đồng thuận rộng lớn của toàn xã hội. Đó là những định hướng để nguồn nhân lực của đất nước phát triển nhanh, lành mạnh, đúng hướng.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2011-2020, Kết luận số 242-TB/TW ngày 15/4/2009 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW 2 (khóa VIII) phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020; Chiến lược và Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020, Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011-2020, trong đó yêu cầu cần đổi mới căn bản, toàn diện và mạnh mẽ lĩnh vực dạy nghề để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế; đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, nhất là những nghề thuộc lĩnh vực công nghệ cao; mở rộng mạng lưới cơ sở dạy nghề; chú trọng xây dựng một số nghề, trường đạt chuẩn khu vực và quốc tế; tăng nhanh quy mô công nhân và cán bộ kỹ thuật lành nghề ở những lĩnh vực công nghệ cao, tiếp cận trình độ tiên tiến thế giới.
Như vậy, xuyên suốt trong các quá trình phát triển của đất nước từ khi đổi mới (1986) cho đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn kiên định trong việc phát triển nguồn nhân lực của xã hội mà cụ thể nhất việc nâng cao chất lượng đào tạo cho đội ngũ công nhân, người lao động, chú trọng công tác giáo dục nghề nghiệp, giải quyết vấn đề việc làm.
1.5.2. Yếu tố kinh tế - xã hội
Trước hết, xét về mối quan hệ giữa trình độ phát triển kinh tế - xã hội với pháp luật nói chung, pháp luật là công cụ để nhà nước quản lí hầu như tất cả các mặt, các lĩnh vực của đất nước vì vậy pháp luật có những vai trò quan trọng đối với từng lĩnh vực trong hoạt đông của đất nước, xã hội. Pháp luật không chỉ là vũ khí chính trị để giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội, là cơ sở pháp lí để bộ máy nhà nước tổ chức và hoạt động; pháp luật còn là phương tiện để giáo dục con người, tạo ra môi trường pháp lí thuận lợi cho việc hình
thành những quan hệ mới trong xã hội, đồng thời củng cố, mở rộng mối quan hệ quốc tế, tạo điều kiện cho những công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội khác phát triển vì xã hội công bằng, văn minh tốt đẹp hơn. Pháp luật cũng có một vai trò to lớn đối với kinh tế. Một nền kinh tế có thể phát triển bền vững ổn định thì phải có một hệ thống pháp luật về kinh tế phù hợp, chi tiết. Pháp luật về dạy nghề cũng ở trong mối liên hệ chặt chẽ với trình độ phát triển của nền kinh tế - xã hội nước ta, pháp luật dạy nghề tạo ra hành lang pháp lý quan trọng để phát triển dạy nghề, nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy nghề, góp phần vào việc đáp ứng nhu cầu nhân lực có kỹ năng nghề cho phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Ngược lại, trình độ phát triển kinh tế - xã hội cũng đã có ảnh hưởng sâu sắc đến chiến lược phát triển dạy nghề nói chung và pháp luật về dạy nghề nói riêng. Cụ thể là do cho đến thời điểm hiện tại, chất lượng nguồn nhân lực và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nước ta còn rất thấp. Về cơ bản, hiện tại Việt nam vẫn là một nước nông nghiệp, nghèo, chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam chỉ đạt 3,79 điểm (thang điểm 10) - xếp thứ 11 trong 12 nước ở Châu Á được tham gia xếp hạng. Nước ta còn thiếu nhiều chuyên gia trình độ cao, thiếu công nhân lành nghề; chỉ số kinh tế tri thức còn thấp (đạt 3,02 điểm, xếp thứ 102/133 quốc gia được phân loại); lao động nông thôn chủ yếu chưa được đào tạo nghề, năng suất lao động thấp. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam thấp (Năm 2006 xếp thứ 77 trong 125 quốc gia và nền kinh tế tham gia xếp hạng, đến năm 2009 xếp thứ 75/133 nước xếp hạng). Vì vậy, cần phải đẩy nhanh việc nâng cao chất lượng giáo dục- đào tạo có kỹ năng nghề và có năng lực làm việc trong môi trường đa văn hóa, điều này đã trở thành động lực thúc đẩy cho việc hoàn thiện thể chế, chính sách nhằm tạo điều kiện cho hoạt động dạy nghề phát triển đồng bộ.
Ngoài ra, Theo Mục tiêu Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, đến năm 2020 nước ta trở thành nước công nghiệp có trình độ phát triển trung bình (tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 85% trong GDP; tỷ lệ lao động nông nghiệp còn khoảng 30% trong lao động xã hội), đây cũng là thách thức to lớn đối với dạy nghề và đòi hỏi dạy nghề phải đi trước một bước để chuẩn bị nguồn nhân lực cho đất nước trong giai đoạn mới này. Với yêu cầu của một đất nước công nghiệp, nền kinh tế nước ta cần có đội ngũ lao động kỹ thuật đủ về số lượng, có kiến thức, kỹ năng nghề với cơ cấu và trình độ phù hợp. Do đó, dạy nghề có vị trí, vai trò quan trọng đặc biệt đối với phát
triển vốn con người, nguồn nhân lực, tăng trưởng kinh tế, tạo viêc làm, tăng
thu nhâp
cho người lao đôn
Có thể bạn quan tâm!
- Pháp luật về dạy nghề ở Việt Nam - 2
- Pháp Luật Về Dạy Nghề Tạo Cơ Sở Pháp Lý Cho Hoạt Động Giáo
- Pháp Luật Về Dạy Nghề Tạo Cơ Sở Pháp Lý Cho Việc Huy Động Các
- Về Công Tác Tuyển Sinh , Kiểm Điṇ H Chất Lươn Văn Bằng Chứng Chỉ Cho Người Học Nghề
- Tình Hình Tuyển Sinh Học Nghề Trình Độ Trung Cấp, Cao Đẳng
- Về C Ông Tác Phát Triển Đội Ngũ Giáo Viên Dạy Nghề, Chế Độ Đãi Ngộ Thu Hút Người Học Nghề
Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.
g, giảm nghèo, thực hiên
công bằng xã hôị, góp
phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Dạy nghề là môt trong những giải
pháp đột phá của chiến lược phát triển kinh tế – xã hôi nhằm phát triển nhanh
đôị ngũ nhân lực kỹ thuật trực tiếp, phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá; góp phần đảm bảo an sinh xã hội và phát triển dạy nghề được coi là quốc sách hàng đầu. Đào tạo nghề phải xuất phát từ yêu cầu của thị trường lao động nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu nhân lực cho nền kinh tế xã hội đang chuyển dịch theo hướng trở thành nước công nghiệp; một mặt, dạy nghề phải phục vụ cho chuyển dịch cơ cấu lao động, nhất là khu vực nông nghiệp, nông thôn gắn với giải quyết việc làm cho người lao động; mặt khác, cần phát triển dạy nghề theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá và xã hội hoá; phát triển cả ở nông thôn, thành thị; cả ở vùng thuận lợi cũng như vùng khó khăn; đáp ứng nhu cầu học suốt đời, bảo đảm công bằng về cơ hội học tập cho mọi người; chú trọng đến nhóm đối tượng đặc thù, các đối tượng yếu thế trong xã hội…. Mục tiêu tổng quát phát triển dạy nghề là đến năm 2020 dạy nghề đáp ứng nhu cầu về nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh với trình độ cao, lành nghề,
đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu về phẩm chất, nhân cách, năng lực nghề nghiệp và thể chất phục vụ cho các ngành kinh tế, vùng kinh tế, đặc biệt là các ngành kinh tế mũi nhọn, vùng kinh tế trọng điểm và xuất khẩu lao động; mở rộng quy mô dạy nghề cho người lao động, phục vụ có hiệu quả cho chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn, tạo nhiều việc làm có thu nhập cao, cải thiện đời sống cho người lao động.
1.5.3. Yếu tố văn hóa
Thực tế những năm vừa qua ở nước ta cho thấy, hệ thống pháp luật và việc thi hành pháp luật đã có những tác động rõ rệt đến đời sống xã hội. Những quy định trong Hiến pháp, trong các luật và văn bản dưới luật luôn đề cao tính nhân đạo và nhân văn bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp của Nhà nước mà nhân dân là chủ và do nhân dân làm chủ. Nói đúng hơn, đó là hệ thống pháp luật phục vụ cho việc thực thi các lợi ích cơ bản của con người, đặc biệt là lợi ích của người lao động. Các nguyên tắc định hướng cho việc xây dựng nội dung của hệ thống pháp luật đó là công bằng, nhân đạo, vì sự phát triển tiến bộ của con người và xã hội… Như vậy, pháp luật đã và sẽ góp phần rất lớn trong việc hình thành ý thức tôn trọng và chấp hành những quy phạm chung, giúp con người có những hành vi ứng xử văn minh, phù hợp với chiều hướng phát triển tiến bộ của thời đại. Qua đó cho thấy việc hoàn thiện pháp luật có mối liên hệ chặt chẽ với việc nâng cao trình độ dân trí nhằm mang lại hiệu quả trong việc triển khai thi hành pháp luật. Pháp luật về dạy nghề cũng không nằm ngoài quy luật đó, trong những năm vừa qua việc triển khai thực hiện pháp luật về dạy nghề đã và đang làm thay đổi vô cùng tích cực nhận thức của người dân đối với hoạt động dạy nghề, học nghề. Đặc biệt, những lợi ích khi triển khai pháp luật về dạy nghề mang lại đã phần nào khuyến khích người dân thay đổi nhận thức về việc học nghề, tuy nhiên hiện
nay phần lớn học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học trung học phổ thông để học lên học đại học, nên dẫn tới có sự mất cân đối nghiêm trọng về cơ cấu nhân lực. Có rất rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hệ quả trên, nhưng có một số nguyên nhân chính bắt nguồn từ chính trình độ dân trí trong xã hội, đó là nhâṇ
thứ c của người dân coi tron
g hoc
đaị hoc
hơn là hoc
nghề , dân
đến viêc
phát
triển cơ sở đào tao
nghề găp
nhiều khó khăn do đầu vào càng ngày càng bi ̣thu
hẹp điều này đòi hỏi cần phải có sự thay đổi trong chính sách , pháp luật nhằm
tác động đến nhận thức và hành vi của người dân trong việc lự a chon nghề
nghiêp
cho bản thân và cho con cái của mình. Cụ thể:
- Việc học và học đại học không chỉ được coi là quyền và nguyện vọng
chính đáng của công dân, mà học đại học đang trở thành "văn hóa", "phong trào" mang tính xã hội hiện nay. Khi tâm lý người dân "không muốn học nghề", nếu có học nghề thì cũng chỉ là con em người nghèo, người học kém. "Bằng đại học" trở thành "thước đo giá trị" con người mà không biết việc làm và thu nhập mới tạo lập cuộc sống cho mình và để đóng góp cho xã hội.
- Người học nghề chủ yếu là người thuộc đối tượng hộ nghèo, thi không đỗ THPT hoặc đại học, khi đi học nghề thì phải đóng học phí rất thấp. Thế nhưng, họ sẵn sàng chấp nhận đóng học phí cao để vào học đại học.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê , trong giai đoan 2000 - 2005,
ngoại trừ một tỷ lệ nhất định bỏ học giữa chừng (khoảng trên 1%), còn hầu hết học sinh học trung học cơ sở (THCS) đều tốt nghiệp . Tỷ lệ tốt nghiệp
THCS đaṭ từ 96%- 98%, nhiều đia
phương, tỷ lệ này đạt 100%. Vấn đề đặt ra
là sau khi tốt nghiệp THCS , phần lớn số học sinh này lại tiếp tục học lên THPT, không phân luồng vào dạy nghề (năm học 2007-2008 chỉ có 1,8% số học xong lớp 9 vào học TCCN và 2,5% vào học nghề).
Kể từ năm hoc
2005 - 2006, chủ trương của Bộ Giáo dục và Đà o tao
không tổ chứ c thi tốt nghiêp
trung học cơ sở mà chỉ thi hết lớp . Vì vậy có thể
nói, trừ môt
tỷ lê ̣nhỏ bi ̣lưu ban hoăc
vì những lý do khác không hoc
hết
trung học cơ sở, còn hầu hết học sinh học xong trung học cơ sở đề u vào hoc̣ trung học phổ thông. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông vào cao đẳng, đại học cũng có xu hướng tăng lên . Năm 2009, tỷ lệ sinh viên vào học
cao đẳng, đại học đat 43,59%, nhưng đêń năm 2012, tỷ lệ này tăng lên là
61,26%. Theo nghiên cứu của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, mỗi năm có khoảng từ 90 - 95% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào trung học phổ thông; khoảng một triệu học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông nhưng có tới 80% thi vào các trường đại học, cao đẳng và chỉ khoảng 10% học nghề. Thực tế, số đỗ vào các trường đại học, cao đẳng khoảng 60% nhưng những người thi rớt cũng không vào học nghề.
Việc phân luồng không tốt đồng thời với việc chưa có những biện pháp tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân với việc học nghề, dạy nghề đã dẫn tới cơ cấu nhân lực có xu hướng bất hợp lý. Năm 1979, cơ cấu trình độ nhân lực theo tỷ lệ là: 1 đại học - 2,25 trung cấp - 7,1 công nhân kỹ thuật; năm 2006 là 1- 1,17 - 0,91 và năm 2012 là 1 ĐH - 0,43 TC - 0,56 công nhân. Trong khi đó, tỷ lệ này của các nước công nghiệp là: 1 - 4 - 10, thậm chí ở giai đoạn công nghiệp cơ khí hóa, tỷ lệ này là 1 - 4 – 60. Với thực trạng trên, hệ quả tất yếu là hiện tượng "thừa thầy, thiếu thợ", thiếu hụt nghiêm trọng lao động kỹ thuật cho phát triển kinh tế đất nước.
Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tháng 3/2014, cả nước có trên 720.000 cử nhân không có việc làm (riêng tỉnh Thanh Hoá nhiều nhất có 25.000 người). "Lãng phí của cải vật chất" trong quá trình đào tạo vô cùng lớn, nhưng lãng phí lớn hơn rất nhiều, một khi họ phải đi học lại nghề để kiếm việc làm, khi làm việc trái nghề: "Lãng phí thời gian"; khi
công sức của họ không đóng góp cho xã hội sau 4 – 5 năm học trên giảng đường đại học. Trong khi đó, hiện nay các cơ sở dạy nghề đang rất khó khăn để tuyển sinh vào học nghề.
Do đó việc xây dựng, áp dụng pháp luật về dạy nghề phụ thuộc rất lớn vào trình độ dân trí của người dân mà trước hết là nhận thức về vấn đề dạy nghề, học nghề. Nếu như không có đối tượng dạy nghề hay học nghề thì pháp luật về dạy nghề dù có phát triển cũng không mang tính thực tiễn và khả thi.
Chương 2
THỰC TRẠNG THƯC
HIÊṆ Ở VIÊT
PHÁP LUẬT VỀ DẠY NGHỀ NAM
2.1. Những kết quả đạt được trong thực hiện pháp luật về dạy nghề
2.1.1. Về trình đô ̣ đào tao
, tổ chức đào tạo, thời gian đào tạo, chương
trình đào tạo trong day nghề
Về trình độ đào tạo.
Theo quy định của pháp luật về dạy nghề, trình độ đào tạo trong dạy nghề đã được thống nhất hệ thống 3 cấp trình độ dạy nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp và trường cao đẳng thành một hệ thống thống nhất bao gồm 03 trình độ: Sơ cấp, trung cấp và cao đẳng. Theo đó:
- Đào tạo trình độ sơ cấp để người học có năng lực thực hiện được các công việc đơn giản của một nghề;
- Đào tạo trình độ trung cấp để người học có năng lực thực hiện được các công việc của trình độ sơ cấp và thực hiện được một số công việc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề; có khả năng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc, làm việc độc lập, làm việc theo nhóm;
- Đào tạo trình độ cao đẳng để người học có năng lực thực hiện được các công việc của trình độ trung cấp và giải quyết được các công việc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào công việc, hướng dẫn và giám sát được người khác trong nhóm thực hiện công việc.”
Việc thống nhất hệ thống 3 cấp trình độ dạy nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp và trường cao đẳng thành một hệ thống thống nhất bao gồm 03 trình độ: Sơ cấp, trung cấp và cao đẳng. Nội dung đổi mới này là hợp lý bởi lẽ: