Một Số Vấn Đề Thực Tế Khi Xem Xét Căn Cứ Ly Hôn Theo Pháp Luật

vợ, thai nhi hoặc trẻ sơ sinh mà người vợ có yêu cầu ly hôn thì tòa án thụ lí giải quyết vụ kiện theo thủ tục chung. Đây là một trong những quy định thể hiện tính nhân đạo sâu sắc của pháp luật hôn nhân và gia đình. Quyền lợi của trẻ em và phụ nữ có thai luôn được pháp luật tôn trọng, đề cao và bảo vệ hết sức chặt chẽ.

Thứ ba, điều này được áp dụng ngay cả trong trường hợp người vợ đang mang thai với người khác hoặc bố của đứa trẻ là ai thì người chồng vẫn bị hạn chế quyền ly hôn. Điều này cho thấy trong trường hợp người chồng phát hiện vợ ngoại tình và đứa con vợ mình đang mang thai, mới sinh hay dưới 12 tháng tuổi không phải là con của mình thì vẫn bị hạn chế quyền ly hôn tức là không được quyền yêu cầu Tòa án cho ly hôn.

Thứ tư, điều luật quy định người vợ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì liệu con nuôi của hai vợ chồng thì người chồng có được yêu cầu ly hôn không? Điều này vẫn còn gây bối rối trong việc giải quyết của các Tòa. Có Tòa thì không hạn chế ly hôn của người chồng khi đang nhận con nuôi, vì người vợ không bị tổn hại sức khỏe, tâm lý không bị ảnh hưởng nhiều nên người chồng có quyền yêu cầu ly hôn. Ở đây chỉ xét đến trường hợp con của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Hay Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 mới có quy định về việc mang thai hộ, nếu người vợ vì mục đích nhân đạo, đang trong thời gian mang thai hộ hoặc đang trong thời gian sinh con hộ thì liệu người chồng có được yêu cầu ly hôn không? Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 chưa có văn bản hướng dẫn các trường hợp cụ thể. Căn cứ về nguyên tắc bảo vệ phụ nữ và trẻ em suy ra trong trường hợp người vợ đang mang thai hộ hoặc sinh con hộ, thì người chồng vẫn bị hạn chế ly hôn.

Thứ năm, cần lưu ý rằng, khi vợ, chồng không thể bộc lộ ý chí do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhân thức, làm chủ được hành vi của mình mà dẫn tới việc được xác định mà mất hành vi năng lực dân

sự thì người vợ, chồng đó cũng không thể thực hiện quyền yêu cầu ly hôn. Trường hợp này không được coi là hạn chế quyền yêu cầu ly hôn vì đây là trường hợp mà bản thân người mất năng lực hành vi dân sự không có khả năng tự thực hiện quyền của mình

2.2.3. Một số vấn đề thực tế khi xem xét căn cứ ly hôn theo pháp luật

Căn cứ ly hôn khi thuận tình ly hôn

Trên thực tế, trong 3 năm gần đây từ năm 2015 đến năm 2017, theo số liệu thống kê từ tòa án nhân dân các huyện, tỉnh thì số vụ việc thuận tình ly hôn chiếm số lượng lớn lên tới 42370 vụ ở cấp sơ thẩm. Khi các cặp vợ chồng chung sống nhưng không có tình yêu thương, không hạnh phúc, mệt mỏi, với lý do “vì con”… thường đem đến nhiều điều hại hơn là ích lợi. Thái độ và những hành động của người lớn tạo nên bầu không khí ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển, thái độ của con khi lớn lên.

Thực tiễn hiện nay, từ khi BLTTDS năm 2015 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2016, thay thế cho BLTTDS năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS năm 2011 đã quy định cụ thể thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn. Theo đó, căn cứ Điều 397 BLTTDS năm 2015 thì thủ tục giải quyết loại việc này được tiến hành theo trình tự các bước như sau:

1. Xác định được hoàn cảnh gia đình, nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn và nguyện vọng của vợ, chồng, con

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

2. Hòa giải: Từ khi BLTTDS năm 2015 có hiệu lực, việc hòa giải để vợ chồng đoàn tụ với nhau là thủ tục bắt buộc phải tiến hành.

3. Ra các quyết định: Sau khi tiến hành hòa giải, căn cứ vào kết quả hòa giải để Thẩm phán ra một trong ba loại quyết định như sau:

Pháp luật về bảo vệ quyền của con khi cha mẹ ly hôn - 12

Quyết định đình chỉ giải quyết việc yêu cầu (theo khoản 3 Điều 397)

Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự (theo khoản 4 Điều 397)

Quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự về công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn và thụ lý vụ án để giải quyết (theo khoản 5 Điều 397)

Việc dành hẳn một chương riêng là Chương XXVIII để quy định thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn. Đây là sự đổi mới, thể hiện sự tiến bộ trong kỹ thuật lập pháp. Điểm đổi mới này phù hợp với tình hình đặc thù trong giải quyết loại việc liên quan, phù hợp với nguyên tắc của Luật HN&GĐ, khắc phục được những vấn đề chưa thống nhất trong thực tiễn thi hành và tạo thuận lợi, tiết kiệm cho công dân cũng như cơ quan Nhà nước.

Tuy nhiên, thực tế vẫn xuất hiện nhiều trường hợp xin thuận tình ly hôn giả tạo, lừa dối cơ quan pháp luật nhằm mưu cầu lợi ích riêng. Ngoài ly hôn giả vì mục đích tẩu tán tài sản khi thanh toán nợ, người ta còn ly hôn giả vì mục đích xuất ngoại, xuất khẩu lao động, thậm chí có cả trường hợp để được sinh con thứ ba. Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn có kết cục như toan tính bởi thủ thuật hôn nhân này là “dao hai lưỡi”. Đã có không ít người dù có lọt qua kẽ hở của luật pháp cũng không đạt được điều họ muốn. Nếu không điều tra kỹ sẽ có thể dẫn đến trường hợp kết luận là có đủ căn cứ để ly hôn, việc này không những ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của các con mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến bảo vệ chế độ HN&GĐ. Trong trường hợp này Tòa án sẽ bác đơn xin ly hôn nếu phát hiện, đồng thời sẽ xử phạt hành chính theo quy định tại Khoản 2 điều 48 của Nghị định 67/2015/NĐ- CP sửa đổi Nghị định 110/2013/NĐ-CP vì ly hôn giả tạo là hành vi bị pháp luật cấm. Khi không bị phát hiện và được Tòa án chấp nhận thì vẫn tiến hành thủ tục ly hôn như bình thường, hậu quả pháp lý là việc chấm dứt quan hệ về nhân thân và tài sản. Đây chính là một con dao hai lưỡi khi các bên lựa chọn thuận tình ly hôn giả tạo. Khi đã tiến hành ly hôn giả tạo thì pháp luật không thể bảo vệ quyền làm chồng hay làm vợ của những người đã ly hôn.

Ví dụ: Câu chuyện của Nguyễn Minh Lâm, ngụ ở TP. HCM đã tìm đến một văn phòng luật sư ở Quận 1 nhờ cứu vãn hôn nhân của mình sau vụ ly hôn giả. Theo lời kể của anh Lâm, đầu năm 2011, vợ anh muốn qua Mỹ định cư và được một người bạn giúp đi bằng con đường kết hôn giả với Việt kiều Mỹ, sau đó sẽ bảo lãnh chồng, con gái sang. Tin tưởng vợ và nghĩ đơn giản ly hôn chỉ là chuyện giấy tờ, quan trọng là tình cảm vợ chồng vẫn mặn nồng, anh Lâm đồng ý ký đơn thuận tình ly hôn và người vợ nhanh chóng kết hôn với Việt kiều kia. Thời gian đầu sau ly hôn, cuộc sống vợ chồng anh không có gì xáo trộn, thậm chí chị vợ còn chăm sóc chồng con chu đáo hơn. Thế nhưng, một lần tình cờ anh Lâm bắt quả tang vợ anh và vị ân nhân Việt kiều ngủ với nhau trong nhà. Anh Lâm phản ứng thì lập tức vợ anh đáp trả rằng đã ly hôn thì lấy quyền gì mà ghen tuông! Ngày người vợ xuất cảnh đã cận kề, anh Lâm không biết làm cách nào để chứng minh việc ly hôn với vợ chỉ là giả và cũng không thể tái hôn do vợ anh đã đăng ký kết hôn với người Việt kiều nọ!.

Trong trường hợp này, việc anh Lâm lấy vợ mới là hoàn toàn hợp pháp theo quy định của Luật HN&GĐ vì Tòa án đã công nhận thỏa thuận thuận tình ly hôn của hai vợ chồng anh Lâm. Tuy nhiên, không chỉ luật pháp nghiêm cấm mà đạo đức xã hội cũng lên án việc vợ chồng ly hôn giả: “Hôn nhân là chuyện trăm năm của đời người, nên hơn ai hết chính những người trong cuộc phải thận trọng khi quyết định số phận pháp lý của nó. Đừng bao giờ tập cho hôn nhân quen với những điều xấu, nguy hiểm vì tình cảm là thứ không thể đổ đi hốt lại được như cũ. Nếu để hôn nhân xảy ra hậu quả nghiêm trọng rồi mới yêu cầu cơ quan pháp luật bảo vệ, khi đó những hệ luỵ của nó tác động đến vợ chồng và con cái là rất khó khắc phục. Khó đoán được kết cục ở trước mắt khi kết hôn giả thành thật, tình cảm thật thành trò đùa. Như vậy, người chịu thiệt thòi sẽ là con cái khi chúng không được bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng khi bố mẹ giả mạo ly hôn. Nếu bố mẹ các em không

được công nhận ly hôn do bị phát hiện ly hôn giả tạo, các em sẽ không phải chịu cảnh không được ở chung với bố mẹ, có một cuộc sống đầy đủ cả cha lẫn mẹ, cuộc sống của các em có lẽ đã khác.

Căn cứ ly hôn khi ly hôn theo yêu cầu của một bên

Trên thực tế, khi tình trạng ly hôn ngày càng có xu hướng gia tăng thì việc áp dụng pháp luật trong giải quyết ly hôn cũng dần bộc lộ nhiều bất cập, vướng mắc, nhất là trong áp dụng các căn cứ ly hôn.

Các căn cứ ly hôn được quy định tại Điều 55 và Điều 56 của Luật HN&GĐ 2014 là cơ sở pháp lý và chỉ khi có các điều kiện đó thì tòa án mới có thể giải quyết ly hôn. Mặc dù đã có nhiều văn bản hướng dẫn áp dụng về vấn đề này nhưng những quy định về căn cứ ly hôn hiện nay còn mang tính chung chung, thiếu chi tiết. Nội dung căn cứ ly hôn chưa được định lượng nên nhận định của thẩm phán khi giải quyết vụ việc chưa thống nhất, đồng bộ. Trong một số trường hợp, có sự nhầm lẫn giữa căn cứ ly hôn với nguyên nhân ly hôn và động cơ ly hôn, dẫn đến không bảo đảm quyền lợi của các bên liên quan.

Cụ thể, bất cập việc đánh giá tình trạng trầm trọng của hôn nhân trong trường hợp ly hôn theo yêu cầu của vợ hoặc chồng. Khoản 1, Điều 56 Luật HN&GĐ 2014, quy định:

Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại tòa án không thành thì tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được.

Đây là một quy định mới, mang tính khái quát cao. Tuy nhiên, việc quy định về căn cứ ly hôn thể hiện yếu tố tình cảm vẫn còn chung chung. Khi giải quyết các trường hợp cụ thể, với sự đa dạng của cuộc sống, thì mỗi cặp

vợ chồng, mỗi vụ án ly hôn thường có mâu thuẫn cũng như hoàn cảnh không giống nhau. Trong khi đó, không có căn cứ rõ ràng để xác định thế nào là “làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được”, thế nào là hành vi “vi phạm nghiêm trọng” nên việc xem xét, đánh giá căn cứ trên là rất khó khăn. Vì pháp luật quy định không rõ ràng, cụ thể các căn cứ ly hôn, nên thực tiễn xét xử phụ thuộc hoàn toàn vào năng lực của thẩm phán. Có thể cùng một hiện tượng nhưng thẩm phán có nhiều cách lý giải khác nhau, từ đó hướng giải quyết vụ việc cũng khác nhau.

Ngoài ra, nói về những khó khăn trong việc áp dụng pháp luật giải quyết ly hôn phải kể đến việc Luật HN&GĐ 2014 không quy định ly thân là căn cứ cho ly hôn. Tuy nhiên, trong thực tiễn xét xử, các tòa án thường đánh giá ly thân là căn cứ để giải quyết cho ly hôn. Vấn đề này không được luật quy định nên gây khó khăn trong cả việc xác định vợ, chồng nào đó có trong tình trạng ly thân hay không. Mặt khác, không xác định được thời gian ly thân, nên việc giải quyết án ly hôn thường phải kéo dài khiến cho nhiều đương sự gặp khó khăn trong việc xây dựng cuộc sống mới.

Thêm nữa, tại Khoản 1, Điều 51 Luật HN&GĐ 2014, quy định: “Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn”. Theo quy định trên thì vợ hoặc chồng đều có quyền đơn phương yêu cầu ly hôn khi thấy cuộc sống hôn nhân của mình không thể kéo dài. Trên thực tế, rất nhiều trường hợp một bên đơn phương xin ly hôn, bên kia không đồng ý, đã tìm mọi cách gây khó khăn, cản trở, khiến việc ly hôn kéo dài, phức tạp... Giải quyết được những vụ việc như thế phải mất nhiều thời gian, công sức của đương sự và tòa án.

Chính vì vậy, cần thiết phải có văn bản cụ thể hóa các tiêu chí về căn cứ ly hôn và công nhận ly thân, xem ly thân là một trong những căn cứ cho ly

hôn để áp dụng giải quyết các vướng mắc về ly hôn trong thực tiễn, bảo đảm hài hòa về quyền và lợi ích của các bên.

Trên thực tế, trong các vụ việc ly hôn, người mẹ thường giành được quyền trực tiếp nuôi con với quan niệm mẹ thường là người quan tâm, chăm sóc, gần gũi với con hơn người cha. Điều đó nhiều khi đã trở thành một “tập quán” định hình trong việc giao con cho ai nuôi: tòa án thường nghiêng về phía người mẹ. Khi có tranh chấp về quyền nuôi con, một số thẩm phán đã động lòng trước sự khóc lóc, van nài của người mẹ mà không tin hiểu thực tế rằng người cha có điều kiện và thực hiện việc nuôi dưỡng con tốt hơn người mẹ. Chính ảnh hưởng của quan niệm người mẹ có khả năng chăm sóc con tốt hơn đã dẫn đến quyết định sai lầm của tòa án.

Một số thẩm phán đã áp dụng pháp luật một cách cứng nhắc, nhầm lẫn giữa việc chăm sóc con tốt nhất với khả năng kinh tế và nghề nghiệp của cha mẹ. Bởi vì nếu như khả năng kinh tế rất tốt, có nghề nghiệp ổn định với mức lương cao nhưng không có đạo đức tốt, lối sống tốt hoặc không có đủ thời gian chơi với con thì sự phát triển về nhân cách của người con sẽ bị ảnh hưởng xấu. Như vây, việc bảo về quyền lợi của người con cũng không được bảo đảm.

2.2.4. Thực tiễn về việc lấy ý kiến của con khi cha mẹ ly hôn[15]

Theo quy định của luật HN&GĐ năm 2014, khi giải quyết án ly hôn, tòa phải hỏi ý kiến của trẻ từ 7 tuổi trở lên xem các em muốn sống với cha hay mẹ. Điều này cũng phù hợp với tinh thần của Điều 12 Công ước Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em mà mà Việt Nam là quốc gia thành viên. Theo đó:

Các quốc gia thành viên phải bảo đảm cho trẻ em có đủ khả năng hình thành quan điểm riêng của mình, được quyền tự do phá biểu những quan điểm đó về tất cả vấn đề có tác động đến trẻ em, những quan điểm của các em được coi trọng một cách thích ứng với tuổi và độ trưởng thành của các em.

Khi cha mẹ ly hôn, trẻ đã mất đi một điểm tựa quan trọng nhất là mái ấm gia đình nên rất cần hỏi ý kiến để trẻ nói lên tâm tư, nguyện vọng của mình. Việc lấy ý kiến của trẻ là bắt buộc trong giải quyết án ly hôn, nếu thiếu thủ tục này án sẽ bị tòa cấp trên tuyên hủy. Tuy Luật bắt buộc phải lấy ý kiến của con trẻ nhưng điều này thực chất chỉ mang tính tham khảo, khi xem xét để ra quyết định giao trẻ cho cha hay mẹ, Tòa vẫn thường dựa trên thỏa thuận của họ là chính. Ngoài ra tòa sẽ xem xét các điều kiện cụ thể của cha mẹ để lựa chọn người nuôi con, bảo đảm sự phát triển tốt nhất cho trẻ.

Thông thường, để lấy ý kiến của con, cha mẹ đưa con đến Tòa trình bày nguyện vọng. Các Thẩm phán và thư ký sẽ hỏi một vài câu đơn giản và bé sẽ ghi ý kiến vào Tờ tự khai. Cha mẹ sẽ ký xác nhận vào tờ tự khai đó. Trên thực tế, do không muốn trẻ bị tổn thương nên tại phiên tòa việc yêu cầu sự có mặt của sẽ trẻ không bắt buộc. Một số nơi, Tòa án hỗ trợ bằng cách cho cha mẹ về hướng dẫn bé tự khai và ký xác nhận vào, sau đó Tòa án sẽ căn cứ vào Tờ tự khai để xem xét.

Thủ tục bắt buộc này trên thực tế đã gặp nhiều vướng mắc, tham khảo một số trường hợp sau:

+ Cha mẹ không muốn cho con cái biết họ ly hôn, sợ con bị tổn thương về tâm lý. Gặp tình huống này, tòa vẫn phải tiếp tục giải quyết án bởi nếu tòa ra quyết định đình chỉ giải quyết án dân sự với lý do không có nguyện vọng của con trẻ là không đúng. Bởi trong vụ án ly hôn, con trẻ không có tư cách tham gia tố tụng.

+ Nhiều vụ, do cho cha mẹ nhất quyết không chịu đưa trẻ đến tòa nên cán bộ tòa phải tìm đến tận trường học hay nơi sinh sống của trẻ lấy ý kiến.

+ Trong nhiều tờ tường trình của trẻ đều thể hiện mong muốn là được sống chung với cả bố lẫn mẹ.

+ Có khi, thẩm phán luôn khuyên trẻ viết ra những gì mình thật sự

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/03/2024