Giải Pháp Hoàn Thiện Hệ Thống Pháp Luật Đấu Thầu

- Trong các doanh nghiệp xây lắp chưa vận dụng toàn bộ sức mạnh tổng hợp của tập thể cán bộ công nhân viên trong doanh ngiệp. Doanh nghiệp chưa có chế độ thưởng hợp lý.

- Chưa vận dụng khai thác các phương pháp quản lý, cũng như tính giá dự thầu nên thông thường chỉ sử dụng đơn giá Xây dựng cơ bản và các báo giá mà chưa sử dụng tính giá thực tế và trong tính giá dự thầu.

Với những khó khăn tồn tại và những nguyên nhân trên, các nhà thầu trong nước cần phải có những giải pháp cải tiến nâng cao năng lực và tự hoàn thiện mình một cách liên tục và trong thời gian dài. Đồng thời nhà nước cũng phải hỗ trợ nhà thầu trong nước nhằm nâng cao khả năng thắng thầu của họ, góp phần mang lại nhiều lợi ích cho đất nước.

Chương 3‌

Giải pháp hoàn thiện pháp luật Đấu thầu đối với các nhà thầu trong nước trong đấu thầu xây lắp quốc tế


3.1 Giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật Đấu thầu

Triển vọng áp dụng Luật đấu thầu xây lắp quốc tế Việt Nam:

Trong thời gian qua, việc ban hành Luật đấu thầu sửa đổi bổ sung Luật đấu thầu 2009, Nghị định 85 hướng dẫn thi hành đã đem lại cơ sở pháp lý tốt cho tình hình đấu thầu nói chung và đấu thầu xây lắp quốc tế nói riêng. Các công trình xây lắp Quốc tế ở Việt Nam chủ yếu được tiến hành nhờ vào nguồn vốn ODA; FDI; vốn nhà nước. Trong tương lai có thể khẳng định với cơ sở pháp lý hoàn thiện việc thu hút các nguồn vốn ODA; FDI... cho xây dựng cơ sở hạ tầng ngày càng lớn. Số dự án còn hiệu lực tính lũy kế đến ngày 15-12-2011 là 13.667 dự án, với tổng vốn đăng ký đạt 198 tỉ USD, trong đó công nghiệp và xây dựng chiếm 54%. Singapore là nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký 24 tỉ USD, tiếp theo lần lượt là Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan (Trung Quốc). Thành phố Hồ Chí Minh vẫn là địa phương dẫn đầu của cả nước trong thu hút FDI, với 32,67 tỉ USD còn hiệu lực, tiếp theo là Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nội, Đồng Nai và Bình Dương [40]. Nguồn vốn là điều kiện không thể thiếu được khi quyết định đầu tư xây dựng công trình. Để xây dựng những công trình lớn, nhiều khi chúng ta cần phải dùng đến sự hỗ trợ của nhiều nguồn vốn hợp lại.

Nguồn vốn ODA. Các định chế tài chính quốc tế như WB, ADB, IMF, các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ song phương và đa phương đã cam kết cung cấp cho Việt Nam khoản vốn trên 6 tỷ USD (trong đó mới thực hiện được khoảng 1,7 tỷ USD). Đối với Việt Nam, ODA là nguồn ngoại lực vô cùng quý giá. Nhiều công trình quan trọng đã được hoàn thành bằng nguồn vốn này. Tuy nhiên phần lớn vốn ODA là vốn vay, mà đi vay thì phải

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

hoàn trả lại vốn và lãi nên chúng ta phải chú ý sử dụng có hiệu quả nguồn vồn này, nếu không sẽ để lại gánh nặng nợ nần. Do đó, cần phải áp dụng đấu thầu quốc tế để đảm bảo hiệu quả trong sử dụng nguồn vốn, tránh gây lãng phí, thất thoát.

Hơn nữa, hầu hết các dự án ODA theo thoả thuận ký giữa Việt Nam và các nhà tài trợ đều phải áp dụng phương thức đấu thầu quốc tế, tuân thủ các quy định ngặt nghèo của nhà tài trợ, phù hợp với thông lệ quốc tế về đấu thầu. Riêng đối với nguồn vốn ODA song phương, Việt Nam thường bị ràng buộc về việc lựa chọn tư vấn và nhà cung cấp có nguồn gốc từ nước tài trợ.

Đấu thầu của các nhà thầu trong nước trong đấu thầu xây lắp quốc tế - 11

Nguồn vốn FDI. Năm 2011, vốn đăng ký mới và tăng thêm tại Việt Nam đạt 14,7 tỉ USD, bằng 74% so với năm 2010, riêng vốn đăng ký mới đạt 11,6 tỉ USD, bằng 65% năm 2010, cơ cấu vốn đã có những chuyển biến theo hướng tích cực. 76,4% vốn đăng ký năm 2011 tập trung vào lĩnh vực xây dựng, cao hơn hẳn tỷ trọng đầu tư vào lĩnh vực này năm 2010 (54,1%) [40]. Đây là một nguồn vốn lớn để tăng tổng vốn đầu tư phát triển, đồng thời khu vực này còn góp phần vào việc giải quyết công ăn việc làm, tăng trưởng công nghiệp, tăng trưởng GDP... vì vậy,áp dụng phương pháp đấu thầu cạnh tranh quốc tế để hạn chế những tiêu cực như nâng giá thiết bị, đưa vào thiết bị cũ không đảm bảo kỹ thuật... trong các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Vốn đầu tư trong nước. Đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong vốn đầu tư và phát triển. Đầu tư của khu vực này đã tạo ra các công trình trọng điểm của đất nước: chuyển dịch cơ cấu kinh tế, là nguồn vốn “mồi” để thu hút các nguồn vốn khác. Tuy nhiên dây cũng là số vốn thường bị thất thoát nhiều nhất bởi đầu tư vào những công trình không có lãi hoặc khó thu hồi vốn, bởi sự quản lý còn lỏng lẻo...

Muốn tránh được những thất thoát này thì dù cho những công trình có được xây dựng bằng nguồn vốn trong nước chúng ta cũng phải áp dụng phương thức đấu thầu quốc tế để lựa chọn được nhà thầu phù hợp nhất. Có

như vậy, mới đảm bảo được chất lượng, tiến độ công trình cũng như đảm bảo được vấn đề tài chính.

Trước tình hình phát triển của ngành xây dựng của Việt Nam trong tương lai, sự vận động của các nguồn vốn, sự ra đời và hoàn thiện của hệ thống pháp luật về đấu thầu (Luật, Nghị đinh)... chúng ta có thể thấy được đấu thầu quốc tế sẽ ngày càng được áp dụng rộng rãi và phát huy được tác dụng vốn có của nó. Trong tương lai, đấu thầu quốc tế sẽ tạo ra một sân chơi rộng rãi, cạnh tranh công bằng, bình đẳng cho các nhà thầu trong nước và các nhà thầu nước ngoài. Cũng chính nhờ đấu thầu quốc tế mà chúng ta có được những công trình có chất lượng mong muốn, giá thành phù hợp...

Thực hiện chính sách Đổi mới của Đảng và nhà nước, Việt Nam đã có sự “thay da đổi thịt” rõ rệt trong mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực. Cùng với sự đi lên của nền kinh tế, ngành xây dựng của đất nước cũng có những thay đổi rõ rệt. Việt Nam ngày nay những toà nhà cao tầng, với những trục đường lớn, những nhà máy xí nghiệp, đô thị sầm uất, những công trình to lớn... đã khác hẳn với Việt Nam trước đây. Chính vì vậy, nó cũng kéo theo sự tiến bộ của phương thức đấu thầu đặc biệt là phương thức xây lắp đấu thầu quốc tế. Đấu thầu quốc tế tuy mới xuất hiện ở Việt Nam nhưng ngày càng phát triển về cả mặt số lượng, quy mô và chất lượng. Đầu tư xây dựng cơ bản của Việt Nam trong thời gian này tăng mạnh. Tỷ lệ vốn đầu tư mà nhà nước dành cho đầu tư và xây dựng trên GDP thường cao, lên đến 40%. Ngoài ra đầu tư và xây dựng ở Việt Nam hàng năm còn nhận được hàng ngàn tỷ đồng vốn vay từ ODA, WB, ADB... và vốn đầu tư của doanh nghiệp. Chúng ta đang trong giai đoạn phải xây dựng một cơ sở hạ tầng tốt cho việc phát triển kinh tế. Hơn nữa, Việt Nam lại là một trong số những nước được nhận nguồn tài trợ lớn nhất từ bên ngoài. Nên chúng ta cũng có điều kiện hơn các nước khác trong việc xây dựng. Tuy nhiên đây cũng chính là vấn đề đòi hỏi chúng ta phải phát triển hơn nữa phương thức đấu thầu nói chung và phương thức đấu

thầu quốc tế nói riêng. Chúng ta đã, đang và sẽ tiếp tục phải dựa rất nhiều vào nguồn vốn của bên ngoài để xây dựng và phát triển đất nước. Cho nên việc hoàn thiện hình thức đấu thầu quốc tế là không thể thiếu được trong tình hình hiện nay.

