạnh các quy phạm pháp luật chứng khoán chuyên ngành, các hoạt động liên quan đến giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán tập trung còn phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật chung có liên quan như bộ luật dân sự, luật đầu tư, luật doanh nghiệp...

Pháp luật về giao dịch chứng khoán niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung cũng là một bộ phận không thể thiếu của pháp luật về giao dịch chứng khoán. Với tư cách là biện pháp điều tiết và quản lý các hoạt động giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung nói riêng và sự ràng buộc pháp lý cũng như yêu cầu pháp lý bắt buộc đối với các vấn đề liên quan đến hoạt động giao dịch cổ phiếu niêm yết khác. Pháp luật về giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung được xây dựng

và hoàn thiện với vai trò như một hành lang pháp lý vững chắc nhằm bảo đảm cho các hoạt động giao dịch trên thị trường chứng khoán tập trung được an toàn, minh bạch và công bằng.

Pháp luật về giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung đã được xây dựng và áp dụng hơn một thập kỷ qua với nhiều tác động lớn đến thị trường chứng khoán nói riêng và thị trường kinh tế Việt Nam nói chung. Năm 2006 Luật chứng khoán ra đời, đã tạo lập được khuôn khổ pháp lý cơ bản và cao nhất cho hoạt động của thị trường chứng khoán cũng như hoạt động giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung. Đến năm 2010, Luật chứng khoán 2006 đã được sửa đổi và bổ sung nhằm hoàn thiện những vấn đề pháp lý của vướng mắc trong quá trình áp dụng thực tiễn, điều này dần hoàn thiện một khuôn khổ pháp lý tương đối đầy đủ, đồng bộ và có khả năng điều chỉnh thị trường chứng khoán tập trung một cách toàn diện.

Tuy nhiên, trong thời gian áp dụng, Luật chứng khoán và các văn bản pháp luật có liên quan đến vấn đề giao dịch cổ phiếu niêm yết cũng vẫn còn bộc lộ nhiều thiếu xót, bất cập và thực tiễn xây dựng, hoàn thiện thị trường chứng khoán cũng còn đang gặp nhiều vướng mắc, khó khăn. Để giải quyết triệt để các vướng mắc và tạo tác động hiệu quả đến thị trường chứng khoán tập trung thì việc hoàn thiện quy định của pháp luật về vấn đề này cũng cần phải được xem xét hoàn thiện một cách toàn diện và thống nhất.

Việc hoàn thiện pháp luật về giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung vừa và yêu cầu cũng như trách nhiệm của pháp luật đối với thị trường chứng khoán nói riêng và kinh tế Việt Nam nói chung. Trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật trên con đường xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc hoàn thiện pháp luật lĩnh vực này cũng là yêu cầu chung của đất nước trong giai đoạn này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


I. Tài liệu tiếng Việt

1. Tạ Thanh Bình (2007), Hoàn thiện pháp luật về giao dịch chứng khoán trên thị trường giao dịch tập trung tại Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

2. Tạ Thị Bình (2001), Đặc điểm pháp lý của việc giao kết hợp đồng mua bán chứng khoán trên thị trường giao dịch tập trung tại Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

3. Bộ tài chính (2015), Thông tư số 203/2015/TT-BTC hướng dẫn về giao dịch trên thị trường chứng khoán, Hà Nội.

4. Bộ tài chính (2017), Thông tư số 115/2017/TT-BTC hướng dẫn công tác giám sát giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán, Hà Nội.

5. Bộ tài chính (2017), Thông tư số 134/2017/TT-BTC hướng dẫn giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán, Hà Nội.

6. Bộ tài chính (2018), Tờ trình dự án Luật chứng khoán (sửa đổi) gửi Chính Phủ, Hà Nội.

7. Bộ tư pháp (2017), Đề xuất hoàn thiện chính sách nhằm mở rộng, phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường chứng khoán, Hà Nội.

8. Bộ tư pháp (2017), Yêu cầu cấp thiết sửa đổi Luật chứng khoán trong bối cảnh hội nhập kinh tế - quốc tế, Hà Nội.

9. Chính phủ (2012), Nghị định số 58/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Hà Nội.

10. Chính phủ (2013), Nghị định số 108/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, Hà Nội.

11. Chính phủ (2013), Nghị định số 170/2013/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 26/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi thành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số, Hà Nội.

12. Chính phủ (2015), Nghị định số 60/2015/NĐ-CP quy định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 58/2012/NĐ-CP, Hà Nội.

13. Chính phủ (2016), Nghị định số 145/2016/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, Hà Nội.

14. Chính phủ (2016), Nghị định số 86/2016/NĐ-CP quy định điều kiện đầu tư, kinh doanh chứng khoán, Hà Nội.

15. Chính phủ (2016), Nghị quyết số 27/NQ-CP ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TW ngày 01/11/2016 và Nghị quyết số 24/2016/QH14 ngày 8/11/2016, Hà Nội.

16. Nguyễn Thùy Dương (2016), Thực thi pháp luật về hoạt động công bố thông tin của công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.

17. Đảng cộng sản Việt Nam (2016), Nghị quyết số 05-NQ/TW về một số chủ trương chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nên kinh tế, Hà Nội.

18. Đảng cộng sản Việt Nam (2017), Nghị quyết số 11-NQ/TW về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Hà Nội.

19. Phạm Nguyễn Hoàng (Chủ nhiệm đề tài) (2011), Cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng và phát triển thị trường giao dịch hợp đồng tương lai trái phiếu tại Việt Nam.

20. Bùi Thị Lệ (2018), Nhận dạng và đo lường rủi ro trong đầu tư cổ phiếu niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Thương mại.

21. Nguyễn Thành Long (Chủ nhiệm đề tài) (2010), Định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2020.

22. Luatvietnam.vn (2018), 9 nội dung quan trọng nhất của Luật chứng khoán.

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 29/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí