Quy Chế Chữ Ký Điện Tử Năm 2002 (Electronic Signature Regulation 2002)

rằng có thể cung cấp bảo mật và cũng là một phương tiện để giữ gìn bí mật. Chữ ký điện tử có thể xác định được chủ sở hữu và xác minh rằng chủ sở hữu đã được xác thực. Một nhà cung cấp dịch vụ đáng tin cậy thường cung cấp các xác minh bằng phương tiện là một chứng chỉ số thể hiện liên kết các chữ ký cho chủ sở hữu hợp pháp của nó. Các thông tin khác liên quan đến chữ ký điện tử hoặc khóa mật mã thường được thể hiện trên một chứng chỉ, được ký bởi nhà cung cấp dịch vụ tin cậy.

2.1.2.4. Quy chế Chữ ký điện tử năm 2002 (Electronic signature Regulation 2002)

Quy chế Chữ ký điện tử năm 2002 (Electronic signature Regulation 2002) bổ sung và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho thương mại điện tử và chữ ký điện tử, cả ở khu vực tư nhân và công cộng.

Luật truyền thông điện tử năm 2000 nhằm giúp xây dựng sự tin cậy trong giao tiếp điện tử bằng cách tạo ra một khuôn khổ pháp lý cho thương mại điện tử và việc sử dụng chữ ký điện tử, cả trong các lĩnh vực tư nhân và công cộng. Luật này được củng cố và hoàn thiện thêm bởi các quy định về chữ ký điện tử năm 2002, chuyển hóa đầy đủ vào pháp luật của Vương quốc Anh các quy định trong Chỉ thị khung của EU về chữ ký điện tử (Chỉ thị 1999/93/EC).

Luật truyền thông điện tử năm 2000 và Quy chế Chữ ký điện tử năm 2002 tạo thành khuôn khổ pháp lý cho chữ ký điện tử tại Vương quốc Anh. Chữ ký điện tử tại Vương quốc Anh được định nghĩa là "dữ liệu điện tử được gắn kết hoặc kết hợp hợp lý với dữ liệu điện tử khác và được dùng như cách thức để xác thực". Tuy nhiên, khác với Vương quốc Anh, không phải tất cả các quốc gia đều định nghĩa chữ ký điện tử là dữ liệu điện tử bởi lẽ định nghĩa này chưa bao trùm nội hàm theo nghĩa rộng của chữ ký điện tử.

Quy chế 2002 cũng đưa ra khái niệm về "Chữ ký điện tử tiên tiến" (AES). Một chữ ký điện tử tiên tiến được xem là một chữ ký đảm bảo tính an

toàn hơn (được coi như một chữ ký viết tay) với bốn đặc điểm chính sau: (1) nó có khả năng xác định người ký; (2) chỉ duy nhất liên quan đến người ký;

(3) đặt dưới sự kiểm soát của người ký; (4) được gắn với các dữ liệu mà theo cách này những thay đổi tiếp theo có thể dễ dàng phát hiện. AES được bảo đảm bằng giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền cung cấp "giấy chứng nhận đủ điều kiện; các giấy chứng nhận phải tuân thủ các yêu cầu cụ thể do Điều lệ năm 2002 quy định. Tại Anh, cấp Bộ trưởng là cơ quan chính phủ phụ trách việc duy trì một danh sách với các nhà cung cấp dịch vụ chứng nhận được phê duyệt.

Về tính có thể thừa nhận của chữ ký điện tử, theo Luật 2000 thì chữ ký điện tử có thể được dùng làm bằng chứng tố tụng với điều kiện đáp ứng đầy đủ 02 yêu cầu sau: (1) chữ ký điện tử được chứng nhận; và (2) nó hợp nhất thành một phương tiện truyền thông điện tử. Tương tự như vậy, chữ ký điện tử có nguồn gốc ở các nước thành viên EU là hợp lệ tại Anh nếu nó đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của chữ ký điện tử được thiết lập theo pháp luật Vương quốc Anh.

Vì một chữ ký điện tử tại Anh là bất kỳ dữ liệu điện tử được gắn kết hoặc kết hợp hợp lý với dữ liệu điện tử khác, có thể suy ra từ định nghĩa này thì chữ ký điện tử không chỉ áp dụng phương tiện truyền thông là email mà còn áp dụng cho bất kỳ cách thức truyền thông điện tử nào.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

2.1.2.5. Luật Truyền thông năm 2003 (Communications Act 2003), Quy chế về truyền thông điện tử và bảo mật năm 2003 (Privacy and Electronic Communications Regulations 2003)

Nội luật hóa khung pháp lý chủ yếu về truyền thông điện tử một cách toàn diện thông qua việc các các quy định về truyền thông điện tử và bảo mật có hiệu lực năm 2003. Các yếu tố quan trọng khác của khung pháp lý bao gồm Chỉ thị khung (Chỉ thị 2002/21/EC), Chỉ thị tiếp cận (Chỉ thị 2002/19/EC),

Pháp luật về đấu thầu điện tử của một số nước, kinh nghiệm và khả năng áp dụng ở Việt Nam - 8

Chỉ thị dịch vụ phổ biến (2002/22/EC) được thực thi ở Vương quốc Anh thông qua Luật Truyền thông năm 2003.

2.1.2.6. Quy chế tái sử dụng thông tin khu vực công năm 2005 (Re- Use of Public Sector Information Regulations 2005)

Quy chế tái sử dụng thông tin khu vực công năm 2005 (Re-Use of Public Sector Information Regulations 2005) có hiệu lực vào ngày 01 tháng bảy năm 2005, nội luật hóa các quy định các quy định trong Chỉ thị của (Chỉ thị 2003/98/EC ngày 17 tháng 11 năm 2003 về tái sử dụng thông tin khu vực công (Chỉ thị PSI). Trong tháng 5 năm 2005, Chính phủ Vương quốc Anh đã thành lập Văn phòng Thông tin Khu vực công cộng (OPSI), chịu trách nhiệm phối hợp của các tiêu chuẩn chính sách về tái sử dụng thông tin khu vực công. Là cơ quan thuộc Văn phòng Nội các, tổ chức mới có quyền giảm bớt thời hạn xin ý kiến và điều chỉnh các hoạt động tái sử dụng thông tin khu vực công, và sẽ thiết lập các tiêu chuẩn và cung cấp một khuôn khổ mang tính thực tế để tăng tính minh bạch và loại bỏ những trở ngại trong việc tái sử dụng. Theo chính phủ, các OPSI sẽ dẫn đầu khu vực công của Vương quốc Anh trong việc cung cấp các quy trình nhất quán và minh bạch để tái tiềm năng người sử dụng truy cập vào thông tin khu vực công.

2.1.2.7. Quy chế mua sắm công năm 2006 (Public Procurement Regulation 2006)

Quy chế mua sắm công năm 2006 (Public Procurement Regulation 2006) nội luật hóa các quy định trong Các chỉ thị mua sắm công mới của EU (2004/17/EC và 2004/18/EC) được thực hiện vào cuối tháng 1 năm 2006.

Ngoài việc làm rõ và đơn giản hóa các quy tắc về mua sắm công, các quy định trong Quy chế cũng nhằm mục đích để hiện đại hóa các quy trình mua sắm bằng cách đặt trọng tâm nhiều hơn vào việc sử dụng mua sắm điện tử. Ví dụ, rút ngắn thời gian tối thiểu có thể áp dụng khi hợp đồng được gửi bằng thông báo điện tử. Nhà chức trách cũng có thể xem chi tiết các hoạt

động mua sắm của họ trên một trang web được biết đến như một hồ sơ người mua". Việc xuất bản theo lịch trình kế hoạch mua hàng và mã PIN (trước khi thông báo) trên một hồ sơ tạo điều kiện cho người mua nhiều thời gian để chuẩn bị trước các hợp đồng được chính thức công khai.

Quy chế cũng giới thiệu hai công cụ mới của mua sắm điện tử: hệ thống mua sắm năng động (DPS) và đấu giá điện tử DPS. Như tên gọi cho thấy, tính chất của DPS có nghĩa là sẽ có sự cạnh tranh liên tục giữa các nhà thầu, những người có thể cập nhật tham dự thầu trong suốt cuộc đời của các DPS.

Các lĩnh vực sau đây khi sử dụng phương tiện điện tử trong quá trình mua sắm công sẽ được điều chỉnh bởi pháp luật quốc gia: quy định áp dụng cho truyền thông, lưu trữ dữ liệu và sử dụng các thủ tục cụ thể, ví dụ như đấu giá điện tử các hệ thống mua sắm năng động.

2.1.3. Pháp luật về đấu thầu điện tử của Hàn Quốc

2.1.3.1. Luật mua sắm chính phủ (Government Procurement Act)

Ban hành năm 1994, được sửa đổi vào năm 2004, tạo khuôn khổ pháp lý cho việc minh bạch hóa các hoạt động mua sắm chính phủ cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động mua sắm chính phủ mà trước đây được thực hiện theo Đạo luật về quỹ mua sắm chính phủ. Luật đưa ra các quy định nhằm quản lý hoạt động mua sắm chính phủ để đạt được các mục tiêu công bằng, cạnh tranh và minh bạch. Theo đó, tại Điều 8 (sửa đổi) của Luật này có quy định về việc áp dụng các phương thức mua sắm điện tử để thực hiện các dịch vụ mua sắm của Chính phủ. Đây là cơ sở pháp lý cho việc triển khai ứng dụng mua sắm chính phủ điện tử, một khâu trong quá trình thực thi Chính phủ điện tử của Hàn Quốc.

2.1.3.2. Nghị định hướng dẫn thi hành Luật mua sắm chính phủ (Enforcement Decree of Act on Government Procurement)

Nghị định này được ban hành vào năm 1994 và sửa đổi vào năm 1998, 2000, 2002 và 2004 nhằm cụ thể hóa các quy định trong Luật mua sắm chính

phủ. Theo đó, tại Điều 17 quy định về việc sử dụng mua sắm chính phủ điện tử. Cụ thể là, khi thực hiện các dự án mua sắm chính phủ được quy định trong Luật mua sắm chính phủ (Điều 3) có thể thực hiện theo phương thức mua sắm điện tử (theo cách thức giao dịch mà trong đó toàn bộ hoặc một phần của dự án mua sắm được xử lý bằng các tài liệu kỹ thuật số được quy định tại điểm 1 Điều 2 của Luật khung về thương mại điện tử). Nghị định cũng quy định về các tiêu chuẩn cần thiết cho việc xây dựng và vận hành bộ máy xử lý thông tin (được gọi là hệ thống mua sắm quốc gia điện tử toàn diện) và cách thức thực hiện giao dịch mua sắm điện tử trên hệ thống.

2.1.3.3. Luật giao dịch điện tử (Electronic Transactions Act)

Mục đích của luật này được quy định tại Điều 1, đó là xây dựng cơ sở để thúc đẩy giao dịch điện tử thông qua việc xác định rõ quan hệ pháp luật trong giao dịch điện tử, đảm bảo tính an toàn và độ tin cậy trong giao dịch điện tử, thông qua đó đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế quốc gia. Theo quy định tại Điều 2 thì văn bản điện tử là "thông tin được soạn thảo, gửi/nhận và lưu trữ dưới hình thức điện tử trong hệ thống xử lý thông tin". Luật cũng thừa nhận giá trị pháp lý của văn bản điện tử "loại trừ trường hợp có quy định đặc biệt trong các luật khác, văn bản điện tử có hiệu lực tương đương với văn bản khác dù ở hình thức điện tử" (Điều 4). Luật cũng đưa ra quy định về thời gian và địa điểm gửi/nhận văn bản điện tử, quy định về xác nhận, về bảo quản văn bản điện tử...

2.1.3.4. Luật chữ ký điện tử (Electronic Signature Act)

Luật này quy định những nội dung cơ bản về chữ ký điện tử nhằm bảo đảm tính an toàn, mức độ tin cậy cao cũng như thúc đẩy việc sử dụng các văn bản điện tử, thông qua đó thúc đẩy thông tin hóa xã hội và tăng cường tiện ích cho cuộc sống nhân dân. Theo đó, chữ ký điện tử được hiểu là "thông tin dưới hình thức điện tử được đính kèm hoặc được kết hợp mang tính logic trong văn bản điện tử, được sử dụng để xác nhận người ký văn bản và thể hiện việc

người ký tên đã ký vào văn bản điện tử đó". Ngoài ra, Luật cũng quy định về chữ ký điện tử chứng nhận, đó là chữ ký điện tử cơ sở trong chứng nhận số trong trường hợp hội tụ đủ các điều kiện sau đây:

- Thông tin khởi tạo trong chữ ký điện tử quy nhất thuộc về người gia nhập;

- Thông tin khởi tạo trong chữ ký điện tử thuộc sở hữu và quản lý của người gia nhập vào thời điểm ký;

- Sau khi có chữ ký điện tử, có thể xác nhận được những thay đổi đối với chữ ký điện tử đó;

- Sau khi có chữ ký điện tử, có thể xác nhận được những thay đổi của chữ ký điện tử đó.

Liên quan đến hiệu lực của chữ ký điện tử, tại Điều 3 của Luật quy định: nếu các văn bản khác yêu cầu có chữ trong văn bản hoặc thư từ, chữ ký hoặc chữ ký kèm dấu, chữ ký điện tử chứng nhận được coi là đã thỏa mãn yêu cầu này. Trong trường hợp có chữ ký điện tử chứng nhận, chữ ký điện tử, chữ ký kèm dấu, tên kèm dấu, văn bản điện tử được coi là không thay đổi gì về nội dung từ sau khi ký chữ ký điện tử. Các chữ ký khác ngoài chữ ký điện tử công nhận có hiệu lực như chữ ký, chữ ký kèm dấu, tên kèm dấu theo thỏa thuận giữa các bên.

Luật cũng đưa ra các quy định về cấp chứng nhận số (thông tin điện tử xác nhận thông tin khởi tạo chữ ký điện tử duy nhất thuộc về người gia nhập và chứng minh việc này) cơ quan cấp phát giấy chứng nhận số, điều kiện cấp phát, hiệu lực của giấy chứng nhận số...

2.1.3.5. Luật tăng cường sử dụng mạng thông tin và bảo đảm thông tin (Act for reinforcement of using Internet and Information secutity)

Luật quy định cụ thể về thời gian gửi và tiếp nhận văn bản điện tử, cụ thể là khi văn bản điện tử được nhập vào một máy tính dưới dự quản lý của người không phải là người soạn thảo văn bản, hoặc là người không phải là

người đại diện cho người soạn thảo văn bản, thì coi như văn bản này đã được gửi. Các văn bản điện tử sẽ được coi như là đã nhận nếu nằm trong một trong những trường hợp được quy định trong các điểm sau:

1. Trong trường hợp người nhận chỉ định máy tính nhận văn bản điện tử, đây là khi văn bản điện tử được nhập vào máy tính chỉ định đó. Trong trường hợp văn bản được nhập vào máy tính không phải là máy tính chỉ định thì chỉ tính khi người nhận in ra các văn bản điện tử này.

2. Trong trường hợp người nhận không chỉ định máy tính nhận văn bản điện tử, thì chỉ tính khi văn bản điện tử được nhập vào máy tính do người nhận sử dụng.

Ngoài ra, Luật cũng quy định cụ thể các nguyên tắc về xử lý văn bản điện tử, đánh giá nội dung văn bản điện tử....

2.1.4. Pháp luật về đấu thầu điện tử của Philippin

2.1.4.1. Luật về thương mại điện tử năm 2000 (Electronic Trade Act 2000)

Mục tiêu của Luật này nhằm tạo thuận lợi cho các giao dịch trong nước và quốc tế, các giao dịch, sắp xếp, thỏa thuận, hợp đồng và giao lưu và lưu trữ thông tin thông qua việc sử dụng phương tiện điện tử, quang học và phương thức tương tự, chế độ, phương tiện và công nghệ công nhận tính xác thực và độ tin cậy của các tài liệu điện tử có liên quan để hoạt động như vậy và để thúc đẩy việc sử dụng phổ biến của giao dịch điện tử trong Chính phủ và công chúng. Luật này được áp dụng đối với bất kỳ loại dữ liệu thông báo và tài liệu điện tử được sử dụng trong bối cảnh thương mại và các hoạt động phi thương mại trong nước và quốc tế, các giao dịch, sắp xếp, thỏa thuận, hợp đồng và giao lưu và lưu trữ thông tin. Luật đưa ra khái niệm về thông điệp dữ liệu điện tử là "thông tin được tạo ra, gửi, nhận hoặc được lưu trữ bằng phương tiện điện tử, quang học hay phương thức tương tự" (Điều 2), khái niệm về chữ ký điện tử "là bất kỳ nhãn hiệu riêng biệt, đặc điểm và/hoặc âm thanh ở dạng điện tử, đại diện cho danh tính của một người và trực thuộc hoặc

logic liên kết với các thông điệp dữ liệu điện tử hoặc tài liệu điện tử hoặc phương pháp hay bất kỳ thủ tục làm việc được chấp nhận bởi một người và thực hiện hoặc được thông qua bởi người đó với ý định chứng thực hoặc phê duyệt một thông điệp dữ liệu điện tử hoặc văn bản điện tử" (Điều 3).

Luật cũng thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu: thông tin không thể bị từ chối hiệu lực pháp luật, hiệu lực hoặc tính bắt buộc phải tuân theo chỉ với lý do nó đang ở trong thông điệp dữ liệu. Đồng thời công nhận hiệu lực pháp lý của chữ ký điện tử. Theo đó, một chữ ký điện tử trên các tài liệu điện tử sẽ tương đương với chữ ký của một người trên một tài liệu bằng văn bản nếu chữ ký đó được chứng minh bằng một thủ tục bắt buộc, không thể thay đổi bởi bất kỳ bên nào quan tâm đến tài liệu điện tử. Ngoài ra, đạo luật đưa ra các quy định về xác thực thông điệp dữ liệu điện tử và tài liệu điện tử, quy định về xác lập và hiệu lực của hợp đồng điện tử…

2.1.4.2. Luật về cải cách mua sắm chính phủ (Reform Public Procurement 2003)

Luật được thông qua vào năm 2003, trong đó quy định các nguyên tắc cụ thể trong mua sắm chính phủ, bao gồm:

- Minh bạch trong quá trình mua sắm và trong việc thực thi các hợp đồng mua sắm

- Cạnh tranh thông qua việc mở rộng cơ hội bình đẳng đối với các bên ký kết hợp đồng là tư nhân nếu có đủ năng lực và kinh nghiệm để tham gia đấu thầu công khai.

- Tinh gọn quá trình mua sắm để phù hợp với tất cả các mua sắm chính phủ. Quá trình mua sắm sẽ đơn giản và có thể thích nghi với những tiến bộ trong công nghệ hiện đại để đảm bảo tính hiệu quả.

- Hệ thống trách nhiệm của cả các công chức trực tiếp và gián tiếp tham gia vào quá trình mua sắm cũng như trong việc thực hiện hợp đồng mua

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/11/2023