Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Biển Của Một Số Quốc Gia Trên Thế Giới.

Cuối cùng đó là khi cá nhân, tổ chức gây ô nhiễm môi trường thì phải có biện pháp khắc phục, giảm thiểu tối đa tác động do hành vi của mình gây ra. Hiến pháp năm 2013 đã chỉ ra rằng: “Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lý nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại” (Khoản 3 Điều 63).

1.3. Pháp luật bảo vệ môi trường biển của một số quốc gia trên thế giới.

1.3.1. Pháp luật Trung Quốc.

Trung Quốc là quốc gia có điều kiện địa lý về biển rất thuận lợi, với đường bờ biển dài 18.000 km, nếu mở rộng ra Đài Loan và Hải Nam thì chiều dài bờ biển của Trung Quốc lên đến 30.000 km, với tổng diện tích mặt biển khoảng hơn 3 triệu km². Dựa trên bề dày lịch sử khai thác biển (khoảng 5.000 năm trước đây) với nghề khai thác muối biển, Trung Quốc đã sớm quan tâm đến việc xây dựng pháp luật về bảo vệ môi trường biển. [39, tr.61]

Luật Bảo vệ môi trường biển của Trung Quốc gồm 10 Chương, 98 Điều. Ngoài những quy định chung về phạm vi áp dụng, cơ quan có trách nhiệm bảo vệ môi trường biển,…, nội dung liên quan đến việc phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm môi trường biển cũng được đề cập đến. Trung Quốc hết sức coi trọng công tác phòng ngừa và xử lý ô nhiễm biển. Kể từ thập kỷ 70 của thế kỷ XX đến nay, chiến lược bảo vệ môi trường biển đã được đề ra, quy định những quy tắc và căn cứ cơ bản trong việc bảo vệ môi trường biển, từng bước kiện toàn cơ chế quản lý, phân công trách nhiệm cụ thể giữa các ngành, các cấp và các địa phương để bảo vệ tốt môi trường biển. Pháp luật về bảo vệ môi trường biển ở Trung Quốc có một số nội dung đáng chú ý đó là:

Thứ nhất, pháp luật quy định cụ thể về cơ quan chuyên trách từ Trung ương đến địa phương có trách nhiệm trong tiến hành các công tác bảo vệ môi trường biển. Ngay từ năm 1949, Tiểu ban lãnh đạo nghiên cứu phát triển, bảo vệ tài nguyên biển thuộc Cục Hải dương quốc gia, nhóm chuyên gia nghiên cứu phát triển bảo vệ tài nguyên biển toàn quốc (đều thuộc Quốc vụ viện), các cơ quan quản lý biển ở các tỉnh, thành phố ven biển trong cả nước và các đơn vị kế

hoạch kinh tế độc lập đã được thành lập. Cơ chế quản lý biển kết hợp giữa nhà nước trung ương và địa phương cũng được xác lập nhằm tạo điều kiện phát triển lĩnh vực kinh tế biển. [39, tr.61]

Thứ hai, cách thức để ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường biển gây ra bởi các Dự án xây dựng vùng bờ biển cũng được quy định rõ ràng. Những Dự án này phải có biện pháp xử lý ô nhiễm đạt chuẩn, áp dụng biện pháp cần thiết để bảo vệ các loài động thực vật hoang dã và môi trường sống của chúng.

Thứ ba, các Dự án xây dựng biển phải thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường, thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường biển. Ví dụ như: dầu phế thải và phế thải từ những giếng khoan ngoài khơi không được phép xả ra biển, việc thăm dò và khai thác dầu khí phải được xây dựng kế hoạch dự phòng tràn dầu,…

Thứ tư, các tàu hoạt động trên vùng biển, cảng, bến tàu,… phải được trang bị đầy đủ thiết bị, phương tiện phòng ngừa ô nhiễm môi trường biển. Ngoài ra, những hoạt động liên quan đến sửa chữa tàu, phá dỡ tàu, sử dụng hóa chất cho việc vệ sinh tàu,… cũng cần báo cáo và được sự cho phép của cơ quan chức năng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 79 trang tài liệu này.

Cuối cùng, về trách nhiệm pháp lý khi cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm, gồm có: trách nhiệm hành chính; trách nhiệm bồi thường thiệt hại và trách nhiệm hình sự. [42, tr.61]

Có thể nói, Luật bảo vệ môi trường biển Trung Quốc khá đầy đủ, chi tiết. Nhưng nội dung liên quan đến ngăn ngừa ô nhiễm biển do dầu từ các tàu hoạt động trên biển được cụ thể ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau nên không đảm bảo tính thống nhất. Bên cạnh hạn chế đó thì ưu điểm đó là Trung Quốc có cơ quan chuyên trách là Tòa án Hàng hải, chủ yếu giải quyết các vụ kiện liên quan đến bồi thường thiệt hại do sự cố ô nhiễm dầu gây ra. Việt Nam hoàn toàn có thể học hỏi pháp luật Trung Quốc, xây dựng một Tòa án để đảm nhận vai trò giải quyết các vụ kiện về bồi thường do sự cố tràn dầu. Từ đó, giúp pháp luật bảo vệ môi trường biển của Việt Nam hoàn thiện hơn.

Pháp luật về bảo vệ môi trường biển ở Việt Nam - 3

Bên cạnh việc ban hành Luật bảo vệ môi trường biển, đến nay Trung Quốc đã ban hành nhiều văn bản khác nhau nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế biển đi đôi với việc bảo vệ môi trường, khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên biển, có thể kể đến như Luật về thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế Trung quốc, Qui định quản lý sử dụng và bảo vệ đảo không có cư dân…

1.3.2. Pháp luật Canada.

Canada là một quốc gia có diện tích tự nhiên lớn với ba mặt giáp biển, tổng diện tích vùng biển khoảng 3 triệu km2 và khoảng 24% tổng dân số sinh sống dọc bờ biển. Biển từ lâu đã trở thành một lợi thế to lớn cho việc phát triển kinh tế- xã hội ở Canada.

Do sự phát triển của khoa học- công nghệ, sự gia tăng mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư cho các hoạt động khai thác, tài nguyên biển dần dần cạn kiệt, môi trường biển bị đe dọa bởi các nguồn ô nhiễm. Chính vì vậy, Chính phủ Canada phải xây dựng một hệ thống pháp luật, chính sách biển. Việc xây dựng chính sách biển quốc gia Canada được bắt đầu bằng việc xây dựng Luật biển Canada (Canada’s Ocean Act) (được Nghị viện thông qua ngày 18 tháng 12 năm 1996 và có hiệu lực từ ngày 31 tháng 01 năm 1997).

Đạo luật gồm ba nội dung lớn về: xác định vùng biển của Canada; Chiến lược quản lý bờ biển và các quy định về quyền hạn, nhiệm vụ, chức năng của Bộ trưởng.

Việc xác định vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được quy định hết sức rõ ràng, chi tiết. Không chỉ dừng lại ở đó, Luật Biển Canada còn quy định về thẩm quyền của Tòa án ngay ở phần đầu tiên.

Về Chiến lược quản lý bờ biển, quy định việc áp dụng phương pháp quản lý tổng hợp đối với các vùng biển, nhấn mạnh sự hợp tác và hỗ trợ về chính sách và chương trình quản lý giữa các cơ quan và các chủ thể liên quan. Đồng thời, Chiến lược biển quốc gia Canada xác định rõ ba mục tiêu lớn trong quản lý biển; đó là: hiểu biết và bảo vệ môi trường biển; hỗ trợ các cơ hội phát triển kinh tế

bền vững; và nâng cao vị thế về biển của Canada trên trường quốc tế. Để đạt được các mục tiêu này, Chiến lược cũng đã đề ra nguyên tắc chủ đạo cần phải tuân theo trong quá trình xây dựng và thực hiện các chương trình quản lý biển; bao gồm: nguyên tắc quản lý tổng hợp; nguyên tắc phát triển bền vững; nguyên tắc cẩn trọng. Bên cạnh những nguyên tắc này, còn có một số nguyên tắc khác như: nguyên tắc quản lý dựa vào hệ sinh thái, nguyên tắc quản lý dựa vào khoa học.

Để thực hiện quản lý biển, Chiến lược biển cũng đề ra các phương hướng hoạt động như: thiết lập một cơ chế và bộ máy cho sự liên kết và hợp tác giữa các chủ thể liên quan; tăng cường hoạch định quản lý tổng hợp cho tất cả các vùng biển của Canada kể cả các vùng ven biển; tổ chức tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân về quản lý biển, vận động các tầng lớp dân cư cùng với Nhà nước tham gia vào việc quản lý biển nhằm hướng đến những mục tiêu chung của đất nước. [41, tr.61]

Trên cơ sở kinh nghiệm của Canada, Việt Nam cần xây dựng chính sách, pháp luật quản lý biển phù hợp và xác định các vùng biển của quốc gia là bước đầu tiên để thực hiện điều đó. Mặc dù, Tuyên bố ngày 12 tháng 07 năm 1977 của Chính phủ về cơ bản đã xác định được các vùng biển của Việt Nam, nhưng Tuyên bố này chỉ là văn bản do cấp Chính phủ ban hành và không đề cập đến vấn đề quản lý các vùng biển Việt Nam. Vì vậy, từ sự học hỏi pháp luật của Canada, Việt Nam nên xây dựng một đạo luật để quy định khung pháp lý cho quản lý biển ở mức độ vĩ mô. Đạo luật này sẽ quy định những nguyên tắc quản lý biển; phương hướng xây dựng chính sách biển quốc gia; thành lập cơ quan liên ngành với chức năng xây dựng và thực hiện các kế hoạch quản lý biển…[39, tr.61]

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN Ở VIỆT NAM

2.1. Sơ lược quá trình hình thành, phát triển của pháp luật bảo vệ môi trường biển ở Việt Nam.

Ngay từ thời xa xưa, ông cha ta đã ý thức về việc bảo vệ biển của quốc gia. Tuy nhiên, trong thời kỳ chiến tranh, mối quan tâm về biển chủ yếu là về yếu tố lãnh thổ, chủ quyền, vấn đề bảo vệ môi trường biển chưa được chú trọng nhiều. Khi đất nước giành được độc lập, tiến hành đổi mới thể chế kinh tế, Đảng ta đã nêu rõ: bên cạnh việc chú trọng phát triển kinh tế biển, bảo vệ chủ quyền quốc gia,… thì bảo vệ môi trường biển cũng cần có một sự quan tâm nhất định. Ngày 05 tháng 06 năm 1993, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 03-NQ/TW về một số nhiệm vụ phát triển trong những năm trước mắt: “Chúng ta phải đẩy mạnh phát triển kinh tế biển đi đôi với tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia, bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái biển”. Để thực hiện Nghị quyết này, Thủ tướng Chính phủ đã có các chỉ thị triển khai như Chỉ thị 399 ngày 05 tháng 08 năm 1993 về một số nhiệm vụ phát triển kinh tế biển trong những năm trước mắt và Chỉ thị 171/TTg năm 1995 triển khai Nghị quyết 03- NQ/TW. Lần đầu tiên, văn kiện của Đảng đã ghi nhận bảo vệ môi trường biển là một trong những mục tiêu quan trọng của chính sách biển. Điều này đã đánh dấu một bước tiến mới trong việc nhận thức tầm quan trọng của môi trường biển.

Ngày 22 tháng 09 năm 1997, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 20-CT/TW về đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xác định: “Thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá kinh tế biển hướng mạnh vào xuất khẩu, dựa trên những tiến bộ khoa học, công nghệ làm động lực; vừa thúc đẩy nghiên cứu, quản lý, khai thác tiềm năng biển có hiệu quả, vừa tái tạo tài nguyên biển, bảo vệ môi trường, đào tạo nhân lực”; “tăng cường đầu tư cho nghiên cứu khoa học biển, tìm kiếm thăm dò dầu khí, khoáng sản biển, nguồn lợi hải sản và năng lượng biển, nghiên cứu và bảo vệ môi trường biển, tiếp tục hiện đại hoá khí tượng- thuỷ văn”. Thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị, một loạt

kế hoạch về phát triển kinh tế biển đã được thông qua như: Chiến lược phát triển thuỷ sản 2010; Chiến lược phát triển du lịch 2010; Chiến lược phát triển giao thông vận tải 2010… [34, tr.61]

Để tiếp tục phát huy tiềm năng của biển, ngày 09 tháng 02 năm 2007, Ban Chấp hành Trung ương khóa X đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TW về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”, trong đó khẳng định bảo vệ môi trường biển là một trong những định hướng chiến lược quan trọng trong việc phát triển kinh tế- xã hội.

Ngoài ra, có một số văn bản luật đã được ban hành để đảm bảo công tác bảo vệ môi trường biển được thực hiện có hiệu quả. Đó là: Bộ luật Hàng hải năm 2015 (có hiệu lực vào ngày 01 tháng 07 năm 2017), Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014, Luật Thủy sản năm 2003 ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2003 ,… Trước đây, các quy định về bảo vệ môi trường biển nằm rải rác trong nhiều văn bản luật, gây khó khăn cho việc thống nhất áp dụng. Năm 2015, các quy định đã được tập hợp đầy đủ hơn trong Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015 ban hành ngày 25 tháng 06 năm 2015 (sau đây gọi là Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015), từ đó đã khắc phục được những bất cập nảy sinh trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường biển; giúp cơ quan nhà nước quản lý tổng hợp hiệu quả.

2.2. Một số nội dung cơ bản về pháp luật bảo vệ môi trường biển ở Việt Nam.

Việt Nam đã tham gia một số Điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển như: Công ước MARPOL năm 1973 về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra (tham gia ngày 29 tháng 08 năm 1991), Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (tham gia năm 1994),… Chính vì vậy, pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường biển luôn tuân thủ các nội dung của những Công ước quốc tế và có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Việt Nam.

Trước hết, bảo vệ môi trường biển cần tuân theo những quy định chung nhất định. Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 đã dành Chương V với ba điều luật về bảo vệ môi trường biển.

Những quy định chung về bảo vệ môi trường biển được cụ thể tại Điều 49. Thứ nhất, các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội,

quốc phòng, an ninh liên quan đến biển cần phải có nội dung về bảo vệ môi trường biển và ứng phó với biến đổi khí hậu. Nội dung này đã được cụ thể trong mục tiêu của Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011- 2020: “Giảm thiểu các tác động tiêu cực của hoạt động kinh tế đến môi trường; phòng ngừa, kiểm soát và khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường, bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học; hạn chế tác hại của thiên tai, chủ động thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu, nhất là nước biển dâng”. Tiếp tục chủ trương, đường lối phát triển kinh tế biển được xác định trong các văn kiện trước đây của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 10 năm (2011- 2020), được Đại hội XI của Đảng (tháng 01 năm 2011) thông qua, nhấn mạnh: “Phát triển mạnh kinh tế biển tương xứng với vị thế và tiềm năng biển của nước ta, gắn phát triển kinh tế biển với bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền vùng biển. Phát triển nhanh một số khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp năng lượng, đóng tàu, xi-măng, chế biến thủy sản chất lượng cao… Đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, tạo thành các trung tâm kinh tế biển mạnh, tạo thế tiến ra biển, gắn với phát triển đa dạng các ngành dịch vụ, nhất là các ngành có giá trị gia tăng cao như dịch vụ xuất, nhập khẩu, du lịch, dịch vụ nghề cá, dịch vụ dầu khí, vận tải… Phát triển cảng biển, dịch vụ cảng và vận tải biển, sông- biển; phát triển các đội tàu, công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu biển”. [30, tr.61]

Thứ hai, các nguồn phát thải từ đất liền và các hoạt động trên biển phải được kiểm soát, ngăn ngừa, giảm thiểu và xử lý theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, việc phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trên biển cần “có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức cứu hộ, cứu nạn và tổ chức, cá nhân có liên quan khác”.

Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân hoạt động trên biển phải chủ động ứng phó sự cố môi trường và có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước và

tổ chức, cá nhân có liên quan khác trong ứng phó sự cố môi trường trên biển.

Cuối cùng, khi lập chiến lược, quy hoạch, kế hoạch khai thác nguồn lợi từ biển, khu bảo tồn thiên nhiên, rừng ngập mặn, khu di sản tự nhiên phải lưu ý đến sự phù hợp với chiến lược, quy hoạch bảo vệ môi trường.

2.2.1. Phân cấp vùng rủi ro, phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển.

Nguy cơ biển bị ô nhiễm là luôn luôn tồn tại nhưng khó có thể ngăn ngừa rủi ro tốt nếu như không phân vùng, phân cấp rõ ràng vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển vì biển trải dài trên diện tích lớn và không phải vùng biển nào cũng có đặc trưng tương tự nhau.

Trước hết, cần hiểu chính xác về khái niệm rủi ro ô nhiễm môi trường biển. Theo Khoản 11 Điều 3 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015 thì rủi ro ô nhiễm môi trường biển là “khả năng xảy ra ô nhiễm và thiệt hại về người, tài sản, tài nguyên, điều kiện sống và hoạt động kinh tế- xã hội do ô nhiễm môi trường biển” gây ra.

2.2.1.1 Phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển.

Việc phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển cần tuân theo nguyên tắc được quy định ở Điều 3 Thông tư số 26/2016/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành ngày 29 tháng 09 năm 2016 quy định chi tiết tiêu chí phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo và hướng dẫn phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo (sau đây gọi là Thông tư 26/2016/TT-BTNMT).

Thứ nhất, vùng biển Việt Nam được phân chia thành các ô bờ, ô ven bờ và ô biển; các ô có hình chữ nhật. Việc xác định ô bờ phải căn cứ vào “đặc điểm, điều kiện tự nhiên, địa chất của đường bờ, các hệ sinh thái vùng đất ven biển, các hoạt động kinh tế- xã hội ở vùng đất ven biển; chiều dài cạnh lớn của ô không lớn hơn khoảng cách từ đường mực nước triều cao trung bình nhiều năm đến đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm”. Việc xác định ô ven bờ phải căn cứ vào “chế độ động lực, các hệ sinh thái vùng biển ven bờ, các hoạt động kinh tế- xã hội ở vùng bờ; chiều dài cạnh lớn của ô không lớn hơn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/06/2023