lực lợi nhuận (lợi tức/cổ tức) thì mới thành lập DNXH, vì thế khó có thể yêu cầu họ dành 100% lợi nhuận vì mục tiêu xã hội. Ngoài ra, LDN 2020 tạo ra khoảng cách giữa DNXH theo luật định và DNXH thực tế đang tồn tại trên thị trường. Tức là hình thức pháp lý của DNXH phải là một trong các loại hình doanh nghiệp theo LDN 2020. Tuy nhiên hiện tại ở Việt Nam các tổ chức mang tính chất DNXH đang hoạt động dưới bốn loại hình thức: Doanh nghiệp, hợp tác xã, trung tâm, câu lạc bộ - hiệp hội. Trong số đó, trung tâm là hình thức ưa chuộng hơn cả với 33%, loại hình doanh nghiệp, đứng thứ hai gần 30%, câu lạc bộ và hiệp hội chiếm khoảng 15% và hợp tác xã khoảng 10% [79]. Vì vậy các quy định DNXH là doanh nghiệp đã loại trừ một số tổ chức thực tế được hình thành từ lâu và đang thực hiện hoạt động vì cộng đồng như DNXH. Các tổ chức này nếu muốn được pháp luật công nhận là DNXH thì phải đăng ký chuyển đổi sang mô hình DNXH theo Điều 7 Nghị định 96/2015/NĐ-CP.
Hơn nữa, quy định về DNXH ở Việt Nam còn một số mâu thuẫn giữa LDN 2020 và Bộ luật Dân sự năm 2015. Mặc dù LDN 2020 đã thay thế LDN 2014, nhưng sự khác biệt giữa hai văn bản luật (BLDS và LDN) do Quốc hội ban hành cho thấy quan điểm về DNXH chưa được thống nhất. Cụ thể:
Thứ nhất, xét từ định nghĩa “doanh nghiệp”, mục đích thành lập doanh nghiệp là nhằm thực hiện chức năng kinh doanh thu lợi nhuận, nên được Điều 75 BLDS 2015 xếp vào nhóm pháp nhân thương mại. Trong khi đó, theo Điều 76 BLDS 2015, DNXH là một pháp nhân phi thương mại, vẫn có thể tìm kiếm lợi nhuận nhưng đó không là mục tiêu chính và điều quan trọng là nếu có lợi nhuận thì không được chia cho các thành viên. Theo LDN năm 2020 thì DNXH thuộc phạm trù “doanh nghiệp”, hiểu theo logic đó thì DNXH phải là một pháp nhân thương mại, nhưng BLDS đã không theo hướng đó. Dường như theo tinh thần của BLDS 2015, thì DNXH là một loại hình nằm ngoài khái niệm doanh nghiệp.
Thứ hai, theo BLDS 2015, DNXH là một pháp nhân phi thương mại, có nghĩa là phải tổ chức thành lập đáp ứng các điều kiện theo quy định của BLDS 2015, vì vậy với quy định trên DNXH sẽ không được thành lập dưới hình thức là doanh nghiệp tư nhân, do doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Như vậy, LDN 2020 và BLDS 2015 vẫn chưa có quy định thống nhất về tư cách pháp nhân của DNXH trong trường hợp DNXH tồn tại dưới dạng là doanh nghiệp tư nhân.
Thứ ba, theo quy định của LDN 2020, DNXH phải sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký. Quy định này tạo sự cân bằng trong việc thực hiện mục tiêu xã
hội và hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên với quy định trên, câu hỏi đặt ra là phần lợi nhuận còn lại nhiều nhất là 49% sẽ được giải quyết như thế nào. Khoản 3 Điều 7 LDN 2020 quy định doanh nghiệp có quyền lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn. Như vậy theo quy định của LDN 2020, DNXH có thể sử dụng 49% lợi nhuận theo cách thức do doanh nghiệp lựa chọn và quyết định. Thậm chí, nếu các thành viên trong công ty quyết định sử dụng 49% chia cho các thành viên trong năm tài chính thì cũng được coi là hợp pháp, và 49% lợi nhuận này không còn được coi là vốn của công ty nữa; Và chỉ khi quyết định giữ lại khoản lợi nhuận đó, thì nó sẽ được xếp vào nhóm lợi nhuận chưa chia, thì lúc đó mới là một phần nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, và doanh nghiệp mới có thể sử dụng khoản lợi nhuận đó như là vốn. Tuy nhiên, khác với LDN 2020, BLDS 2015 có quy định chặt chẽ hơn về sử dụng lợi nhuận của DNXH theo đó DNXH được xác định là pháp nhân phi thương mại, không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên (Điều 76). Có thể thấy, quy định của LDN 2020 và BLDS 2015 thể hiện hai cách tiếp cận khác nhau. LDN 2020 tiếp cận theo hướng mở, linh hoạt, quy định phù hợp với nét đặc thù của DNXH, hướng tới sự cân bằng giữa mục tiêu xã hội và mục tiêu kinh doanh, tức là tạo nên sự cân bằng giữa việc thực hiện các mục tiêu xã hội mà doanh nghiệp hướng tới và việc tạo nên lợi nhuận cho các thành viên thành lập nên doanh nghiệp đó. Trong khi đó, với quy định của BLDS, khi khoản lợi nhuận còn lại (tối đa 49%) không được sử dụng cho các mục tiêu xã hội và cũng không được chia cho các thành viên, thì có thể không tạo nên động lực cho các tổ chức, cá nhân thành lập DNXH.
Đồng thời, khái niệm về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam có một số điểm giống và khác với cách hiểu về loại hình doanh nghiệp này trong pháp luật một số quốc gia trên thế giới. Cụ thể:
Tại Trung Quốc, mặc dù ý tưởng về DNXH đã nhen nhóm từ những năm 1949, tới nay vẫn chưa có một định nghĩa pháp lý hay một loại hình pháp lý chính thức dành cho loại doanh nghiệp này [130]. Cách hiểu đơn giản nhất về DNXH được các học giả đưa ra là các tổ chức kinh doanh vì mục tiêu xã hội, vì vậy các tổ chức này theo đuổi đồng thời hai mục tiêu: kết hợp chiến lược kinh doanh với mục tiêu xã hội lớn hơn [116]. Tuy nhiên, việc xác định các đặc trưng cơ bản của DNXH hoặc đưa ra một định nghĩa chung về loại hình doanh nghiệp này vẫn là vấn đề gây tranh cãi [116].
Trong khi đó, tại Hoa Kỳ, DNXH chưa được Quốc hội, Chính phủ hoặc các cơ quan có liên quan ở tiểu bang định nghĩa trong hệ thống pháp luật. Khoảng trống này giúp cho các nhà nghiên cứu và bình luận đề xuất rất nhiều những định nghĩa khác nhau
về DNXH, trong đó thường nhấn mạnh đến việc thực hiện các hoạt động kinh doanh và phải có các mục tiêu xã hội hoặc môi trường. Ví dụ, có thể kể đến một số định nghĩa sau đây:
Có thể bạn quan tâm!
- Nhu Cầu Phát Triển Của Doanh Nghiệp Xã Hội Trong Nền Kinh Tế Thị Trường
- Khái Niệm Pháp Luật Về Doanh Nghiệp Xã Hội
- Thực Trạng Pháp Luật Về Doanh Nghiệp Xã Hội Ở Việt Nam Hiện Nay
- Pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay - 12
- Các Vấn Đề Pháp Lý Về Hoạt Động Của Doanh Nghiệp Xã Hội
- Pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay - 14
Xem toàn bộ 187 trang tài liệu này.
- Social Enterprise Alliance, một thành viên của tổ chức DNXH quốc gia ở Hoa Kỳ đưa ra định nghĩa: DNXH là một tổ chức hoặc sáng kiến kết hợp sứ mệnh xã hội của một chương trình phi lợi nhuận hoặc của chính phủ với cách tiếp cận theo thị trường của một doanh nghiệp.
- Giáo sư Paul Light – Giáo sư dịch vụ công tại Đại học New York trong cuốn “Tìm kiếm Doanh nhân xã hội” xuất bản năm 2008 đã nêu: DNXH là một tổ chức đạt được sứ mệnh xã hội hoặc môi trường bằng việc sử dụng các phương pháp kinh doanh, điển hình bằng cách điều hành một doanh nghiệp tạo doanh thu.
