Những Kết Quả Đạt Được Trong Việc Thực Hiện Pháp Luật Đấu Thầu Đối Với Các Nhà Thầu Trong Nước Trong Đấu Thầu Xây Lắp Quốc Tế Nhìn Từ Góc

Những năm qua, công tác đấu thầu xây dựng đã từng bước đi vào nền nếp. Nhờ có đấu thầu mà các nhà thầu trong nước đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong cạnh tranh, tiếp thu được kiến thức về khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại trong việc xây dựng dự án lớn, có điều kiện để khẳng định mình ở hiện tại và trong tương lai, có cơ hội để cạnh tranh với nhau trên thương trường trong nước và quốc tế. Trong quá trình hội nhập, phát triển và mở rộng thị trường đã đặt ra nhiều cơ hội thách thức, áp lực cạnh tranh không nhỏ đối với các nhà thầu trong nước. Các doanh nghiệp xây lắp sẽ chính là những người bị tác động trực tiếp, sẽ là người phải nắm lấy cơ hội để phát triển và đối đầu với thách thức và vươn lên. Trong thời gian qua, các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam từ chỗ chủ yếu làm nhà thầu phụ cho các nhà thầu chính nước ngoài đã dần tiến tới làm nhà thầu chính của một số công trình lớn và trong các liên doanh thì phía Việt Nam cũng dần nâng cao vị thế của mình, khẳng định trên thương trường. Những nhà thầu lớn của Việt Nam phải kể đến: Tổng Công ty lắp máy Việt Nam (LILAMA), Tổng Công ty xây dựng Việt Nam (VINACONEX), Tổng Công ty Sông Đà...

Thị trường xây dựng Việt Nam những năm gần đây rất sôi động. Các nhà đầu tư, các tập đoàn công nghiệp lớn cùng với những sản phẩm, thiết bị hiện đại tiên tiến từ nhiều nước trên thế giới đã ồ ạt tràn vào Việt Nam để liên doanh hoặc đầu tư xây dựng các công trình. Đứng giữa vòng xoáy của thị trường cạnh tranh sôi động và gay gắt, bằng sự táo bạo đầy bản lĩnh của mình, LILAMA đã bỏ vốn đầu tư mua sắm trang thiết bị, máy móc hiện đại, tự chế tạo lấy thiết bị cung cấp tại chỗ cho các công trình nhận thầu, điều mà từ trước tới nay thợ lắp máy cũng như các doanh nghiệp ở nước ta chưa từng làm. Những gói thầu chế tạo lớn chiếm từ 1/2 đến 2/3 tổng số thiết bị lắp đặt cho các nhà máy Ximăng đang sản xuất đạt công suất, chất lượng tốt như: Chin Fon, đặc biệt ở Ximăng Nghi Sơn (Thanh Hoá) do Nhật Bản đầu tư đã được các chuyên gia hết lời ca ngợi và nể phục. Tổng Công ty lắp máy Việt

Nam (LILAMA) trong 40 năm hình thành và phát triển đã từng hình thành xây dựng ngót 2500 công trình lớn nhỏ ở trong nước. Điều đó chứng tỏ về sự am hiểu công việc và sự vững chắc về tay nghề người thợ. Những công trình xây lắp mà LILAMA tham gia như: Thuỷ điện Sông đà, thuỷ điện Yaly.... Không khó để tìm ra những dự án năng lượng do nhà thầu trong nước làm tổng thầu EPC (theo phương thức chìa khóa trao tay) hoặc lắp ráp, thi công đúng tiến độ, tiết kiệm được nguồn lực kinh tế lớn cho đất nước. Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 2 là một thành công điển hình của nhà thầu trong nước khi làm tổng thầu EPC. Tại công trình này, tổng thầu EPC do LILAMA đảm nhận đã tận dụng tối đa nguồn nhân lực, thiết bị, vật tư trong nước cũng như chi phí quản lý, điều hành dự án. Việc đưa công trình về đích trước 45 ngày đã tiết kiệm được cho ngân sách gần 100 triệu USD so với giá của nhà thầu ngoại. Quan trọng hơn, nhà thầu trong nước làm tổng thầu EPC còn góp phần giảm nhập siêu, thúc đẩy các ngành cơ khí, năng lượng… phát triển. Không chỉ có Nhơn Trạch 2, trước đó LILAMA đã đưa 5 dự án tổng thầu EPC vào hoạt động là nhiệt điện Uông Bí mở rộng, xi măng Sông Thao, Cà Mau 1, Cà Mau 2, Nhơn Trạch 1 và đang tích cực triển khai dự án Nhiệt điện Vũng Áng 1, thủy điện Hủa Na để đưa vào vận hành vào cuối năm 2012 này. Cùng với các dự án nhiệt điện, xi măng, hàng ngàn kỹ sư, công nhân LILAMA đang thi công hàng loạt công trình thủy điện trên khắp đất nước, trong đó phải kể đến nhà máy thủy điện Sơn La đã mang lại những hiệu quả lớn lao cho sự phát triển công nông nghiệp, phục vụ thiết thực cho nhân dân. LILAMA đã xác định cho mình một quyết tâm thực hiện bằng được: trở thành nhà thầu chính. Đây cũng là mục tiêu của rất nhiều nhà thầu trong nước [1].

Hiện nay các nhà thầu trong nước không chỉ đơn thuần xây dựng những công trình nhà dân dụng mà còn xây dựng những công trình hạ tầng kỹ thuật, đường, hệ thồng thoát nước. Uy tín của các Công ty và Tổng Công ty về xây lắp càng được nâng cao. Chất lượng công trình cũng ngày một nâng cao, đội

59

ngũ cán bộ công nhân viên trong các doanh nghiệp trẻ có kiến thức chuyên môn, năng động và sáng tạo; các doanh ngiệp cũng đầu tư vào mua sắm các trang thiết bị máy móc hiện đại. Các gói thầu mà nhà thầu trong nước trúng thầu cũng ngày một mở ra những cơ hội mới cho các nhà thầu trong nước.

Thực hiện chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, những năm qua khối lượng đầu tư nói chung và đầu tư nước ngoài nói riêng, đặc biệt là các dự án được đầu tư bằng nguồn vốn vay ODA đã tăng rõ rệt. Cùng với quá trình phát triển đầu tư, thị trường xây dựng của nước ta cũng đã bắt đầu mở cửa cho các nhà thầu nước ngoài. ban đầu nhà thầu nước ngoài vào Việt Nam chủ yếu để nhận thầu các công trình đầu tư trực tiếp của nước ngoài hoặc công trình viện trợ không hoàn lại. Về sau, nhà thầu nước ngoài vào dự thầu và thắng thầu hàng loạt các gói thầu đấu thầu quốc tế thuộc nguồn vốn ODA, WB, ADB thậm chí cả các dự án vốn trong nước như Nhà hát Lớn TP Hà Nội, sân vận động quốc gia Hà Nội.

Đến nay đã có nhiều nhà thầu nước ngoài vào thực hiện một khối lượng tương đối lớn về tư vấn xây dựng và xây lắp công trình tại Việt Nam, chiếm thị phần rất lớn trong ngành xây dựng, trong đó phần lớn các dự án 100% vốn nước ngoài và dự án viện trợ không hoàn lại đều do các nhà thầu nước ngoài đảm nhận làm thầu chính hoặc tổng thầu.

Các nhà thầu nước ngoài có lợi thế về qui chế của tổ chức tín dụng, giải pháp công nghệ, tiềm lực tài chính, kinh nghiệm lâu năm, uy tín trên thương trường quốc tế. Khi tham gia dự thầu các nhà thầu nước ngoài đã tinh khôn tìm cách liên doanh với một Công ty, Tổng Công ty có tầm cỡ, tiếng tăm của Việt Nam, chủ yếu là để tạo một hình ảnh đáng tin cậy cho họ và để mưu cầu một đặc ân, một ưu ái trong quá trình xét thầu, đánh giá thầu để được thắng thầu. Khi đã được chấm thầu, xét chọn và ký hợp đồng, nhà thầu nước ngoài sẽ chỉ sử dụng bên liên doanh Việt Nam cung cấp lao động, thiết bị giá rẻ để thi công xây dựng và lắp đặt các hạng mục công trình, nếu không họ phải thuê

hoặc mua từ nước ngoài sẽ rất là tốn kém, và qua đó họ không có siêu lợi nhuận. Như vậy nhà thầu nước ngoài luôn tìm kiếm được lợi nhuận cao trong khi nhà thầu Việt Nam, ngay trên mảnh đất của mình thì chỉ “an phận” nhận làm thầu phụ những công trình, hạng mục công trình mang lại lợi nhuận nhỏ bé so với những công trình mà nhà thầu nước ngoài đảm nhận.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

