phạm tội gây hậu quả cực kì nghiêm trọng, thiệt hại hàng trăm cá thể ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm thì mức xử phạt đối với tội phạm cũng chỉ đến bảy năm tù. Qua thực tiễn xử lý các vụ vi phạm cũng như qua lời khai của các đối tượng vi phạm có thể thấy giá trị các loài ĐVHD bị buôn bán bất hợp pháp thuộc loại cao nhất trong số các loại hàng hóa buôn lậu, có thể chỉ đứng sau giá trị ma túy [25], thế nhưng nếu như các tội phạm ma túy được xem là “tội phạm đặc biệt nghiêm trọng” với mức tối đa của khung hình phạt lên đến tù chung thân hoặc tử hình thì mức tối đa của khung hình phạt là bảy năm tù theo Điều 190 BLHS sẽ chưa đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm.
- Phân biệt mức độ xử lý hình sự đối với hành vi gây hậu quả nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Theo quy định tại Điều 190 BLHS thì dù hành vi “gây hậu quả rất nghiêm trọng” hay “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” đối tượng vi phạm chỉ bị xử lý hình sự theo Khoản 2 của Điều luật này. Quy định như trên rõ ràng là không hợp lý bởi hành vi “gây hậu quả rất nghiêm trọng” không thể gây nguy hại cho xã hội bằng hành vi “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” và do đó mức độ xử lý cho hai tính chất nguy hại khác nhau này không thể được đặt cùng trong một khung hình phạt.
Thứ hai, làm rõ cách thức áp dụng Điều 153, 154, 155 BLHS liên quan đến loài nguy cấp, quý, hiếm
Để tạo điều kiện áp dụng Điều 153, 154, 155 BLHS liên quan đến tội phạm về ĐVHD, cần giải quyết một số vấn đề như sau:
- Hướng dẫn cụ thể danh sách các loài ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm là đối tượng tác động của tội phạm theo Điều 153, 154, 155 BLHS.
- Tách “hàng cấm” là ĐVHD thành một mục riêng trong từng khung hình phạt theo Điều 153, 154, 155 BLHS và có hướng dẫn cụ thể về số lượng/khối lượng ĐVHD cần thiết để áp dụng các khung hình phạt nói trên. Ví dụ, cấu thành khoản 1 Điều 153 BLHS tương ứng với “hàng cấm có số
lượng lớn hoặc ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm có khối lượng từ... đến... kg”; cấu thành khoản 2 Điều 153 BLHS tương ứng với “hàng cấm có số lượng lớn hoặc ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm có khối lượng từ... đến... kg”.
Thứ ba, hoàn thiện Điều 188 BLHS để xử lý vi phạm đối với các loài thuỷ sinh bị cấm theo hướng như sau:
- Cần có hướng dẫn thực thi đối với quy định tại Điều 188 BLHS đồng thời với việc sửa đổi quy định tại Điều luật này.
- Bổ sung hành vi giết, mua, bán, vận chuyển, tàng trữ/lưu giữ, chế biến, nuôi, nhốt các loài thủy sản quý, hiếm bị cấm trong quy định tại Điều 188 BLHS để xem xét xử lý hình sự.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Tiễn Thi Hành Pháp Luật Về Bảo Vệ Động Vật Hoang Dã Ở Việt Nam
- Thực Tiễn Thi Hành Các Quy Định Xử Lý Vi Phạm Pháp Luật Về Động Vật Hoang Dã
- Sự Cần Thiết Phải Hệ Thống Hoá Và Xây Dựng Khung Pháp Luật Thống Nhất Về Bảo Vệ Động Vật Hoang Dã
- Pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam - 14
- Pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam - 15
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
Thứ tư, giải quyết mối liên hệ giữa cấu thành tội phạm quy định tại Điều 190 BLHS với các quy định tại Điều 153, 154, 155, 188 BLHS
Như đã phân tích ở trên, liên quan tới tội phạm về ĐVHD, ngoài quy định tại Điều 190, trong BLHS hiện hành còn có quy định tại Điều 153, Điều 154, Điều 155 và Điều 188.
Cũng theo đó, đã có sự trùng lặp về đối tượng của tội phạm trong quy định tại Điều 190 BLHS và Điều 153,154, 155, 188 BLHS vì một số loại ĐVHD là đối tượng tác động của tội phạm theo Điều 190 BLHS trùng với Điều 153, 154, 155, 188 BLHS (ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm bị cấm).
Mặc dù Thông tư 19 đã giải thích ĐVHD được coi là “hàng cấm” để xử lý theo Điều 153, 154, 155 BLHS nếu “các loại sản phẩm này đã được chế biến, chế tác thành hàng hoá hoặc nguyên vật liệu sử dụng trong sản xuất” tuy nhiên, ĐVHD thường được mua bán dưới dạng nguyên vẹn chưa qua chế tác, chế biến (thịt ĐVHD, da, lông, móng, vẩy, sừng) vì vậy việc phân biệt “hàng cấm” là ĐVHD theo Điều 153,154, 155 BLHS và loài ĐVHD, sản phẩm, bộ phận của chúng theo Điều 190 là không rõ ràng và còn trùng lặp. Hay đối với loài thủy sản bị cấm theo quy định của Chính phủ, nhiều loài đã đồng thời
cũng được ghi nhận trong “danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ” như vích, rùa da và một số loại rùa biển khác. Trong khi đó, một số hành vi mô tả trong cấu thành Điều 153, 154, 155 BLHS (vận chuyển, buôn bán), Điều 188 (khai thác) cũng trùng hoặc tương tự với hành vi mô tả trong Điều 190 BLHS (lần lượt là: “vận chuyển”, “buôn bán”, “săn bắt”). Điều này có nghĩa cùng là hành vi vi phạm đối với một đối tượng nhất định nhưng lại có thể áp dụng các Điều luật khác nhau để xử lý. Ví dụ, hành vi vận chuyển trái phép ngà voi (“hàng cấm” và đồng thời là “bộ phận của loài ĐVHD”) có thể áp dụng quy định tại Điều 155 hoặc Điều 190 BLHS để xử lý với mức hình phạt khác biệt. Hoặc là hành vi khai thác rùa biển cũng có thể áp dụng quy định tại Điều 188 (hành vi “khai thác”) hoặc Điều 190 BLHS (hành vi “săn bắt”) để xem xét xử lý. Sự trùng lặp nói trên đã dẫn đến khó khăn, chồng chéo trong việc áp dụng các quy định pháp luật có liên quan về ĐVHD.
Vì vậy, cần giải quyết vấn đề nói trên trong đó ưu tiên áp dụng quy định tại Điều 190 BLHS đối với các tội phạm về ĐVHD và khi không áp dụng được quy định tại Điều 190 BLHS thì mới xem xét áp dụng quy định tại Điều 153, 154, 155, 188 BLHS nếu hành vi vi phạm đáp ứng cấu thành tội phạm theo quy định tại các Điều luật này.
Thứ năm, cần ban hành các văn bản hướng dẫn thực thi Điều 190 về Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ của Bộ Luật Hình sự 2009 để thay thế quy định của 19/2007/TTLT/BNN&PTNT-BTP-BCA-VKSNDTC-TANDTC ngày 8/3/2007
Hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật Hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Ngoài ra, cũng cần ban hành văn bản hướng dẫn quy chế phối hợp liên ngành trong việc phòng chống vi phạm quy định pháp luật về bảo vệ ĐVHD;
Thứ sáu, cần sửa đổi, bổ sung các Nghị định về xử phạt vi phạm hành
chính có liên quan theo hướng thay đổi căn cứ xử phạt vi phạm hành chính dựa vào giá trị quy ra tiền của ĐVHD mà thay bằng các đơn vị định lượng phù hợp khả thi khác như số con, số mẫu vật, trọng lượng. Đối với mỗi loài cần tham khảo các ý kiến các nhà khoa học về mức độ nghiêm trọng và lựa chọn đơn vị định lượng phù hợp để căn cứ làm mức xử phạt khác nhau, tránh tình trạng như hiện nay không thể xử phạt được vi phạm vì khó khăn không thể xác định được giá trị của tang vật.
Tuy nhiên, trong thời gian chờ đợi sửa đổi bổ sung các Nghị định trên, có thể xem xét đến giải pháp ban hành Thông tư hướng dẫn cụ thể đối với việc xác định giá trị cụ thể từng loài và sản phẩm của chúng theo danh mục ban hành kèm theo Nghị định 160/2013/NĐ-CP và Nghị định 32/2006/NĐ- CP trên cơ sở tham khảo ý kiến của các nhà khoa học, các cơ quan chuyên môn và những giá trị là căn cứ để xử lý các vụ việc vi phạm đã được giải quyết trước đây nhằm cấp bách cung cấp cơ sở pháp lý để đảm bảo khả năng thực thi pháp luật về bảo vệ ĐVHD, tránh làm gián đoạn quá trình áp dụng pháp luật như hiện nay.
Liên quan đến các quy định cụ thể, cần bổ sung các biện pháp xử phạt bổ sung tại Điều 7 Nghị định số 103/2013/NĐ-CP ngày 12/09/ 2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản để tăng cường tính răn đe, nâng cao ý thức bảo vệ loài động vật thủy sinh quý, hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Ngoài ra, cần tăng mức xử phạt vi phạm hành chính của Nghị định 103/2013/NĐ-CP lên 500.000.000 đồng (so với mức 100.000.000 đồng hiện nay) để tương xứng với mức xử phạt áp dụng đối với các vi phạm về ĐDSH tại điều 42, 43, 44 của Nghị định 179/2013/NĐ- CP và vi phạm đối với động vật rừng theo quy định tại Điều 21, 22,23, 24 Nghị định 157/2013/NĐ-CP nhằm đảm bảo sự quan tâm và mức độ ngang nhau giữa loài trên cạn và dưới nước, giữa quy định về động vật rừng và động vật thủy sinh.
Thứ bảy, cần sửa đổi, bổ sung Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 theo đó, cần có quy định cụ thể về mức phạt tối đa riêng cho lĩnh vực bảo vệ ĐDSH tại Điều 24 về Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực nhằm khắc phục tình trạng quy định mức phạt tối đa 100.000.000 đồng đối với lĩnh vực khai thác thủy sản và hải sản trong khi mức phạt tối đa 500.000.000 đồng lại được áp dụng đối với lâm sản như hiện nay. Ngoài ra, cần sửa đổi bổ sung Điều 43 Luật xử phạt vi phạm hành chính 2012 về thẩm quyền của các cơ quan kiểm lâm cho phù hợp với thực tế. Ví dụ theo quy định hiện nay việc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền
50.000.000 đồng đối với Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Đội trưởng Đội Kiểm lâm đặc nhiệm thuộc Cục Kiểm lâm đã gây khó khăn cho việc thi hành trên thực tế vì các phương tiện vi phạm hành chính phổ biến như hầu hết phương tiện vận chuyển cơ giới thường có giá trị cao hơn 50.000.000 đồng.
3.3.3. Giải pháp hoàn thiện các quy định về xử lý tang vật, cứu hộ động vật hoang dã
Thứ nhất, cần xây dưn
g môt
Thông tư hư ớng dẫn chung về việc xử lý
tang vật là các loài ĐVHD trong đó bao quát các loài đông vâṭ rừ ng , thủy
sinh; các loài ĐVHD thông thường , nguy cấ p, quý hiếm của Việt Nam và
quốc tế; tang vâṭ là cá thể, sản phẩm, bô ̣phâṇ , dân xuất, trứ ng của chúng; tang
vâṭ bi ̣tic̣ h thu sau vi pham
hành chính và hình sư.
Trong Thông tư này, tác giả
cũng đề xuất loại bỏ biện pháp “bán” tang vật hoặc “bào chế thuốc” trong các biện pháp xử lý tang vật đối với các loài ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm.
Thứ hai, cần ban hành Thông tư hướng dẫn kỹ thuật về cứu hộ, tái thả lại loài được ưu tiên bảo vệ vào môi trường sống tự nhiên hoặc chuyển tới cơ sở bảo tồn ĐDSH phù hợp. Trong đó cần xác định rõ, lập danh sách các cơ sở cứu hộ và cung cấp địa chỉ, phổ biến thông tin liên lạc tới các bên liên quan để kịp thời liên lạc trong trường hợp bắt giữ được tang vật vi phạm là ĐVHD.
Ngoài ra, cũng cần hướng dẫn tài chính cụ thể cho hoạt động liên quan đến cứu hộ, tái thả loài ĐVHD.
3.3.4. Xây dựng đạo luật riêng về bảo vệ động vật hoang dã
Trong tình hình gia tăng tội phạm về ĐVHD như hiện nay, Việt Nam cần có chế tài mạnh mẽ hơn nữa để chung tay với thế giới ngăn chặn hoạt động vi phạm pháp luật nghiêm trọng này. Tuy nhiên, tác giả nhận thấy các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ ĐVHD ở Việt Nam còn chưa mang tính hệ thống và do đó chưa đáp ứng được yêu cầu này. Không chỉ gây khó khăn trong quá trình thực thi, số lượng văn bản lớn và tình trạng các quy phạm pháp luật nằm rải rác còn dẫn đến nguy cơ chồng chéo khi các quy phạm pháp luật tại các văn bản khác nhau được tiến hành sửa đổi. Mặt khác, nếu để tình trạng các quy phạm pháp luật còn rải rác trong nhiều văn bản pháp luật, việc đảm bảo hoàn thiện khung pháp chế về bảo vệ ĐVHD sẽ tốn nhiều thời gian và kinh phí của các cơ quan, tổ chức nhằm đối chiếu, so sánh và sửa đổi từng văn bản khác nhau.
Thêm vào đó, trong quá trình nghiên cứu pháp luật của các quốc gia phát triển trên thế giới, tác giả nhận thấy hầu hết các quốc gia này đều có đạo luật thống nhất về bảo vệ ĐVHD như Endangered Wildlife Act (1973) của Mỹ, Law of the People's Republic of China on the Protection of Wildlife (1988) của Trung Quốc, Wildlife Protection and Hunting Law (1972) của Nhật Bản.
Học tập kinh nghiệm các quốc gia phát triển trên thế giới, đồng thời xét tới những điểm bất cập trong số lượng lớn các văn bản quy phạm về bảo vệ ĐVHD tại Việt Nam như phân tích ở trên, tác giả cho rằng Việt Nam cần phải xây dựng một đạo luật chuyên biệt về bảo vệ ĐVHD với mô hình như sau:
Thứ nhất, về phạm vi áp dụng, Luật bảo vệ ĐVHD quy định về tiêu chí xác định, quy chế quản lý các loài ĐVHD; hành vi vi phạm; hình thức xử phạt; mức xử phạt; biện pháp khắc phục hậu quả; biện pháp xử lý tang vật đối
với hành vi vi phạm và thẩm quyền xử lý các vi phạm liên quan đến lĩnh vực bảo vệ ĐVHD.
Thứ hai, về bố cục, Luật này có thể bao gồm 5 phần cơ bản trong đó:
- Phần thứ nhất: Phạm vi điều chỉnh, các điều khoản giải thích thuật ngữ và các điều khoản khung.
- Phần thứ hai: Tiêu chí xác định và phân cấp các loài theo mức độ nguy cấp
- Phần thứ ba: Chế độ quản lý các loài theo mức độ nguy cấp
+ Quy định quản lý hoạt động khai thác, vận chuyển, mua bán, tặng cho, tàng trữ, xuất, nhập khẩu ĐVHD;
+ Quy định về quản lý hoạt động gây nuôi ĐVHD, gồm: Nuôi bảo tồn; nuôi thương mại
+ Các hành vi bị cấm.
- Phần thứ tư: Hình thức xử phạt và hình thức xử lý tang vật;
- Phần thứ năm: Hiệu lực và Điều khoản thi hành
Thứ ba, về mặt nội dung, các vấn đề cơ bản luật này cần điều chỉnh bao gồm:
Đối với phần thứ nhất, Luật này quy định về tiêu chí xác định, chế độ quản lý và chế độ bảo vệ đối với tất cả các loài ĐVHD tại Việt Nam.
Đối với phần thứ hai, các loài ĐVHD ở Việt Nam được chia làm 3 nhóm theo các mức độ nguy cấp (có danh sách ban hành kèm theo Luật).
- Nhóm I: Nhóm loài nguy cấp cần đặc biệt bảo vệ.
- Nhóm II: Nhóm loài đe dọa nguy cấp nếu không có biện pháp bảo vệ.
- Nhóm III: Các loài ĐVHD thông thường (tất cả các loài ĐVHD còn lại).
Đối với phần thứ ba, chế độ quản lý các loài sẽ được quy định dựa theo mức độ nguy cấp, trong đó cụ thể như sau:
- Hoạt động khai thác, vận chuyển, mua, bán, tặng cho, tàng trữ, xuất, nhập khẩu ĐVHD
Các loài thuộc nhóm I, nhóm II chỉ được phép khai thác, vận chuyển, mua, bán, tặng cho, tàng trữ, xuất, nhập khẩu không vì mục đích thương mại. Việc khai thác, vận chuyển, mua, bán, tặng cho, tàng trữ, xuất, nhập khẩu phải được cấp phép trước bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Khai thác, vận chuyển, mua, bán, tặng cho, tàng trữ, xuất, nhập khẩu các loài ĐVHD thông thường thuộc nhóm III phải được cấp phép trước và được thực hiện với số lượng, tại địa điểm và thời gian ghi trong giấy phép.
- Quy định quản lý hoạt động gây nuôi các loài ĐVHD
+ Hoạt động nuôi bảo tồn
Các loài ĐVHD được phép gây nuôi bảo tồn trong các trung tâm cứu hộ, trung tâm bảo tồn, vườn thú, trung tâm nghiên cứu khoa học do Nhà nước trực tiếp quản lý. Trong đó, các điều kiện về giấy phép, nguồn gốc hợp pháp của động vật trong cơ sở và tính khoa học và tính bảo tồn của các phương pháp gây nuôi nhân giống phải được đảm bảo.
Các cơ sở này không được phép buôn bán ĐVHD vì mục đích thương mại. Tuy nhiên, ĐVHD có thể được chuyển giao giữa các trung tâm cứu hộ, trung tâm bảo tồn, vườn thú, trung tâm nghiên cứu khoa học;
Các cơ sở này phải lập hồ sơ quản lý các cá thể ĐVHD có trong cơ sở ghi nhận sự gia tăng, sụt giảm số lượng cá thể, chuyển đổi địa điểm của các cá thể này.
Trong trường hợp có vi phạm xảy ra, giám đốc, chủ trung tâm chịu trách nhiệm cá nhân.
+ Hoạt động gây nuôi thương mại
Chỉ áp dụng đối với những loài thuộc nhóm III của Luật này. Không áp dụng đối với những loài thuộc nhóm I và nhóm II.
Nếu các loài có thể sinh sản tốt trong môi trường nuôi nhốt, sau khi đã đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì được phép gây nuôi trong