Xây Dựng Và Tăng Cường Lòng Tin Của Nhân Dân Đối Với Chính Phủ Trong Quản Lý Chi Tiêu Công

1.7.2.1. Giảm tham nhũng

Do không bị giới hạn bởi không gian và thời gian, e-GP tạo ra luồng thông tin thông suốt và minh bạch cũng như khả năng tiếp cận thông tin, dịch vụ một cách dễ dàng, thuận tiện. Những thông tin này bao gồm các quy định về pháp luật, chính sách và hướng dẫn liên quan đến hoạt động mua sắm công, kế hoạch đấu thầu, thông báo mời thầu, hồ sơ mời thầu, biên bản mở thầu và kết quả đấu thầu. E-GP góp phần thúc đẩy cạnh tranh trên phương diện số lượng (sự tham gia) và chất lượng (công khai và công bằng). Người được hưởng lợi ở đây không chỉ là các chính phủ, nhà thầu mà còn là toàn bộ công chúng - những người nộp thuế, nhờ tiếp cận thông tin về hoạt động chi tiêu công một cách rõ ràng.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào đấu thầu qua mạng phải tuân thủ theo chính sách và luật pháp về đấu thầu hiện có. Một hệ thống e-GP có thể tự động hóa các quy trình đấu thầu bắt buộc, do đó, cả bên mời thầu và nhà thầu không thể làm chệch hướng được các quy trình này. Theo đó, e-GP giúp chính phủ giảm thiểu cơ hội móc ngoặc, tham nhũng. Sự minh bạch trong thông tin đấu thầu sẽ giúp phát hiện sớm và loại trừ các hành vi này. Ngoài ra, e-GP có thể xử lý quy trình đấu thầu trực tuyến và thu thập mọi dữ liệu về hoạt động đấu thầu một cách tự động, do vậy, sự tiếp xúc trực tiếp giữa bên mời thầu và nhà thầu là không cần thiết…

1.7.2.2. Giảm chi phí

E-GP giúp hoạt động mua sắm công của Chính phủ hiệu quả hơn nhờ giảm chi phí giao dịch từ 10% - 30%. Thông qua việc tự động hóa các quy trình đấu thầu giúp giảm thiểu chi phí giao dịch đáng kể cho cả bên mời thầu và nhà thầu. Ví dụ như trường hợp Bộ Kinh tế và Tài chính của Ý đã xây dựng hệ thống đấu thầu các hoạt động mua sắm khu vực công qua mạng vào năm 2000. Việc này không những giảm bớt thời gian mà còn giảm được 30% chi phí so với cách thức mua sắm truyền thống trước đó [52].

Đặc biệt, mức giảm giá sau đấu thầu có thể cao hơn, nhờ vào 3 đặc điểm của e-GP: minh bạch về giá, kích thích cạnh tranh và đổi mới quy trình. Minh bạch về giá bằng cách công khai kết quả đấu thầu trên mạng đã tránh được tình trạng ký hợp đồng với giá quá cao và giúp điều chỉnh giá hàng hóa, xây lắp hay dịch vụ theo đúng giá thị trường. Thông báo mời thầu công khai trên mạng là công cụ hữu ích cho các doanh nghiệp tư nhân tiếp cận và tham gia đấu thầu, qua đó, tăng sự cạnh tranh, góp phần giảm giá gói thầu. Ngoài những kết quả có thể định lượng được như trên, e-GP còn được kỳ vọng là mang lại lợi ích quan trọng như nâng cao khả năng quản lý và phân tích thông tin. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình công khai hóa thông tin và quy trình đấu thầu giúp thu thập những dữ liệu, thông tin đấu thầu một cách dễ dàng hơn, tạo cơ sở cho việc giám sát và đưa ra các quyết định sau này.

1.7.2.3. Phát triển kinh tế

Hiệu quả của việc triển khai e-GP tác động rõ ràng đến nền kinh tế. Tổng khối lượng mua sắm công của một nền kinh tế quốc dân thường chiếm từ 10 - 20% GDP. Nếu mua sắm 10% của tổng số mua sắm công bằng hình thức điện tử với khả năng giảm 10% giá thành thì có thể tiết kiệm 1% GDP hàng năm [52].

Ngoài ra, e-GP cũng góp phần phát triển thương mại điện tử và khuyến khích sự tham gia của doanh nghiệp nhỏ và vừa, thúc đẩy ứng dụng công nghệ hiện đại và triển khai hạ tầng công nghệ thông tin trên phạm vi toàn quốc.

1.7.2.4. Xây dựng và tăng cường lòng tin của nhân dân đối với Chính phủ trong quản lý chi tiêu công

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Đây là lợi ích chính trị nền tảng mà bất cứ một Chính phủ nào cũng hướng đến. Bởi lẽ, một khi thiếu vắng sự tin tưởng thì vai trò của pháp luật, hiệu quả cưỡng chế của các quyết định Chính phủ cũng như các chương trình

đổi mới của Chính phủ thường được người dân đón nhận một cách mờ nhạt. Trong khi đó, sự tương tác giữa Chính phủ với người dân tăng lên cùng với hiệu quả và minh bạch trong chi tiêu công được tăng cường nhờ các dịch vụ trực tuyến từ e-GP sẽ là yếu tố tăng cường lòng tin của nhân dân đối với Chính phủ. Lợi ích chính trị này có được khi áp dụng e-GP cũng là động cơ đầu tiên và mạnh nhất cho các nhà làm chính sách khi họ muốn cải cách hệ thống quản lý chi tiêu công của mình. Ví dụ minh họa thuyết phục nhất cho trường hợp này là sáng kiến đến từ Hàn Quốc. Trước kia, những hàng hóa và dịch vụ mà Chính phủ chi tiêu cho các dự án công được cung cấp bởi một mạng lưới các nhà cung cấp tư nhân một cách mờ ảo và thường là dính dáng nhiều đến tham nhũng và rò rỉ. Sáng kiến của Hàn Quốc là cung cấp các thông tin về dự án công này trên mạng và đấu thầu trực tuyến. Việc ứng dụng e-GP của Hàn Quốc đã làm minh bạch các hoạt động của Chính phủ trước nhân dân và dĩ nhiên là nó đã tăng cường đáng kể sự tín nhiệm của nhân dân đối với Chính phủ trong quản lý chi tiêu công.

Pháp luật về đấu thầu điện tử của một số nước, kinh nghiệm và khả năng áp dụng ở Việt Nam - 6

Tuy nhiên, những lợi ích đầy đủ nói trên của e-GP chỉ có thể trở thành hiện thực khi có sự thay đổi tích cực trong tổ chức vận hành mua sắm công, đòi hỏi sự thay đổi trong quản lý, điều hành với một cam kết chung xuyên suốt bộ máy Chính phủ và liên kết với cộng đồng doanh nghiệp. Nếu không có sự thay đổi quản lý và lãnh đạo như vậy, kết quả chỉ đơn thuần là sự sao chép phương thức truyền thống bằng công nghệ thông tin.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Từ khi đất nước ta tiến hành công cuộc đổi mới, nền kinh tế mở cửa với thế giới thì bắt đầu xuất hiện khái niệm "đấu thầu". Theo giải thích về thuật ngữ "đấu thầu" trong Luật Đấu thầu 2005 thì đó là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện gói thầu thuộc dự án sử dụng vốn nhà nước.

Đấu thầu là một hoạt động của nền kinh tế thị trường, nó tuân theo các quy luật khách quan của thị trường như quy luật cung - cầu, quy luật giá cả - giá trị. Thông qua đấu thầu, các hoạt động kinh tế đều được kích thích phát triển như các ngành sản xuất trực tiếp, các ngành công nghiệp phụ trợ, chế biến. Đấu thầu đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của đất nước.

Đấu thầu điện tử được hiểu là việc sử dụng công nghệ thông tin phục vụ cho quá trình mua sắm hàng hóa, dịch vụ và xây lắp của Chính phủ. Với những lợi ích thiết thực mà nó mang lại, nhiều quốc gia trên thế giới bắt đầu quan tâm đến việc áp dụng đấu thầu điện tử như là một công cụ để nâng cao hiệu quả của hệ thống mua sắm công. Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và thương mại điện tử thì việc nghiên cứu và tìm hiểu về đấu thầu điện tử - một phương thức hiện đại được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng - để thay thế cho phương thức đấu thầu truyền thống là một hướng đi đúng đắn của Việt Nam, tạo đà cho Việt Nam ngày càng hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới.

Chương 2

PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU THẦU ĐIỆN TỬ CỦA MỘT SỐ NƯỚC VÀ THỰC TRẠNG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT ĐẤU THẦU ĐIỆN TỬ

Ở VIỆT NAM


2.1. PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU THẦU ĐIỆN TỬ CỦA MỘT SỐ NƯỚC


Xét trên khía cạnh thực hiện, đấu thầu điện tử chỉ là việc chuyển từ quy trình thực hiện mua sắm truyền thống sang thực hiện trên mạng internet, trong đó các nội dung chủ yếu của quy trình mua sắm không thay đổi, chỉ có phương pháp thực hiện là khác đi. Do đó, pháp luật về đấu thầu điện tử (hay khung pháp lý cho đấu thầu điện tử) có thể được xem xét theo hai khía cạnh, một liên quan đến mua sắm qua mạng và một liên quan đến thương mại điện tử. Tác giả xin tập trung vào khía cạnh pháp lý liên quan đến thương mại điện tử để nghiên cứu pháp luật về đấu thầu điện tử của một số nước trên thế giới.

Các văn bản pháp luật về thương mại điện tử là tổng thể các quy tắc hàm chứa trong luật và các văn bản dưới luật, điều chỉnh hoạt động thương mại điện tử ở phạm vi từng quốc gia cũng như trong phạm vi quốc tế. Pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại điện tử chỉ đưa ra những nội dung cơ bản liên quan đến những đặc trưng của thương mại điện tử mà thương mại truyền thống không có nhằm tạo ra một môi trường pháp lý cho thương mại điện tử hoạt động có hiệu quả hơn.

Hệ thống văn bản pháp luật về thương mại điện tử có các tác dụng chính sau:

- Tạo nên một hệ thống luật lệ thống nhất cho các giao dịch thương mại điện tử;

- Đem lại niềm tin cho các bên tham gia;

- Là cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp.

Theo các nghiên cứu trên thế giới hiện nay, để có thể triển khai ứng dụng thương mại điện tử, một quốc gia cần ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến 5 vấn đề sau:

- Thừa nhận các thông điệp dữ liệu là hợp pháp

- Quy định kỹ thuật về chữ ký số nhằm đảm bảo tính tin cậy, toàn vẹn của thông tin được trao đổi trong thương mại điện tử

- Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử

- Bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử

- Xử lý tranh chấp và các vi phạm, tội phạm trong thương mại điện tử

2.1.1. Luật mẫu và Công ước của Liên hợp quốc

2.1.1.1. Luật mẫu của UNCITRAL về thương mại điện tử năm 1996

Nhận thấy sự cần thiết phải ban hành một đạo luật mẫu về thương mại điện tử mà tất cả các quốc gia, các hệ thống pháp luật, các nền kinh tế và xã hội khác nhau cũng có thể tham gia, đồng thời phát triển hài hòa các quan hệ kinh tế quốc tế, năm 1996, Ủy ban luật thương mại quốc tế của Liên hợp quốc (UNCITRAL) đã soạn thảo và thông qua Luật mẫu về thương mại điện tử. Theo đó, Luật mẫu có thể được sử dụng như tài liệu tham khảo cho các quốc gia trong quá trình xây dựng pháp luật về thương mại điện tử của nước mình.

Việc UNCITRAL thông qua Luật mẫu về thương mại điện tử đã tạo điều kiện cho tất cả các quốc gia trên thế giới hoàn thiện hệ thống pháp luật của mình về sử dụng các phương tiện truyền và lưu giữ thông tin mới thay thế cho các tài liệu bằng giấy và ban hành các đạo luật còn thiếu trong lĩnh vực thương mại điện tử.

Luật mẫu được soạn thảo dựa trên 6 nguyên tắc cơ bản:

- Tài liệu điện tử có thể được coi là có giá trị pháp lý như tài liệu ở dạng văn bản nếu thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật nhất định;

- Tự do thỏa thuận hợp đồng;

- Tôn trọng việc sử dụng tự nguyện phương thức truyền thông điện tử;

- Giá trị pháp lý của hợp đồng và tính ưu việt của những quy định pháp lý về hình thức hợp đồng; những đòi hỏi đối với hợp đồng để có giá trị pháp lý và khả năng được thi hành phải được tôn trọng;

- Áp dụng về mặt hình thức hơn là quan tâm tới nội dung: Luật chỉ áp dụng đối với hình thức hợp đồng mà không đề cập nội dung, trên cơ sở phải thỏa mãn những đòi hỏi pháp lý nhất định;

- Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng phải đi trước.

Đạo luật này có hiệu lực áp dụng đối với mọi loại thông tin dưới dạng một thông điệp dữ liệu trong khuôn khổ các hoạt động thương mại. Tại Điều 2 của Luật đưa ra định nghĩa về thông điệp dữ liệu, đó là "thông tin được tạo ra, gửi đi, tiếp nhận hoặc lưu trữ bằng phương tiện điện tử, quang học hoặc các phương tiện tương tự, và bao gồm, nhưng không phải chỉ bao gồm, trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), thư điện tử, điện tín, điện báo hoặc fax".

Theo quy định tại Điều 5 của Luật mẫu thì "hiệu lực pháp lý, tính giá trị hoặc hiệu lực thi hành của thông tin không thể bị phủ nhận chỉ vì lý do thông tin ấy được thể hiện dưới dạng một thông điệp dữ liệu". Như vậy, nói một cách khác, Luật mẫu thừa nhận giá trị pháp lý của các thông điệp dữ liệu là cơ sở cho việc thừa nhận các giao dịch thương mại điện tử, thể hiện ở các khía cạnh:

- Có thể thay thế văn bản giấy;

- Có giá trị như bản gốc;

- Có giá trị lưu trữ và chứng cứ;

- Xác định trách nhiệm các bên và thời gian, địa điểm gửi, nhận thông điệp dữ liệu.

Luật mẫu đưa ra quy định về chữ ký tại Điều 7, đó là:

1. Trong trường hợp pháp luật đòi hỏi phải có chữ ký của một người nào đó, thì một thông điệp dữ liệu được coi là đáp ứng đòi hỏi ấy nếu:

a. Có sử dụng một phương pháp nào đó để xác minh được người ấy và chứng tỏ được sự phê chuẩn của người ấy đối với thông tin hàm chứa trong thông điệp dữ liệu đó; và

b. Phương pháp ấy là đủ tin cậy với nghĩa là thích hợp cho mục đích mà theo đó thông điệp dữ liệu ấy đã được tạo ra và truyền đi, tính đến tất cả các tình huống, bao gồm cả các thỏa thuận bất kỳ có liên quan.

2. Đoạn (1) được áp dụng dù đòi hỏi hàm chứa trong nó là dưới dạng một nghĩa vụ bắt buộc hay chỉ đơn thuần vì luật pháp có quy định các hệ quả pháp lý đối với việc thiếu chữ ký.

3. Các quy định tại Điều này không áp dụng cho các trường hợp sau đây:

Trong trường hợp luật pháp đòi hỏi thông tin phải được xuất trình hoặc lưu trữ dưới dạng bản gốc, thì một thông điệp dữ liệu được coi là đáp ứng đòi hỏi ấy nếu:

(a) Có sự đảm bảo đủ tin cậy về tính toàn vẹn của thông tin kể từ lúc nó lần đầu được tạo ra dưới dạng hoàn chỉnh như một thông điệp dữ liệu hoặc theo cách khác; và

(b) Khi có đòi hỏi thông tin ấy phải được xuất trình, thì thông tin có khả năng hiện thị cho người mà nó cần thiết phải hiển thị.

Đoạn (1) được áp dụng dù đòi hỏi hàm chứa trong nó là dưới dạng một nghĩa vụ bắt buộc hay chỉ đơn thuần vì luật pháp có

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/11/2023