2.2.2. Những kết quả đạt được trong việc thực hiện pháp luật đấu thầu đối với các nhà thầu trong nước trong đấu thầu xây lắp quốc tế nhìn từ góc độ các quy định pháp luật về đấu thầu xây lắp Quốc tế

Hệ thống văn bản pháp quy về đấu thầu về cơ bản được hoàn thiện, thống nhất theo hướng tăng cường phân cấp: Hệ thống văn bản pháp luật về đấu thầu cơ bản đó được hoàn thiện, thống nhất theo hướng tăng cường phân cấp. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành các văn bản hướng dẫn về đấu thầu đảm bảo thực hiện quy định của pháp luật về đấu thầu được thông suốt, thống nhất và thuận tiện trong quá trình thực hiện dự án, khắc phục được những khó khăn trong quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản. Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành đó thống nhất và chuẩn hóa về thủ tục, thời gian trong hoạt động đấu thầu, quy định chi tiết về lập, thẩm định phê duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, nâng cao quyền và trách nhiệm của chủ đầu tư, từ đó tạo điều kiện tiết kiệm thời gian trong đấu thầu, đảm bảo tiến độ chung của toàn bộ dự án đầu tư.

Đấu thầu của các nhà thầu trong nước trong đấu thầu xây lắp quốc tế - 8

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản bước đầu đã đi vào cuộc sống, nâng cao vai trò của chủ đầu tư trong quá trình quản lý, điều hành và quyết định các nội dung trong quá trình triển khai dự án (quyết định nội dung hồ sơ mời thầu, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, giải quyết tình huống trong đấu thầu). Việc tăng cường phân cấp cho chủ đầu tư đó tăng cường tính chủ động linh hoạt cho chủ đầu tư, thu hẹp được cấp trình duyệt trong quá trình lựa chọn nhà thầu nên thời gian lựa chọn nhà thầu cũng đó được rút ngắn đáng kể.

Ngay sau khi Nghị định 85/CP có hiệu lực thi hành (01/12/2009), trong năm 2010 Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành 16 thông tư quy định về các Mẫu tài liệu trong đấu thầu, đảm bảo việc triển khai thực hiện quy định của Luật Đấu thầu, Luật sửa đổi và Nghị định 85/CP được thông suốt, thống nhất và thuận tiện cho quá trình thực hiện các dự án.

Ngoài ra, việc tăng cường phân cấp cho Chủ đầu tư theo tinh thần của Luật sửa đổi và Nghị định 85/CP đã bước đầu thu hẹp được cấp trình duyệt trong quá trình lựa chọn nhà thầu. Do đó rút ngắn được thời gian trình, duyệt và thẩm định trong quá trình lựa chọn nhà thầu nên thời gian lựa chọn nhà thầu cũng đã được rút ngắn đáng kể.

Đấu thầu rộng rãi tăng, chỉ định thầu giảm so với các năm trước: Năm 2010, hình thức đấu thầu rộng rãi vẫn là hình thức được lựa chọn nhiều. Theo số liệu tổng hợp, đối với các dự án sử dụng vốn nhà nước nói chung thì tổng giá gói thầu đối với các gói thầu áp dụng đấu thầu rộng rãi năm 2010 tăng

16.083 tỷ, cụ thể năm 2009 tổng giá gói thầu là 184.640 tỷ đồng thì đến năm 2010 đã tăng lên là 200.724 tỷ đồng. Đối với hình thức chỉ định thầu thì tổng giá gói thầu áp dụng chỉ định thầu năm 2009 là 196.892 tỷ đồng, đến năm 2010 giảm xuống 77.592 tỷ đồng là 119.299 tỷ đồng. Ngoài ra tỷ lệ tiết kiệm đối với hình thức chỉ định thầu năm 2010 cao hơn năm 2009 (năm 2009 từ 2,07% tăng lên 4,74%) [39].

Tiết kiệm cho nguồn vốn của Nhà nước: Mặc dù năm qua có nhiều biến động về giá cả, song công tác đấu thầu vẫn mang lại hiệu quả đáng kể. Việc thực hiện theo Luật Đấu thầu, Luật sửa đổi và Nghị định 85/CP không chỉ giúp chủ đầu tư, bên mời thầu lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện gói thầu mà còn giúp tiết kiệm được cho nhà nước 23.172,078 tỷ đồng, tương đương 1,1 tỷ USD bằng 1% GDP của cả nước, đây là con số rất ý nghĩa thể hiện hiệu quả của công tác đấu thầum [41]. Ngoài ra, tiết kiệm đạt được chủ yếu từ các hình thức đấu thầu mang tính cạnh tranh

như đấu thầu rộng rãi hay đấu thầu hạn chế. Điều đó cho thấy, việc quy định bắt buộc áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chỉ được áp dụng các hình thức khác (kém cạnh tranh hơn) khi có đủ điều kiện, không những giúp tăng số lượng các gói thầu áp dụng đấu thầu rộng rãi mà đã trực tiếp đem lại giá trị tiết kiệm đáng kể.

Hoạt động thanh tra, kiểm tra về đấu thầu đã được chú trọng và triển khai trên diện rộng, góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu: kiểm tra, thanh tra về đấu thầu đã góp phần ngăn ngừa các hành vi sai phạm nói chung và các quy định của pháp luật về đấu thầu nói riêng. Ở nhiều địa phương, kiểm tra đấu thầu đã giúp ngăn chặn kịp thời các sai phạm trong đấu thầu như nhà thầu có dấu hiệu vi phạm trong HSDT khi tham gia đấu thầu tại một số gói thầu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, nhà thầu cung cấp thông tin không trung thực trong HSDT trên địa bàn tỉnh Yên Bái và Ninh Bình hay đánh giá HSDT không căn cứ vào yêu cầu của HSMT làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long... và đã có biện pháp xử lý kịp thời.

Công khai hoá các thông tin về đấu thầu được tăng cường đáng kể: Việc công khai hóa thông tin về đấu thầu được tăng cường thể hiện qua việc gia tăng nhu cầu đăng tải thông tin. Năm 2010, số lượng Báo Đấu thầu được phát hành đã tăng lên và tần suất xuất bản đã đáp ứng được về tính kịp thời, rộng rãi đến các đối tượng có quan tâm tới công tác đấu thầu. Ngoài trụ sở chính của Báo Đấu thầu tại Hà Nội, với việc có thêm 6 đại lý của Báo Đấu thầu tại TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho các nhà thầu không chỉ có được thông tin về đấu thầu trên cả nước mà còn dễ dàng tiếp cận thông tin đấu thầu tập trung của 2 thành phố lớn nhất của cả nước (có số lượng gói thầu được thực hiện nhiều nhất so với các địa phương khác). Ngoài ra, số lượng Báo phát hành năm 2010 đã tăng gần 80.000 tờ báo (tăng 6% so với năm 2009) và số trang phát hành được tăng lên 80 trang, nhờ đó Báo Đấu

thầu đã thực sự trở thành công cụ quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về đấu thầu đối với cả nước [39].

Song song với Báo Đấu thầu, trang thông tin điện tử về đấu thầu – Hệ thống đấu thầu qua mạng - tại địa chỉ htttp://muasamcong.mpi.gov.vn được cập nhật hàng ngày, tận dụng các ưu thế của mạng internet trong việc tạo thuận tiện cho các tổ chức, cá nhân đang tải, truy cập và tìm kiếm thông tin đấu thầu ở mọi lúc, mọi nơi. Đồng thời đây là kênh thông tin hữu ích cho cơ quản quản lý nhà nước về đấu thầu tiếp thu các góp ý đối với các văn bản quy phạm pháp luật trước khi ban hành [39].

Việc giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo: Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã nhận được gần 30 đơn kiến nghị của các nhà thầu; mặc dù các đơn kiến nghị gửi đến không thuộc thẩm quyền giải quyết nhưng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có văn bản chuyển cho các cơ quan có thẩm quyền theo đúng quy định và yêu cầu các cơ quan này thực hiện giải quyết kiến nghị theo đúng quy định của pháp luật về đấu thầu hiện hành và có báo cáo phản hồi để theo dõi…[39].‌

2.3 Những hạn chế, bất cập trong việc thực hiện pháp luật đấu thầu đối với các nhà thầu trong nước trong đấu thầu xây lắp quốc tế

2.3.1. Những hạn chế, bất cập nhìn từ các hoạt động đấu thầu thực tế của các nhà thầu trong nước

Nạn bỏ thầu giá thấp: Hành vi đấu thầu là một hình thức cạnh tranh văn minh trong nền kinh tế thị trường phát triển. Nhưng trong giai đoạn đầu của nền kinh tế thị trường ở nước ta đã bộc lộ những mặt trái. Vận dụng cơ chế đấu thầu, nhiều chủ thể coi việc ép giá, ép tiến độ là chính, nên dẫn tới nhiều công trình giá thấp và chất lượng thì đúng như giá trị của nó. Khi công trình được hoàn thành thì cái “ngọt ngào” của giá cả thấp nhanh chóng bị lãng quên mà thay vào đó là “cay đắng” của chất lượng công trình kém thì lại đọng lại rất lâu, tiềm ẩn một hiểm họa. Giá cả thấp tới mức vô lý, thời gian thúc ép trái cả quy luật vật chất thì còn đâu là các yêu cầu kỹ thuật đặt ra được tôn trọng.

Hiện tương bỏ thầu giá thấp, mang tính phá giá đang trở nên phổ biến, gây khó khăn cho quản lý nhà nước và các doanh nghiệp làm ăn chân chính.

Thực tế cho thấy, các nhà thầu thi nhau giảm giá, thậm chí có nhà thầu bỏ giá thấp hơn giá trị thực tế của công trình, miễn sao dành được phần thắng. Theo qui định, giá đánh giá thấp nhất và giá đề nghị trúng thầu không được vượt quá giá gói thầu được duyệt sẽ được xem xét trúng thầu. Vì thế, thực tế đã có nhiều dự án có mức giá quá thấp so với gói thầu được duyệt trong kế hoạch đấu thầu. Hầm đường bộ đèo Hải Vân, theo giá gói thầu 1A, giá gói thầu là 72.5 triệu USD, giá trúng thầu là 46.1 triệu USD (bằng 63.5%) hoặc gói thầu 2A, giá gói thầu là 42.1 triệu USD, giá trúng thầu là 28.1 triệu USD (bằng 66.7%). Gói thầu 9 cầu đường sắt, giá gói thầu là 2.4 tỷ Yên nhưng giá trúng thầu chỉ có 1.15 tỷ Yên (bằng 48%). Gần đây nhất là giá gói thầu đê chắn sang nhà máy lọc dầu Dung Quất, giá gói thầu xây lắp là 52 triệu USD, giá trúng thầu là 43 triệu USD (bằng 82.5%), dự án cải tạo nhà máy ximăng Bỉm Sơn, giá gói thầu xây lắp là 55 tỷ đồng, giá trúng thầu là 36 tỷ đồng (bằng 65%) [22].

Mục tiêu của dự án thông thường: chất lượng, thời gian, chi phí; chủ thể xây dựng là nhà đầu tư, nhà thầu, nhà tư vấn. Có những dự án mục tiêu là chất lượng, giá thành, thời gian, an toàn; chủ thể xây dựng là chủ đầu tư, nhà thầu, tư vấn, nhà nước. Ngoài ra còn có ngũ giác mục tiêu, ngoài 4 mục tiêu của tứ giác mục tiêu còn có thêm vệ sinh môi trường. Để đạt được tất cả mục tiêu là rất khó. Về phía chủ đầu tư, muốn đạt được mục tiêu chất lượng và chi phí: chất lượng phải tương đối và giá thành phải thấp. Nhà thầu muốn thắng thầu phải đảm bảo được mục tiêu đó của chủ đầu tư. Như vậy các nhà thầu thi nhau giảm giá, làm sao để có công trình thực hiện, “có cái để làm”. Chất lượng công trình lúc này chỉ trên giấy tờ (hồ sơ dự thầu), chưa thể nhìn thấy đo đếm thực tế bằng các thiết bị kỹ thuật, chỉ mang tính chất dự toán. Công trình khi được thực hiện chưa hoàn thành đã phải sửa chữa, gia cố gây lãng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/11/2023