Pháp luật về dạy nghề ở Việt Nam - 2

qua Luật Giáo dục nghề nghiệp, tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn rất nhiều những vấn đề quy định chung chung cần đề xuất ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết để đưa Luật Giáo dục nghề nghiệp chính thức đi vào thực tiễn.

Từ những phân tích ở trên cho thấy đề tài “Pháp luật về dạy nghề ở Việt Nam” là đề tài mang tính rất cần thiết nhằm mang lại cái nhìn tổng quát và phương hướng hoàn thiện các quy định về pháp luật về dạy nghề ở Việt Nam hiện nay.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát

Đề tài “Pháp luật về dạy nghề ở Việt Nam” nghiên cứu các vấn đề lý

luận và thực tiễn thi hành của pháp luật về dạy nghề, đề xuất các biên

pháp

bảo đảm thưc

hiên

pháp luật về dạy nghề ở nước ta hiện nay vì mục tiêu phát

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

triển bền vững và góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam.

Mục tiêu cụ thể

Pháp luật về dạy nghề ở Việt Nam - 2

Đề tài tâp trung nghiên cứ u làm rõ những vấn đề lý luận pháp luật về

dạy nghề; phân tích, đánh giá thưc

traṇ g thực hiện pháp luật về dạy nghề ; đề

xuất biên

pháp bảo đảm thưc

hiên

pháp luật về dạy nghề đáp ứng tốt hơn yêu

cầu thực tế đặt ra.

3. Tính mới và những đóng góp của đề tài

Pháp luật về dạy nghề là một chủ đề được sự quan tâm của nhiều học giả. Các quan điểm và bài viết về lĩnh vực này khá phong phú. Hầu hết các bài viết đề xoay quanh chủ đề như tổ chức quản lý nhà nước đối với lĩnh vực dạy nghề và tập trung đào tạo các nghề danh sách nghề trọng điểm quốc gia. Tuy nhiên, hiện nay có rất ít bài viết hay công trình nghiên cứu một cách tổng thể, khái quát về hệ thống pháp luật về dạy nghề. Do đó Đề tài “Pháp luật về dạy nghề ở Việt Nam” là rất cần thiết có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. Luận văn nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về cơ sở lý luận,

pháp lý về hoạt động dạy nghề, hiệu quả của quá trình thực hiện pháp luật về dạy nghề, tổ chức dạy nghề, học nghề và quản lý nhà nước về lĩnh vực này; từ việc phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả pháp luật về dạy nghề trong Luận văn sẽ phân tích làm sáng tỏ những khó khăn, hạn chế, tồn tại làm ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động dạy nghề và quản lý dạy nghề, từ đó đưa ra các bảo đảm thực hiệ n pháp luật về dạy nghề trong thời gian tới . Kết quả nghiên cứ u của luận văn có thể phục vụ cho việc học tập nghiên cứu, tìm hiểu về pháp luật về dạy nghề ở Việt Nam.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là các quy định của pháp luật, các quan điểm, quan niệm về pháp luật về dạy nghề ở Việt Nam hiện nay.

Phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ tập chung vào các quy định về dạy nghề trong Luật Dạy nghề 2006, Luật Giáo dục và nghề nghiệp 2014 và

các văn bản hướng dẫ n thi hành ; phân tích phân tích thưc pháp luật về dạy nghề trong khoảng 10 gần đây.

5. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Nội dung nghiên cứ u

traṇ g thưc

hiên

Bố cục của Luận văn, ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các phụ lục, Luận văn gồm 03 Chương chính như sau:

Chương 1: Môt số vấn đề lý luận pháp luật về dạy nghề

Chương 2: Thực trạng thưc

hiên

pháp luật về dạy nghề ở Viêṭ Nam

Chương 3: Quan điểm, giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về dạy nghề ở Việt Nam

Phương pháp nghiên cứu

Luận văn vận dụng các phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và

pháp luật . Luân

văn sử dun

g các phương pháp nghiên cứ u cu ̣thể như phân

tích, tổng hợp, thống kê, so sánh để làm rõ những vấn đề đặt ra.

6. Tình hình nghiên cứu đề tài

Pháp luật về dạy nghề đã có một số đề tài nghiên cứu tiến sĩ, thạc sĩ, đề tài cấp Bộ và các bài báo, tạp chí, chuyên đề nghiên cứu làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến lĩnh vực này, cụ thể như:

Luận văn “Quản lý nhà nước trong lĩnh vực dạy nghề ở Việt Nam” của Bùi Đức Tùng - Trường Đại học Kinh tế (Luận văn Thạc sỹ ngành tài chính ngân hàng) năm 2007 đã nghiên cứu khá toàn diện về mặt tổ chức quản lý hoạt động dạy nghề và là một phần quan trọng trong Pháp luật dạy nghề.

Luận văn “Biện pháp quản lý đào tạo nghề ở Trường Trung cấp xây dựng Uông Bí – Quảng Ninh” của Nguyễn Ngọc Hiếu (Luận văn Thạc sỹ ngành khoa học giáo dục) năm 2010 cũng đã nghiên cứu về vấn đề quản lý đào tạo nghề và chủ yếu đi sâu nghiên cứu thực tế quản lý tại Trường Trung cấp nghề Uông Bí – Quảng Ninh.

Luận văn “Pháp luật về dạy nghề - Thực trạng trong các doanh nghiệp tại tỉnh Nam Định” của Vũ Thị Hương (Luận văn Thạc sỹ Luật học chuyên ngành Luật Kinh tế) năm 2013 đã nghiên cứu tương đối toàn diện và khái quát về hoạt động đào tạo nghề trong các doanh nghiệp tại Nam Định.

Luận văn “Pháp luật về dạy nghề đối với người khuyết tật ở Việt Nam” của Bùi Thị Kim Dung (Luận văn Thạc sỹ Luật học chuyên ngành Luật Kinh tế) năm 2014 đã đi sâu nghiên cứu các vấn đề lý luận và các nội dung quy định của pháp luật về dạy nghề đối với người khuyết tật.

Trên đây là tổng quan tài liệu về tình hình nghiên cứu liên quan đến pháp luật về dạy nghề, tuy nhiên các công trình nghiên cứu trên đây mới chỉ dừng lại ở việc đi sâu nghiên cứu một số nội dung của pháp luật về dạy nghề mà chưa có công trình nghiên cứu tổng quan nào về vấn đề này.


MÔT

Chương 1

́ ́ N ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ DẠY NGHỀ


1.1. Khái niệm day nghề, pháp luật về dạy nghề

1.1.1. Khái niệm dạy nghề

Theo Từ điển Tiếng Việt, “nghề” đồng nghĩa với “nghề nghiệp” là một danh từ để chỉ “công việc chuyên làm theo sự phân công lao động của xã hội thường phải do rèn luyện, học tập mới có”, từ đó ta cũng có thể hiểu “nghề” hay “nghề nghiệp” là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó, nhờ được đào tạo, con người có được những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội.

Nghề hay nghề nghiệp trong xã hội không tồn tại một cách cố định, cứng nhắc, nó được ví như một cơ thể sống, có quá trình phát sinh, phát triển và tiêu vong. Chẳng hạn, do sự phát triển của kỹ thuật điện tử nên đã hình thành công nghệ điện tử, do sự phát triển vũ bão của kỹ thuật máy tính nên đã hình thành cả một nền công nghệ tin học đồ sộ bao gồm việc thiết kế, chế tạo cả phần cứng, phần mềm và các thiết bị bổ trợ v.v… Công nghệ các hợp chất cao phân tử tách ra từ công nghệ hóa dầu, công nghệ sinh học và các ngành dịch vụ, du lịch tiếp nối ra đời… Ngược lại, do những tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện đại nhiều nghề đang dần biến mất như nghề đánh máy chữ vỉa hè, nghề quấn thuốc lá, nghề viết thư thuê trong thời kỳ nhiều người không biết chữ, nghề thợ rèn,… các nghề trong xã hội luôn ở trong trạng thái biến động do sự phát triển của khoa học và công nghệ. Nhiều nghề cũ mất đi hoặc thay đổi về nội dung cũng như về phương pháp sản xuất. Nhiều nghề mới xuất hiện rồi phát triển theo hướng đa dạng hóa, nhiều nghề chỉ thấy có ở nước này

nhưng lại không thấy ở nước khác. Theo thống kê gần đây, trên thế giới mỗi năm có tới 500 nghề bị đào thải và khoảng 600 nghề mới xuất hiện. Ở nước ta, mỗi năm ở cả 3 hệ trường (dạy nghề, trung học chuyên nghiệp và cao đẳng

- đại học) đào tạo trên dưới 300 nghề bao gồm hàng nghìn chuyên môn khác nhau. Bên cạnh đó, do sự chuyển biến của nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường đã gây ra những biến đổi sâu sắc trong cơ cấu nghề nghiệp của xã hội. Trong cơ chế thị trường, nhất là trong nền kinh tế tri thức tương lai, sức lao động cũng là một thứ hàng hóa. Giá trị của thứ hàng hóa sức lao động này tuỳ thuộc vào trình độ, tay nghề, khả năng về mọi mặt của người lao động. Xã hội đón nhận thứ hàng hóa này như thế nào là do “hàm lượng chất xám” và “chất lượng sức lao động” quyết định. Con người phải chủ động chuẩn bị tiềm lực, trau dồi bản lĩnh, nắm vững một nghề, biết nhiều nghề để rồi tự tìm việc làm, tự tạo việc làm.

Theo quy định của Khoản 1, Điều 5, Luật Dạy nghề 2006: “Dạy nghề” là: “hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khoá học” [14, Điều 5]. Mục tiêu của dạy nghề là đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa 13, Ủy ban thường vụ Quốc hội đề xuất đổi tên dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dạy nghề 2006 thành Luật giáo dục nghề nghiệp để phù hợp với Hiến pháp năm 2013 và tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương khóa XI. Tại Kỳ họp này, các

đại biểu Quốc hội đều thể hiện sự nhất trí cao với đề xuất của Ủy ban thường vụ Quốc hội.Tại Khoản 1, Điều 3 Luật Giáo dục nghề nghiệp:

Giáo dục nghề nghiệp là một bậc học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, được thực hiện theo hai hình thức là đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên.

Ngoài ra, khái niệm “Đào tạo nghề nghiệp” được hiểu là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học hoặc để nâng cao trình độ nghề nghiệp. Như vậy, khái niệm dạy nghề và đào tạo nghề nghiệp là hai khái niệm có bản chất như nhau nhưng phạm vi của đào tạo nghề nghiệp là rộng hơn và đã bao hàm hoạt động dạy nghề. Hoạt động dạy nghề chỉ tập trung tào tạo nhân lực theo những ngành nghề cụ thể như cắt gọt kim loại, hàn, công nghệ thông tin, điện công nghiệp, điện tử công nghiệp, cơ điện tử,… nhưng đào tạo nghề nghiệp còn bao gồm cả những hoạt động như đào tạo sư phạm, quản lý, điều hành,… Điều này cũng đồng nghĩa với việc khái niệm “dạy nghề” đã được mở rộng và thay thế bằng khái niệm “đào tạo nghề nghiệp” theo quy định của pháp luật hiện hành.

1.1.2. Khái niệm pháp luật về dạy nghề

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội, được nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội. Pháp luật là công cụ để thực hiện quyền lực nhà nước và là cơ sở pháp lý cho đời sống xã hội có nhà nước.

Qua phân tích các quy điṇ h của pháp luật về dạy nghề và các văn bản

hướng dân

thi hành , pháp luật về dạy nghề đươc

hiểu là hệ thống các quy

phạm pháp luật quy định về tổ chức, hoạt động của các cơ sở dạy nghề, quyền và nghĩa vụ của tổ chức cá nhân tham gia hoạt động dạy nghề. Bên cạnh đó, theo các nội dung quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp thì pháp luật về Giáo dục nghề nghiệp là hệ thống các quy phạm pháp luật quy định về về hệ thống giáo dục nghề nghiệp; tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành thì pháp luật về dạy nghề là tổng hợp tất cả các quy phạm pháp luật, do Nhà nước ban hành , điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực dạy nghề và được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước.

1.2. Nôi

dung củ a phá p luâṭ về dạy nghề

Trên cơ sở nghiên cứ u pháp luật về dạy nghề và các văn bản hướng dẫn thi hành, có thể khái quát nội dung pháp luật về dạy nghề bao hàm các vấn đề chính sau đây:

Thứ nhất, các quy định về trình đô ̣đào tao

trong day

nghề.

Pháp luật hiện hành quy định đ ào tạo nghề gồm 3 cấp bao gồm: Trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp và trình độ cao đẳng. Trong đó, đào tạo trình độ sơ cấp để người học có năng lực thực hiện được các công việc đơn giản của một nghề, đào tạo trình độ trung cấp để người học có năng lực thực hiện được các công việc của trình độ sơ cấp và thực hiện được một số công việc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề; có khả năng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc, làm việc độc lập, làm việc theo nhóm và đào tạo trình độ cao đẳng để người học có năng lực thực hiện được các công việc của trình độ trung cấp và giải quyết được các công việc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công

nghệ hiện đại vào công việc, hướng dẫn và giám sát được người khác trong nhóm thực hiện công việc.

Thứ hai, các quy định về tuyển sinh, hơp

đồng hoc

nghề, kiểm tra, đánh

giá kết quả học tập ; kiểm điṇ h chất lươn dạy nghề quốc gia.

g day

nghề ; đánh giá, cấp chứ ng chi

Pháp luật hiện hành đã quy định chi tiết và rõ ràng về vấn đề tuyển sinh đối với hệ đào tạo chính quy theo hướng mở trong đó cho phép các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp được quyền xác định chỉ tiêu tuyển sinh trên cơ sở các điều kiện về số lượng và chất lượng đội ngũ nhà giáo, cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo, phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển nguồn nhân lực. Đối với hệ đào tạo thường xuyên, pháp luật hiện hành về dạy nghề cũng đã đưa ra các quy định cụ thể về hình thức và nội dung của hợp đồng đào tạo nghề, đặc biệt là loại hình đào tạo tại doanh nghiệp. Ngoài ra, pháp luật hiện hành cũng đã đưa ra các quy định chặt chẽ cho từng loại hình đào tạo về chương trình, giáo trình, hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và cấp chứng chỉ cho học viên sau khi học nghề.

Thứ ba , các quy định về cơ sở dạy nghề ; quyền, nghĩa vụ của doanh

nghiêp

trong hoaṭ đôn

g day

nghề.

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì các cơ sở dạy nghề bao gồm:

- Trung tâm giáo dục nghề nghiệp (là sự thống nhất của trung tâm kỹ thuật, tổng hợp, hướng nghiệp và trung tâm dạy nghề);

- Trường trung cấp (là sự thống nhất của trường trung cấp chuyên nghiệp và trường trung cấp nghề);

- Trường cao đẳng (là sự thống nhất của cao đẳng chuyên nghiệp và cao đẳng nghề).

Ngoài các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập là cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước, do Nhà nước đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/11/2023