3.1.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật đấu thầu cho các nhà thầu trong nước trong đấu thầu xây lắp quốc tế

Pháp luật đấu thầu xây lắp quốc tế sau một thời gian được áp dụng đã tỏ rõ ưu thế của mình. Tuy nhiên vẫn tồn tại trong nó một số hạn chế mà chúng ta cần khắc phục. Dưới đây là một số biện pháp để khắc phục các hạn chế và hoàn thiện pháp luật Đấu thầu của các nhà thầu trong nước trong đấu thầu xây lắp quốc tế ở Việt Nam.

Phải sau khi Việt Nam nối lại quan hệ với một số tổ chức tài chính quốc tế (như IMF, ADB...) thì tình hình thực hiện đấu thầu quốc tế mới bắt đầu sôi động. Tuy nhiên cho đến trước khi chính phủ ban hành nghị định 42/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16-7-1996 thì hoạt động đấu thầu quốc tế trong lĩnh vực xây dựng của Việt Nam hầu hết là dựa vào tập quán quốc tế và các chế định tài chính của các nước, các tổ chức tài trợ hoặc là dựa vào yêu cầu cụ thể của từng công trình đấu thầu. Vì vậy cách thức vận dụng phương thức đấu thầu quốc tế trong từng trường hợp, từng công trình là khác nhau, không thống nhất và không phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam. Quy chế đấu thầu ra đời phần nào đã thống nhất được cách thức vận dụng trong đấu thầu quốc tế, góp phần cải tiến công tác đánh giá, dự toán nhằm tăng cường quản lý, chống lãng phí, thất thoát tiêu cực trong đấu thầu và xây dựng. Mặt khác để quản lý chặt chẽ, tiết kiệm có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư và xây dựng, chính phủ chỉ đạo các ngành chức năng nghiên cứu sửa đổi bổ sung chế độ chính sách kịp thời, phù hợp với tình hình thực tế. Rất nhiều văn bản đã ra đời để sửa đổi, bổ sung cho Nghị định 42/NĐ-CP và đến năm 1999, chính phủ đã ban hành Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 1-9-1999 thay thế cho nghị

86

đinh số 42/NĐ-CP. Nghị định này tuy đã khắc phục những hạn chế của nghị định số 42/NĐ-CP. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện quy chế này còn bộc lộ nhiều nhược điểm. Một vấn đề cũng nổi cộm là những quy chế nghị định là do bộ chuyên ngành ban hành vì thế tính cưỡng chế chưa cao. Đến năm 2005 Luật đấu thầu mới chính thức được ban hành, năm 2009 Luật sửa đổi bổ sung Luật đấu thầu năm 2005 và Luật xây dựng, quy định hình thức và phương thức đấu thầu nói chung và đấu thầu xây lắp quốc tế nói riêng song vẫn tồn tại nhiều hạn chế cần điều chỉnh.

- Quy định những nội dung đặc thù yêu cầu cho lĩnh vực xây lắp Quốc tế cho phù hợp: Đầu tư xây dựng (bao gồm cả thiết bị); Lựa chọn nhà đầu tư;

- Luật Đấu thầu nên đưa ra một danh sách rõ ràng các dự án được coi là cho mục tiêu đầu tư phát triển và bỏ đi các từ chung chung như “các dự án khác cho mục tiêu đầu tư phát triển”.

- Đối với hợp đồng cần lấy quy định trong Bộ Luật Dân sự là nền tảng pháp lý cho quy định chung về thương thảo, ký kết và quản lý hợp đồng. Soạn thảo lại toàn bộ các điều khoản trong Luật Đấu thầu và Luật Xây dựng liên quan đến hợp đồng, đảm bảo sự thống nhất với Bộ Luật dân sự, Luật Đầu tư, Thương mại, giữa các luật với nhau và để cho phù hợp với phương pháp quản lý tiên tiến, quy luật vận hành của cơ chế thị trường. Trong đó, lấy nguyên tắc tối ưu hoá phương án phân chia và quản lý rủi ro để đạt hiệu quả sử dụng đồng vốn là mục tiêu cao nhất. Các Luật chuyên ngành như Luật Xây dựng, Luật đầu tư, Luật Thương mại, ... có những quy định cụ thể phần nội dung quản lý kỹ thuật liên quan đến đặc thù từng lĩnh vực, nhưng không quy định lại quy trình để đi đến việc ký kết hợp đồng.

Trong đàm phán để ký kết các cam kết quốc tế cần có bài bản để chú trọng đến việc bảo vệ tối đa quyền lợi của doanh nghiệp trong nước, đảm bảo cho việc sử dụng nguồn lực trong nước tốt nhất. Cập nhật và phổ biến các điều ước cam kết quốc tế có liên quan để các cán bộ làm công tác đấu thầu

tiếp cận dễ nhất, hiểu rõ để vận dụng, đảm bảo có thể bảo vệ các nhà thầu trong nước mà không trái với các cam kết đã ký.

Ngoài ra song song với việc đó chúng ta cần đồng bộ hoá các văn bản liên quan đến hoạt động đấu thầu nói chung, văn bản điều chỉnh hoạt động đấu thầu xây lắp nói riêng. Các ngành, các cấp có liên quan cần lưu ý trong việc ban hành các quy định, chính sách của mình tránh tình trạng chồng chéo, vượt quyền... gây trở ngại rắc rối cho hoạt động đấu thầu. Nhà nước và các bộ chức năng cũng cần nghiên cứu hoàn thiện lại chính sách chế độ đã ban hành cho phù hợp với thực tiễn, như quy định về bảo lãnh thực hiện hợp đồng, chính sách giá đền bù giải phóng mặt bằng xây dựng, xây dựng và ban hành ngay những định mức đơn giá của một số công việc.

3.1.2. Bổ sung các văn bản pháp luật quản lý các hoạt động của các nhà thầu nước ngoài

Liên quan đến hoạt động đấu thầu, nhà nước cần chú ý tới việc quản lý hoạt động của các nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam. Các văn bản đã ban hành để hướng dẫn một số mặt trong quản lý xây dựng và quản lý nhà thầu nước ngoài vào nhận thầu công trình tại Việt Nam tuy rằng đều căn cứ vào các nghị định của Chính phủ về hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Còn càc nhà thầu nước ngoài vào nhận thầu một khối lượng lớn các công trình có vốn trong nước, bao gồm cả các công trình có nguồn vốn vay và vốn trong nước của các thành phần kinh tế, lại không thuộc diện đối tượng phải chịu sự điều chỉnh của các văn bản quy phạm pháp luật. Trong trường hợp này Bộ Xây dựng đã căn cứ vào chức năng của mình để quy định việc quản lý các hoạt động của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam cho nên các văn bản đã ban hành phần nào còn hạn chế về hiệu lực pháp lý, chưa thể quy định một số vấn đề liên quan đến chức năng quản lý của các ngành khác như việc đăng ký văn phòng điều hành, đăng ký mở tài khoản, đăng ký thuế, thuê lao động, phương tiện thiết bị, xuất nhập khẩu... nên sau

khi được cấp giấy phép nhiều nhà thầu vẫn còn lúng túng trong việc triển khai các bước tiếp theo hoặc không biết để thực hiện các nghĩa vụ mà họ phải thực hiện theo quy định của nhà nước Việt Nam. Vì vậy việc quản lý các hoạt động của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam cần được quy định trong một văn bản dưới dạng nghị định của Chính phủ hoặc quyết định của Thủ tướng Chính phủ để đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ trong quản lý nhà nước, với mục tiêu đảm bảo chủ quyền của nước chủ nhà hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho pháp nhân nước ngoài hoạt động dịch vụ xây lắp công trình đồng thời bảo vệ được lợi ích cho nhà thầu trong nước, đảm bảo việc làm cho người lao động và tiếp thu những kỹ thuật tiên tiến, công nghệ mới cũng như kinh nghiệm quản lý trong xây dựng. Đồng thời chúng ta cũng cần có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà thầu nước ngoài có uy tín trên thế giới (thường xuyên trúng thầu các công trình có yêu cầu kỹ thuật cao, công nghệ mới) nếu các hãng thầu này có ý định hoạt động lâu dài và có giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam.

Giảm bớt sự cồng kềnh, rườm rà trong trình tự thủ tục đấu thầu. Thực hiện hoạt động thủ tục đấu thầu còn thể hiện sự rườm rà, phức tạp nhiều khi không cần thiết trong trình tự thủ tục đấu thầu đã và đang làm giảm tính hiệu quả của công tác này. Đối với gói thầu của dự án nhóm A, do doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng công ty nhà nước làm chủ đầu tư, việc đấu thầu (cho đến khi chủ đầu tư ký được hợp đồng) sẽ phải lần lượt trải qua nhiều bước, trong đó có bước bắt buộc phải có sự tham gia trực tiếp của các cơ quan quản lý nhà nước. Mỗi bước có liên quan đến cơ quan quản lý lại phải qua nhiều nấc xem xét, chỉ cần một nấc có trục trặc nhỏ là phải chờ đợi, ảnh hưởng lớn đến tiến độ sự án. Điển hình là dự án Nhà máy xi măng Hải phòng mới (từ lúc Tổng công ty xi măng trình kế hoạch đấu thầu cho đến khi kết quả đấu thầu được chấp nhận mất 42,5 tháng tức 3 năm rưỡi). Dự án nhà máy xi măng sông Gianh được coi là có thời gian đấu thầu vào loại nhanh nhất thì

89

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/11/2023