mong muốn, còn người bố, người mẹ lại bắt con viết chỉ muốn sống chung với bố hoặc mẹ.
+ Trường hợp cha mẹ ly hôn, có tranh chấp nuôi con trên bảy tuổi nhưng tại thời điểm tranh chấp, con lại đang đi học ở nước ngoài. Khi gặp tình huống này, vì luật không hướng dẫn nên nhiều Tòa không biết có cần phải thực hiện ủy thác tư pháp để xem xét nguyện vọng của con hay không.
2.2.5. Một số trường hợp về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn
Để bảo vệ quyền lợi về mọi mặt của con, đặc biệt là các điều kiện cho sự phát triển về thể chất, bảo đảm việc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh thần, tòa án sẽ dựa vào các điều kiện, hoàn cảnh của người cha, mẹ để làm căn cứ đưa ra quyết định. Xét một số trường hợp điển hình sau:
Trường hợp 1: Để bảo vệ các quyền lợi và sự phát phiển tâm sinh lý bình thường của con, Chị V.T.T.H đã yêu cầu Tòa án thay đổi quyền nuôi con, chuyển quyền trực tiếp nuôi con từ chồng chị là anh N.H.H sang cho chị nuôi con. Chị H và anh H đã ly hôn năm 2009, theo quyết định của Tòa án: con chung N.N.A sinh ngày 27/4/1998 do chị nuôi dưỡng, con chung N.N.A2 sinh ngày 28/7/2006 do anh H nuôi dưỡng, hai bên không phải cấp dưỡng nuôi con. Đến nay cháu A2 đã ở với bố được 8 năm. Cháu A2 hiện tại chậm phát triển, 12 tuổi nhưng chỉ cao 1,26m và nặng 24 kg. Chị H đã đưa con đi khám chữa bệnh ở nhiều nơi, cháu A2 bị suy dinh dưỡng, suy tuyến yên, giảm thị lực, thận kém, được bác sỹ tư vấn phải chữa lâu dài mới có thể cải thiện sức khỏe cho con. Chị làm đơn xin được nuôi con N.N.A2 để có điều kiện chăm sóc, chữa bệnh cho con. Căn cứ Bản án số: 107/2017/HNGĐ-ST ngày 27-12-2017 Về việc Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn. Theo đó, mặc dù anh H vẫn bảo vệ điều kiện nuôi con, song xét thực tế,
anh H cũng đã lập gia đình mới, có một con nhỏ sinh năm 2014. Chị H lại đang ở một mình, con lớn đã 20 tuổi, đi làm và có thu nhập riêng. Trong khi đó, cháu A2 đã bước sang tuổi dậy thì cần có sự bảo ban, chăm sóc của người mẹ. Mặt khác, cháu A2 12 tuổi nhưng thể trạng nhỏ bé, mắc nhiều bệnh cần sự chăm sóc chu đáo, tỉ mỉ của người mẹ. Bản thân cháu A2 cũng có nguyện vọng được ở với mẹ, có nguyện vọng được chia sẻ tâm tư, hỏi han mẹ trong lứa tuổi dậy thì. Xét thấy chị H có đủ điều kiện, có thu nhập và công việc ổn định đảm bảo nuôi con. Vì vậy có căn cứ chấp nhận yêu cầu xin thay đổi người nuôi con của chị H. TAND TP.H, tỉnh Quảng Ninh đã ra quyết định giao con N.N.A2 cho chị H trực tiếp nuôi.
Trong trường hợp này, căn cứ vào những thay đổi theo tình hình thực tế, việc thay đổi chị H là người trực tiếp nuôi con là quan điểm hoàn toàn chính xác, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, bảo vệ được quyền và lợi ích của con sau khi cha mẹ ly hôn.
Trường hợp 2: Khi ly hôn hai vợ chồng thỏa thuận thống nhất để con cho người mẹ nuôi nhưng sau gia đình nhà chồng lại bắt lại và nuôi cháu, ngăn cản người mẹ thực hiện quyền của mình như trường hợp của chị Phan Thị Lợi (xã Phước Thạnh, huyện Củ Chi, TP.HCM), đầu năm 2008 do mâu thuẫn gia đình, chị Lợi chủ động làm đơn xin ly hôn và được TAND huyện Củ Chi chấp nhận yêu cầu. Về phần con chung, tòa ghi nhận sự thỏa thuận, giao cho chị tiếp tục nuôi con, chồng chị phải cấp dưỡng cho cháu. Bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị nên có hiệu lực thi hành. Bốn năm sau ngày ly hôn mọi việc vẫn diễn ra êm đẹp, quan hệ giữa hai bên cũng không có biến cố. Nhưng chị Lợi cho biết đầu tháng 6-2012, như thường lệ, chị cho con về bên nội chơi nhưng khi gần một tuần chị quay lại đón con về thì bị nhà chồng cũ kiên quyết ngăn cản. Họ nói cháu bé đã lớn nên họ muốn giữ ở lại để tiếp tục nuôi dưỡng. Họ cũng không cho chị gặp con trong khi cháu bé bày tỏ
nguyện vọng chỉ muốn sống chung với mẹ. Sau đó chị trình báo sự việc với công an xã thì nơi này chỉ chị sang bộ phận tư pháp xã. Tiếp đó yêu cầu của chị không được tư pháp xã giải quyết mà chuyển về ấp để lập biên bản. Tuy nhiên, theo chị Lợi, chính quyền ấp không tích cực giải quyết nên mọi việc không có tiến triển gì thêm.
Không chỉ riêng trường hợp này người mẹ không được tiếp tục nuôi dưỡng con mà trên thực tế cũng có rất nhiều người không chấp hành phán quyết của tòa làm cố tình không hợp tác làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người được nhận nuôi đứa trẻ cũng như bản thân đứa trẻ. Dù họ đã nhiều lần khiếu nại lên chính quyền nhưng không có một phương án giải quyết dứt điểm và hợp tình hợp lý cho người bị xâm phạm quyền lợi.
Có thể bạn quan tâm!
- Pháp Luật Về Quyền Và Nghĩa Vụ Của Cha Mẹ Đối Với Con Sau Khi Ly Hôn
- Thực Tiễn Áp Dụng Pháp Luật Về Bảo Vệ Quyền Của Con Khi Cha Mẹ Ly Hôn
- Một Số Vấn Đề Thực Tế Khi Xem Xét Căn Cứ Ly Hôn Theo Pháp Luật
- Kiến Nghị Hoàn Thiện Pháp Luật Bảo Vệ Quyền Của Con Khi Cha Mẹ Ly Hôn
- Pháp luật về bảo vệ quyền của con khi cha mẹ ly hôn - 15
- Pháp luật về bảo vệ quyền của con khi cha mẹ ly hôn - 16
Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.
Trường hợp 3: Trên thực tế, việc tuân thủ và thi hành phán quyết của Tòa án không phải bậc cha, mẹ nào cũng chấp hành. Như trường hợp của cháu N.T.A (9 tuổi), bố mẹ ly hôn đã hơn một năm, vì có điều kiện hơn nên bố cháu A được quyền nuôi con. Từ đó, A. bị bố cấm đoán không cho gặp mẹ. Đứa trẻ hồn nhiên, non nớt nhớ mẹ nhưng không dám đòi hỏi vì sợ bố.
Trong trường hợp này, người con đã phải chịu một thiệt thòi rất lớn, không những không được sống chung cùng mẹ mà bé còn bị bố ngăn cản không cho gặp mẹ. Những trường hợp tương tự như trên xảy ra khá phổ biến trong cuộc sống, trong trường hợp này những ông bố, bà mẹ bị ngăn cản quyền và nghĩa vụ thăm nom con một là sẽ tố cáo hành vi của vợ/chồng mình tới cơ quan công an hoặc UBND để cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành vi của người đó; hai là xin xác nhận của UBND hoặc công an về việc vợ/chồng có hành vi cản trở quyền chăm con sau đó yêu cầu cơ quan thi hành án việc thăm nom, chăm sóc con theo bản án, quyết định của Tòa án. Tuy nhiên để giải quyết được vấn đề này trong thực tiễn một cách nhanh chóng, hiệu quả và không ảnh hưởng đến con cái là một vấn đề không khả thi.
Hậu quả của ly hôn không chỉ là sự đổ vỡ của một gia đình mà kéo theo sự thiếu quan tâm giáo dục đến con cái, nhiều em hư hỏng, học hành không đến nơi đến chốn và là gánh nặng cho xã hội. “Nạn nhân” của những cuộc hôn nhân này chính là những đứa trẻ vô tội bị tác động tâm lý nặng nề vì thiếu tình thương của cha mẹ.
2.2.6. Một số vấn đề thực tế về cấp dưỡng cho con khi bố mẹ ly hôn
Hầu hết vấn đề cấp dưỡng của cha mẹ dành cho con sau khi ly hôn chưa bảo đảm được quyền lợi của người con. Thông thường Tòa án căn cứ khoản 2, Phần III Công văn số 24/1999/KHXX của TAND tối cao ngày 17/3/1999 để xác định “mức đóng góp phí tổn nuôi dưỡng, giáo dục con tối thiểu không dưới 1/2 (một phần hai) mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm xét xử sơ thẩm đối với một người con” khi giải quyết yêu cầu mức cấp dưỡng. Tuy nhiên, khái niệm “lương tối thiểu” trong quy định trên đã không còn phù hợp do quy định về tiền lương ở nước ta hiện nay đang tồn tại 04 loại lương tối thiểu, áp dụng cho 04 nhóm lao động trong các ngành nghề, lĩnh vực cụ thể như sau:
1. Lương tối thiểu vùng.
2. Lương tối thiểu chung (lương cơ sở).
3. Lương tối thiểu đối với người giúp việc gia đình: Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng quy định.
4. Lương tối thiểu ngành.
Khi xét xử, Tòa án chỉ áp dụng 01 mức lương tối thiểu chung để tính mức cấp dưỡng liệu có đảm bảo phù hợp? Căn cứ mức lương tối thiểu, mức cấp dưỡng tính ra khoảng 500.000 - 600.000đ/tháng, so với mức sống hiện nay liệu có đảm bảo cho nhu cầu thiết yếu của con? Trong khi đó, khoản 2, Phần III Công văn số 24/1999/KHXX của Tòa án nhân dân tối cao ngày 17/3/1999 cũng quy định “căn cứ vào mức sống của nhân dân ta trong hoàn
cảnh của đất nước ta hiện nay, TAND tối cao tạm thời hướng dẫn...” tức quy định trên chỉ mang tính tạm thời trong thời điểm năm 1999 thì đến nay năm 2019 – liệu có còn phù hợp để tiếp tục áp dụng?
Ngoài cách giải quyết mức cấp dưỡng như trên, Tòa án áp dụng căn cứ kết quả xác minh mức thu nhập và giá cả thị trường để giải quyết, kết quả mỗi vụ án sẽ có một mức cấp dưỡng khác nhau. Cách giải quyết này mang tính thực tế và cần được ưu tiên lựa chọn khi giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, điều này cũng có thể tạo sự tùy nghi trong công tác xét xử do hiện nay chưa có quy định nào hướng dẫn chi tiết về cách xác định thu nhập cũng như khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng, đồng thời gây khó khăn cho công tác thi hành án dân sự nếu người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải chịu mức cấp dưỡng quá cao so với thu nhập của họ.
Ngoài ra, khi xét xử các vụ án ly hôn trên thực tế, có nhiều trường hợp đương sự không yêu cầu đối phương cấp dưỡng vì nhiều nguyên nhân. Trong đó, có những lý do mang tính chủ quan như cho rằng số tiền cấp dưỡng không đáng kể, hoặc vì đôi bên còn nhiều mâu thuẫn và tâm lý muốn chấm dứt quan hệ, qua lại với đối phương càng sớm càng tốt nên người nuôi dưỡng cho rằng việc yêu cầu cấp dưỡng là không cần thiết. Về lý, điều này dẫn đến việc cha/mẹ đã vô tình tước bỏ quyền lợi chính đáng của người con, đặc biệt là trẻ em - đối tượng luôn được pháp luật bảo vệ. Còn về tình, hành động trên đã tạo điều kiện cho những người cha, người mẹ sau khi ly hôn được quyền quên đi ý thức trách nhiệm của mình với con cái.
Một số trường hợp thực tế:
Ban đầu, người trực tiếp nuôi con không yêu cầu cấp dưỡng nuôi con chung. Nhưng sau đó do không có đủ điều kiện lo cho học tập, sinh hoạt, ăn ở của con,... người này có thể nộp đơn khởi kiện lên TAND để yêu cầu cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn
Ví dụ: Chị M.T.Th và anh M.C ly hôn ngày 16/2/2017, chị Th là người trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng con chung, anh M C không phải cấp dưỡng nuôi con. Tuy nhiên, việc nuôi con có khó khăn nên chị Th yêu cầu anh C cấp dưỡng nuôi con theo quy định pháp luật cho đến khi con chung trưởng thành. Tại Bản án số 06/2018/HNGĐ-ST ngày 12/01/2018, TAND huyện Thoại Sơn, Tỉnh An Giang tuyên xử buộc anh C có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con chung tháng số tiền là 615.000 đồng đến khi con trưởng thành.
Hoặc khi ly hôn, số tiền cấp dưỡng ban đầu được cho là phù hợp, nhưng theo thời gian, yêu cầu của cuộc sống ngày càng nâng cao, mức cấp dưỡng không còn phù hợp. Trong những tình huống này, người nuôi dưỡng có thể làm đơn yêu cầu toà án thay đổi mức cấp dưỡng.
Ví dụ: Chị Quan Thị Hồng N và anh Hoàng Ngọc K có một con chung là cháu Hoàng Nguyễn N sinh ngày 07/9/2004. Theo quyết định của bản án số 01/2013/HNGĐ-ST anh K có trách nhiệm cấp dưỡng nuôi con chung cho chị N là 500.000 đồng/tháng. Theo đơn kiện của chị, hiện nay số tiền cấp dưỡng như vậy là quá thấp, cháu N đã lớn dần lên 13 tuổi đòi hỏi mọi mặt phải tăng như mức đóng góp học tập, quần áo, sinh hoạt, ăn uống, giá cả thị trường tăng cao so với mấy năm trước. Để đảm bảo quyền lợi và chế độ ăn mặc, học tập của cháu N, chị đề nghị Tòa án xem xét nâng mức cấp dưỡng. Tại Bản án số 01/2017/HNGĐ-ST ngày 27/9/2017 về việc tranh chấp thay đổi mức cấp dưỡng nuôi con chung. TAND huyện Mèo Vạc, Tỉnh Hà Giang đã tuyên xử tăng mức cấp dưỡng buộc anh K phải có trách nhiệm cấp dưỡng nuôi con chung cho đến khi cháu đủ 18 tuổi, cho chị N là 800.000 đồng/tháng.
Như vậy, nếu chứng minh được rằng khoản cấp dưỡng đó không còn phù hợp, người nuôi dưỡng sẽ thỏa thuận với người cấp dưỡng để tăng số tiền cấp dưỡng sao cho hợp lý và phù hợp với hoàn cảnh của người cấp dưỡng. Nếu thỏa thuận không được thì người nuôi dưỡng có thể làm đơn
khởi kiện ra tòa án nơi cư trú của một trong hai bên để yêu cầu Tòa thay đổi mức cấp dưỡng.
Để kết thúc nhanh và đúng quy trình pháp luật đối với loại việc thi hành về cấp dưỡng chủ yếu áp dụng biện pháp vận động, thuyết phục là chính hoặc theo dõi thi hành dần theo năm tháng cho đến khi nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt. Khi đó, cơ quan thi hành án sẽ vận động, thuyết phục giữa các bên đương sự tự nguyện thoả thuận thi hành trực tiếp với nhau. Hoặc là vận động bên cấp dưỡng nộp đủ một lần số tiền cấp dưỡng của một giai đoạn cấp dưỡng nào đó, đồng thời thuyết phục bên được cấp dưỡng nhận và thoả thuận từ bỏ quyền lợi được hưởng ở giai đoạn cấp dưỡng tiếp theo.
Tuy nhiên, thực tế thi hành án dân sự về cấp dưỡng vẫn gặp không ít khó khăn và vướng mắc. Có những trường hợp người trực tiếp nuôi con đã làm đơn yêu cầu cấp dưỡng, chấp hành viên đã phải đi đến nhiều lần các cơ quan, tổ chức nơi người có nghĩa vụ cấp dưỡng đang công tác nhưng hầu hết đều nhận được sự từ chối vì họ cho rằng đây không phải là nghĩa vụ của họ. Nhưng thực tiễn, nguyên nhân chủ yếu là do họ cả nể, ngại va chạm, nhất là khi người có nghĩa vụ cấp dưỡng lại là những người có chức, có quyền trong cơ quan.
Trên thực tế, trường hợp người cha hoặc mẹ bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng sau ly hôn là có nhưng rất hiếm, điển hình nhất có thể nhắc đến vụ việc ở xã Bình Phan, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang: “Năm 2001, tòa phúc thẩm TAND tỉnh Tiền Giang đã công nhận sự thuận tình ly hôn giữa anh Nguyễn Văn Đ và chị N.T.M.H.. Tòa ghi nhận sự thỏa thuận để chị H. được nuôi con chung là bé N.H.A., sinh năm 1995, buộc anh Đ trả lại cho chị H. 3 triệu đồng là giá trị 1/2 ngôi nhà tài sản chung. Anh Đ có nghĩa vụ góp tiền cấp dưỡng nuôi con mỗi tháng tương đương 15kg gạo (thực hiện từ tháng 10-2000 đến khi bé N.H.A. được 18
tuổi). Dù đã nhiều lần được công an huyện Chợ Gạo động viên, giáo dục và ấn định thời gian để tự nguyện thi hành án nhưng anh Định vẫn cương quyết không thi hành. Đến ngày 26-7-2011, Chi cục Thi hành án huyện Chợ Gạo có văn bản đề nghị Công an huyện Chợ Gạo khởi tố vụ án đối với Nguyễn Văn Đ. Ngày 18-10, Công an huyện Chợ Gạo đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt giam.
Từ những bất cập trên có thể thấy, các quy định về cấp dưỡng vẫn còn rất chung chung, thiếu cụ thể. Điều này khiến cho tòa án khi phán xử chỉ biết căn cứ và điều kiện thực tế cụ thể của từng trường hợp. Nhưng cũng chính vì lý do đó mà mức cấp dưỡng mỗi nơi mỗi kiểu. Mặt khác, việc thiếu các chế tài cứng rắn hơn để ràng buộc những người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ của mình cũng như cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác phải có nghĩa vụ hỗ trợ cơ quan tư pháp thực hiện cũng là một cản trở không nhỏ, biến cấp dưỡng nuôi con thực sự trở thành món nợ khó đòi.
2.2.7. Thực tiễn bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng về tài sản của con khi cha mẹ ly hôn
Hiện nay các phương tiện thông tin đại chúng chỉ tập trung chủ yếu xoay quanh vấn đề ly hôn: vấn đề nhân thân, tài sản,.. mà ít để ý, ít quan tâm đề cập tới quyền và lợi ích về tài sản của con cái khi cha mẹ ly hôn rất quan trọng này.
Việc chia tài sản vẫn chưa chú ý tới vấn đề ai nuôi con để ưu tiên cho người đó hơn. Rất nhiều trường hợp người vợ có khó khăn về kinh tế, cộng với việc nuôi tất cả con chung mà Tòa án vẫn chia đôi tài sản theo tỷ lệ 1:1 cho vợ và chồng, điều này chưa bảo vệ được quyền và lợi ích chính đáng của con và người nuôi con khi ly hôn.
Hoặc giống như trường hợp của chị A (dấu tên), nhà chị có 3 chị em, chị gái đã có chồng, chị A làm công nhân còn đứa em trai đang đi học, năm