Pháp luật về bảo vệ môi trường biển ở Việt Nam - 2

Nước ta giáp với Biển Đông ở ba phía: Đông, Nam và Tây Nam. Các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam là một phần Biển Đông trải dọc theo bờ biển dài khoảng 3.260km, từ Quảng Ninh đến Kiên Giang, với nhiều bãi biển đẹp như Trà Cổ, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Cửa Lò, Cam Ranh, Vũng Tàu…

Có thể thấy, biển và môi trường biển đóng vai trò vô cùng quan trọng trên nhiều khía cạnh của nước ta.

Theo Viện Nghiên cứu Quản lý biển và hải đảo, môi trường biển “bao gồm tất cả mọi thứ mà có thể có ảnh hưởng trực tiếp đến sự trao đổi chất hay các hành vi của con người và các sinh vật sống trong biển, bao gồm ánh sáng, không khí trên biển, nước biển, đất tại đáy biển (trầm tích biển) và các cơ thể sống trong biển”.

Theo Khoản 4 Điều 1 Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (sau đây gọi là Công ước Luật biển năm 1982), môi trường biển bao gồm các tài nguyên sinh vật, các hệ sinh thái biển và chất lượng nước biển, cảnh quan biển.

Như vậy, có thể hiểu, môi trường biển là các yếu tố vật lý, hóa học và sinh học đặc trưng cho nước biển, đất ven biển, trầm tích dưới biển, không khí trên mặt biển và các hệ sinh thái biển tồn tại một cách khách quan, ảnh hưởng đến con người và sinh vật.

Theo Luật Biển Việt Nam năm 2012 ban hành ngày 21 tháng 06 năm 2012 (sau đây gọi là Luật Biển Việt Nam năm 2012), vùng biển Việt Nam bao gồm “nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, được xác định theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế về biên giới lãnh thổ mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982” (Khoản 1 Điều 3).

Trong đó, từ quy định của Luật Biển Việt Nam năm 2012, có thể xác định:

“Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam” (Điều 9).

Theo quy định tại Điều 5 và Điều 7 Công ước Luật Biển năm 1982, các quốc

gia ven biển có hai phương pháp để xác định đường cơ sở, đó là phương pháp đường cơ sở thông thường và phương pháp đường cơ sở thẳng, cụ thể:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 79 trang tài liệu này.

“Đường cơ sở thông thường: áp dụng với các quốc gia có bờ biển thẳng, bằng phẳng, không có các đoạn lồi lõm ven bờ và ngấn nước thủy triều xuống thấp thể hiện rõ ràng và đường cơ sở được vạch vào ngấn nước thủy triều xuống thấp nhất dọc theo hướng chung của bờ biển.”

“Đường cơ sở thẳng: được áp dụng đối với các quốc gia có bờ biển thuộc ba trường hợp sau đây: những nơi bờ biển khúc khuỷu, bị khoét sâu và lồi lõm; những nơi có một chuỗi đảo nằm sát ngay và chạy dọc theo bờ biển; những nơi có các điều kiện thiên nhiên đặc biệt gây ra sự không ổn định của bờ biển như sự hiện diện của các châu thổ. Trong trường hợp này, đường cơ sở được xác định là đường thẳng gãy khúc nối các điểm nhô xa nhất của các đảo ven bờ, của các mũi, các đỉnh chạy dọc theo chiều hướng chung của bờ biển lại với nhau tạo thành đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải.”

Pháp luật về bảo vệ môi trường biển ở Việt Nam - 2

Nước ta có chuỗi đảo chạy dọc theo bờ biển được vận dụng để xác định đường thẳng. Trong Phụ lục đính kèm Tuyên bố ngày 12 tháng 11 năm 1982 của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước ta ra tuyên bố xác định đường cơ sở thẳng ven bờ lục địa Việt Nam gồm “10 đoạn nối 11 điểm. Trừ điểm A8 nằm trên mũi Đại Lãnh, các điểm còn lại đều nằm trên các đảo. Điểm 0 nằm trên ranh giới phía Tây Nam của vùng nước lịch sử Việt Nam- Campuchia. Điểm A1: Hòn Nhạn (Kiên Giang); A2: Hòn Đá Lẻ (Cà Mau); A3: Hòn Tài Lớn; A4: Hòn Bông Lang; A5: Hòn Bảy Cạnh (Bà Rịa- Vũng Tàu); A6: Hòn Hải; A7: Hòn Đôi (Bình Thuận); A8: Mũi Đại Lãnh; A9: Hòn Ông Căn (Khánh Hòa); A10: Đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi); A11: Đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị).”

Lãnh hải là “vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam” (Điều 11 Luật Biển Việt Nam năm 2012).

Vùng tiếp giáp lãnh hải là “vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lý tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải” (Điều 13 Luật Biển Việt Nam năm 2012).

Vùng đặc quyền kinh tế là “vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở” (Điều 15 Luật Biển Việt Nam năm 2012).

Thềm lục địa là “vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa. Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này cách đường cơ sở chưa đủ 200 hải lý thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài không quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc không quá 100 hải lý tính từ đường đẳng sâu 2.500 mét”. (Điều 17 Luật Biển Việt Nam năm 2012).

1.1.2. Ô nhiễm môi trường biển.

Định nghĩa về ô nhiễm môi trường biển được quy định cụ thể tại Khoản 4 Điều 1 Công ước Luật biển 1982. Theo đó, “Ô nhiễm môi trường biển (Pullution du milieu marin) là việc con người trực tiếp hoặc gián tiếp đưa các chất liệu hoặc năng lượng vào môi trường biển, bao gồm cả các cửa sông, khi việc đó gây ra hoặc có thể gây ra những tác hại như gây tổn hại đến nguồn lợi sinh vật, và đến hệ động vật và hệ thực vật biển, gây nguy hiểm cho sức khỏe con người, gây trở ngại cho các hoạt động ở biển, kể cả việc đánh bắt hải sản và các việc sử dụng biển một cách hợp pháp khác, làm biến đổi chất lượng nước biển về phương diện sử dụng nó và làm giảm sút các giá trị mỹ cảm của biển”.

Pháp luật về môi trường biển ở Việt Nam chưa đưa ra một định nghĩa cụ thể về môi trường biển bị ô nhiễm mà chỉ có khái niệm chung về ô nhiễm môi trường tại Khoản 8 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 ban hành ngày 23

tháng 06 năm 2014 (sau đây gọi là Luật Bảo vệ môi trường năm 2014) như sau: “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật”.

Từ đó, có thể hiểu ô nhiễm môi trường biển là sự biến đổi của các thành phần của môi trường biển gây ra do hoạt động của con người, kéo theo nhiều tác động xấu đến hệ động thực vật biển, sinh vật biển và con người.

1.1.3. Bảo vệ môi trường biển.

Khi tình trạng biển đứng trước nguy cơ bị ô nhiễm ngày càng trầm trọng, vấn đề bảo vệ môi trường biển được quan tâm hơn bao giờ hết. Có nhiều phương thức để có thể thực hiện được mục tiêu ngăn ngừa sự ô nhiễm của biển như tăng cường kiểm soát môi trường biển và vùng ven biển; quản lý tổng hợp và thống nhất đối với biển và hải đảo…. Một trong những cách thức hiệu quả đó là ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. Những quy định cụ thể về hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển, nhận chìm ở biển, ứng phó với sự cố tràn dầu trên biền,… đã được cụ thể hóa rất rõ ràng để mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước có thể hiểu và biết được trách nhiệm của mình trong vấn đề bảo vệ môi trường biển.

Pháp luật chưa có quy định cụ thể về việc định nghĩa bảo vệ môi trường biển. Từ khái niệm bảo vệ môi trường tại Khoản 3 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, có thể hiểu các hoạt động phòng ngừa, giữ gìn cũng như hạn chế các tác động xấu của con người; ứng phó với các sự cố môi trường xảy ra trên biển như tràn dầu; phòng ngừa, có các biện pháp phù hợp để giảm thiểu suy thoái môi trường biển, phục hồi môi trường biển chính là bảo vệ môi trường biển. Bên cạnh đó, việc khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên biển cũng là một trong những khía cạnh quan trọng của việc bảo vệ môi trường biển.

1.1.4. Pháp luật về bảo vệ môi trường biển ở Việt Nam.

Việc xây dựng bất kỳ ngành luật nào cũng đều hướng đến mục đích nhất định. Pháp luật về bảo vệ môi trường biển ở Việt Nam được thiết lập để có thể

bảo vệ tốt cho môi trường biển nói chung, từ đó góp phần ổn định cuộc sống của người dân nói riêng. Bên cạnh các quy định về những hoạt động cần thực hiện để bảo vệ môi trường biển thì các biện pháp xử lý đối với hành vi của các cá nhân, tổ chức gây ô nhiễm môi trường biển cũng được quy định cụ thể, theo nguyên tắc người gây ô nhiễm môi trường phải khắc phục, bồi thường thiệt hại và trách nhiệm khác của pháp luật bảo vệ môi trường.

Khi các nguồn ô nhiễm từ lục địa theo sông ra biển như dầu thải, nước thải chưa xử lý, hoá chất, thuốc trừ sâu…; các công trình trên biển xuất hiện ngày nhiều hơn cùng với sự buông lỏng quản lý của cơ quan nhà nước,… môi trường biển đứng trước tình trạng ô nhiễm trầm trọng.

Thời gian gần đây, các sự cố môi trường xảy ra ngày càng thường xuyên. Điển hình là Công ty Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh xả thải ra biển gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt dọc bốn tỉnh miền Trung, kéo theo hàng loạt hệ lụy vô cùng nghiêm trọng. Chỉ tính riêng số hải sản chết dạt vào bờ ước tính khoảng hơn 100 tấn, cuộc sống của hơn 41.000 người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sự cố này. Không chỉ vậy, hệ sinh thái cũng như đa dạng sinh học bị sụt giảm nghiêm trọng vì các rạn san hô, phù du sinh vật không thể tồn tại. Không chỉ vậy, chất lượng môi trường biển và vùng ven bờ tiếp tục suy giảm theo chiều hướng xấu. Môi trường vùng nước ven bờ đã bị ô nhiễm dầu, kẽm và chất thải sinh hoạt, nơi cư trú của các loài thủy sản cũng bị ô nhiễm, hàm lượng hoá chất bảo vệ thực vật trong mẫu sinh vật đáy ở các vùng cửa sông ven biển phía Bắc đều cao hơn giới hạn cho phép. Đa dạng sinh học động vật đáy ở các vùng cửa sông ven biển miền Bắc và thực vật nổi ở miền Trung suy giảm rõ rệt.

Chính vì yêu cầu cấp bách đặt ra từ thực tiễn biển đã, đang và sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị ô nhiễm nghiêm trọng hơn nữa, pháp luật về bảo vệ môi trường biển đang từng ngày được hoàn thiện. Các nhà làm luật đã nghiên cứu, ban hành những quy định cụ thể để hạn chế, ngăn ngừa, kiểm soát tình trạng biển bị ô nhiễm cũng như có chế tài pháp lý cụ thể đối với các hành vi vi phạm. Pháp luật về bảo vệ môi trường biển ở Việt Nam chính là sự tổng hợp của những quy phạm pháp luật đó,

đóng góp một phần không nhỏ trong công tác bảo vệ môi trường nói chung, bảo vệ biển nói riêng.

1.2. Nguyên tắc của pháp luật về bảo vệ môi trường biển ở Việt Nam.

Ngành luật nào cũng được xây dựng dựa trên những nguyên tắc nhất định. Các nguyên tắc giống như xương sống, làm giá đỡ cho toàn bộ hệ thống pháp luật. Trong pháp luật bảo vệ môi trường biển, nguyên tắc bảo vệ môi trường biển chính là những tư tưởng chủ đạo chi phối toàn bộ hoạt động xây dựng, thực hiện pháp luật của Nhà nước và công dân, hướng tới mục tiêu bảo vệ môi trường biển.

Nguyên tắc bảo vệ môi trường được cụ thể hóa trong Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 đồng thời cũng chính là các nguyên tắc chủ đạo trong bảo vệ môi trường biển ở Việt Nam. Các nguyên tắc đó là:

Thứ nhất, tất cả mọi người đều có trách nhiệm bảo vệ môi trường biển. “Rừng vàng, biển bạc” là câu thành ngữ bất kỳ người dân Việt Nam nào cũng đã từng được nghe. Ngay từ thời xa xưa, ông cha ta đã ý thức rất rõ về vai trò của biển trong đời sống con người. Biển không chỉ mang lại nguồn lợi hải sản; cung cấp nguồn tài nguyên dồi dào, phong phú; giúp cho cuộc sống của nhiều ngư dân trở nên thuận lợi hơn mà còn có ý nghĩa quan trọng trong phát triển du lịch, khai thác dầu mỏ,… Biển tác động trực tiếp đến sự phát triển của nền kinh tế và mang lại giá trị quan trọng đối với an ninh- quốc phòng của mỗi quốc gia ven biển. Lịch sử Việt Nam đã ghi nhận: trong 14 cuộc chiến tranh xâm lược của kẻ thù đối với nước ta, thì có 10 cuộc bắt đầu từ hướng biển. Có thể nói, biển và môi trường biển có một vai trò hết sức to lớn. Chính vì vậy, môi trường biển cần được bảo vệ để có thể đảm bảo cho cuộc sống của người dân cũng như lợi ích quốc gia. Trách nhiệm này không thuộc về bất kỳ tổ chức, cá nhân hay cơ quan nhà nước nào hết mà là trách nhiệm của toàn xã hội.

Thứ hai, phát triển kinh tế luôn luôn phải gắn với bảo vệ môi trường, đặc biệt là môi trường biển để đảm bảo quyền con người được sống trong môi trường trong lành. Ngày nay, tình trạng ô nhiễm ở mức đáng báo động không chỉ

đối với không khí, đất hay nước mà biển cũng đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ đến từ việc phát triển kinh tế không chú trọng bảo vệ môi trường. Hàng loạt các doanh nghiệp, nhà máy ở các tỉnh, thành phố ven biển không có hệ thống xử lý chất thải, rác thải đã xả thải trực tiếp ra biển, khiến môi trường biển bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thu hút đầu tư có thể sẽ mang lại hệ quả tích cực đến nền kinh tế, nhưng nếu thu hút một cách tràn lan mà không xét đến yếu tố môi trường thì mỗi người dân Việt Nam hiện tại và thế hệ sau này sẽ phải gánh chịu những hậu quả nặng nề. Đảng và Chính phủ cần phải nhận thức rõ tầm quan trọng của phát triển kinh tế bền vững. Bên cạnh đó, sống trong môi trường trong lành chính là quyền chính đáng của con người, được ghi nhận trong nhiều văn kiện quốc tế. Công ước Luật biển 1982 cũng khẳng định việc ngăn ngừa, hạn chế ô nhiễm môi trường biển chính là để giữ cho môi trường biển luôn trong lành. Ngay trong Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam ban hành ngày 28 tháng 11 năm 2013 (sau đây gọi là Hiến pháp năm 2013) cũng chỉ ra rằng: “Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành” (Điều 43). Đồng thời, Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014 của Việt Nam đã nêu rõ: bảo vệ môi trường để con người sống trong môi trường trong lành.

Thứ ba, để có thể đảm bảo môi trường biển được bảo vệ, một trong những việc quan trọng đó là tài nguyên biển cần phải được sử dụng một cách hợp lý, ngăn chặn, hạn chế các hành vi gây khai thác tài nguyên biển một cách bừa bãi. Không một tài nguyên nào có thể được hình thành chỉ trong thời gian ngắn ngủi vài tháng hay vài năm mà cần rất nhiều thời gian, chính bởi vì vậy cần phải sử dụng hợp lý tài nguyên, để những thế hệ sau có thể được hưởng nguồn lợi ích từ biển. Ngoài ra, yếu tố quan trọng không thể không nhắc tới đó chính là việc quản lý chất thải. Chất thải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các ô nhiễm về môi trường biển. Khi chất thải được xả ra biển, các loài động vật, sinh vật cũng như hệ sinh thái đều bị ảnh hưởng ít hay nhiều tùy thuộc vào lượng chất thải cũng như mức độ độc hại của chất thải.

Thứ tư, biển có đặc trưng là không chỉ giới hạn trong phạm vi một quốc gia mà ảnh hưởng đến nhiều quốc gia khác. Do đó, bảo vệ môi trường biển Việt Nam cần phải gắn liền với việc bảo vệ môi trường biển trong khu vực và trên toàn thế giới. Lúc này, sự hợp tác của các quốc gia là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, khi thực hiện mục tiêu ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển cũng phải tuân thủ không xâm phạm đến chủ quyền hay an ninh của quốc gia khác mà cần tôn trọng, không gây phương hại đến lợi ích hợp pháp của họ theo nguyên tắc chung của pháp luật quốc tế.

Thứ năm, con người không thể tạo ra biển mà biển được hình thành từ tự nhiên sau quá trình dài hàng ngàn năm, do đó, bảo vệ môi trường biển phải gắn liền với các quy luật tự nhiên. Mỗi quốc gia sẽ có một cơ chế khác nhau để bảo vệ môi trường, tùy thuộc vào tình hình xã hội, kinh tế, lịch sử của họ.

Thứ sáu, “hoạt động bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường xuyên và ưu tiên phòng ngừa ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường”. Nguyên tắc này được xây dựng dựa trên môi trường sẽ được bảo vệ tốt nhất thông qua nhiều biện pháp phòng ngừa thiệt hại hơn là thông qua những nỗ lực hoặc đền bù sau khi gây tổn hại cho môi trường. Các biện pháp phòng ngừa sẽ trở nên hữu hiệu hơn khi mục đích của việc thực hiện là giảm thiểu các nguồn tổn hại cho môi trường biển thay vì giải quyết những hậu quả đã bị gây ra. Do đó, bảo vệ môi trường biển không phải là việc chỉ làm trong một thời gian rồi để đó mà cần được tiến hành thường xuyên, có như vậy thì mới hạn chế được những sự cố môi trường xảy ra.

Thứ bảy, môi trường biển mang lại vô số nguồn lợi ích cho con người và con người cũng đang khai thác một lượng lớn tài nguyên từ biển nhưng trong quá trình khai thác ấy, hoạt động của con người cũng đã để lại cho môi trường nhiều tác động xấu, gây ô nhiễm. Chính vì vậy, bất kỳ ai được hưởng lợi từ môi trường biển nên có nghĩa vụ đóng góp tài chính để hạn chế các tác động do hành vi khai thác của mình gây ra. “Có qua có lại” là nguyên tắc hoàn toàn có thể thực hiện được.

Xem tất cả 79 trang.

Ngày đăng: 15/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí