dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 380 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm [34].
Như vậy, pháp luật hiện hành đã quy định cả chế tài hành chính và hình sự để xử lý hành vi cố ý không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Những quy định này đã góp phần răn đe, làm cơ sở để quyền và lợi ích của con khi cha mẹ ly hôn được bảo vệ thực thiện.
Bảo vệ quyền và lợi ích về tài sản của các con khi cha mẹ ly hôn theo Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2014
Bảo vệ quyền lợi chính đáng về tài sản của các con chưa thành niên khi cha mẹ ly hôn
Trẻ chưa thành niên chưa đủ sức khỏe và trình độ tham gia vào các quan hệ lao động phức tạp để tự nuôi sống bản thân. Chúng chưa thể sống một cuộc sống độc lập và rất cần sự nuôi dưỡng và dìu dắt của cha mẹ, người thân. Nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng con chưa thành niên trong quan hệ hôn nhân gia đình, theo quy định tại điều 75, Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: “Con có quyền có tài sản riêng”. Tài sản riêng của con là để phục vụ cuộc sống hiện tại và tương lai của con, vì vậy, người trực tiếp nuôi con thường là người có trách nhiệm quản lý tài sản đó.
Vợ chồng ly hôn thì tài sản riêng của con chưa thành niên sẽ được giám hộ bởi người trực tiếp nuôi con, người không trực tiếp nuôi con có quyền và nghĩa vụ giám sát việc giám hộ. Trường hợp người đó không có điều kiện để thực hiện việc giám sát thì có thể cử người đại diện làm người giám sát việc giám hộ theo quy định của pháp luật.
Bảo vệ quyền lợi chính đáng về tài sản của con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình khi cha mẹ ly hôn
Trường hợp con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động mà có tài sản riêng: Người giám hộ ở đây có thể là cha hoặc mẹ, nghĩa vụ của người giám hộ là "quản lý tài sản của người được giám hộ" nhằm "bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ". Trường hợp con đã thành niên mà bị tàn tật tức là con "bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động, khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn". Điều này không đồng nghĩa con đã thành niên mà tàn tật bị hạn chế về nhận thức. Vì vậy, trường hợp này con có tài sản riêng hoàn toàn có thể độc lập quyết định việc quản lý tài sản của mình. Việc quản lý tài sản của cha, mẹ đối với con đã thành niên bị tàn tật được đặt ra khi con có yêu cầu, hoặc nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng về tài sản của con.
Khi thực hiện nghĩa vụ của mình, cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa những người con bình thường và người con tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự. Người trực tiếp nuôi con không được dành sự quan tâm, yêu thương của mình cho một người con và bỏ bê người con khác mà phải dựa vào nhu cầu chăm sóc, nhu cầu tình cảm của mỗi đứa con để chúng không cảm thấy bi thiệt thòi. Còn người không trực tiếp nuôi con, cấp dưỡng cho con ở mức độ nào là căn cứ vào nhu cầu học tập, sinh hoạt… của con, không được viện lý do cấp dưỡng cho các con là bằng nhau mà gây thiệt thòi cho người có nhu cầu lớn hơn."
2.2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN CỦA CON KHI CHA MẸ LY HÔN
Có thể bạn quan tâm!
- Nội Dung Cơ Bản Của Pháp Luật Hiện Hành Về Bảo Vệ Quyền Của Con Khi Cha Mẹ Ly Hôn
- Pháp Luật Bảo Vệ Quyền Lợi Của Con Khi Chia Tài Sản Ly Hôn
- Pháp Luật Về Quyền Và Nghĩa Vụ Của Cha Mẹ Đối Với Con Sau Khi Ly Hôn
- Một Số Vấn Đề Thực Tế Khi Xem Xét Căn Cứ Ly Hôn Theo Pháp Luật
- Một Số Trường Hợp Về Quyền Và Nghĩa Vụ Của Cha Mẹ Đối Với Con Sau Khi Ly Hôn
- Kiến Nghị Hoàn Thiện Pháp Luật Bảo Vệ Quyền Của Con Khi Cha Mẹ Ly Hôn
Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.
Ở nước ta, từ khi Luật HN&GĐ năm 2014 ra đời đến nay, công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung của Luật đã được triển khai sâu rộng trong
nhân dân. Từ đó, việc thực thi các quy định của pháp luật để điều chỉnh các mối quan hệ về HN&GĐ đã có những chuyển biến tích cực và dần đi vào nề nếp, góp phần quan trọng trong sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Tuy nhiên, trên thực tế việc bảo vệ quyền và lợi ích của con khi cha mẹ ly hôn còn nhiều bất cập, hiệu quả chưa cao, nhất là việc áp dụng trong quá trình xét xử; tình trạng trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng đối với con còn tồn tại, các văn bản hướng dẫn còn chưa thật sự rõ ràng gây mâu thuẫn, …
2.2.1. Về công tác tổ chức thi hành Luật HN&GĐ năm 2014
Bộ Tư pháp đã cho ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật HN&GĐ năm 2014 với các nội dung cụ thể quy định cụ thể tại QĐ số 3176/QĐ-BTP ngày 28-11-2014 như: Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các nội dung cơ bản của Luật HN&GĐ đến cán bộ, công chứcvà các tầng lớp nhân dân; Tổ chức thực hiện có hiệu quả các quy định của Luật HN&GĐ; xác định trách nhiệm cụ thể đối với các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc xây dựng các văn bản quy định chi tiết và các hoạt động khác về triển khai thi hành Luật bảo đảm thực hiện thống nhất, đồng bộ, kịp thời trong thi hành Luật; biên soạn, phát hành sổ tay pháp luật, tờ rơi phát liên quan đến HN&GĐ; ...
Cùng với hoạt động của Bộ Tư pháp, các Bộ, Ban, Ngành, cơ quan, tổ chức liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình cũng đã chủ động tiến hành các hoạt động như tập huấn, tuyên truyền cho cán bộ, công nhân viên chức ở các cấp. Tại các địa phương thành lập các CLB tư vấn pháp luật. Cơ quan thông tin và truyền thông, cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình ở trung ương cũng như địa phương phối hợp tổ chức giới thiệu, tuyên truyền những nội dung cơ bản của Luật HN&GĐ bằng các hình thức phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và đối tượng. Từ đó góp phần triển khai thi hành Luật kịp thời, bảo đảm đồng bộ, thống nhất trong nhận thức, xây dựng và áp dụng pháp luật.
Theo báo cáo sơ kết 3 năm thi hành Luật HNGĐ, qua thực tiễn thi hành luật đã có những quy định đột phá về công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong lĩnh vực HNGĐ, dành được sự đồng thuận cao cả trong nhận thức, xây dựng và áp dụng pháp luật, nhất là các quy định về quyền kết hôn, quyền, nghĩa vụ về nhân dân, tài sản giữa vợ và chồng, xác định cha, mẹ, con, quyền, nghĩa vụ nhân thân giữa các thành viên gia đình, cơ chế pháp lý về bảo đảm bình đẳng giới, bảo vệ bà mẹ, trẻ em, người yếu thế, bảo đảm hài hòa giữa lợi ích của gia đình với lợi ích của cá nhân, tổ chức khác.
Về kết quả công tác xét xử của ngành Tòa án nhân dân: Tòa án nhân dân các cấp đã thực hiện tốt các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình và đạt được nhiều kết quả quan trọng trong giải quyết các vụ, việc hôn nhân và gia đình, góp phần làm ổn định các quan hệ gia đình thực hiện và bảo vệ tốt quyền của các thành viên trong hôn nhân và gia đình.
Ngành TAND có vai trò quan trọng trong việc thực hiện, bảo vệ các quyền về HN&GĐ của người dân. Bên cạnh việc tham gia ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật HN&GĐ, Ngành Tòa án luôn tích cực thực hiện công tác triển khai thi hành Luật HN&GĐ, tiến hành nhiều hoạt động tập huấn nâng cao nghiệp vụ để giải quyết các vụ việc dân sự nói chung, vụ việc về HN&GĐ nói riêng để hạn chế ban hành những bản án, quyết định thiếu rõ ràng, có sai sót hoặc khó thi hành, …
Ngoài ra, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cũng được ngành TAND chú trọng như phối kết hợp với các Ban, Ngành liên quan tuyên tuyền phổ biến pháp luật về HN&GĐ; đăng tin, bài trên Tạp chí TAND, Báo Công lý; phát thanh tuyên tuyền trên sóng truyền hình, trên đài radio, …
Với công tác triển khai thi hành Luật HN&GĐ tích cực, hiệu quả, ngành Tòa án đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong giải quyết các vụ
việc về HN&GĐ, góp phần làm ổn định các quan hệ gia đình, thực hiện và bảo vệ tốt quyền của các thành viên trong HN&GĐ, đặc biệt là đảm bảo quyền, lợi ích liên quan của trẻ em trong quan hệ HN&GĐ.
Nhằm mục đích bảo vệ, chăm sóc, giáo dục quyền và lợi ích của người mẹ và trẻ em, ngày 04/04/2016, tại TAND TP Hồ Chí Minh, TAND tối cao đã tổ chức Lễ ra mắt Tòa GĐ&NCTN – Tòa chuyên trách thuộc TAND cấp tỉnh đầu tiên ở Việt Nam được tổ chức theo Luật tổ chức TAND năm 2014. Trụ sở Tòa GĐ&NCTN đóng tại số 26 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Tòa chuyên trách này được tổ chức theo mô hình giải quyết các tranh chấp vụ việc liên quan đến HN&GĐ theo BL TTDS; người phạm tội chưa đủ 18 tuổi hoặc người phạm tội đã đủ 18 tuổi nhưng bị hại là người dưới 18 tuổi; xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại tòa án đối với người chưa thành niên, ...
Tại đây, phòng xử án hôn nhân cũng được bố trí khác các phòng xử bình thường. Trong phòng bố trí một cái bàn vuông, HĐXX ngồi đối diện với đương sự, hai bên còn lại là đại diện VKS và luật sư tham gia phiên tòa. Việc sắp xếp này tránh không khí căng thẳng, tạo không khí trò chuyện, chia sẻ, không quá áp lực, nặng nề cho các em trong phiên xử. Ngoài ra còn có các phòng tư vấn, hòa giải, phòng y tế, ... Các phòng này đáp ứng nhiệm vụ tư vấn pháp luật về hôn nhân và gia đình, đưa ra những lời khuyên về cách cư xử giữa vợ chồng sau khi ly hôn hay quan tâm đến tâm lý trẻ nhỏ sau biến cố.
Đặc biệt, tòa có phòng trẻ em giúp giám sát tâm lý trẻ hay để trẻ chờ khi chưa được dự tòa. Phòng là nơi quan sát, đánh giá về tâm lý, tình cảm của trẻ em trong những vụ án ly hôn có tranh chấp nuôi con. Nơi đây được bố trí các camera để các chuyên gia tư vấn, thẩm phán có thể theo dõi tâm lý, tâm trạng của các em để quyết định giao con cho ai nuôi sẽ tốt nhất. Phòng được trang trí hài hòa, có đồ chơi, có bút màu, ... tạo cảm giác ấm cúng, gần gũi, giúp các con tự tin bộc lộ cảm xúc trong phiên tòa.
Hiện nay, Tòa GĐ&NCTN mới chỉ tổ chức được ở Vụ giám đốc kiểm tra án GĐ&NCTN (Vụ III) thuộc TANDTC và Tòa GĐ&NCTN được thành lập ở TAND cấp cao tại TP Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh. 63 TAND cấp tỉnh trong toàn quốc chỉ có Tòa GĐ&NCTN tại TAND TP Hồ Chí Minh là đã đi vào hoạt động; Tòa GĐ&NCTN tại TAND tỉnh Đồng Tháp cũng chỉ đang trong giai đoạn nghiên cứu, triển khai; gần 700 TAND cấp huyện trong toàn quốc thì chưa đơn vị nào có Tòa GĐ&NCTN.
Hiện nay, TAND tối cao đang tiếp tục nghiên cứu, thành lập thêm Tòa GĐ&NCTN tại các Tòa án có đủ điều kiện. Do việc tổ chức Tòa GĐ&NCTN tại các Tòa án cần phải thực hiện đảm bảo quy định của pháp luật, hoạt động có hiệu quả, vì vậy TAND tối cao đang chú trọng đào tạo đội ngũ Thẩm phán, Thư ký có những kiến thức, kỹ năng cần thiết và học tập kinh nghiệm của Tòa án tại một số nước tiên tiến trên thế giới như Canada, Nhật Bản... Trong đó, các Tòa án lựa chọn những Thẩm phán phải có hiểu biết cần thiết về tâm lý học, về khoa học giáo dục cũng như hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm của người chưa thành niên. Các Hội thẩm nhân dân cũng được lựa chọn từ các cơ quan, tổ chức trong những lĩnh vực có liên quan đến công tác gia đình, chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.
Đại diện UNICEF tại Việt Nam cho rằng, mô hình Tòa gia đình và người chưa thành niên là bước ngoặt quan trọng, chứng minh cam kết của Việt Nam trong việc thực hiện các vấn đề liên quan đến nhân quyền và bảo vệ quyền trẻ em. Tòa GĐ&NCTN ra đời là dấu ấn quan trọng và là một trong những thành công của tiến trình cải cách tư pháp. Việc giải quyết các vấn đề gia đình có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tâm lý của từng thành viên. Bởi vậy, nếu giải quyết tốt các vấn đề thuộc quan hệ gia đình sẽ góp phần hạn chế, ngăn ngừa trẻ em phạm pháp, tạo môi trường lành mạnh để trẻ phát triển một cách tốt nhất, giảm thiểu được tối đa mức ảnh hưởng tới các em khi cha mẹ ly hôn.
Tuy nhiên, một số nội dung của Luật HNGĐ vẫn còn thiếu tính khả thi, như trong áp dụng tập quán, trong hoàn thiện cơ chế đồng bộ, thống nhất, minh bạch trong đăng ký tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng và giao dịch liên quan… Một số quy định có tính tiến bộ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội nhưng do còn chịu ảnh hưởng bởi yếu tố tập quán, văn hóa truyền thống nên còn có nhận thức khác nhau trong triển khai thi hành, ví dụ về áp dụng tập quán, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, chế độ tài sản theo thỏa thuận, thanh toán tài sản dựa trên cơ sở lỗi khi ly hôn.
2.2.2. Một số vấn đề thực tế khi xem xét quyền yêu cầu ly hôn
Theo quy định tại Điều 51 Luật HN&GĐ năm 2014 và BL TTDS năm 2015 thì vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn. Tuy nhiên, người chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn khi vợ đang có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Trên thực tế vẫn có nhiều người chồng không tìm hiểu quy định này nên vẫn nộp đơn xin ly hôn với vợ. Do đó, khi người vợ đang thuộc một trong các trường hợp này mà người chồng có yêu cầu xin ly hôn, thì Tòa án sẽ giải quyết như sau:
– Trong trường hợp chưa thụ lý vụ án thì Toà án sẽ trả lại đơn kiện cho người nộp đơn.
– Trong trường hợp đã thụ lý vụ án thì Toà án cần giải thích cho người nộp đơn biết là họ chưa có quyền yêu cầu xin ly hôn và Tòa án sẽ bác đơn yêu cầu giải quyết ly hôn hoặc đình chỉ giải quyết vụ án theo BL TTDS năm 2015. Khi người vợ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi là con nuôi của hai vợ chồng thì người chồng không được yêu cầu ly hôn. Dựa trên căn cứ về nguyên tắc bảo vệ phụ nữ và trẻ em suy ra trong trường hợp người vợ đang mang thai hộ hoặc sinh con hộ vì mục đích nhân đạo, thì người chồng vẫn bị hạn chế ly hôn.
Ngoài ra, tuy trong pháp luật TTDS, Luật HN&GĐ không quy định
nhưng mục c, điểm 10 Nghị quyết số 02/NQ-HĐTP–HĐTPTANDTC ngày 23-12-2000 đối với trường hợp người có đơn yêu cầu xin ly hôn thì sau một năm kể từ ngày bản án, quyết định của tòa án bác đơn xin ly hôn có hiệu lực pháp luật, người đó mới được quyền khởi kiện lại.
Ví dụ: Câu chuyện của anh Trần Văn N, trú tại phường 14, Tân Bình, TP.HCM là một ví dụ điển hình. Anh N bị tòa án cấp phúc thẩm xử bác đơn ly hôn với nhận định chưa có căn cứ chứng minh yêu cầu ly hôn là có cơ sở. Sau ba tháng bị bác đơn, anh N đã thu thập được chứng cứ chứng minh tình trạng hôn nhân của mình là không thể hàn gắn được. Trường hợp của anh N nếu gửi đơn xin ly hôn tại thời điểm này thì tòa sẽ không thụ lý, giải quyết. Cho dù có đủ cơ sở chứng minh về yêu cầu xin ly hôn nhưng anh chỉ có quyền khởi kiện lại sau một năm kể từ khi bản án quyết định của tòa có hiệu lực.
Tuy nhiên trên thực tế, vẫn có một vài vướng mắc về vấn đề hạn chế quyền ly hôn cần được làm rõ như sau:
Thứ nhất, theo quy định tại Khoản 3 Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình, người chồng không có quyền yêu cầu ly hôn với tư cách nguyên đơn trong trường hợp người vợ đang có thai, sinh con hoặc nuôi con dưới mười hai tháng tuổi. Việc hạn chế quyền yêu cầu ly hôn này sẽ chấm dứt khi người vợ đã qua thời kì mang thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Như vậy, trong trường hợp người vợ đã bị sảy thai thì quyền yêu cầu ly hôn của người chồng được phục hồi.
Thứ hai, quy định hạn chế quyền yêu cầu ly hôn tại Khoản 3 Điều 51 luật hôn nhân và gia đình năm 2014 chỉ đặt ra đối với người chồng mà không áp dụng đối với người vợ. Trong thời gian người vợ đang có thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi, nếu xét thấy mâu thuẫn vợ chồng đã quá sâu sắc, mục đích của hôn nhân không đạt được, việc tiếp tục duy trì hôn nhân sẽ gây bất lợi cho quyền lợi của người vợ, ảnh hưởng đến sức khỏe của người