Thực Trạng Pháp Luật Về Doanh Nghiệp Xã Hội Ở Việt Nam Hiện Nay

phủ, trung tâm, hiệp hội, câu lạc bộ, quỹ,… Thực tế này tồn tại bởi DNXH chịu ảnh hưởng rất lớn bởi xu hướng hoạt động của xã hội của các cá nhân sáng lập (các doanh nhân xã hội), tính linh hoạt và khả năng sáng tạo, khả năng nắm bắt các nhu cầu của cộng đồng, của các doanh nhân tâm huyết với việc thực hiện các mục tiêu xã hội. Do đó, pháp luật về DNXH cần đề cao mục tiêu xã hội của mô hình này, không nhất thiết đóng khung vào một hình thức pháp lý cụ thể nào của các tổ chức hoạt động vì mục tiêu xã hội.

Ngoài ra, quyền của DNXH còn được thể hiện ở các chính sách phát triển đối với DNXH, nhằm giúp cho lực lượng DNXH gia tăng, đáp ứng nhu cầu cấp bách hiện nay. Nhiều quốc gia trên thế giới đã đặt mục tiêu phát triển lực lượng DNXH thông qua việc thiết lập các chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các loại hình DN này thành lập và hoạt động. Với khả năng phát hiện và giải quyết các vấn đề về nhu cầu an sinh xã hội trong cộng đồng, các DNXH được hưởng các ưu đãi để phát triển. Bởi vậy, những quy định về các mức ưu đãi đối với đầu tư thành lập DNXH, đặc biệt là chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với hoạt động trong các lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, bảo vệ môi trường… là một yếu tố quan trọng trong hệ thống pháp luật về DNXH. Ngoài ra, còn bao gồm cả các chính sách thuế như miễn thuế, giảm thuế tương ứng với khoản lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp giữ lại tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký.

Một số ý kiến cho rằng, ngoài sự nỗ lực của chính bản thân các DNXH, cần có sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua các chính sách khởi nghiệp cho DNXH. Đối với những DNXH đang hoạt động cần phải có những ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích về đầu tư, thuế, quỹ đất; hỗ trợ về tài chính, nhân lực; hỗ trợ về tài chính, nhân lực; phát triển quỹ tài chính hoặc nguồn tài chính để giúp cho DNXH phát triển. Về vấn đề nguồn vốn, DNXH có thể tìm cách kêu gọi, thu hút vốn vay và có bảo lãnh của các tổ chức từ thiện hoặc Chính phủ; phát hành nợ có đặc trưng của vốn chủ sở hữu với việc phát hành nợ cho các nhà đầu tư và nhà đầu tư được nhận lãi dựa vào hiệu quả sản xuất – kinh doanh của DNXH. Ví dụ như tại Mỹ, những nhà đầu tư đổ tiền vào DNXH sẽ không phải đóng thuế, còn tại Thái Lan, Chính phủ cũng dành 3% từ tiền thuế thu từ thuốc lá và hoạt động vũ trường để đầu tư vào DNXH… Còn tại Việt Nam, trong Diễn đàn đầu tư xã hội Việt Nam 2014 lần thứ 2, ông Brook Taylor (Giám đốc điều hành tập đoàn VinaCapital) cho rằng, để phát triển mô hình DNXH, doanh nghiệp cần phải đưa ra được phương án kinh doanh với mục tiêu vì cộng đồng đặt trên lợi nhuận. Nếu mô hình thực sự hiệu quả sẽ nhận được nguồn vốn tài trợ từ các tổ chức phi Chính phủ. Còn theo bà Laura Altinger, chuyên gia kinh tế cao cấp về lĩnh vực khí hậu của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam, để

phát triển, bản thân các doanh nghiệp phải chứng minh, khẳng định vai trò của mình trong các hoạt động xã hội và tự lực tìm kiếm, tiếp cận với các nguồn tài chính như các nhà thiện nguyện, các quỹ tài trợ phi Chính phủ…

- Hiện nay, Luật thuế thu nhập Doanh nghiệp quy định: miễn thuế đối với phần thu nhập không chia của cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, y tế và lĩnh vực xã hội hóa khác để lại để đầu tư phát triển cơ sở đó theo quy định của luật chuyên ngành về lĩnh vực giáo dục – đào tạo, y tế và lĩnh vực xã hội hóa khác. Quy định về phần thu nhập hình thành tài sản không chia của hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã… Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển sơ khai nhưng tiềm năng phát triển còn rất lớn. DNXH góp phần chia sẻ trách nhiệm và gánh nặng xã hội với Nhà nước bằng các con đường riêng đầy sáng tạo, tiết kiệm, thiết thực và hiệu quả, đồng thời giúp bù đắp được một khiếm khuyết khó khắc phục của cơ chế thị trường là vận hành bởi động cơ lợi nhuận. Cùng với việc luật hóa những quy định về DNXH và tạo ra những cơ chế, chính sách thuận lợi, mô hình DNXH cho thấy còn nhiều tiềm năng và triển vọng phát triển trong tương lai, là mảnh đất màu mỡ cho các nhà đầu tư tương lai, cho các bạn trẻ có hoài bão làm giàu và sống có ích. Nếu không có các thiết chế chuyên trách nhằm thực thi pháp luật về DNXH sẽ khiến việc hoạt động của mô hình doanh nghiệp này khó khăn. Trong bối cảnh hiện tại ở Việt Nam, các thiết chế này chưa được độc lập so với các thiết chế thực thi pháp luật doanh nghiệp thông thường. Trong tương lai, sẽ có các quy định chuyên ngành để đảm bảo được yếu tố này, giúp hệ thống pháp luật về DNXH ở Việt Nam hoàn thiện hơn.

- Quyền và nghĩa vụ của DNXH

Ngoài các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp theo quy định của LDN 2020, DNXH còn có một số quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 10 LDN như sau:

- Duy trì mục tiêu và điều kiện về chủ sở hữu doanh nghiệp, người quản lý DNXH trong suốt quá trình hoạt động; trường hợp doanh nghiệp đang hoạt động muốn chuyển thành DNXH hoặc DNXH muốn từ bỏ mục tiêu xã hội, môi trường, không sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư thì DN phải thông báo với cơ quan có thẩm quyền để tiến hành các thủ tục theo quy định của pháp luật.

- Chủ sở hữu DN, người quản lý DNXH được xem xét, tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ trong việc cấp giấy phép, chứng chỉ và giấy chứng nhận liên quan theo quy định của pháp luật

- Được huy động và nhận tài trợ dưới các hình thức khác nhau từ các cá nhân, DN, tổ chức phi Chính phủ và các tổ chức khác của Việt Nam và nước ngoài để bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động của DN

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 187 trang tài liệu này.

- Không được sử dụng các khoản tài trợ huy động được cho mục đích khác ngoài bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động để giải quyết vấn đề xã hội, môi trường mà DN đã đăng ký

- Trường hợp được nhận các ưu đãi, hỗ trợ, DNXH phải định kỳ hàng năm báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tình hình hoạt động của DN

Pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay - 10

- Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ và thúc đẩy phát triển DNXH

Có hai vấn đề chính mà một cấu trúc pháp lý dành riêng cho DNXH cần phải điều chỉnh: (i) Nghĩa vụ cam kết của DNXH về việc thực hiện mục tiêu xã hội; và (ii) Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong việc tham gia thực thi các cam kết này

Thứ nhất, về nghĩa vụ cam kết của DNXH về việc thực hiện mục tiêu xã hội:

Đạt được địa vị pháp lý chuyên biệt là một thuận lợi lớn dành cho các doanh nhân xã hội. Lý do là bởi DNXH có thể được nhà nước dành cho những chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển đáng kể. Ngay cả khi nhà nước đó không có các chính sách như vậy thì về lý thuyết, căn cứ theo mô hình Hệ sinh thái DNXH thì các DNXH luôn nhận được các khoản trợ cấp từ phía những nhà đầu tư xã hội. Bên cạnh đó là giá trị truyền thông trong mắt công chúng – những người nhìn nhận DNXH như một mô hình tiên phong vì cộng đồng. Do đó, một khi pháp luật đã xây dựng một hình thức chuyên biệt cho DNXH, cũng cần đòi hỏi DNXH phải có những cam kết liên quan đến phúc lợi xã hội.

Kinh nghiệm lập pháp của các quốc gia trên thế giới cho thấy pháp luật điều chỉnh nghĩa vụ cam kết của DNXH về phúc lợi xã hội có thể bao gồm các nội dung: (i) Quy định nghĩa vụ cam kết của DNXH; (ii) Cung cấp các công cụ cam kết, ví dụ như hợp đồng, chứng chỉ; (iii) Cung cấp các phương tiện kiểm tra việc thực hiện cam kết; (iv) Hậu quả nếu DNXH không thực hiện được cam kết.

Pháp luật còn có thể trao quyền cho một bên thứ ba thực hiện quy trình nói trên. Để được coi là bên thứ ba có đủ tư cách pháp lý, chủ thể đánh giá phải thỏa mãn các điều kiện pháp luật đưa ra. Các điều kiện này phải đảm bảo được khả năng đánh giá vấn đề một cách toàn diện, độc lập, bao quát của bên thứ ba, đồng thời cũng phải đảm bảo khả năng chuyên môn cần thiết và một cơ cấu hoạt động minh bạch.

Thứ hai, về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong việc tham gia thực thi các cam kết về việc thực hiện mục tiêu xã hội:

GS. Dana Brakman Reiser chỉ ra rằng, đối với một hình thức chuyên biệt ở đó DNXH hỗ trợ tối ưu các doanh nhân xã hội đạt được sứ mệnh xã hội, bản thân hình thức đó phải đưa ra cấu trúc sẵn sàng cho việc thực thi các cam kết. Một cấu trúc mạnh phải điều chỉnh được việc các nhóm chủ thể sau tham gia vào thực thi cam kết ưu tiên phúc lợi xã hội [82, tr 692-720]:

- Nhóm chủ thể nhân viên/nhà điều hành

Trong Hệ sinh thái DNXH, đây là những người nắm quyền ra quyết định đối với các hoạt động của DNXH, thực chất là thực hiện các nghĩa vụ được ủy thác bởi nhà đầu tư, nhà tài trợ, vì thế mà có vai trò vô cùng quan trọng. Để đảm bảo rằng các chủ thể được ủy thác thực hiện các cam kết ưu tiên phúc lợi xã hội, pháp luật có thể ấn định các nghĩa vụ: (i) Nghĩa vụ trung thực: người được ủy thác phải hành động với sự tin cẩn và lòng trung thực, không đặt lợi ích cá nhân của họ trước các doanh nghiệp mà họ phục vụ;

(ii) Nghĩa vụ thận trọng: người được uỷ thác phải hành động thận trọng khi đưa ra quyết định, vì đôi khi sẽ xảy ra xung đột giữa mục tiêu lợi ích xã hội và lợi ích kinh thế. Lúc này, họ phải cân nhắc kỹ lưỡng và có thể tham vấn các chuyên gia nếu cần thiết; (iii) Nghĩa vụ tuân thủ: người được uỷ thác phải hành động tuân thủ theo những quy định, giới hạn trong những gì mà luật cho phép, về sứ mệnh của tổ chức, được thể hiện trong điều lệ và các văn bản pháp lý liên quan.

- Nhóm chủ thể nhà đầu tư/chủ sở hữu

Cấu trúc pháp lý mạnh phải đảm bảo rằng các nhà đầu tư được thông báo, trao quyền, và khuyến khích các nhà đầu tư tham gia vào thực thi cam kết ưu tiên xã hội. Các cơ chế hữu ích bao gồm: quyền đối với thông tin; quyền tham gia vào hoạt động điều hành, quản trị; quyền bầu bán; quyền kiện tụng; và động cơ đối với các cam kết ưu tiên lợi ích xã hội.

- Nhóm chủ thể khách hàng, đối tượng thụ hưởng và nhân viên

Các nhà đầu tư không phải là nhóm các bên liên quan duy nhất mà các hình thức chuyên biệt có thể tận dụng để thực hiện mục tiêu ưu tiên phúc lợi xã hội, mà ngoài ra còn nhân viên, người tiêu dùng, người thụ hưởng, hoặc ngay cả công chúng nói chung. Một cấu trúc pháp lý mạnh phải cung cấp các nhóm chủ thể còn lại ít nhất ba cơ chế: Thứ nhất, quyền tiếp cận thông tin về kết quả và quyết định của DNXH; thứ hai, các công cụ như quản lý, bầu bán hoặc quyền kiện tụng để ngăn trở việc DNXH không hoạt động đúng với những gì đã cam kết; thứ ba, các động cơ thích hợp để tham gia tích cực vào việc thực thi các cam kết hơn là thụ động bên lề.

- Về các ưu đãi, hỗ trợ dành cho Doanh nghiệp xã hội

Có một số quan điểm cho rằng, do đặc thù trong cấu trúc và hoạt động mà DNXH phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, vì lẽ đó, để khuyến khích sự phát triển của mô hình rất có lợi này, pháp luật về DNXH cũng cần quy định những chính sách ưu đãi, hỗ trợ cụ thể cho các DNXH, cũng như cách thức và trách nhiệm thực hiện các chính sách này [34, tr 64]. Các chính sách này sẽ được luật hóa, và một khi đạt được địa vị pháp lý tương xứng, DNXH sẽ tự động được hưởng các chính sách này.

Tuy nhiên, một số quan điểm lại cho rằng các DNXH cần được đặt trong những khuôn khổ pháp lý chung, hoạt động trên những sân chơi chung và cạnh tranh bình đẳng với các tổ chức, doanh nghiệp khác. Đây cũng là biện pháp của chính phủ Hoa Kỳ - ví dụ, họ dành cho DNXH các địa vị pháp lý rõ ràng và các chứng chỉ, từ đó, DNXH có thể dễ dàng gọi vốn đầu tư từ các quỹ tư nhân hơn. Những người ủng hộ quan điểm này cho rằng chính sách ưu đãi của nhà nước chỉ nên dành cho một số lĩnh vực nhất định, mà nhà nước thấy cần khuyến khích phát triển hoặc lôi kéo sự tham gia của xã hội dân sự, đồng thời đây cũng là chính sách chung, không chỉ dành riêng cho các DNXH. Ý kiến này rất đáng tham khảo, bởi lẽ các DNXH có quy mô khác nhau, hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau, và do đó không phải DNXH nào cũng đem lại những tác động xã hội theo đó cần thiết phải có chính sách ưu đãi [34, tr 64]. Điều này cũng có nghĩa là nhà nước cần luật hóa các quy định ưu đãi thuế, ưu đãi đầu tư cho bất kỳ tổ chức nào đạt yêu cầu, sau đó tùy theo bối cảnh kinh tế - xã hội để đưa ra các chính sách phụ trợ, áp dụng pháp luật cho linh hoạt.

Ở Việt Nam, các quy định về yếu tố tài trợ vốn, ưu đãi thuế, ưu đãi về sử dụng đất đai và các ưu đãi khác. Cụ thể là:

- DNXH được huy động và nhận tài trợ dưới các hình thức khác nhau từ các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức khác của Việt Nam và nước ngoài để bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Thật vậy, DNXH cũng như những DN thông thường khác, đều cần có nguồn vốn để hoạt động kinh doanh. Một mặt, DNXH cần phải tự chủ về một phần vốn nhất định, mặt khác DNXH có thể tìm kiếm các phương thức khác để tăng cường vốn đầu tư từ các tổ chức, cá nhân…Hơn nữa, DNXH cần phải tái phân phối lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh để thực hiện sứ mệnh vì cộng đồng. Chính vì vậy, quy chế pháp lý về vốn, huy động vốn đối với DNXH chính là một trong những điều kiện đủ để phát triển bền vững DNXH. DNXH không được sử dụng các khoản tài trợ huy động được cho mục đích khác ngoài bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động để giải quyết vấn đề xã hội, môi trường mà doanh

nghiệp đã đăng ký. Trường hợp được nhận các ưu đãi, hỗ trợ, DNXH phải định kỳ hằng năm báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

- DNXH được hưởng các ưu đãi về thuế giống như một số DN thông thường hoạt động trong một số lĩnh vực như giáo dục, khoa học công nghệ…Các quy định pháp luật ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định trong các đạo luật về thuế.

- DNXH ở một số quốc gia cũng được hưởng các ưu đãi về sử dụng đất. Tại Việt Nam, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện quản lý, cũng cần có những ưu đãi về sử dụng đất cho các DNXH.

- Ngoài các ưu đãi trên, ở một số nước châu Âu, các DNXH còn được hưởng lợi thế khi tham gia đấu thầu một số dịch vụ công.

Việc huy động vốn từ các nguồn tài trợ, trong đó có nguồn tài trợ từ nước ngoài là động lực chủ yếu cho việc hoạt động và phát triển của các DNXH ở Việt Nam hiện nay. Theo quy định của Điều 10 Luật doanh nghiệp 2020, DNXH “được huy động và nhận tài trợ dưới các hình thức khác nhau từ các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức phi Chính phủ và các tổ chức khác của Việt Nam và nước ngoài để bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động của doanh nghiệp”. Do đó, ngoài các yếu tố về mô hình tổ chức hoạt động, các yếu tố pháp lý để đảm bảo các DNXH có thể được nhận tài trợ từ các cá nhân, tổ chức trong nước và đặc biệt là nước ngoài là hết sức quan trọng, đóng vai trò thiết yếu trong hệ thống pháp luật về DNXH.

Hiện nay, theo quy định của pháp luật hiện hành, tại Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về quy chế quản lý và sử dụng các nguồn viện trợ phi Chính phủ nước ngoài, đối với mỗi một khoản tài trợ phi Chính phủ sẽ phải thành lập một ban quản lý dự án tương ứng ngay tại DNXH để quản lý nguồn tài trợ.

- Quy định về tổ chức lại, giải thể của DNXH

Các quy định về giải thể, tổ chức lại DNXH cũng tương tự với các quy định về giải thể, tổ chức lại doanh nghiệp. Tuy nhiên, có một số quy định khác biệt do DNXH duy trì mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng và tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu đó trong suốt quá trình hoạt động. Ví dụ như: Các DNXH trong quá trình hoạt động có nhận các khoản tài trợ của nhiều chủ thể, nếu giải thể, tổ chức lại thì các DNXH này cần có báo cáo tài chính cụ thể, minh bạch tránh trường hợp một số cá nhân lợi dụng việc giải thể để trục lợi các khoản tài trợ. Trường hợp doanh nghiệp đang hoạt động muốn chuyển thành DNXH hoặc DNXH muốn từ bỏ mục tiêu xã hội, môi trường, không sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư thì doanh nghiệp phải thông báo với cơ quan có thẩm quyền để tiến hành các thủ tục theo quy định của pháp luật.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


DNXH là một mô hình tổ chức lai có mục tiêu kép: vừa thực hiện mục tiêu xã hội như một tổ chức phi lợi nhuận, vừa thực hiện hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp truyền thống. Trong đó hoạt động kinh doanh là phương tiện tạo thặng dư và tiếp tục tái đầu tư thực hiện các hoạt động phúc lợi xã hội. Chính vì sự đặc thù trong mục đích hoạt động hướng đến vì mục tiêu xã hội mà DNXH được xem như là một trong những giải pháp hữu hiệu nhất giúp Chính phủ thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an sinh xã hội quốc gia. Trên hết, các DNXH đang ngày càng thể hiện được vai trò to lớn của mình trong sự phát triển của đất nước, hướng tới sự phát triển bền vững. Từ việc nhận định được những vai trò to lớn đó, nhóm nghiên cứu dựa vào phương pháp phân tích, tổng hợp đã tập trung trình bày chủ yếu hai nội dung chính. Thứ nhất là, một số vấn đề khái quát về DNXH, và thứ hai là, pháp luật về DNXH.

Qua việc tổng hợp quan điểm, đánh giá pháp luật trong nước và trên thế giới, tác giả đã đưa ra được một số những định nghĩa về DNXH tiêu biểu trên thế giới, và định nghĩa về DNXH đang được công nhận tại Việt Nam, để từ đó thấy được quan điểm chung về DNXH cũng như sự khác biệt trong một số tiểu tiết, làm nên sự khác biệt của DNXH ở mỗi quốc gia, khu vực trên thế giới. Bên cạnh đó, Luận án cũng đã nêu bật được các đặc điểm riêng của DNXH so với các loại hình doanh nghiệp truyền thống, các tổ chức xã hội, quỹ từ thiện, tổ chức phi chính phủ… đánh giá được vai trò của mô hình này đối với xã hội trong sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, tóm lược lại những nét cơ bản của DNXH trên thế giới cũng như ở Việt nam, từ đó cung cấp cho người đọc cách nhìn khái quát, toàn diện và cơ bản nhất về DNXH và một số vấn đề pháp lý đặc thù về DNXH.

Chương 3

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI VÀ

THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY


3.1 Thực trạng pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay

3.1.1. Về khái niệm doanh nghiệp xã hội

LDN 2014, đến LDN 2020 đều đã quy định về DNXH trong duy nhất Điều 10. Với 03 khoản, Điều 10 đưa ra tiêu chí để xác định DNXH, quyền và nghĩa vụ và trách nhiệm, khuyến khích của các bên với DNXH.

Về khái niệm DNXH, có thể thấy LDN năm 2014 và 2020 không đưa ra định nghĩa về DNXH mà chỉ có các tiêu chí để xác định DNXH. Theo Điều 10, một doanh nghiệp được coi là DNXH khi:

- Là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của luật này. Tiêu chí này có nghĩa là DNXH ở Việt Nam phải tồn tại dưới hình thức doanh nghiệp và chỉ có thể lựa chọn một trong các loại hình pháp lý là doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần. Quy định DNXH trước hết phải là doanh nghiệp dẫn đến các DNXH được đăng ký thành lập theo LDN năm 2020 để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh với mục đích lợi nhuận. Do đó, các mô hình như hợp tác xã, các quỹ, hội, hiệp hội… đều không được chấp nhận là DNXH và không được hưởng các chính sách dành cho DNXH.

- DNXH phải có mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng với việc sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm cho các mục tiêu này. Tiêu chí này thể hiện bản chất và giá trị của các DNXH phổ biến trên thế giới và được tiếp nhận vào Việt Nam. Mục tiêu giải quyết vấn đề xã hội, môi trường phải là mục tiêu đầu tiên, quan trọng nhất trong quá trình thành lập và hoạt động của DNXH. Khác với doanh nghiệp truyền thống, có mục tiêu chính là lợi nhuận, các DNXH hướng đến các mục tiêu xã hội/môi trường, còn kinh doanh chỉ là phương tiện để thực hiện các mục tiêu này. Từ quy định này, có thể hiểu DNXH là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo LDN, với mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng, trong đó sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường. Như vậy, có thể hiểu, 49% lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp có thể được sử dụng vào các mục đích khác phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp. Bởi lẽ, về cơ bản, các chủ thể khi thành lập DNXH họ cũng phải có động

Xem tất cả 187 trang.

Ngày đăng: 15/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí