Luật Mẫu Của Uncitral Về Chữ Ký Điện Tử Năm 2001

quy định các hệ quả pháp lý đối với thông tin không được xuất trình hoặc lưu trữ dưới dạng bản gốc.

Để đáp ứng phân đoạn (a) của đoạn (1):


(a) Các tiêu chuẩn thẩm định tính toàn vẹn là thông tin vẫn còn hoàn chỉnh và không bị thay đổi, không kể các bổ sung do bất kỳ lần ký nào sau đó và bất kỳ sự thay đổi nào phát sinh ra trong tiến trình bình thường của việc truyền gửi, lưu trữ và hiển thị;

(b) Tiêu chuẩn đủ tin cậy theo đòi hỏi phải được đánh giá căn cứ vào mục đích mà theo đó thông tin đã được tạo ra, tính tới tất cả các tình huống có liên quan [27].

Ngoài ra, Luật mẫu về thương mại điện tử còn đưa ra các quy định về giá trị chứng cứ của các thông điệp dữ liệu, lưu giữ các thông điệp dữ liệu, truyền gửi các thông điệp dữ liệu, sự công nhận của các bên đối với thông điệp dữ liệu, thời điểm và địa điểm gửi và nhận các thông điệp dữ liệu…Đây là các quy định mang tính nguyên tắc, trên cơ sở đó các quốc gia sẽ cụ thể hóa vào pháp luật của nước mình trong lĩnh vực thương mại điện tử.

2.1.1.2. Luật mẫu của UNCITRAL về chữ ký điện tử năm 2001


Luật mẫu về chữ ký điện tử đưa ra các quy định cho phép hoặc tạo điều kiện đối với việc sử dụng chữ ký điện tử ngang bằng với việc con người sử dụng tài liệu trên giấy và người sử dụng thông tin trên máy tính, như là một công cụ để tăng cường hiệu quả trong thương mại quốc tế nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Luật cũng đưa ra nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa các thông tin được hỗ trợ bởi phương tiện giấy và thông tin được truyền đạt hoặc được lưu trữ điện tử.

Luật mẫu là một căn cứ pháp lý bổ sung cho Luật mẫu về thương mại điện tử, đặc biệt là các quy định nhằm cụ thể hóa Điều 7 của Luật mẫu về

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

thương mại điện tử. Luật mẫu cũng quy định những nguyên tắc cơ bản nhằm tạo thuận lợi cho việc sử dụng chữ ký điện tử.

Luật mẫu cũng đưa ra định nghĩa về chữ ký điện tử tại Điều 2, đó là "Chữ ký điện tử là dữ liệu dưới dạng điện tử, ở trong, đặt vào, hoặc gắn bó logic với một thông điệp dữ liệu, và/có thể được sử dụng để xác định người ký bản thông điệp dữ liệu ấy và chứng tỏ sự chấp thuận của người ký đối với các thông tin chứa đựng trong bản thông điệp dữ liệu ấy" và các định nghĩa về "Giấy chứng nhận là một thông điệp dữ liệu hoặc hồ sơ khác xác nhận sự liên kết giữa một chữ ký và dữ liệu trên đó có chữ ký", về thông điệp dữ liệu…

Pháp luật về đấu thầu điện tử của một số nước, kinh nghiệm và khả năng áp dụng ở Việt Nam - 7

Tại Điều 6 của Luật mẫu cũng đưa ra các yêu cầu cần tuân thủ đối với một chữ ký tương tự như quy định tại Điều 7 của Luật mẫu về thương mại điện tử.

Ngoài ra, Luật mẫu còn quy định về quản lý đối với nhà cung cấp dịch vụ chứng nhận, đối với người ký, các quy định về chứng chỉ nước ngoài và chữ ký điện tử.

2.1.1.3. Công ước của Liên hợp quốc về sử dụng giao dịch điện tử trong hợp đồng quốc tế năm 2005

Theo Công ước, các quy định pháp lý hiện hành về giao dịch điện tử như Luật mẫu về thương mại điện tử và Luật mẫu về chữ ký điện tử đã được bổ sung và tăng cường.

Với việc ban hành Công ước, các trở ngại đối với việc sử dụng thông tin điện tử trong giao dịch, ký kết hợp đồng thương mại quốc tế, buôn bán quốc tế thông qua công nghệ mới như thư điện tử, trao đổi dữ liệu điện tử và sử dụng mạng Internet đã bị loại bỏ.

Công ước khẳng định các tiêu chuẩn để đảm bảo giá trị pháp lý ngang nhau giữa văn bản giấy và văn bản điện tử trong các giao dịch quốc tế, sao cho các hợp đồng được thương lượng và ký kết thông qua thông tin điện tử

đều có giá trị và hiệu lực thi hành tương đương với các hợp đồng thương lượng truyền thống.

Theo đó, Công ước được áp dụng đối với việc sử dụng giao dịch điện tử liên quan đến giao kết và thực hiện hợp đồng giữa các bên có địa điểm kinh doanh tại những quốc gia khác nhau.

Tại Điều 4 Công ước đưa ra định nghĩa về giao dịch điện tử, đó là giao dịch (thông báo, tuyên bố, yêu cầu hoặc đề nghị, bao gồm cả chào hàng và chấp nhận chào hàng, mà các bên được yêu cầu đưa ra hoặc tự đưa ra liên quan tới việc giao kết hay thực hiện một hợp đồng) mà các bên thực hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu. Còn thông điệp dữ liệu được hiểu là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận hoặc được lưu trữ bằng phương tiện điện tử, từ, quang hay phương tiện tương tự, bao gồm nhưng không giới hạn ở trao đổi dữ liệu điện tử, thư điện tử, điện báo, telex hoặc telecopy.

Công ước cũng thừa nhận giá trị pháp lý của giao dịch điện tử (Điều 8). Theo đó, một giao dịch hoặc hợp đồng sẽ không bị phủ nhận giá trị hoặc hiệu lực pháp lý chỉ vì được thể hiện dưới dạng giao dịch điện tử. Đồng thời đưa ra các yêu cầu về hình thức tại Điều 9, cụ thể là:

1. Công ước này không yêu cầu một giao dịch hoặc hợp đồng phải được làm hoặc chứng minh dưới một hình thức cụ thể nào.

2. Trường hợp pháp luật yêu cầu một giao dịch hay hợp đồng phải thể hiện bằng văn bản, hoặc đề ra những hệ quả đối với trường hợp chúng không được thể hiện ở hình thức văn bản, thì giao dịch điện tử đáp ứng yêu cầu đó nếu thông tin chứa trong giao dịch điện tử có thể truy cập được để sử dụng về sau.

3. Trường hợp pháp luật yêu cầu giao dịch hay hợp đồng phải có chữ ký của một bên, hoặc đề ra những hậu quả khi không có chữ ký, thì một giao dịch điện tử đáp ứng yêu cầu này nếu thỏa mãn đồng thời cả hai điều kiện sau:

a) Một phương pháp đã được sử dụng để xác định bên đó và chỉ ra sự chấp thuận thông tin chứa trong giao dịch điện tử của bên đó; và

b) Phương pháp này:

i) đủ tin cậy cho mục đích tạo ra và trao đổi giao dịch điện tử đó xét tới mọi bối cảnh và thỏa thuận liên quan; hoặc

ii) có thể chứng minh trong thực tế, bằng chính phương pháp đó hoặc với các chứng cớ bổ sung, là phương pháp này hội đủ những chức năng được nêu tại điểm a)

4. Trường hợp pháp luật yêu cầu giao dịch hay hợp đồng phải được xuất trình hay lưu trữ ở dạng bản gốc, hoặc đề ra những hậu quả khi không có bản gốc, một giao dịch điện tử đáp ứng yêu cầu này nếu thỏa mãn đồng thời cả hai điều kiện sau:

a) Có sự đảm bảo đủ tin cậy về tính toàn vẹn của thông tin chứa trong giao dịch điện tử từ khi thông tin được tạo ra ở dạng cuối cùng là giao dịch điện tử hay dạng khác.

b) Thông tin chứa trong giao dịch điện tử có thể hiển thị được khi cần thiết.

5. Với các quy định tại khoản 4 a):

a) Tiêu chí đánh giá tính toàn vẹn là thông tin còn đầy đủ và chưa bị thay đổi, ngoài những thay đổi xảy ra khi chấp thuận, trao đổi, lưu trữ và hiển thị giao dịch điện tử.

b) Tiêu chuẩn về sự tin cậy được xem xét phù hợp với mục đích thông tin được tạo ra và mọi bối cảnh liên quan [15].

Công ước cũng đưa ra các quy định chung về thời điểm, địa điểm gửi và nhận giao dịch điện tử, lời mời tham gia chào hàng, cung cấp các điều khoản của hợp đồng hay lỗi trong giao dịch điện tử.

Với những quy định mang tính nền tảng đó, Công ước được đánh giá là một công cụ pháp lý quan trọng nhằm tăng cường hoạt động mua bán quốc tế trên cơ sở tận dụng ưu thế mạng Internet toàn cầu.

2.1.2. Pháp luật về đấu thầu điện tử của Vương quốc Anh

Vương quốc Anh là một trong các nước thành viên Châu Âu chịu ảnh hưởng lớn và đã nội luật hóa hầu hết các quy định trong các Chỉ thị của cộng đồng Châu Âu liên quan đến quá trình đấu thầu và việc sử dụng phương tiện điện tử trong quá trình đấu thầu. Theo các Chỉ thị của Liên minh Châu Âu (EU), việc sử dụng phương tiện điện tử để trao đổi thông tin trong quá trình đấu thầu được thực hiện theo các nguyên tắc sau:

- Việc sử dụng các phương tiện điện tử có giá trị ngang bằng với các phương tiện giao tiếp và trao đổi thông tin truyền thống. Các định nghĩa "viết" hay "văn bản" trong các Chỉ thị được thay đối thành "có thể bao gồm thông tin được truyền tải và lưu trữ bằng phương tiện điện tử" (các Chỉ thị thừa nhận giá trị của phương tiện điện tử ngang bằng với phương tiện truyền thống là văn bản).

- Cho phép sử dụng phương tiện điện tử để trao đổi thông tin theo thủ tục mua sắm thông thường đã được quy định chuẩn mực trên giấy. Hơn nữa, một số điều kiện cụ thể được thực hiện theo Chỉ thị để sử dụng phương tiện điện tử trong quá trình đấu thầu (Chỉ được sử dụng phương tiện điện tử đối với thủ tục mua sắm đã được quy định chuẩn mực trên giấy).

- Việc sử dụng phương tiện điện tử để trao đổi thông tin trong quá trình mua sắm là công nghệ trung lập theo ý nghĩa là nó không yêu cầu việc sử dụng công nghệ cụ thể, chỉ là công nghệ sử dụng có thể tương thích với công nghệ được sử dụng ở các nước thành viên khác (Không yêu cầu phương tiện điện tử sử dụng một công nghệ cụ thể nào đó).

- Việc lựa chọn sử dụng phương tiện điện tử để trao đổi thông tin trong quá trình đấu thầu là tùy thuộc vào cơ quan có quyền trao hợp đồng.

Các Chỉ thị quy định rõ ràng rằng cơ quan có quyền trao hợp đồng (chủ đầu tư) có thể yêu cầu việc sử dụng công cụ điện tử để tiếp cận tài liệu và đệ trình các đề xuất.

Nói một cách khác, các chỉ thị của Liên minh Châu Âu đặt ra khung pháp lý chung cho việc sử dụng phương tiện điện tử trong mua sắm công. Trên cơ sở đó, các quốc gia thành viên xây dựng các quy định của pháp luật quốc gia trong lĩnh vực này.

2.1.2.1. Luật về quyền tự do thông tin năm 2000 (Freedom of Information Act 2000)

Luật về quyền tự do thông tin năm 2000 (Freedom of Information Act 2000) có hiệu lực từ ngày 01/01/2005. Luật này quy định rõ ràng các quyền theo luật định mà bất kỳ người dân nào cũng được áp dụng để tiếp cận thông tin do các cơ quan thuộc khu vực công cung cấp cùng với một chế tài thực thi các quyền này một cách mạnh mẽ. Các quy định chính của Luật là: quyền tổng quát của một công dân được tiếp cận thông tin do cơ quan công cộng cung cấp trong quá trình thực hiện chức năng công cộng của họ, tùy thuộc vào điều kiện nhất định và có miễn trừ. Trong hầu hết các trường hợp thông tin được miễn tiết lộ nơi công cộng nếu có một nhiệm vụ gắn liền với nhà cầm quyền ở nơi đó, trong tầm kiểm soát của các cơ quan công cộng, trong trường hợp này, lợi ích công cộng được đặt lên trên và được miễn trừ đối với mọi câu hỏi.

2.1.2.2. Luật Bảo vệ dữ liệu năm 1998 (Data Protection Act 1998)

Luật Bảo vệ dữ liệu năm 1998 (Data Protection Act 1998) có hiệu lực vào ngày 1 tháng 3 năm 2000, thay thế Luật bảo vệ dữ liệu năm 1984, với mục tiêu nội luật hóa các quy định của Chỉ thị Bảo vệ Dữ liệu của EU năm 1995 (95/46/EC). Trên thực tế, Luật bảo vệ dữ liệu năm 1998 đưa ra cách thức mà các cá nhân có thể kiểm soát thông tin về bản thân mình. Bất kỳ ai đang nắm giữ dữ liệu cá nhân cho các mục đích hợp pháp khác có nghĩa vụ

phải tuân theo quy định của Luật này. Luật này đặt ra các quy tắc về cách thức các tổ chức phải xử lý dữ liệu cá nhân và thông tin, bất kể nó được cung cấp bằng giấy hay theo cách thức hồ sơ điện tử. Những quy định yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các tổ chức có trách nhiệm lưu giữ hoặc xử lý dữ liệu cá nhân, trong khu vực công cũng như các khu vực kinh tế tư nhân và khu vực tự nguyện, đó là:

- Dữ liệu chỉ có thể được sử dụng cho những mục đích cụ thể mà nó được thu thập;

- Dữ liệu không được tiết lộ cho những người khác mà không có sự đồng ý của cá nhân người mà dữ liệu liên quan đến họ, trừ khi có yêu cầu của pháp luật và các lý do hợp pháp khác để chia sẻ thông tin (ví dụ phòng ngừa hoặc phát hiện tội phạm). Hành vi chiếm đoạt dữ liệu cá nhân mà không được phép là hành vi phạm tội.

- Cá nhân có quyền truy cập vào các tập hợp thông tin liên quan đến họ, trừ trường hợp ngoại lệ (ví dụ thông tin được tập hợp để phòng ngừa hoặc phát hiện tội phạm).

- Thông tin cá nhân có thể được giữ không lâu hơn mức cần thiết và phải được lưu giữ cho đến nay.

- Các thực thể nắm giữ thông tin cá nhân được yêu cầu phải có đầy đủ các biện pháp an ninh tại chỗ. Đó là những biện pháp kỹ thuật (chẳng hạn như tường lửa) và các biện pháp tổ chức (như đào tạo đội ngũ nhân viên).

Nói một cách khác, Luật bảo vệ dữ liệu tạo ra các quyền cho những người đã được lưu trữ dữ liệu cá nhân và trách nhiệm đối với những người lưu giữ, xử lý hoặc thu thập dữ liệu cá nhân.

Luật Bảo vệ dữ liệu quy định tám nguyên tắc bảo vệ dữ liệu, theo đó tất cả các dữ liệu phải được: xử lý một cách công bằng và hợp pháp; được tập hợp và sử dụng chỉ cho mục đích xác định và hợp pháp; thỏa đáng, có liên

quan và không quá nhiều; chính xác, và khi cần thiết, lưu giữ đến nay; không lưu giữ quá mức cần thiết; xử lý phù hợp với quyền lợi cá nhân; lưu giữ an toàn; chuyển tải duy nhất đến các quốc gia đã được cung cấp sự bảo vệ toàn diện.

2.1.2.3. Luật truyền thông điện tử năm 2000 (Electronic Communications Act 2000)

Luật truyền thông điện tử năm 2000 (Electronic Communications Act 2000) nhằm giúp xây dựng sự tin cậy trong truyền thông điện tử bằng cách tạo ra một khuôn khổ pháp lý cho thương mại điện tử và việc sử dụng chữ ký điện tử, cả trong khu vực tư nhân và khu vực công cộng. Luật này được hoàn thành cùng với các quy định về thương mại điện tử (Chỉ thị EC) năm 2002. Pháp luật của Vương quốc Anh nội luật hóa phần lớn các quy định trong Chỉ thị về thương mại điện tử của EU (Chỉ thị 2000/31/EC) trong một số khía cạnh pháp lý về dịch vụ thông tin xã hội, đặc biệt là thương mại điện tử ở thị trường trong nước.

Luật truyền thông điện tử đưa ra các quy định nhằm tạo thuận lợi cho việc sử dụng thông tin điện tử và lưu trữ dữ liệu điện tử. Mục đích của Luật là đưa ra các quy định hướng dẫn đến nhiều khía cạnh của công nghệ, bao gồm các nhà cung cấp mật mã, chữ ký điện tử và chứng chỉ liên quan, giấy phép viễn thông và xây dựng độ tin cậy trong truyền thông điện tử. Luật tạo ra khuôn khổ pháp lý cho thương mại điện tử phát triển, cả trong lĩnh vực tư nhân và công cộng. Theo đó, Luật thừa nhận giá trị pháp lý của chữ ký điện tử, truyền thông điện tử và lưu trữ được cung cấp như một công cụ để thay thế cho giấy.

Một chữ ký điện tử liên kết với một tài liệu điện tử để thực hiện chức năng tương tự như một chữ ký bằng tay. Chữ ký điện tử có thể được sử dụng để xác nhận rằng thông tin đến từ một người đã được xác định và nó có nguồn gốc hoặc được chứng thực. Chữ ký điện tử cũng có thể chứng minh rằng thông tin đã không bị giả mạo hoặc có thể được xác minh cho tính toàn vẹn của nó. Phương pháp mật mã được sử dụng để mã hóa các tài liệu / thông báo

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 30/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí