thường thiệt hại do ô nhiễm dầu từ tàu chưa đáp ứng được nhu cầu, do đó, đối với sự cố ô nhiễm dầu trong vùng biển Việt Nam, rất khó để có thể được bồi thường đầy đủ và thoả đáng.
+ Ngoài ra, chưa có một văn bản pháp luật nào điều chỉnh một cách đầy đủ và chuyên biệt về vấn đề bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu; việc khởi kiện, khiếu nại đối với các hành vi gây ô nhiễm môi trường biển do dầu vẫn dựa trên các nguyên tắc cơ bản quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015. Mặc dù Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường đã có Thông tư số 2262/1995/TT-MTG hướng dẫn về vấn đề bồi thường do ô nhiễm dầu, nhưng thủ tục không thống nhất trong hệ thống các cơ quan, dẫn đến việc bồi thường diễn ra chậm chạp.
+ Trách nhiệm pháp lý trong sự cố tràn dầu, khiếu nại yêu cầu bồi thường thiệt hại và những biện pháp đảm bảo tài chính cho việc bồi thường, giải quyết hậu quả do ô nhiễm dầu không được quy định rõ ràng. Thực tế là những biện pháp cưỡng chế thi hành sau khi xảy ra sự cố đối với những chủ thể có liên quan hầu hết là mệnh lệnh hành chính, mức tiền phạt không đủ răn đe và không chú trọng đến vấn đề đền bù, dẫn đến việc bên phải bồi thường thiệt hại không chịu bồi thường hay sau một thời gian dài mới tiến hành bồi thường.
- Có thể thấy, nhận chìm chất thải ra biển là hoạt động không còn xa lạ với nhiều nước trên thế giới nhưng tại Việt Nam vấn đề này còn rất mới mẻ. Tuy pháp luật đã quy định cụ thể về hoạt động nhận chìm nhưng việc thực thi còn nhiều hạn chế. Thời gian qua đã có nhiều vụ việc làm nóng dư luận khi đổ hàng chục triệu tấn chất thải xuống biển. Tiêu biểu là vụ việc vào khoảng 4h30’ sáng ngày 31 tháng 12 năm 2016, người dân xã Hải Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) đã mật phục bắt quả tang hai vợ chồng Hoàng Văn Thành và Hoàng Thị Huệ đang điều khiển thuyền chở theo 14 thùng chất thải có màu vàng nâu, dạng lỏng và đổ xuống biển 11 thùng. Sở Tài nguyên và môi trường Thanh Hóa cũng đã lấy ba mẫu tang vật từ ba thùng còn lại mang đi xét nghiệm kết quả như sau: hàm lượng BOD5, hàm lượng COD, hàm lượng NH4+, hàm lượng tổng N, hàm lượng tổng P, hàm lượng Phenol, hàm lượng Cd, hàm lượng Zn đều vượt
ngưỡng cho phép của QCVN 11- MT:2015/BTNMT và xác định đây là loại chất thải có chứa thành phần nguy hại.
Trước đó vào tháng 09 năm 2016, cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An đã bắt giữ tàu mang số hiệu LA 03266 đã có hành vi đổ trộm một lượng lớn bùn thải ra biển. Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện số bùn thải này thuộc Công ty TNHH Hiệp Thành có địa chỉ tại TP Hồ Chí Minh. Số bùn này là bùn hút nạo vét luồng của dự án nạo vét Cảng Tổng hợp quốc tế Gang thép Nghi Sơn, hạng mục nạo vét khu nước trước bến 1, 2 và 2A với khối lượng nạo vét 300.000 mét khối bùn. [32, tr.61]
- Theo quy định Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 03/2015/NĐ-CP của Chính phủ về xác định thiệt hại đối với môi trường, việc bồi thường có thể được giải quyết theo ba hình thức: Thỏa thuận việc bồi thường với người gây thiệt hại; yêu cầu trọng tài giải quyết; khởi kiện tại tòa án. Tuy nhiên, hiện nay, chưa có quy định chi tiết ở bất kỳ một văn bản luật nào về trình tự, thủ tục để có thể áp dụng khi yêu cầu trọng tài giải quyết bồi thường thiệt hại trong ô nhiễm môi trường biển mà chỉ có Luật Trọng tài thương mại năm 2010 ban hành ngày 17 tháng 06 năm 2010 trong giải quyết tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực thương mại.
- Ngoài ra, Luật bảo vệ môi trường biển Việt Nam và các văn bản liên quan đến bảo vệ môi trường biển, phòng chống ô nhiễm biển đều ít có quy định cụ thể về hợp tác chung với các quốc gia trong khu vực để ngăn ngừa, hạn chế và kiểm soát các nguồn ô nhiễm xuyên biên giới. Luật Việt Nam cũng chưa có các quy định dành quyền áp dụng các biện pháp tự vệ bảo vệ môi trường biển của mình trên cơ sở tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia- nơi các mối đe dọa và thiệt hại tiềm ẩn về môi trường biển xuất phát.
3.2. Một số kiến nghị cụ thể.
Xây dựng khái niệm về môi trường biển và ô nhiễm môi trường biển.
Có thể bạn quan tâm!
- Quy Định Về Đánh Giá Kết Quả Hoạt Động Kiểm Soát Ô Nhiễm Môi Trường Biển.
- Xử Lý Vi Phạm Pháp Luật Về Bảo Vệ Môi Trường Biển Tại Việt Nam.
- Hoàn Thiện Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Biển Ở Việt Nam
- Pháp luật về bảo vệ môi trường biển ở Việt Nam - 9
Xem toàn bộ 79 trang tài liệu này.
Pháp luật bảo vệ môi trường biển của Việt Nam chưa đưa ra được định nghĩa rõ ràng, cụ thể về môi trường biển và ô nhiễm môi trường biển. Để quản lý biển và bảo vệ môi trường biển tốt hơn, Việt Nam cần có nghiên cứu chuyên sâu và hoàn thiện kịp thời bất cập này.
Việt Nam đã tham gia Công ước Luật Biển năm 1982, cùng với sự tham khảo pháp luật về bảo vệ môi trường biển của các quốc gia tiên tiến trên thế giới, nhà làm luật Việt Nam hoàn toàn có thể xây dựng khái niệm đầy đủ về thế nào là môi trường biển và ô nhiễm môi trường biển.
Tác giả xin đề xuất khái niệm môi trường biển có thể được xây dựng như sau: Môi trường biển là vùng bao gồm đại dương, biển và vùng ven biển; có các yếu tố hóa học, vật lý và sinh học; những yếu tố này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái biển, con người và những cơ thể sống trong biển.
Về định nghĩa ô nhiễm môi trường biển, có thể được hiểu là sự thay đổi theo hướng bất lợi cho những sinh vật, hệ động thực vật trên biển, do các chất có hại mà con người đưa vào môi trường biển. Thay đổi này kéo theo sự giảm sút của chất lượng biển và tác động đến con người.
Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại ô nhiễm môi trường do dầu từ tàu gây ra.
Thứ nhất, xây dựng các quy phạm pháp luật để xác định các thiệt hại do ô nhiễm dầu đối với môi trường tự nhiên và các chi phí để khắc phục, làm sạch môi trường. Đặc biệt là những tác động của ô nhiễm dầu đối với các hệ sinh thái biển và ven biển tiêu biểu. Ngoài ra, cần đánh giá các thiệt hại gián tiếp tình trạng ô nhiễm dầu đối với sức khỏe và những tổn thất về tinh thần của người dân. Khi sự cố tràn dầu xảy ra, đi cùng với nó là sự giảm sút về sản lượng đánh bắt cá, sản lượng muối, giảm lượng khách du lịch... không chỉ ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của hàng triệu ngư dân ven biển, người dân làm dịch vụ du lịch mà còn tác động đến gia đình họ. Đó là những tổn thất không dễ dàng để có thể thống kê và tính toán.
Thứ hai, cần ban hành một luật chuyên biệt về bồi thường thiệt hại ô nhiễm môi trường biển do dầu từ tàu gây ra. Trong đó, cần đưa ra khung cụ thể cho việc yêu cầu bồi thường thiệt hại và khắc phục thiệt hại, phải lượng hóa (bằng các số liệu) về mặt kinh tế đối với các thiệt hại do ô nhiễm dầu để làm căn cứ cho việc yêu cầu bồi thường thiệt hại. Những biện pháp đảm bảo tài chính đối với các bên liên quan để đáp ứng nghĩa vụ đền bù thiệt hại phải được quy định, cụ thể là việc thành lập một Quỹ quốc gia về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu, với nguồn thu là từ việc đóng bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc với các chủ tàu có nguy cơ gây ô nhiễm dầu. Và, bổ sung quy định về trình tự, thủ tục bằng phương thức trọng tài đối với các yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu. Các quy định liên quan đến cơ quan trọng tài nào được tham gia vào quá trình giải quyết việc bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường cũng như thẩm quyền quy trình thành lập, giải quyết tranh chấp về môi trường của trọng tài khi có yêu cầu cần được cụ thể hơn.
Hoàn thiện khung thể chế về quản lý biển,
Quản lý hiệu quả thì mới mang lại kết quả tốt. Đây cũng là bài học kinh nghiệm Việt Nam nên học tập các nước trên thế giới như Canada, Nhật Bản, Trung Quốc… Các nước này đều có chính sách quản lý biển rất hiệu quả. Chúng ta cần thành lập một cơ quan về chính sách biển tập trung vào việc điều phối chính sách biển, giám sát quá trình kế hoạch phân vùng biển, xây dựng các chương trình, kế hoạch thực thi chính sách biển quốc gia, nghiên cứu biển liên quan đến phát triển và thực thi chính sách biển…
Thành lập Tòa án chuyên trách về lĩnh vực hàng hải là cần thiết. Nếu Việt Nam thành lập một Tòa án đặc biệt để giải quyết các vụ kiện liên quan đến vụ tranh chấp hàng hải sẽ rất tiện lợi cho nguyên đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại và tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra và thu thập chứng cứ và đánh giá thiệt hại sau vụ tràn dầu, bởi vì: thiệt hại lớn và thường đòi hỏi tốn kém thời gian và tiền bạc để ngăn ngừa, khắc phục môi trường biển. Vì vậy, cần phải có
chuyên gia nghiên cứu lĩnh vực này để có quyết định đúng về mức bồi thường tương ứng với thiệt hại xảy ra.
Cần sửa đổi, bổ sung pháp luật hình sự, dân sự, hành chính, hàng hải, dầu khí… về các quy định về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm nhằm tạo hành lang pháp lý đầy đủ cho các cơ quan có thẩm quyền có thể chủ động và linh hoạt trong công tác thanh tra, kiểm tra, xử phạt hành chính, xét xử tội phạm môi trường biển… Tăng cường hiệu lực, hiệu quả của việc chấp hành pháp luật, thực thi các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đối với công tác bảo vệ môi trường biển; sửa đổi các quy định còn tồn tại về thời hiệu xử phạt, về mức xử phạt, về thẩm quyền xử phạt, về hoạt động giám sát sau xử phạt hành chính về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển; nội dung bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả và phục hồi môi trường do ô nhiễm dầu cần phải được luật hóa một cách chi tiết đối với việc áp dụng trách nhiệm dân sự về kiểm soát ô nhiễm môi trường.
Đẩy mạnh hợp tác về các vấn đề môi trường biển toàn cầu.
Hợp tác quốc tế trong bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường biển nói chung là rất cần thiết. Thông qua công cụ pháp luật với các điều ước quốc tế về môi trường biển, các quốc gia sẽ xây dựng được hệ thống . Đối với Việt Nam, việc tham gia thực hiện các điều ước quốc tế về môi trường biển là yêu cầu quan trọng và cần thiết trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Việt Nam sẽ có cơ hội nhận được sự hỗ trợ quốc tế về kỹ thuật, tài chính góp phần bảo vệ và cải thiện môi trường biển, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững. Đồng thời, hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội tốt để gia tăng các sức ép đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dịch vụ, buộc các doanh nghiệp phải cải thiện có các biện pháp bảo vệ môi trường biển phù hợp như xây dựng hệ thống xử lý chất thải đúng tiêu chuẩn... Mặt khác, khung pháp lý và thể chế trong lĩnh vực môi trường biển cần phải hoàn thiện hơn nữa để đáp ứng được các đòi hỏi khắt khe của nền kinh tế hội nhập toàn cầu. Việc tham gia các Công ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển trong tình hình hiện nay là điều cần thiết. Xuất phát từ điều
kiện kinh tế- xã hội, trình độ phát triển khoa học kỹ thuật của Việt Nam, cũng như diễn biến của vấn đề ô nhiễm môi trường biển, những vấn đề đang nảy sinh, những vướng mắc trong quá trình thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường biển Việt Nam và các công ước quốc tế về lĩnh vực này, Việt Nam có thể nghiên cứu để tham gia một số công ước như: Công ước quốc tế về trách nhiệm hình sự đối với thiệt hại do ô nhiễm dầu năm 1969; Công ước về phòng ngừa ô nhiễm biển do đổ chất thải và các chất khác năm 1971; Công ước về phòng ngừa ô nhiễm biển do đổ chất thải và các chất khác năm 1972… [15, tr.60]
PHẦN KẾT LUẬN
Trong những năm gần đây, hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung và môi trường biển nói riêng đang ngày càng được hoàn thiện- là cơ sở pháp lý vững chắc để ngăn ngừa những hành vi gây ảnh hưởng xấu đến biển, giúp kinh tế, du lịch phát triển, đảm bảo cho cuộc sống của hàng triệu người. Nhà nước đã phát huy tích cực vai trò quản lý của mình bằng cách đề ra những chủ trương và phương hướng để đảm bảo cho công tác bảo vệ môi trường như: ban hành nhiều chính sách, văn bản pháp luật quy định về ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển; tiến hành sửa đổi, bổ sung những văn bản đã ban hành để phù hợp với yêu cầu thực tế. Có thể khẳng định rằng, hoạt động bảo vệ môi trường biển đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả về chính sách pháp luật và thực tiễn thực hiện.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì vẫn còn tồn tại những hạn chế của pháp luật và cần đưa ra những kiến nghị để hoàn thiện hệ thống pháp luật. Đó là những yếu kém về quy định, văn bản pháp luật được ban hành còn những vấn đề chưa phù hợp với thực tiễn, chưa quy định rõ ràng, đầy đủ hay những vấn đề còn thiếu quy định của pháp luật để điều chỉnh…Bởi vậy trong khi thực tiễn đang dần thay đổi thì yêu cầu cấp thiết đặt ra là pháp luật cũng phải thay đổi để tránh sự trì trệ, lạc hậu, làm cho pháp luật về liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường biển ngày càng được hoàn thiện hơn và được chấp hành nghiêm chỉnh hơn.
Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường biển là một đòi hỏi lớn. Quá trình hoàn thiện các quy định về môi trường biển phải được tiến hành trên cơ sở hoàn thiện mọi mặt đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và tiếp thu, tham khảo có chọn lọc các quy định về bảo vệ môi trường biển của các nước trên thế giới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tiếng Việt.
1. Bộ Chính trị (1993), Nghị quyết số 03-NQ/TW ngày 06 tháng 05 năm 1993 về một số nhiệm vụ phát triển kinh tế biển, Hà Nội.
2. Bộ Chính trị (1997), Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 22 tháng 09 năm 1997 về đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
3. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (1995), Thông tư số 2262/TT-MTg ngày 29 tháng 12 năm 1995 về việc khắc phục sự cố tràn dầu, Hà Nội
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016), Thông tư số 26/2016/TT-BTNMT ngày 29 tháng 09 năm 2016 quy định chi tiết tiêu chí phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo và hướng dẫn phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo, Hà Nội.
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016), Thông tư số 27/2016/TT-BTNMT ngày 29 tháng 09 năm 2016 quy định chi tiết bộ chỉ số và việc đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo, Hà Nội.
6. Chính phủ (1982), Tuyên bố của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải VN ngày 12 tháng 11 năm 1982, Hà Nội.
7. Chính phủ (2015), Nghị định số 03/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2015 quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường, Hà Nội.
8. Chính phủ (2015), Nghị định số 95/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2015 quy định chi tiết một số điều của Luật Dầu khí, Hà Nội.
9. Chính phủ (2016), Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 07 năm 2016 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, Hà Nội.
10. Chính phủ (2016), Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Hà Nội.