Các Mục Tiêu Chung Của Hệ Thống Pháp Luật Về Đấu Thầu

+ Đáp ứng tiến độ và khả năng sẵn có của hàng hóa, dịch vụ; khả năng sẵn sàng cung cấp dịch vụ tư vấn, xây dựng công trình;

+ Chi phí cả vòng đời dự án (ví dụ chi phí vận hành, bảo dưỡng);

+ Chi phí phù hợp (ví dụ vận tải và lưu kho);

+ Quản lý chi phí đối với các hoạt động đấu thầu.

Hầu hết các hợp đồng kinh tế không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với giá cả rẻ nhất. Giá trị tốt nhất của đồng tiền (value for money- VFM) cần đạt được các mục tiêu kinh tế và có thể được tổng hợp theo "5 Đúng" (Five rights) sau đây:

"Đúng số lượng đối với hàng hóa, Đúng con người đối với tư vấn và xây lắp";

Đúng chất lượng;

Đúng giá cả;

Đúng địa điểm;

Đúng thời gian (tiến độ).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

- Hiệu quả

Hiệu quả của hoạt động đấu thầu mua sắm công với nghĩa một hệ thống được vận hành đúng cách, giảm thiểu thủ tục hành chính nhưng vẫn đạt được các yêu cầu cơ bản của một gói thầu là các hàng hóa, dịch vụ được mua sắm và các công trình được xây dựng.

Pháp luật về đấu thầu điện tử của một số nước, kinh nghiệm và khả năng áp dụng ở Việt Nam - 5

b. Các mục tiêu khác

Hệ thống đấu thầu mua sắm công ở nhiều các quốc gia thường được sử dụng để thực hiện các mục tiêu riêng của Chính phủ các nước. Các mục tiêu đó có thể bao gồm:

- Thúc đẩy các ngành sản xuất trong nước phát triển và giải quyết việc làm;

- Bảo đảm cho các vấn đề an ninh quốc gia;

- Thực hiện các phúc lợi xã hội, chính sách lương tối thiểu và loại trừ việc sử dụng lao động trẻ em.


1.6. CÁC MỤC TIÊU CHUNG CỦA HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU THẦU


1.6.1. Thống nhất quản lý việc chi tiêu sử dụng vốn nhà nước

Việc mua sắm bằng nguồn vốn nhà nước (mua sắm công) cần phải được quản lý thống nhất, tránh việc mỗi ngành, mỗi địa phương thực hiện theo những chỉ đạo, hướng dẫn khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Nhìn chung, việc tổ chức đấu thầu ở Việt Nam thời gian qua được thực hiện theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc tuân thủ pháp luật còn mang nặng tính hình thức. Điều đó có nghĩa là chúng ta đã có quy định, người thực hiện tuân thủ một cách nghiêm túc, nhưng trên thực tế rất nhiều hoạt động không diễn ra công khai (như thông đồng, dàn xếp, móc nối, quân xanh - quân đỏ,...) để "lách luật" Do vậy, ngoài việc hiểu Luật Đấu thầu, tuân thủ Luật Đấu thầu, điều quan trọng là cần phải tăng cường thanh tra, kiểm tra các hoạt động đấu thầu và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu.

Để bảo đảm thống nhất quản lý việc chi tiêu, sử dụng vốn nhà nước thì hoạt động đấu thầu cần các điều kiện sau:

- Có một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật thống nhất, tránh sự chồng chéo, mâu thuẫn. Để làm được điều này cần có sự chỉ đạo thống nhất từ các cấp cao nhất, tiếp đến là sự đồng thuận, thống nhất của các Bộ, ngành, địa phương, tránh lợi ích cục bộ hay không vì lợi ích toàn cục, lợi ích của người dân;

- Hoạt động đấu thầu không mang tính đặc thù theo ngành mà cần hiểu các ngành đều có đặc thù về tính kỹ thuật chuyên biệt để phân biệt ngành này với ngành khác. Vì vậy, khi thực hiện các gói thầu của các ngành khác nhau bao giờ cũng phải quan tâm tới các yếu tố kỹ thuật chuyên biệt và điều

đó đòi hỏi nhà thầu phải có năng lực, kinh nghiệm phù hợp. Các yếu tố khác biệt đó đều phải được thể hiện trong hồ sơ mời thầu (cụ thể ở phần yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn đánh giá). Như vậy, các gói thầu khác nhau (kể cả cùng ngành, cùng dự án nhưng khác nhau về quy mô) sẽ có hồ sơ mời thầu khác nhau chứ không phải có quy định khác nhau cho từng ngành hay cụ thể hơn là từng gói thầu. Chính vì lẽ đó, trong đấu thầu các trình tự thực hiện là như nhau, không phải vì đặc thù của từng ngành mà dẫn tới trình tự thực hiện khác nhau. Tuy nhiên, hiện tại một số tổ chức, cá nhân vẫn cho rằng có đặc thù về đấu thầu trong ngành mình để "vận dụng" hướng dẫn quy định đấu thầu riêng cho ngành mình không theo quy định chung, không phù hợp với thông lệ quốc tế. Điều này sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực tới tính thống nhất trong việc quản lý chi tiêu, sử dụng tiền nhà nước.

1.6.2. Tăng cường cạnh tranh trong đấu thầu

Một trong những yếu tố đạt được hiệu quả của công tác đấu thầu là phải bảo đảm được quy luật cạnh tranh theo cơ chế thị trường. Trong hoạt động đấu thầu nói chung và công tác đấu thầu của Việt Nam nói riêng, mục tiêu cạnh tranh đang ngày càng được tăng cường. Có cạnh tranh thì mới có động lực để sáng tạo, cải tiến, kích thích người mua (bên mời thầu) đưa ra các yêu cầu phù hợp (thể hiện trong hồ sơ mời thầu) và người bán (nhà thầu) cạnh tranh với nhau để giành được hợp đồng (bán được hàng) với giá bán cạnh tranh song vẫn bảo đảm chất lượng của hàng hóa, công trình, dịch vụ. Một nguyên tắc cơ bản để bảo đảm được cạnh tranh trong đấu thầu đó là việc tạo ra sự mâu thuẫn lợi ích" hay "xung đột lợi ích". Xung đột lợi ích trong đấu thầu có thể hiểu một cách nôm na rằng chủ đầu tư, bên mời thầu luôn mong muốn "nhanh, bền, tốt, rẻ" trong khi đó, nhà thầu thì luôn muốn "làm ít, hưởng nhiều" và có nhiều hợp đồng. Tuy vậy, do hoạt động đấu thầu là việc chi dùng tiền Nhà nước nên việc mong muốn của các chủ thể tuy là chính đáng song không thể tùy tiện mà cần theo quy định. Như vậy, khi có sự xung

đột lợi ích giữa các bên sẽ tạo ra động lực cạnh tranh giữa chủ đầu tư, bên mời thầu và các nhà thầu để đạt được sự cân bằng về lợi ích thì cuộc đấu thầu sẽ diễn ra và hàng hóa, dịch vụ, công trình được cung cấp sẽ bảo đảm về chất lượng. Bên cạnh đó, giữa các nhà thầu cũng phải có sự cạnh tranh để giành lấy được hợp đồng và đó sẽ là điều kiện để kích thích các nhà thầu phát huy sáng tạo, cải tiến biện pháp thi công, cải tiến công nghệ...

Để thực hiện mục tiêu này, bên mời thầu phải tạo mọi điều kiện để các nhà thầu có cơ hội tham dự đấu thầu. Điều này được thể hiện trên nhiều khía cạnh được đổi mới trong Luật Đấu thầu so với Quy chế đấu thầu trước đây, cụ thể là:

- Ngay từ giai đoạn lập và phê duyệt kế hoạch đấu thầu, việc phân chia công việc phải thực hiện đấu thầu hành các gói thầu đã phải tính đến việc tăng khả năng cạnh tranh;

- Thông tin về đấu thầu, thông báo mời thầu phải được đăng tải trên Báo Đấu thầu và trang thông tin điện tử về đấu thầu của cơ quan quản lý Nhà nước về đấu thầu;

- Thời gian phát hành hồ sơ mời thầu cho các nhà thầu được kéo dài tới trước thời điểm đóng thầu để nhiều nhà thầu có cơ hội tham gia đấu thầu.

1.6.3. Công khai, minh bạch trong đấu thầu

Công khai, minh bạch trong đấu thầu vừa là một trong những mục tiêu, vừa là một trong những yêu cầu cần quán triệt.

Công khai trong đấu thầu có thể hiểu là sự không "che đậy, giấu giếm", không bí mật vì lợi ích của một cá nhân hoặc tổ chức nào đó mà cần thể hiện, bày tỏ các nội dung thông tin theo quy định cho mọi người liên quan hoặc có quan tâm được biết.

Nội dung công khai cần thể hiện trên khía cạnh thông tin, bao gồm các yêu cầu về gói thầu được thể hiện trong hồ sơ mời thầu bảo đảm thể hiện rõ

ràng, dễ hiểu, tránh đa nghĩa. Theo đó, tất cả những nội dung trong hồ sơ mời thầu mới được coi là yêu cầu, ngoài hồ sơ mời thầu không thể được coi là yêu cầu và nhà thầu không bị bắt buộc thực hiện các nội dung công việc ngoài hồ sơ mời thầu. Kể cả tiêu chuẩn đánh giá (tổng hợp hay chi tiết) đều phải được thể hiện rõ ràng, minh bạch trong hồ sơ mời thầu, quá trình xét thầu không được thêm bớt, bổ sung.

Các thông tin liên quan tới việc tham dự thầu, tổ chức các cuộc thầu, thông tin về dự án, thông tin về nhà thầu trúng thầu... đều phải được thông báo công khai rộng rãi theo quy định.

1.6.4. Đảm bảo công bằng trong đấu thầu


Đây là mục tiêu rất quan trọng trong đấu thầu. Trong quá trình thực hiện công tác đấu thầu, phải hết sức tôn trọng quyền lợi của các bên có liên quan. Mọi thành viên từ chủ đầu tư, bên mời thầu đến các nhà thầu, các tổ chức tư vấn được thuê thực hiện một phần công việc trong đấu thầu đều bình đẳng với nhau trước pháp luật. Mỗi bên có quyền và trách nhiệm được quy định. Chủ đầu tư không được phép cho mình là người có quyền cao nhất muốn làm gì thì làm, muốn cho ai trúng thầu thì cho. Nhà thầu không được lợi dụng quan hệ thân thiết hoặc những tác động vật chất đối với các thành viên tổ chuyên gia đấu thầu để làm sai lệch kết quả đấu thầu theo hướng có lợi cho mình.

Tính công bằng trong đấu thầu thể hiện rằng các chủ thể tham gia đều phải thực hiện theo các quy định của pháp luật về đấu thầu. Cụ thể hơn là người có thẩm quyền phê duyệt các nội dung quan trọng trong đấu thầu phải thực hiện theo quy định mà không thể dùng ảnh hưởng cá nhân để phê duyệt tạo thuận lợi cho một hoặc một số cá nhân, tổ chức có lợi ích liên quan. Còn đối với chủ đầu tư, bên mời thầu phải có trách nhiệm lập hồ sơ mời thầu bảo đảm công bằng, không được tạo lợi thế cho một hoặc một số cá nhân, hạn chế sự tham gia của các nhà thầu khác. Khi hồ sơ mời thầu đã được phê duyệt thì

chủ đầu tư, bên mời thầu, tổ chuyên gia phải thực hiện theo đúng các nội dung nêu trong hồ sơ mời thầu, không được thiên vị, đối xử bất công với bất kỳ nhà thầu nào. Ngoài ra, mọi thông tin liên quan đến quá trình tổ chức đấu thầu đều phải được công khai theo quy định đến tất cả các nhà thầu để có cơ hội tiếp cận như nhau trong quá trình tham gia đấu thầu.

1.6.5. Bảo đảm hiệu quả kinh tế của công tác đấu thầu

Hiệu quả của công tác đấu thầu chính là việc sử dụng một cách có hiệu nguồn vốn của Nhà nước. Việc sử dụng các nguồn vốn của Nhà nước có thể mang lại hiệu quả ngắn hạn cho dự án và hiệu quả dài hạn về kinh tế - xã hội.

Hiệu quả ngắn hạn là các gói thầu đều được thực hiện bảo đảm chất lượng trong phạm vi nguồn ngân sách dự kiến sẽ bảo đảm được tính khả thi của dự án.

Hiệu quả dài hạn về mặt kinh tế có thể dễ dàng nhìn nhận và đánh giá thông qua chất lượng hàng hóa, công trình, dịch vụ ứng với số tiền bỏ ra và chính các công trình, nhà máy, dịch vụ, các chính sách được tạo lập... sẽ có tác động tạo ra các nguồn thu mới, các giá trị thặng dư cho đất nước. Hiệu quả xã hội có thể nhìn nhận qua các khía cạnh như tạo thêm nhiều công ăn việc làm, nâng cao mức sống dân cư, tạo diện mạo mới cho bộ mặt kinh tế của đất nước thông qua các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội được nâng cấp, cải thiện. Đây sẽ là những động lực để thu hút đầu tư nước ngoài, tạo môi trường thông thoáng cho các hoạt động đầu tư - kinh doanh.

1.6.6. Phòng, chống tham nhũng trong đấu thầu

Mục tiêu tiếp theo của đấu thầu là loại trừ tham nhũng. Đây là mục tiêu vừa có tính lâu dài, vừa có tính cấp bách vì Việt Nam đã ký vào Công ước quốc tế về chống tham nhũng. Có thể nói rằng, tham nhũng là một trong những căn bệnh dễ nảy sinh trong quá trình mua sắm công vì công quỹ, tài sản là của Nhà nước, của chung, thuộc sở hữu toàn dân, đặc biệt trong lĩnh

vực xây lắp, xây dựng giao thông, lĩnh vực mua sắm công có lượng vốn đầu tư thường rất lớn.

Tham nhũng có thể xẩy ra trong đấu thầu dưới nhiều hình thức khác nhau, có thể kể đến các hành vi tham nhũng như:

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao, cố ý làm trái pháp luật dẫn đến có hành động sai trong việc quyết định trúng thầu, ký hợp đồng để được hưởng bổng lộc từ nhà thầu;

- Nhũng nhiễu, đòi hỏi các thứ có giá trị từ tổ chức, cá nhân có liên quan đến quá trình đấu thầu và do đó có hành động làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu;

- Rút ruột công trình, sử dụng các vật tư, nguyên liệu không đúng với cam kết trong hồ sơ dự thầu và trong hợp đồng đã ký kết làm giảm chất lượng, tuổi thọ của công trình...

Để thực hiện mục tiêu loại trừ tham nhũng này, công tác đấu thầu cần phải:

Thứ nhất, công khai các thông tin về đấu thầu, các yêu cầu, điều kiện, tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu trong hồ sơ mời thầu;

Thứ hai, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về đấu thầu nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi tham nhũng;

Thứ ba, xử lý nghiêm theo đúng quy định của luật pháp những hành vi tham nhũng.

1.7. TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU ĐIỆN TỬ


1.7.1. Định nghĩa đấu thầu điện tử

Trên thế giới mặc dù đã có nhiều nước thành công trong việc triển khai xây dựng hệ thống đấu thầu qua mạng (đấu thầu điện tử) nhưng một định nghĩa rõ ràng cho đấu thầu điện tử hiện vẫn chưa được thống nhất. Có thể nói,

một trong những định nghĩa phổ biến và được sử dụng rộng rãi nhất là định nghĩa về đấu thầu điện tử của nhóm liên ngân hàng phát triển MDB (Multilateral Development Bank), theo đó: "Đấu thầu điện tử là việc Chính phủ ứng dụng các thành tựu của công nghệ thông tin và truyền thông để thực hiện các giao dịch về mua sắm trực tuyến qua mạng internet".

Theo ông Nguyễn Việt Hùng, nguyên Vụ trưởng Vụ Quản lý đấu thầu (nay là Cục Quản lý đấu thầu) thì đấu thầu điện tử được hiểu là:

Các bước của quá trình đấu thầu cũng diễn ra như các bước của đấu thầu truyền thống mà chúng ta đã biết. Chỉ có điều một số bước trong đó là được điện tử hóa, giảm bớt sự can thiệp chủ quan của con người. Còn về các nhà thầu thì chỉ cần họ có khả năng truy cập internet và tất nhiên là họ phải có hiểu biết tối thiểu về công nghệ thông tin để nộp thầu. Nói chung về mặt hạ tầng công nghệ thông tin đối với các nhà thầu thì không có điều gì lớn [13].

Như vậy, có thể nói, đấu thầu điện tử chính là việc ứng dụng thương mại điện tử trong mua sắm chính phủ.

Tại nhiều quốc gia đang phát triển, Chính phủ là người mua lớn nhất của nền kinh tế quốc dân. Sử dụng công cụ điện tử nhằm nâng cao hiệu quả quản lý quy trình mua sắm công được đánh giá là một trong những yếu tố cốt lõi của cải cách trong mua sắm công nói riêng và cải cách trong khu vực công nói chung. Lợi ích của việc thực hiện đấu thầu điện tử trong mua sắm công hay lợi ích của mua sắm chính phủ điện tử (e-GP) phù hợp với mục tiêu của hệ thống mua sắm công đã được quốc tế công nhận, đó là: tăng sự minh bạch, nâng cao chất lượng và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.

1.7.2. Lợi ích của mua sắm chính phủ điện tử (Mục tiêu của hệ thống mua sắm công)

Mua sắm chính phủ điện tử (e-GP) mang lại những lợi ích cơ bản và được nhiều quốc gia trên thế giới thừa nhận.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/11/2023