chị A 14 tuổi cha mẹ đã ly hôn và thỏa thuận chia tài sản là 750 triệu chia đều ra 5 phần cha, mẹ và 3 chị em mỗi người 1 phần bằng nhau. Do thời điểm đó con cái còn nhỏ nên tòa xử con theo ai thì người đó giữ phần tài sản để lo cho con, 3 chị em theo cha nhưng về sau cha không cấp dưỡng nuôi chị em chị A nữa, mẹ phải nuôi đến nay 5 năm, chị A đã 19 tuổi nhưng cha thì có vợ mới không ngó ngàng gì đến con cái. Trong trường hợp này, quyền và lợi ích của ba chị em chị A đều không được đảm bảo thực hiện. Người cha có trách nhiệm giữ số tài sản được chia cho các con để lo cho con, tuy nhiên người này đã không thực hiện nghĩa vụ, gây ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp mà ba chị em chị A đáng được hưởng. Trường hợp này không phải quá hiếm gặp trong đời sống hàng ngày.
Tuy nhiên, khi cha mẹ ly hôn, nếu như các con có căn cứ chứng minh công sức đóng góp của mình trong khối tài sản chung của gia đình thì các con có quyền được phân chia tài sản đó. Pháp luật luôn dự liệu những trường hợp để đảm bảo tài sản riêng của con để bảo vệ những lợi ích chính đáng của con.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH CỦA CON
KHI CHA MẸ LY HÔN
3.1. KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN CỦA CON KHI CHA MẸ LY HÔN
3.1.1. Kiến nghị đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc tính thống nhất, minh bạch, hợp lý, lợi ích của con trong xây dựng, hướng dẫn áp dụng các quy định pháp luật về bảo vệ quyền của con khi cha mẹ ly hôn
Để đảm bảo nguyên tắc tính thống nhất, sau khi Quốc hội đã thông qua Luật HN&GĐ số 52/2014/QH13 ngày 19-06-2014 (có hiệu lực từ ngày 01- 01-2015) tại kỳ họp thứ 7, khóa XIII. Thì cùng với đó, Chính phủ và các Bộ, Ban ngành liên quan cũng đã ban hành nhiều văn bản mới như: NĐ số 126/2014/NĐ-CP ngày 31-12-2014 Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật HN&GĐ; TTLT số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP
ngày 6-01-2016 về hướng dẫn thi hành quy định của Luật HN&GĐ; ban hành các quy định mới nhằm liên quan đến quyền lợi của trẻ em, phòng chống bạo lực gia đình, HNGĐ cụ thể như: NĐ số 56/2017/NĐ-CP ngày 9-5-2017 hướng dẫn Luật Trẻ em; CT số 18/CT-TTg ngày 16-5-2017 Về tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em; QĐ số 21/2016/QĐ-TTg ngày 17-5-2016 Quy chế phối hợp liên ngành phòng, chống bạo lực gia đình;… Những văn bản pháp luật trên đã góp phần quan trọng vào việc hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật, đảm bảo tính cụ thể và khả thi của Luật HN&GĐ năm 2014 trong cuộc sống, đảm bảo sự thống nhất pháp luật nói chung và góp phần bảo vệ quyền và lợi ích của con cái khi cha mẹ ly hôn nói riêng.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Tiễn Áp Dụng Pháp Luật Về Bảo Vệ Quyền Của Con Khi Cha Mẹ Ly Hôn
- Một Số Vấn Đề Thực Tế Khi Xem Xét Căn Cứ Ly Hôn Theo Pháp Luật
- Một Số Trường Hợp Về Quyền Và Nghĩa Vụ Của Cha Mẹ Đối Với Con Sau Khi Ly Hôn
- Pháp luật về bảo vệ quyền của con khi cha mẹ ly hôn - 15
- Pháp luật về bảo vệ quyền của con khi cha mẹ ly hôn - 16
Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.
Không những vậy, Luật HN&GĐ cũng phát huy các giá trị truyền thống, tiến bộ, văn minh của gia đình Việt Nam. Quy định của Luật HN&GĐ và các văn bản hướng dẫn cơ bản đã đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất với văn bản pháp luật có liên quan, như bộ Luật Dân sự, bộ Luật Tố tụng Dân sự, Luật Đất đai, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em… Bênh cạnh đó, Luật HN&GĐ và các văn bản hướng dẫn đã làm rõ hơn về chức năng, thẩm quyền của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong thi hành, áp dụng Luật về HN&GĐ, qua đó góp phần bảo đảm về HN&GĐ của người dân được công nhận, tôn trọng, thực hiện, bảo vệ kịp thời, hiệu quả.
Tuy vậy, vẫn cần triển khai công việc trong thời gian tới, như là việc các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức tín dụng tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ làm minh bạch các quy định để có cách hiểu nhất quán trong từng quy định của pháp luật. Theo đó, tiếp tục quán triệt, phổ biến, nâng cao nhận thức về Luật HN&GĐ, đảm bảo các cơ quan từ Trung ương đến địa phương thống nhất cách hiểu, từ đó áp dụng thống nhất trong thực hiện; cần tiếp tục xem xét nội dung các chính sách, quy định đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất giữa Luật HN&GĐ với các văn bản pháp luật điều chỉnh các lĩnh vực kinh tế - xã hội cụ thể, góp phần đảm bảo tính khả thi của các quy định trong đời sống kinh tế - xã hội; tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật liên quan điều chỉnh các quan hệ HN&GĐ trong từng lĩnh vực cụ thể, không chỉ góp phần khắc phục những khiếm khuyết của Luật HN&GĐ mà còn bảo đảm sự phù hợp với các đặc thù của từng quan hệ pháp luật chuyên ngành, tính linh hoạt, khả năng thích nghi với sự thay đổi, phát triển của kinh tế - xã hội, đặc biệt là những phong tục tập quán tốt đẹp của các địa phương..
Hơn thế nữa, để các quy định hợp lý và dễ đi vào thực tiễn cũng đòi hỏi TANDTC nghiên cứu kịp thời ban hành những văn bản hướng dẫn áp dụng hoặc công bố án lệ đã được thống nhất xem xét áp dụng trong ngành Toà án;
các ban, bộ, ngành, địa phương cần tăng cường phối hợp hơn nữa nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực thi các quy định của Luật, để giúp những quy định của Luật phát huy hiệu quả trong thực tế.
Công tác xây dựng thể chế để triển khai thi hành Luật HN&GĐ phải nhận được sự quan tâm của các cấp có thẩm quyền và bước đầu bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất với pháp luật khác có liên quan. Về cơ bản, những chính sách lớn của Luật HN&GĐ về các quyền nhân thân, tài sản trong quan hệ hôn nhân và gia đình đã được thể chế hóa tương đối đầy đủ bằng những văn bản quy định, hướng dẫn chi tiết hoặc trong các văn bản pháp luật khác có liên quan, tạo sự thống nhất và đồng bộ hơn của hệ thống pháp luật về hôn nhân gia đình. Bên cạnh Luật HN&GĐ, quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của các chủ thể trong hôn nhân và gia đình cũng đã được thực hiện, bảo vệ tương đối đầy đủ trong bộ Luật dân sự, Luật đất đai, Luật nhà ở, pháp luật về tố tụng, hòa giải ở cơ sở…
Vì vậy, tôi xin đưa ra một số kiến nghị như sau:
Thứ nhất, các nhà làm luật tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật đặc biệt là Luật HN&GĐ năm 2014 là điều vô cùng cần thiết để các quy định của Luật này phù hợp với điều kiện của nền kinh tế - xã hội của nước ta.
Thứ hai, Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống pháp luật một cách nhất quán, những quy định của pháp luật phải mang tính khả thi cao, không quá chung chung, dễ hiểu và dễ áp dụng nhưng đồng thời cũng phải minh bạch. Qua đó, không chỉ tạo ra những điều kiện thuận lợi trong công tác tiếp nhận và xử lý giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của người con sau khi cha mẹ ly hôn, mà đồng thời nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đứa trẻ.
Thứ ba, TANDTC nghiên cứu kịp thời ban hành những văn bản hướng dẫn áp dụng hoặc công bố án lệ đã được thống nhất xem xét áp dụng
trong ngành Toà án; các ban, bộ, ngành, địa phương cần tăng cường phối hợp hơn nữa nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực thi các quy định của Luật, để giúp những quy định của Luật phát huy hiệu quả trong thực tế.
Thứ tư, tạo môi trường liên kết nhanh chóng từ cơ sở đến Trung ương. Ngay tại địa phương của gia đình, các tổ dân phố nên thành lập các tổ, đội là tổ chức tiếp cận tại địa phương một cách nhanh chóng nhất và có biện pháp kịp thời như: báo cáo ngay tới cấp trên để có những biện pháp xử lý khi có trường hợp xâm phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp của con.
3.1.2. Một số kiến nghị, giải pháp cho những vấn đề cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của con khi giải quyết ly hôn
Kiến nghị, giải pháp về vấn đề quyền yêu cầu ly hôn
Quy định tại Khoản 2, Điều 51 trong Luật HN&GĐ năm 2014 đã tháo gỡ cho nhiều trường hợp mong muốn xin ly hôn thay cho người thân bị mất năng lực hành vi. Tuy nhiên, chính điều này đã dẫn tới thực trạng có rất nhiều trường hợp vợ hoặc chồng muốn ly hôn nhưng không thể hiện được ra bên ngoài để Tòa án tiến hành giải quyết, có nhiều vụ việc kéo dài trong rất nhiều năm. Nguyên nhân vì các nhà làm luật yêu cầu cha, mẹ, người thân thích khác của vợ hoặc chồng cần phải chứng minh được việc người chồng hoặc vợ bị mất năng lực hành vi dân sự phải là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ. Theo quan điểm của tôi thì quy định này là không cần thiết bởi chỉ cần khi một bên vợ, chồng bị tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì lúc này cuộc hôn nhân đã không còn hạnh phúc, xét về góc độ tình cảm thì mục đích ban đầu của hôn nhân không đạt được nên cần phải giải quyết ly hôn cho hai bên khi
có yêu cầu của người thân của họ, tránh sự ràng buộc, bế tắc, chứ không nhất thiết phải có hậu quả là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ như quy định của luật. Một khi đã ở bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần thì quy định về quyền ly hôn này có phải đã quá muộn, khiến nạn nhân phải chịu những tổn thất không đáng có.
Do vậy, để bảo đảm mọi mặt quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cũng như tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn thiện các quy định của pháp luật thì các nhà lập pháp cần xem lại sau đó điều chỉnh quy định trên để khi thực hiện trên thực tế không còn vướng mắc, bất cập.
Quy định tại Khoản 1 Điều 56 trong Luật HN&GĐ năm 2014 mang tính chất khái quát cao cần có văn bản hướng dẫn cụ thể chi tiết để giải quyết các trường hợp thực tế được nhất quán và để tòa án có căn cứ xét ly hôn được dễ dàng trong thực tế. Nếu pháp luật quy định không rõ ràng, cụ thể các căn cứ ly hôn, nên thực tiễn xét xử phụ thuộc hoàn toàn vào thẩm phán, có thể cùng một hiện tượng nhưng có nhiều cách lý giải khác nhau, từ đó hướng giải quyết vụ việc cũng khác nhau. Do vậy, cần thiết phải lượng hóa bằng các tiêu chí cụ thể căn cứ ly hôn để áp dụng vào thực tiễn. Nghị định số 126/2014/NĐ- CP cần bổ sung hướng dẫn áp dụng căn cứ ly hôn khi vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đình, cụ thể như sau:
Trong trường hợp chồng hoặc vợ có hành vi bạo lực gia đình thì vợ hoặc chồng được Tòa án giải quyết cho ly hôn khi có căn cứ sau:
Đối với hành vi bạo lực vật chất: Vợ, chồng thường xuyên đánh đập, ngược đãi, hành hạ làm cho người bị ngược đãi, hành hạ luôn bị giày vò về mặt tình cảm, bị tổn thất về danh dự, đau khổ về tinh thần hoặc bị thương tích, tổn hại đến sức khỏe mà chưa đến mức xử lý về hình sự hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính.
Đối với bạo lực tinh thần: Vợ, chồng bị chửi bới, sỉ nhục, xâm phạm danh dự, nhân phẩm và uy tín.
Hành vi bạo lực của vợ, chồng được lặp đi lặp lại nhiều lần, đã được chính quyền địa phương nhắc nhở hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc có văn bản của cơ quan điều tra có dấu hiệu tội phạm (tội ngược đãi vợ; tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; tội bức tử) nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự”.
Đối với trường hợp vợ, chồng đã ly thân trên thực tế tuy Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 không quy định ly thân là căn cứ cho ly hôn. Tuy nhiên, trong thực tiễn xét xử, các Tòa án thường đánh giá ly thân là căn cứ để giải quyết cho ly hôn. Vấn đề này không được luật quy định nên đã gây khó khăn trong cả việc xác định vợ, chồng nào đó có trong tình trạng ly thân hay không. Mặt khác, không xác định được thời gian ly thân, nên việc giải quyết án ly hôn thường phải kéo dài khiến cho nhiều đương sự gặp khó khăn trong việc xây dựng cuộc sống mới. Theo quan điểm tôi, cần công nhận ly thân và xem ly thân là một trong những căn cứ để cho ly hôn. Luật có thể quy định căn cứ ly hôn do ly thân: “Trong trường hợp vợ chồng đã sống ly thân hơn 3 năm mà vẫn không thể quay về với nhau để chung sống hạnh phúc hoặc sống ly thân hơn 3 năm theo quyết định của Tòa án thì Tòa án giải quyết cho ly hôn mà không phải xem xét, đánh giá thực trạng quan hệ vợ chồng và các bên không phải chứng minh tình trạng trầm trọng của hôn nhân”.
Kiến nghị, giải pháp về việc lấy ý kiến của con
- Quy định thủ tục xét nguyện vọng của con từ đủ 7 tuổi lên trong việc được sống trực tiếp với cha hoặc mẹ khi cha mẹ ly hôn là cần thiết. Ý kiến, nguyện vọng của con là tiêu chuẩn quan trọng để Tòa án có thể đánh giá một cách toàn diện trước khi quyết định giao con cho cha hoặc mẹ (và có thể là người thân thích của trẻ khi có căn cứ) – vì quyền lợi mọi mặt của con. Kiến
nghị về việc lấy ý kiến của con khi cha mẹ ly hôn, cách lấy nguyện vọng của trẻ như thế nào? TAND Tối cao nên có hướng dẫn riêng cụ thể về lấy ý kiến của con, nên có sự thích ứng linh hoạt phù hợp với các trường hợp khác nhau để tránh cho trẻ khỏi bị tổn thương khi cha mẹ ly hôn, ảnh hưởng về tâm lý.
- Giải pháp: TAND tối cao cần nhanh chóng mở rộng hệ thống các Tòa chuyên trách: Tòa gia đình và người chưa thành niên (GĐVNCTN) để bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em nói chung và xử lý người chưa thành niên vi phạm pháp luật nói riêng. Khi có đầy đủ các tòa chuyên trách hoạt động của TAND các cấp cũng ngày một hoàn thiện, các vụ án có thể xét xử nhanh hơn, chính xác hơn. Từ đó các Tòa chuyên trách sẽ đưa ra được những giải pháp, khuyến nghị mang tính chất thiết thực trong công việc hàng ngày cuẩ mình để việc bảo đảm quyền trẻ em được thực thi hiệu quả.
Nếu chúng ta vận hành Tòa GĐVNCTN một cách có hiệu quả sẽ cho thấy Việt Nam đang nỗ lực thực hiện các cam kết quốc tế về bảo vệ các quyền con người, quyền của trẻ em đã được ghi nhận trong các văn kiện quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Hơn nữa, việc thành lập Tòa GĐVNCTN thể hiện cam kết mạnh mẽ của nước chúng ta trong việc bảo đảm quyền trẻ em. Việc xây dựng một hệ thống tư pháp trẻ em toàn diện, trước hết lấy Tòa GĐVNCTN là trung tâm là bước phát triển đầu tiên, theo đó là sự tham gia, giúp đỡ, phối hợp chặt chẽ của các tổ chức, cơ quan ban ngành có liên quan. Chính những việc làm này càng cho thấy Việt Nam đang nỗ lực bảo vệ quyền trẻ em trong hoạt động tư pháp. Đây cũng là cách thức để thực hiện đúng với tinh thần nguyên tắc tại khoản 3 Điều 103 của Hiến pháp năm 2013 về việc xét xử kín đối với người chưa thành niên quy định.
Để các phán quyết về quyền lợi của con chung, về xác định người trực tiếp nuôi con sau khi cha mẹ ly hôn đúng pháp luật và bảo vệ quyền lợi mọi mặt của con, tôi cho rằng việc tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện nhằm tạo hành lang