- James Fishman – giáo sư Luật tại trường Luật Pace nêu trong cuốn Wrong Way Corrigan và những phát triển gần đây trong lĩnh vực phi lợi nhuận, xuất bản năm 2007: DNXH là một phương tiện đem lại lợi nhuận đã cam kết thực hiện hoạt động từ thiện.
- Kyle Westaway – Giảng viên Luật tại trường Luật Harvard và là người sáng lập hãng luật Westaway, trong cuốn: Những vấn đề mà Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa có thể thỏa thuận – xuất bản năm 2012 đã viết: DNXH là một thực thể cung cấp giải pháp dựa trên thị trường cho các vấn đề xã hội và môi trường [72].
Như vậy, mặc dù cũng không tồn tại một định nghĩa pháp lý chính thức cho DNXH, các nhà lập pháp lại chú trọng vào việc xây dựng các mô hình tổ chức pháp lý đa dạng nhằm tạo điều kiện cho sự ra đời và hoạt động của DNXH [96]. Mỗi mô hình trên có ưu nhược điểm riêng, cho phép người thành lập DNXH có thể lựa chọn mô hình phù hợp đáp ứng mục tiêu xã hội của doanh nghiệp đồng thời vẫn tiếp cận được lợi thế của các mô hình công ty truyền thống. Ví dụ, mô hình Công ty cổ phần vì mục đích xã hội (Social purpose corporations - SPC) đầu tiên được thành lập tại bang Florida vào năm 2011 và sau đó mô hình này được mở rộng sang các bang khác như California và Washington. Mô hình này tận dụng được các ưu điểm của mô hình công ty cổ phần, đặc biệt là khả năng tiếp cận nguồn vốn, vì việc huy động vốn được thực hiện giống như đối với CTCP. Cũng phát triển dựa trên mô hình công ty cổ phần truyền thống, mô hình Công ty cổ phần vì lợi ích (Benefit Corporation - BC) được đưa ra tại Maryland vào năm 2010 và sau đó mô hình này nhanh chóng được thừa nhận trong khoảng hơn 30 bang khác tại Hoa Kỳ (trong đó có Washington, DC). So với SPC thì mô hình BC tồn tại phổ biến hơn và được thừa nhận trong pháp luật của nhiều bang hơn so với SPC. Một số ít bang (California và Florida cho phép thành lập cả SPC và BC). [72]
Bên cạnh mô hình công ty cổ phần, mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn truyền thống cũng được các nhà làm luật Hoa Kỳ khai thác và cải tiến để phù hợp với sự phát triển của các DNXH. Bang Vermont là nơi đầu tiên cho phép thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn lợi nhuận thấp (Low-profit limited liability companies – L3C) từ năm 2008. L3C sau đó nhanh chóng lan rộng ra 10 bang khác bao gồm Illinois, Kansas, Louisiana, Maine, Michigan, North Dakota, Rhode Island, Utah, và Wyoming. L3C là một công ty trách nhiệm hữu hạn theo đuổi một mục tiêu mang tính nhân văn. [72]. Một mô hình khác tồn tại ở một số bang ở Hoa Kỳ là công ty trách nhiệm hữu hạn vì lợi ích (Benefit limited liability companies – BLLC). So với các mô hình trên thì BLLC kém phổ biến hơn, chỉ được thừa nhận tại bang Maryland và Oregon [72]. Tương tự như BC, mục tiêu của BLLC là tạo ra lợi ích công cộng chung, tức là trong hoạt động của công ty phải đánh giá tác động của hoạt động kinh doanh tới toàn bộ các đối tượng có thể bị ảnh hưởng. Các đặc điểm của BLLC phần lớn giống với BC, trừ điểm khác biệt cơ bản là BLLC dựa trên loại hình CTTNHH trong khi BC là loại hình CTCP. Nhờ đó, BLLC tận dụng được sự linh hoạt về tổ chức và chế độ báo cáo của CTTNHH. Ngoài ra, chế độ trách nhiệm của người quản lý doanh nghiệp trong BLLC cũng không chặt chẽ như đối với BC [72].
Khác với Hoa Kỳ và Trung Quốc, theo pháp luật tại Anh, khái niệm “DNXH” không được định nghĩa trong các văn bản pháp luật của Nghị viện nhưng tồn tại trong một số văn bản của các cơ quan Chính phủ Anh. Ví dụ, từ năm 2002 tới năm 2012, Bộ Thương mại và Công nghiệp của Anh (Department of Trade and Industry) đã định nghĩa DNXH là “doanh nghiệp với mục tiêu căn bản là mục tiêu xã hội và phần lớn lợi nhuận tạo ra được tái đầu tư cho mục tiêu đó hoặc đầu tư cho cộng đồng thay vì tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông và chủ sở hữu” [138]. Phát triển từ khái niệm này, trong một nghiên cứu vào năm 2014, Bộ Kinh doanh, Đổi mới và Kỹ năng (Department for Business, Innovation & Skills - BIS) đưa ra khái niệm DNXH, theo đó DNXH phải đáp ứng 4 tiêu chí sau:
(i) Tự coi mình là một DNXH;
(ii) Không trả cho cổ đông hoặc chủ sở hữu quá 50% lợi nhuận của công ty;
(iii) Có ít nhất 75% doanh thu tới từ hoạt động thương mại hàng hóa và dịch vụ;
(iv) Là một doanh nghiệp với mục tiêu cơ bản là mục tiêu xã hội hoặc môi trường, mà phần lớn lợi nhuận được tái đầu tư vào kinh doanh hoặc cộng đồng nhằm thực hiện các mục tiêu đó thay vì được trả cho cổ đông hoặc chủ sở hữu” [92].
Định nghĩa này đưa ra cả các tiêu chí định tính và định lượng để xác định DNXH, không chỉ đưa ra các yêu cầu chung chung về mục tiêu của DNXH mà còn làm rõ các tiêu chí đó bằng cách bổ sung một số chỉ tiêu về con số cụ thể. Các tiêu chí này được thừa nhận rộng rãi như là những đặc trưng cơ bản của DNXH. Có thể kể đến một số tổ chức cũng sửa đổi, bổ sung một số thành tố cho định nghĩa DNXH, điển hình là :
- Tổ chức DNXH Vương quốc Anh (Social Enterprise United Kingdom – SEUK) – hiệp hội DNXH lớn nhất tại Anh, cũng đưa ra một số tiêu chí bổ sung để một doanh nghiệp được thừa nhận là DNXH và được cấp chứng chỉ bởi tổ chức này. Theo SEUK, DNXH là “một doanh nghiệp kinh doanh vì mục đích xã hội hoặc môi trường. Doanh nghiệp có sứ mệnh xã hội rõ ràng, có nghĩa là doanh nghiệp đó phải hiểu được sự khác biệt mà mình đang cố gắng tạo ra, đối tượng mà doanh nghiệp muốn giúp đỡ, và cách thức, kế hoạch doanh nghiệp dự định tiến hành. Doanh nghiệp đó sẽ dùng phần lớn hoặc toàn bộ lợi nhuận thu được từ cung ứng hàng hóa hoặc dịch vụ vào sứ mệnh đó. Và doanh nghiệp cũng có sẽ những quy định cụ thể về việc phân phối lợi nhuận, tái đầu tư để đạt được sứ mệnh xã hội. DNXH là (i) những doanh nghiệp hướng tới tạo ra doanh thu thông qua cung cấp hàng hóa và dịch vụ thay vì nhận các khoản trợ cấp hay tài trợ,
(ii) được lập ra để tạo ra sự khác biệt và (iii) tái đầu tư lợi nhuận thu được vào sứ mệnh xã hội” [138]. Ngoài ra, để được SEUK công nhận là một DNXH thì doanh nghiệp đó phải cụ thể hóa mục đích xã hội mà mình theo đuổi (thay vì các tuyên bố về sứ mệnh xã hội chung chung) trong các văn bản thành lập và quản lý công ty [138].
- Thương hiệu DNXH (Social Enterprise Mark – SEM) : coi DNXH là một tổ chức thực hiện hoạt động thương mại – áp dụng nguyên tắc kinh doanh tốt có lợi nhuận và bền vững – nhưng hướng đem lại lợi ích cho xã hội bao gồm cả lợi ích về môi trường [146].
Như vậy, dựa trên các tài liệu hướng dẫn từ SEUK và SEM cho thấy các định nghĩa của hai tổ chức này có điểm chung và khác với định nghĩa của Vụ Kinh doanh, đổi mới và Kỹ năng (BIS) ở những điểm sau:
- Đặt ra yêu cầu DNXH tham gia vào hoạt động kinh tế có tỷ lệ phần trăm doanh thu từ việc kinh doanh nhất định (75% theo BIS và 50% theo SEUK và SEM).
- Mục tiêu trước hết là hướng tới xã hội và/hoặc môi trường; với SEUK và SEM đòi hỏi DNXH phải xác định các mục tiêu của họ trong các văn bản quản trị.
- DNXH không được chi trả trên 50% lợi nhuận hoặc thặng dư cho cổ đông (BIS) và hơn 50% lợi nhuận phải được tái đầu tư vào sứ mệnh xã hội và môi trường (SEUK và SEM).
Ngoài ra, Nghị viện Anh đã phê chuẩn định nghĩa về DNXH do Bộ Y tế đề xuất và chỉ dành cho các tổ chức y tế chăm sóc sức khỏe (2012). Nghị viện quy định việc thành
lập các tổ chức chăm sóc sức khỏe tại địa phương ở Anh có trách nhiệm xã hội. Các tổ chức này chính là các DNXH. Trong bối cảnh đó, Nghị viên quy định DNXH là một doanh nghiệp : Đảm bảo rằng không ít hơn 50% lợi nhuận của nó được sử dụng cho mục đích hoạt động ; Thực hiện các hoạt động vì lợi ích cộng đồng tại Anh ; Có các điều khoản yêu cầu nó phải chuyển tài sản của mình cho một DNXH khác nếu giải thể [72].
Chịu ảnh hưởng của pháp luật Anh, Thái Lan cũng có nhiều nỗ lực trong việc đưa ra và hoàn thiện một định nghĩa pháp lý về DNXH. Văn phòng DNXH của Thái Lan (Thai Social Enterprise Office – TSEO), cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm về chứng nhận DNXH, đã đưa ra các tiêu chí mà một doanh nghiệp phải thỏa mãn để được chính thức công nhận là DNXH, bao gồm:
(i) Có mục tiêu chính là mục tiêu xã hội; và
(ii) Có nguồn thu nhập chính (hơn 50% thu nhập) tới từ việc cung ứng hàng hóa hoặc dịch vụ; và
(iii) Dựa trên các nguyên tắc thương mại và sử dụng lao động công bằng cũng như quy trình sản xuất đạt tiêu chuẩn thân thiện với môi trường; và
(iv) Tái đầu tư phần lớn lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh vì mục tiêu xã hội hoặc sử dụng cho các hoạt động có lợi cho xã hội (tỷ lệ lợi nhuận được phép phân chia dưới dạng cổ tức là không quá 30%)
(v) Có cơ chế quản lý tốt và đảm bảo minh bạch [122].
Như vậy, tương tự với cách tiếp cận của Anh, khái niệm pháp lý về DNXH ở Thái Lan sử dụng cả các tiêu chí định tính và định lượng, thông qua đó thể hiện được một số đặc trưng cơ bản của loại hình doanh nghiệp này.
Trên thực tế, DNXH ở Thái Lan đã xuất hiện từ khá lâu, chủ yếu dưới hình thức hợp tác xã và doanh nghiệp cộng đồng. Tuy nhiên, luật pháp Thái Lan không đưa ra một thực thể pháp lý được thiết kế riêng để phục vụ nhu cầu cụ thể của một DNXH. Năm 2018, Một dự án lập pháp mới được Hội đồng Cải Cách quốc gia xem xét – và chính thức được đưa vào áp dụng từ giữa năm. Tuy nhiên, trong đó cũng không quy chỉ định bất kỳ hình thức pháp lý cụ thể nào cho các DNXH ở Thái Lan, mặc dù đã chính thức đưa ra một số tính năng cụ thể liên quan trực tiếp đến loại hình kinh doanh này. Các DNXH có thể có nhiều hình thức tổ chức khác nhau. Chúng có thể được hình thành như một quỹ hoặc thậm chí là một công ty trách nhiệm hữu hạn. Điều cần lưu ý là DNXH được coi là một hoạt động chứ không phải là hình thức tổ chức. Vì thế bất kỳ tổ chức vì lợi nhuận hoặc tổ chức phi lợi nhuận nào cũng có thể tham gia vào hoạt động của DNXH. Nói cách khác, hoạt động xã hội doanh nghiệp không cần phải được thực hiện bởi các tổ chức thường được gọi là “DNXH”.
Tại Hàn Quốc, một định nghĩa về DNXH đã chính thức được ghi nhận năm 2007 trong Đạo luật Thành lập DNXH (theo Social Enterprise Promotion Act – SEPA). Điều 2 của Luật này xác định: “DNXH là một doanh nghiệp được chứng nhận là phù hợp với Điều 7 về những mục tiêu xã hội bằng cách cung cấp cho những nhóm dễ bị tổn Thương các dịch vụ xã hội hoặc việc làm trong khi tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh, bán hàng hóa và dịch vụ,…”. DNXH phải có hình thức pháp lý cụ thể. Tuy nhiên các hình thức được phép áp dụng rất rộng, bao gồm các loại hình doanh nghiệp có lợi nhuận và phi lợi nhuận. Vì vậy, tương tự ở nhiều quốc gia khác, DNXH ở Hàn Quốc có thể tự lựa chọn cho mình một hình thức pháp lý phù hợp. Các DNXH tại nước này có thể phân loại vào một trong 5 loại sau: Loại hình tạo việc làm: mục đích chính của DNXH này là cung cấp các công việc cho nhóm người dễ bị tổn thương; Kiểu hỗn hợp là loại hình kết hợp mục đích tạo việc làm đồng thời cung cấp các dịch vụ xã hội; Loại hình đóng góp cho cộng đồng địa phương, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng tại một địa phương nhất định; Và các loại khác.[71]
Tại Điều 7 của SEPA quy định rằng DNXH phải đáp ứng các yêu cầu để được Bộ lao động và Việc làm chứng nhận. Điều 8 đưa ra danh sách các yêu cầu để DNXH được chứng nhận, cụ thể là: Mục tiêu xã hội; Cung cấp cho nhóm dễ bị tổn thương những dịch vụ xã hội hoặc công việc, hoặc đóng góp cho cộng đồng địa phương. Dịch vụ xã hội có thể là giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội, môi trường, văn hóa và các dịch vụ tương tự khác; Có trả lương cho người lao động và tiến hành các hoạt động kinh doanh như sản xuất, hán hàng hóa, dịch vụ; Đảm bảo rằng 2/3 lợi nhuận được chi cho các mục tiêu xã hội đặt ra, còn 1/3 lợi nhuận có thể được phân bổ cho các mục đích khác (chỉ áp dụng với loại hình DNXH được phép phân phối lợi nhuận); Sử dụng cơ chế cho phép sự tham gia của các cá nhân trong việc đưa ra quyết định doanh nghiệp; Đáp ứng các yêu cầu cụ thể đối với doanh thu tối thiểu, báo cáo và phân phối tài sản; Được Bộ lao động và Việc làm Hàn Quốc chứng nhận là một DNXH [71].
So sánh với các khái niệm nêu trên, có thể thấy khái niệm về doanh nghiệp xã hội của Việt Nam có những điểm giống và khác nhau cơ bản như sau:
Thứ nhất, các khái niệm đều nhấn mạnh đến tính chất phi lợi nhuận của DNXH: các DNXH có thể là các tổ chức tư nhân vì lợi nhuận, phi lợi nhuận và lai tạo với một sứ mệnh xã hội sử dụng cách tiếp cận kinh doanh để đạt được mục tiêu của họ. DNXH là một mô hình có tính năng động, linh hoạt rất cao, và cũng làm cho quan điểm về khái niệm DNXH rất đa dạng. Thậm chí, có quốc gia vẫn chưa đưa ra một định nghĩa thống nhất mang tính pháp lý, ví dụ như Trung Quốc. Tại quốc gia này, những nét đặc thù của
loại hình doanh nghiệp này dường như chưa được pháp luật thừa nhận mà pháp luật chỉ đơn thuần coi đây là các tổ chức theo đuổi mục tiêu xã hội. Về bản chất, DNXH khác với các tổ chức phi lợi nhuận (về bản chất là hoạt động từ thiện) và cũng khác với một doanh nghiệp thương mại (về bản chất là hoạt động nhằm tạo ra lợi nhuận). DNXH là mô hình “hỗn hợp” ở giữa, thể hiện cả đặc trưng về tính chất tạo ra lợi ích cho xã hội và tạo ra lợi nhuận. Vì vậy, các mô hình tổ chức phi lợi nhuận hoặc mô hình doanh nghiệp thương mại thuần túy sẽ không thể hiện được các nét đặc trưng này, đồng thời không thể tạo điều kiện để DNXH phát triển giá trị riêng của họ. Trong khi mà các tiêu chí để “nhận diện” DNXH còn là một vấn đề gây tranh cãi, điều này cũng thể hiện một phần thực tế là DNXH chưa được Nhà nước thừa nhận chính thức như một khái niệm pháp lý, do đó có phần coi nhẹ vai trò của các doanh nghiệp này trong nền kinh tế. Nguyên nhân có thể lý giải là: Về nguồn gốc của DNXH, ở một số quốc gia các DNXH chủ yếu từ khu vực công cộng như các doanh nghiệp có thu nhập thấp và từ khu vực phi lợi nhuận (hoặc từ khu vực vì lợi nhuận). Nguồn gốc của DNXH ở các quốc gia này ảnh hưởng đến các đặc điểm chính của các DNXH; Về mục đích của DNXH, một số quan điểm cho rằng DNXH bao gồ bất kỳ hoạt động nào, miễn là giúp cộng đồng, trong khi những người khác cho rằng DNXH tập trung vào một hoạt động cụ thể như cung cấp dịch vụ cho người nghèo hoặc việc làm cho các nhóm người thiệt thòi. Tuy nhiên, hầu hết các quốc gia đều cho rằng DNXH cần có một mục tiêu xã hội hoặc môi trường rõ ràng; Về vấn đề phân phối lợi nhuận: Một số quy định ở các nước chỉ định mức phân phối lại lợi nhuận và bổ sung các hạn chế về tư nhân hóa tài sản.
Thứ hai, cách tiếp cận khi xây dựng khái niệm DNXH của Việt Nam không hoàn toàn giống với các nước nêu trên. Mỗi định nghĩa lại có phương pháp tiếp cận về DNXH khác nhau. Mỗi phương pháp lại bộc lộ những ưu điểm và hạn chế nhất định, phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của mỗi nước. Theo nghiên cứu kinh nghiệm, ta nhận thấy trên thế giới có một số cách quy định về DNXH như sau:
- Định nghĩa về DNXH được quy định trong luật do cơ quan lập pháp ban hành. Khái niệm này có thể đưa ra dưới dạng mô tả chung về bản chất của DNXH hoặc liệt kê các yếu tố khác nhau mà một tổ chức cần phải đáp ứng để trở thành DNXH. Cách tiếp cận này có một số ưu điểm. Một là nhấn mạnh tầm quan trọng của DNXH được thừa nhận rõ ràng trong luật, từ đó mang tới hiệu quả tích cực cho khu vực tư nhân và cung cấp một khuôn khổ pháp lý rõ ràng cho DNXH. Hơn nữa, với một khái niệm pháp lý được quy định rõ ràng trong luật thì có thể tạo ra hiệu quả tích cực cho khu vực tư nhân và tác động đến các nhà đầu tư bằng cách cung cấp một khuôn khổ pháp lý và hỗ trợ cho