Pháp luật về bảo vệ môi trường biển ở Việt Nam - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT


HÀ THỊ NHUNG


PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN Ở VIỆT NAM


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH LUẬT KINH DOANH

Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2013-L


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 79 trang tài liệu này.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT


Pháp luật về bảo vệ môi trường biển ở Việt Nam - 1


HÀ THỊ NHUNG


PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN Ở VIỆT NAM


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH LUẬT KINH DOANH

Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2013-L


NGƯỜI HƯỚNG DẪN:


TS. Lê Kim Nguyệt

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Khóa luận là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Khóa luận chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Những số liệu, ví dụ, trích dẫn trong khóa luận có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định, do tôi tự tìm hiểu và phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam.

Sinh viên Hà Thị Nhung

MỤC LỤC


Trang

Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục

PHẦN MỞ ĐẦU 1

PHẦN NỘI DUNG 3

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN 3

1.1. Khái niệm. 3

1.1.1. Môi trường biển. 3

1.1.2. Ô nhiễm môi trường biển 6

1.1.3. Bảo vệ môi trường biển 7

1.1.4. Pháp luật về bảo vệ môi trường biển ở Việt Nam 7

1.2. Nguyên tắc của pháp luật về bảo vệ môi trường biển ở Việt Nam hiện nay 9

1.3. Pháp luật bảo vệ môi trường biển của một số quốc gia trên thế giới 12

1.3.1. Pháp luật Trung Quốc. 12

1.3.2. Pháp luật Canada. 14

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN Ở VIỆT NAM 16

2.1. Sơ lược quá trình hình thành, phát triển của pháp luật bảo vệ môi trường biển ở Việt Nam 16

2.2. Một số nội dung cơ bản về pháp luật bảo vệ môi trường biển ở Việt Nam 17

2.2.1. Phân cấp vùng rủi ro, phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển. 19

2.2.2. Quy định về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển 24

2.2.3. Quy định về đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển 28

2.2.4. Ứng phó, khắc phục sự cố tràn dầu trên biển. 30

2.2.5. Nhận chìm ở biển 37

2.2.6. Xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường biển tại Việt Nam 40

CHƯƠNG 3. HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN Ở VIỆT NAM 48

3.1. Đánh giá pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường biển. 48

3.2. Một số kiến nghị cụ thể 53

PHẦN KẾT LUẬN 58

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 59

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài.

Là một quốc gia ven biển, Việt Nam không thể phủ nhận những lợi ích mà biển đem lại cho nền kinh tế, xã hội nói chung cũng như an ninh- quốc phòng nói riêng.

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của kinh tế và du lịch thì môi trường biển đang ngày càng bị ô nhiễm. Gần đây, tại Việt Nam đó là vụ việc Công ty Formosa xả chất thải chưa qua xử lý ra biển. Trên thế giới, hàng năm cũng ghi nhận nhiều vụ xả thải hóa chất ra đại dương hay tràn dầu ở biển gây ra hậu quả lâu dài tới con người cũng như môi trường sống của nhiều loài thủy sinh vật.

Theo đánh giá của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, có nhiều nguyên nhân chính dẫn đến một số sự cố môi trường tại vùng biển và ven biển Việt Nam. Đó là những hiện tượng tự nhiên cực đoan như tảo độc, thủy triều đỏ, bão, lũ lụt; hoạt động của con người như giao thông vận tải biển, khai thác khoáng sản dưới đáy biển gây ra tràn dầu, tràn hóa chất... gây thiệt hại về kinh tế, tính mạng và sức khỏe con người, ô nhiễm môi trường. Song hậu quả to lớn và tiềm tàng nhất trên vùng biển và bờ biển Việt Nam, đó là biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Nếu nước biển dâng thêm một mét trong 100 năm tới, Việt Nam sẽ có 17 triệu người phải gánh chịu lũ lụt hàng năm, các biện pháp phòng vệ sẽ tiêu tốn thêm 2,4 tỷ USD. [40, tr.61]

Chính vì vậy, việc nghiên cứu pháp luật về bảo vệ môi trường biển giúp đánh giá được các ưu điểm cũng như thiếu sót trong quy định của pháp luật để định hướng hoàn thiện hơn quy định của pháp luật, giúp bảo vệ môi trường biển trước tình trạng ô nhiễm.

2. Phạm vi nghiên cứu.

Khóa luận tập trung tìm hiểu những quy định về bảo vệ môi trường biển ở Việt Nam trên các khía cạnh liên quan đến hoạt động kiểm soát; phân cấp, phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển; ứng phó với sự cố tràn dầu; nhận chìm ở biển và chế tài được áp dụng để xử lý hành vi vi phạm. Bên cạnh đó, khóa luận

cũng đề cập đến một số điểm mạnh và các mặt hạn chế, tìm hiểu pháp luật một số quốc gia trên thế giới để rút ra bài học giúp hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về vấn đề bảo vệ môi trường biển.

3. Mục tiêu nghiên cứu.

Nghiên cứu để tìm ra những điểm mạnh, thiếu sót trong các quy định pháp luật để hoàn thiện khung pháp lý trong việc bảo vệ tốt hơn môi trường biển.

4. Phương pháp nghiên cứu.

Khóa luận được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh… để làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu.

5. Bố cục của khóa luận.

Phần mở đầu.

Phần nội dung.

Chương I. Những vấn đề lý luận chung về pháp luật bảo vệ môi trường biển. Chương II. Thực trạng pháp luật về bảo vệ môi trường biển ở Việt Nam.

Chương III. Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường biển ở Việt Nam.

Phần kết luận.

Danh mục tài liệu tham khảo.

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN

1.1. Khái niệm.

1.1.1. Môi trường biển.


Biển có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển và an ninh của các nước có biển nói riêng và thế giới nói chung. Một số nước và vùng lãnh thổ đã tận dụng thế mạnh về biển để phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, biển và đại dương còn là kho nước vô tận, cung cấp cho các lục địa một lượng hơi nước rất lớn để duy trì cuộc sống của con người, sinh vật trên Trái Đất và có tác dụng điều hoà khí hậu.

Biển Đông, còn gọi là biển Nam Trung Hoa, là một biển rìa Tây Thái Bình Dương. Biển Đông là biển nửa kín, có diện tích khoảng 3,5 triệu km2, trải rộng từ vĩ độ 3o lên đến vĩ độ 26o Bắc và từ kinh độ 100o đến 121o Đông. Ngoài Việt Nam, Biển Đông được bao bọc bởi tám quốc gia khác là Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Brunei, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Campuchia. Theo ước tính sơ bộ, Biển Đông có ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của khoảng 300 triệu người dân của các nước này. Biển Đông không chỉ là địa bàn chiến lược quan trọng đối với các nước trong khu vực mà còn cả của châu Á- Thái Bình Dương và Mỹ.

Bên cạnh đó, Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông biển huyết mạch nối liền Thái Bình Dương- Ấn Độ Dương, Châu Âu- Châu Á, Trung Đông- Châu Á. Năm trong số mười tuyến đường biển thông thương lớn nhất trên thế giới liên quan đến Biển Đông. Mỗi ngày có khoảng từ 150- 200 tàu các loại qua lại Biển Đông, trong đó có khoảng 50% là tàu có trọng tải trên 5.000 tấn, hơn 10% là tàu có trọng tải từ 30.000 tấn trở lên. Trong khu vực Đông Nam Á có khoảng 536 cảng biển, trong đó có hai cảng vào loại lớn và hiện đại nhất thế giới là cảng Singapore và Hong Kong. [35, tr.61]

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/06/2023